Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn nghệ-thuật-Việt. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nghệ-thuật-Việt. Hiển thị tất cả bài đăng

14/05/2016

Văn nghệ Thứ Bảy : Tranh của Mạnh (một cựu sinh viên Mĩ thuật Yết Kiêu)

Mạnh là tên mình gọi.

Ngẫu nhiên gặp lại Mạnh, sau rất nhiều năm bặt vô âm tín. Lẽ tới cả 20 năm rồi.

Lần đầu tiên gặp, là ở phòng trọ chung của mấy bạn trường Mĩ thuật Yết Kiêu. Đâu đó như ở khu làng Đông Tác cũ. Đi cùng một ông bạn trường Kinh tế Quốc dân. Hai ông là bạn nối khố.

15/11/2014

Tam tòa thánh mẫu, ngũ vị tôn ông : diễn xướng hầu đồng trên giảng đường

Nghệ nhân diễn xướng hầu đồng ở Hàn Quốc được tôn vinh là báu vật sống. Thời trước, những người này cũng từng bị đả kích, dè bỉu. Khi Hàn Quốc bước vào thời kì tăng trưởng kinh tế cao độ, trở thành nước công nghiệp hiện đại, thì người ta có cái nhìn khác về truyền thống dân tộc. Lúc ấy, những người bị đả kích trước đây trở thành ra quốc hồn quốc túy.

30/08/2014

Địa đàng

Địa đàng được phát hành năm 2012.

Nhà Việt ngữ học từng bảo vào năm 2006, rằng: 
"Ta hãy chú ý đến một chi tiết nhỏ, nhưng có ý nghĩa, là tuy thiên đường còn có thể đọc là thiên đàng mà nghĩa không có gì thay đổi, nhưng địa đàng thì không thấy có ai đọc thành địa đường cả, vì nghe địa đường sẽ có nhiều người không hiểu là cái gì hết. Cách đọc nhất quán một cách hầu như bắt buộc ấy cho thấy rằng chữ đàng trong địa đàng sở dĩ vẫn hiểu được như một khu vườn “cực lạc” là do nó đã “lây nhiễm” (contaminated) ý nghĩa của chữ thiên đàng – một hiện tượng khá phổ biến trong ngôn ngữ học lịch sử, mà nguồn gốc chủ yếu là những sự ngộ nhận của những người ít học (hay những người ngoại quốc chưa thông thạo thứ tiếng đang học)."

23/08/2014

Văn nghệ thứ Bảy : Một ca khúc của Trịnh Công Sơn, phải cậy VCPMC đứng ra bảo vệ tác quyền

VCPMC là trung tâm chuyên bảo vệ tác quyền âm nhạc, hiện do nhạc sĩ Phó Đức Phương là trưởng quan. Ông đang đấu tranh mạnh mẽ để bảo vệ các ca khúc của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Có lẽ phải cậy vào tác giả của Chảy đi sông ơi và trung tâm của ông đứng ra tiếp, để bảo vệ ca khúc sau của Trịnh Công Sơn, nếu xác định là đúng có vấn đề.

13/08/2014

Tài sản trí tuệ không phải là vỏ ốc

Em gái của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã lên tiếng. Bất quá, phải nói một lần dứt khoát như vậy. Mọi việc đã rõ như ban ngày, từ lúc đầu, chứ không phải đợi đến lúc này bà Trịnh Vĩnh Trinh đưa ra các văn bản làm bằng. 

Nhà buôn nghệ thuật ở đây, là doanh nghiệp mang tên Đồng Dao, rõ ràng, không thể khác, đúng như phía quản lí tác quyền đã nói: ăn cướp. 

23/02/2014

Đá làng Nhồi và hòn vọng phu (tờ Năng lượng Mới 2012)

Có một hòn vọng phu ở làng Nhồi (Thanh Hóa). Thật may, vẫn còn đó, sừng sững giữa trời (hay người ta chưa kịp đưa vào lò nung vôi). 

Tên chữ của làng là "Nhuệ thôn" (thôn Nhuệ).


Ảnh trong bài

19/02/2014

Ý tưởng biến cầu Long Biên (tức cầu Paul Doumer trước đây) thành bảo tàng treo trên sông Hồng

Ý tưởng đó của Kiến trúc sư Nguyễn Nga - một Việt kiều Pháp hiện sinh sống tại Hà Nội - đã có từ nhiều năm trước. Tôi trực tiếp nghe từ khoảng giữa năm 2009. Sau đó, đã trực tiếp giúp chị ở một phần việc trong năm 2010 (Festival Cầu Long Biên 2010 “Cầu rồng kể chuyện nghìn năm” ). 

Bẵng cái, đã 4 năm trôi qua. Từ đó, Festival cầu Long Biên chưa được tổ chức mới (đến nay, mới có hai lần, vào năm 2009 và năm 2010).

Đại khái ý tưởng của chị Nguyễn Nga như sau (trích tư liệu cá nhân, bản quyền thuộc Nguyễn Nga):