Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

18/06/2022

cụ Đắc Lộ ở Hà Nội xưa (một tấm bia cũ)

Lâu nay, cũng khoảng gần 20 năm nay, mình luôn sử dụng tên Việt Nam của cụ, là Đắc Lộ, cho thân thiện.

Nhiều bạn trẻ không biết rằng ở Hà Nội đã từng có một con đường mang tên Đắc Lộ. Có một tấm bia cũ tưởng niệm người có công rất lớn với chữ quốc ngữ này, tại Hà Nội, đại khái như sau.












Các chuyện kể về tấm bia này thì đọc dần ở bên dưới.

Tháng 6 năm 2022,

Giao Blog


---


..

Nội dung tấm bia kỷ niệm cha A-lịch-sơn Đắc-lộ

Thứ tư - 27/04/2022 07:48


Các học sinh đi diễu qua Đài kỷ niệm cha A-lịch-sơn Đắc-lộ (Photo Khoan)
Ngày 29/5/1941
Tấm bia này có khắc chữ hai mặt. Một mặt khắc chữ Pháp, một mặt khắc chữ Quốc ngữ và chữ Nho. Đây là lời khắc bằng Quốc âm.


Đức A-lịch-sơn Đắc-Lộ

Sinh ở A-vi-nhông ngày 15 tháng ba năm 1591. Xuất gia tu vào Dòng Tên (Gia-tô Hội) năm 1612. Đi từ thành Li-sơ-bon sang Ấn-độ ngày mồng bốn tháng tư năm 1619. Đến Áo-môn ngày 29 tháng 5 năm 1623. Cốt sang truyền giáo ở Nhật-bản, nhưng vì hồi bấy giờ xứ này cấm truyền giáo, nên lại được ủy sang Việt-Nam. Trong khoảng từ năm 1624 khi lưu ở trong Nam thuộc về chúa Nguyễn, lúc ở ngoài Bắc dưới quyền chúa Trịnh có hai lần ở Kẻ-chợ là Hà-nội bây giờ (1627-1630).

Người truyền giáo có kết quả lớn lao, sau muốn bảo tồn cái kết quả ấy và muốn dựng nền thánh giáo chắc chắn cho giáo đồ Việt Nam, Người được phép Tòa-thánh cho đặt các chức giám mục chọn toàn người Pháp (1652).

Khi phải dời bỏ xứ Việt Nam, Người lấy làm tiếc, nên có nói rằng: Phần xác ta rời bỏ đất Nam với đất Bắc, nhưng thực ra lòng ta vẫn quyến luyến, nói cho đúng, vẫn bàn hoàn với cả hai nơi, và ta chắc rằng không bao giờ ta lại quên được hai xứ ấy”.

Sau Người được cử sang nước Ba-tư, Người mất ở Ích-ba-han ngày 16 tháng một năm 1660, hưởng thọ bảy mươi tuổi.

Người soạn ra mấy thứ tiếng, và Người đã xuất bản được quyển sách Bổn và quyển tự vị tiếng Việt Nam, tiếng Bồ-đào-nha và tiếng La-tinh là những sách Việt Nam dịch âm theo chữ La-tinh xuất bản trước tiên, nên tên Người cùng lưu truyền với cái công phát minh ra chữ Quốc ngữ.

(Trung hòa nhật báo, Số 2547, 7 Tháng Sáu 1941)

Tác giả bài viết: Trung hòa nhật báo, Số 2547, 7 Tháng Sáu 1941

Nguồn tin:



..

Sinh ở A-vi-nhông ngày 15 tháng ba năm 1591. Xuất gia tu vào Dòng Tên (Gia-tô-Hội) năm 1612. Đi từ thành Li-sơ-bon sang Ấn-độ ngày mồng bốn tháng tư năm 1619. Đến Áo-môn ngày 29 tháng năm năm 1623. Cốt sang truyền giáo ở Nhật-bản, nhưng vì hồi bấy giờ xứ này cấm truyền giáo, nên lại được uỷ sang Việt-nam. Trong khoảng từ năm 1624 đến năm 1646 khi lưu ở trong Nam thuộc về chúa Nguyễn, lúc ở ngoài Bắc dưới quyền chúa Trịnh có hai lần ở Kẻ-chợ là Hà-nội bây giờ (1627-1630).
Người truyền giáo có kết quả lớn-lao sau muốn bảo-tồn cái kết quả ấy và muốn dựng nên thánh-giáo chắc-chắn cho giáo-đồ Việt-nam. Người được phép Toà-Thánh cho đặt các chức giám-mục chọn toàn người Pháp (1652).
Khi phải rời bỏ xứ Việt-nam, Người lấy làm tiếc, nên có nói rằng: Phần xác ta rời bỏ đất Nam với đất Bắc, nhưng thực ra lòng ta vẫn quyến-luyến, nói cho đúng vẫn bàn-hoàn với cả hai nơi và ta chắc rằng không bao giờ lòng ta lại quên được hai xứ ấy.
Sau Người được cử sang nước Ba-tư. Người mất ở Ích-ba-hán ngày 16 tháng một năm 1660 hưởng-thọ bảy-mươi tuổi.
Người soạn ra nhiều truyện-kí đều diễn dịch ra mấy thứ tiếng, và Người đã xuất bản được quyển sách Bổn và Tự-vị tiếng Việt-nam, tiếng Bồ-đào-nha và tiếng La-tinh - là những sách bằng tiếng Việt-nam dịch âm theo chữ La-tinh xuất bản trước tiên nên tên Người cũng lưu-truyền với cái công nghiệp phát-minh ra chữ Quốc-ngữ.
(Theo báo Thể thao Văn hóa)

https://www.facebook.com/groups/1069575710476068/user/100007444488562/

..

12:07 02/12/2019

Chuyện ít biết về tấm bia tưởng niệm A. De Rhodes tại Hà Nội

Ở thời điểm cuộc tranh luận về việc đặt tên đường  Alexandre de Rhodes tại Đà Nẵng đang diễn ra khá gay gắt, ít người biết, một tấm bia tưởng niệm nhà ngôn ngữ học này đã từng được dựng tại Hà Nội và hiện vẫn đang được lưu giữ. 

(Thethaovanhoa.vn) -Ở thời điểm cuộc tranh luận về việc đặt tên đường  Alexandre de Rhodes tại Đà Nẵng đang diễn ra khá gay gắt, ít người biết, một tấm bia tưởng niệm nhà ngôn ngữ học này đã từng được dựng tại Hà Nội và hiện vẫn đang được lưu giữ. 

Thăng trầm và những cuộc cải cách bất thành của chữ Quốc ngữ

Thăng trầm và những cuộc cải cách bất thành của chữ Quốc ngữ

Trong dòng chảy vài trăm năm kể từ khi hình thành, chữ Quốc ngữ đã có những thay đổi nhất định. Và, trước khi có đề xuất "cải tiến" bảng chữ cái của PGS Bùi Hiền, một số chuyên gia cũng đã nghiên cứu và thử nghiệm điều này...

 Alexandre de Rhodes (tên Hán - Việt là A Lịch Sơn Đắc Lộ hay còn gọi là Cha Đắc Lộ) sinh ngày 15-3-1591 (có sách ghi 1593), mất 5-11-1660 (có sách ghi 16-11-1660), là một nhà truyền giáo Dòng Tên tại Pháp và cũng một nhà ngôn ngữ học.

Vào năm 1651, ông cho in cuốn Từ điển Việt-Bồ-La (Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum), hệ thống hóa cách ghi âm tiếng Việt bằng mẫu tự Latin. Có thể coi đây là sự kiện đánh dấu sự ra đời của chữ Quốc ngữ. Đó chính là một “bước ngoặt” trong tiến trình phát triển của tiếng Việt.

Dấu tích về A de Rhodes tại Việt Nam không còn nhiều, nhất là tại miền Bắc. Trước đây, theo sáng kiến của cụ Nguyễn Văn Tố, một Nhà bia tưởng niệm ông đã được dựng cạnh Đền Bà Kiệu bên Hồ Gươm, khánh thành ngày 29-5-1941. Đó là một phương đình, bốn mái theo kiểu kiến trúc phương Đông, trên nền xi măng gấp khúc 12 cạnh, có 3 lối lên 5 bậc. Bên trong dựng tấm bia đá cao 1,70m, rộng 1,10m, dày 0,20m, đế bia cao 0,50m. Trên mặt bia ghi tóm lược cuộc hành trình truyền giáo và công lao của A. de Rhodes trong việc chế tác chữ Quốc ngữ, được khắc bằng 3 dạng văn bản: chữ Quốc ngữ, chữ Hán và chữ Pháp. Do bị xâm hại, để bảo quản, hiện nay tấm bia này đang được Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hà Nội lưu giữ (sẽ chuyển giao cho Bảo tàng Hà Nội).

Chú thích ảnh
Alexandre de Rhodes

Năm 2010, nhờ Ban Quản lí Di tích và Danh thắng (Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hà Nội)), chúng tôi may mắn được tiếp cận hiện vật này và chụp được văn bản (chữ Việt và chữ Hán) trên đó. Phần chữ Hán bị mất nhiều nhưng may mắn là phần chữ Việt còn khá nguyên vẹn. Đây quả là một tư liệu quý. Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu hiện vật này, qua tấm ảnh chụp mặt chính của bia có phần viết bằng tiếng Việt, đồng thời xin ghi lại nguyên văn văn bản khắc (theo đúng chính tả và dấu câu lúc đó).

Đức A-Lịch-Sơn Đắc-Lộ

Sinh ở A-vi-nhông[1] ngày 15 tháng ba năm 1591. Xuất gia tu vào Dòng Tên (Gia-tô-Hội)[2] năm 1612. Đi từ thành Li-sơ-bon[3] sang Ấn-độ ngày mồng bốn tháng tư năm 1619. Đến Áo-môn[4] ngày 29 tháng năm năm 1623. Cốt sang truyền giáo ở Nhật-bản, nhưng vì hồi bấy giờ xứ này cấm truyền giáo, nên lại được uỷ sang Việt-nam. Trong khoảng từ năm 1624 đến năm 1646 khi lưu ở trong Nam thuộc về chúa Nguyễn, lúc ở ngoài Bắc dưới quyền chúa Trịnh có hai lần ở Kẻ-chợ là Hà-nội bây giờ (1627-1630).

Người truyền giáo có kết quả lớn-lao sau muốn bảo-tồn cái kết quả ấy và muốn dựng nên thánh-giáo chắc-chắn cho giáo-đồ Việt-nam. Người được phép Toà-Thánh cho đặt các chức giám-mục chọn toàn người Pháp (1652).

Khi phải rời bỏ xứ Việt-nam, Người lấy làm tiếc, nên có nói rằng: Phần xác ta rời bỏ đất Nam với đất Bắc, nhưng thực ra lòng ta vẫn quyến-luyến, nói cho đúng vẫn bàn-hoàn với cả hai nơi và ta chắc rằng không bao giờ lòng ta lại quên được hai xứ ấy.

Sau Người được cử sang nước Ba-tư[5]. Người mất ở Ích-ba-hán[6] ngày 16 tháng một năm 1660 hưởng-thọ bảy-mươi tuổi.

Người soạn ra nhiều truyện-kí đều diễn dịch ra mấy thứ tiếng, và Người đã xuất bản được quyển sách Bổn và Tự-vị tiếng Việt-nam, tiếng Bồ-đào-nha và tiếng La-tinh - là những sách bằng tiếng Việt-nam dịch âm theo chữ La-tinh xuất bản trước tiên nên tên Người cũng lưu-truyền với cái công nghiệp phát-minh ra chữ Quốc-ngữ.

Chú thích ảnh

[1] Avignon, tỉnh lị của tỉnh Vaucluse (Pháp).

[2] Dòng Tên: Tiếng Latin là Societas Jesu (Hội dòng Giêsu hay Dòng Chúa Giêsu).

[3] Lisbon, thủ đô Bồ Đào Nha.

[4] Áo Môn: tức Macao (Trung Quốc).

[5] Ba Tư: tức Iran.

[6] Ích Ba Hán: Isfahan, một thành phố thuộc Iran.

PGS TS Phạm Văn Tình


https://thethaovanhoa.vn/van-hoa/chuyen-it-biet-ve-tam-bia-tuong-niem-a-de-rhodes-tai-ha-noi-n20191202073837133.htm

..

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.