Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

05/10/2022

Lễ hội chùa Keo mùa thu 2022 : cập nhật từ Keo Thái Bình và Keo Nam Định

Hội mùa thu là hội lớn của chùa Keo, gồm cả Keo Thái Bình và Keo Nam Định.

Chùa Keo Thái Bình thì là một ngôi chùa cổ mà chủ nhân Giao Blog đã từng có dịp tới thăm, rồi ở lại liền nhiều ngày vào thập niên 1980 (đã kể nhanh một ít kỉ niệm đó ở đây - tháng 8 năm 2016). Hồi đầu năm 2022, một học trò đã hoàn thành và bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ về nghi lễ Phật giáo ở chùa Keo Thái Bình. Học trò là người làng Keo.

Chùa Keo Nam Định thì chủ nhân Giao Blog cũng đã tới thăm nhiều lần, mà lần ở lại khảo sát kĩ lưỡng lần đầu là vào năm 2009. Cũng thi thoảng ghi chép về làng Hành Thiện và chùa Keo Nam Định, ví dụ ở đây (tháng 1 năm 2017).

Sắp tới, sẽ dự kiến đi thăm cả hai chùa Keo.

Dưới đây là cập nhật tình hình lễ hội mùa thu năm 2022. Bên Keo Thái Bình thì chủ yếu theo tin tức của Fb Nguyễn Văn Thuyên (một người làng Keo đang ở làng Keo, là thân phụ của học trò đã bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ nói trên). Bên Keo Nam Định thì mở đầu theo tin tức của Fb của một số người làng Hành Thiện (ví dụ của nhà báo Nguyễn Quốc Phong).

Tháng 10 năm 2022,

Giao Blog






---


I. KEO THÁI BÌNH


6. Ngày 7/10/2022

Các công tác cuối cùng chuẩn bị cho LỄ RƯỚC KIỆU THÁNH đến nay đã hoàn tất. Đây là nghi thức đặc biệt quan trọng trong Lễ hội chùa Keo mùa Thu năm 2022. Trải qua những thăng trầm của thời gian, Lễ rước kiệu này vẫn giữ nguyên tập tục xưa cũ, với sự tham gia của hơn 500 người.
Lễ rước kiệu Thánh sẽ diễn ra liên tục trong 3 ngày 08- 10/10/2022 (từ 13 -15/9 âm lịch), buổi sáng rước kiệu ra Tam quan ngoại và buổi chiều rước kiệu về đền Thánh. Mỗi buổi rước lễ thường kéo dài trong 3 tiếng với rất nhiều những hoạt động tín ngưỡng, tâm linh độc đáo riêng có.
Trân trọng kính mời quý vị tới trải nghiệm và tham dự!








https://www.facebook.com/chuakeothaibinh/posts/pfbid02jTw5WMCK4S1UudzdnJza8PNdbjXiszDrKRyS6ayueLHKtCyd6dJLpgj6HebhD1r4l



5.



Lễ hội chùa Keo từ mùng 10 đến 15 tháng 9 âm lịch ! Văn nghệ quần chúng

4 lượt xem 
7 thg 10, 2022

https://www.youtube.com/watch?v=tpi3rzwK0E8





4.


Tổ Đình Chùa Keo Thái Bình đã thêm 51 ảnh mới.

 
Sáng ngày 05/10/2022 (nhằm ngày 10 tháng 9 năm Nhâm Dần) tại Tổ đình chùa Keo Thái Bình đã diễn ra LỄ KHAI MẠC LỄ HỘI MÙA THU CHÙA KEO NĂM 2022 VÀ CÔNG BỐ QUYẾT ĐỊNH HƯƠNG ÁN CHÙA KEO LÀ BẢO VẬT QUỐC GIA.
Lễ hội chùa Keo nhằm tưởng nhớ công đức của Thiền sư Dương Không Lộ và những người có công xây dựng chùa, phục vụ nhu cầu văn hóa, tín ngưỡng tâm linh của người dân. Lễ hội mùa Thu năm 2022 tại Tổ đình chùa Keo sẽ tiếp tục diễn ra từ ngày 05-15/10/2022 (nhằm ngày 10-20 tháng 9 năm Nhâm Dần). Đặc biệt, trong lễ hội năm nay, còn tổ chức Lễ Rước Kiệu Đức Thánh Thiền sư Dương Không Lộ. Đồng thời, trong phần hội còn có các trò chơi, hội thi, hoạt động văn hóa nghệ thuật dân gian, hoạt động tế lễ được tổ chức.
Xin trân trọng kính mời quý vị tới tham dự!


























https://www.facebook.com/chuakeothaibinh/posts/pfbid0Ent6ksiFbksEoirV8bjVt1Q5UgceMcDLkuLTjG49Y2GvbVwkATSvE6MEDuU7BwUUl


3.




KHAI MẠC LỄ HỘI CHÙA KEO 2022 Hát giao duyên trên thuyền tại lễ hội chùa keo thái bình


403 lượt xem 
5 thg 10, 2022

https://www.youtube.com/watch?v=GyRMG27hEIo






Khai mạc lễ hội chùa Keo tháng 9 năm 2022 ! văn nghệ quần chúng

136 lượt xem 
5 thg 10, 2022

Khai mac le hoi chua keo thang 9 nam 2022. Khai mạc lễ hội chùa Keo; văn nghệ quần chúng; lễ hội chùa Keo; Màn múa trống, hội chùa Keo Khai mạc lễ hội chùa Keo, văng nghệ quần chúng, lễ hội chùa Keo, Màn múa trống; hội chùa Keo Khai mạc lễ hội chùa Keo tháng 9 năm 2022, văn nghệ quần chúng, lễ hội chùa Keo, màn múa trống, Nổi trống lên, lần đầu lễ hội chùa Keo, đại lễ, hội chùa Keo, Lễ hội mùa thu, Chùa Keo tổ chức lễ hội mùa thu, Mùa Thu là lễ hội chùa Keo, Lễ khai mạc, lễ hội chùa Keo, Màn múa trống, lễ hội chùa Keo, màn múa trống, Nổi trống lên, lần đầu lễ hội chùa Keo, đại lễ, hội chùa Keo, Lễ hội mùa thu, Chùa Keo tổ chức lễ hội mùa thu, Mùa Thu là lễ hội chùa Keo, Lễ khai mạc chùa Keo

https://www.youtube.com/watch?v=ar43hCFhZ5g



2.



Chùa Keo - nơi lưu giữ nghệ thuật kiến trúc và văn hóa độc đáo

163 lượt xem 
28 thg 9, 2022

https://www.youtube.com/watch?v=DBVFC3FwsfQ


1.


( Phần 4 ) ĐẶC SẮC VỀ NGHI LỄ , TRANG PHỤC VÀ NHỮNG CỖ KIỆU CỔ CÙNG TẢN MẠN NHỮNG ĐIỀU ÍT NGƯỜI BIẾT LỄ RƯỚC THÁNH CHÙA KEO
Theo cổ lệ lễ rước Thánh Không Lộ tại Chùa Keo ( xã Duy Nhất, Vũ Thư, Thái Bình ) diễn ra trong ngày 13 ,14, 15 tháng 9 âm lịch . Lễ hội có quy mô lớn vào bậc nhất ở vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng .Tham gia đoàn rước có khoảng 500 người nhiều thành phần lứa tuổi khác nhau từ trẻ em bơi trải cầm cờ ,múa sênh tiền đến các cụ tùy giá theo hầu kiệu Thánh và vãi già tay nâng cầu kiều ,đọc bài Lý triều thánh tổ kệ dẫn - cả ngợi công đức Thiền sư .
Nổi bật nhất trong đám rước là 42 trai kiệu ,trang phục đóng khố ,thắt lưng bao trấu đầu đội khăn đỏ,trước ngực mang tấm vải vuông điều vắt chéo để lộ đôi vai trần vạm vỡ. Sắc phục áo dài vàng ,thắt lưng đỏ ,đầu mang khăn xếp quấn lụa đỏ của 42 cụ áo vàng cũng nổi bật không kém. Các cụ đứng thành hai hàng sóng đôi ,tay mang bộ Bát biểu, Chấp kích, Xà mâu, gậy tầm xích ,túi đồng ...tạo vẻ uy nghi trước mỗi cỗ kiệu.
Đi đầu đoàn rước là đội cầu kiều mang hình ảnh Đức Phật đi đầu ,tiếp theo là đội thiếu nhi cờ tiền ,chiêng trống tiền, hai ông ngựa hồng và bạch, tàn lọng thêu long phụng đính kim tuyến . Thứ tự các cỗ kiệu từ đầu là Tiểu đĩnh ( Thuyền cò) Thuyền Rồng, Long Đình, Nhang Án, tiếp theo là cỗ kiệu Thánh đẹp và uy nghi nhất .Theo hầu tiếp đi sau kiệu Thánh là ông Hội Chủ mặc áo dài đỏ, đội mũ quan văn ,chân vận ủng giày. Tiếp đến bộ trống và cờ hậu cùng các đoàn tế .
Đoàn rước khi xuất nhập đi theo dạng chữ " Á " ( theo dạng Hán tự 亞 rất đối xứng. - hiện nay lối vào ra của chùa cũng là chữ " Á " này.
Những người tham gia lễ rước tuyển chọn kỹ , gia đình không tang sự,trong thời gian hầu Thánh giữ thân tâm sạch sẽ và ăn chay. Trong 42 trai kiệu được tuyển lựa vóc dáng đẹp đẽ, tầm cao tương đồng cùng anh em khênh chung kiệu . Đối trai kiệu Thánh thì đặc biệt hơn , người coi là anh cả của đoàn trại kiệu thuộc vị trí " Tả Tiền ) - bên trái phía trước kiệu , tiếp theo là trai đòn cái cùng 8 trai đòn con . Hai người có dáng cao nhất của kiệu Thánh lại là " em út " bởi họ không tham gia khênh kiệu mà có nhiệm vụ cầm hai quạt vả chế kín hai bên kiệu .Hai chàng trai này cũng không được bơi trải cạn , họ có trách nhiệm quản lý mái chèo, trước mồi buổi chèo thì sắp xếp mái cho anh em cùng thu dọn khi cuộc chèo hoàn mãn .
Cỗ kiệu Thánh Chùa Keo đẹp ,trạm trổ công phụ, nhiều hoa văn cách điệu thời Lê Trung Hưng được trạm lộng với nghệ thuật cao. Khác với nhiều đòn kiệu ở các nơi, đòn kiệu Thánh Chùa Keo đặc biệt về kết cấu ,hai thanh đòn cái to chịu lực chạy dài tả-hữu. Tuy nhiên đòn cái lại được treo bên dưới đòn con khung lại . Phần gối đỡ giữa hai thành đòn là bánh xe gỗ được xuyên tâm qua trục chốt. Đòn con nằm trên cùng chịu lục gánh chung với hệ thống đòn cái . Vai của trai đòn con thấp hơn vai của đòn cái bằng chiều cao một nắm tay. Bởi vì- phần đòn gánh của các trai kiệu đòn con cong vồng lên ,phần giữa đòn gánh được lắp vào đòn con , đòn con treo đòn cái bằng bằng đai sắt chịu lực bọc vải . Như vậy toàn bộ trọng lực cỗ kiệu thánh cùng phần phối đều nên vai trai kiệu giúp cho việc đi chuyển dễ dàng hơn .
Khi hạ kiệu hoặc luồn kiệu qua cổng tam quan ,tất cả nghệ hiệu lệnh trống của chấp hiệu dứt khoát nhanh lẹ . Trai kiệu thế tấn chân trước chân sau, tay giữ đòn gánh ,tỳ đòn vào lưng bao trấu quấn quanh thắt lưng. Chính nhờ vậy kiếm soát được vị trí lên xuống của kiệu cùng phối hợp đều .
Khi vào khu nội tự ,trai kiệu phải đeo bao hàm bằng vải đỏ ( Giống như khẩu trang ) để giữ vệ sinh chung và hạn chế tiếng nói giữ trạng nghiêm cho buổi lễ .
Sáng sớm khoảng canh Dần là trống báo Mộc Dục ( trống điểm canh báo tắm gội ) để thân tâm gội rửa sạch sẽ trước khi vào buổi rước. Đoàn chuẩn bị từ đình làng ,sắp xếp vị trí theo quy định của hai ông tổng cờ để vào sân đá trước tam quan ngoại làm nghĩ lễ " Kéo Kén " .Đây là hình thức điểm quân trước khi rước kiệu. Ông chấp hiệu cầm trống gõ lệnh, trai kiệu khoanh tay trước ngực . Khi đến cột đồng trụ thứ hai bên đông, dồn trống ,dứt hồi toàn thể trai kiệu hô " Dạ " tiếng ngân dài .Đoàn đi đủ các hàng gạch là đủ quân vào rước.
Đoàn rước nhập vào lối bên Tây ,khi xuất ra lối bên Đông ( tính theo đường vòng thuận kim đồng hồ ) mang ý nghĩa của ra là Từ Bi ,cửa vào là Trí Tuệ .
Ngày xưa khi rước kiệu Thánh vào cung thời điểm đã phải lên đèn .Trong bài thơ cụ đồ Nguyễn Hàm làng Keo đã viết :
" Rước bạn đêm nến đèn đình liệu
Đâu đấy xem Thánh kiệu hoàn cùng "
Lúc này hoa đăng thắp sáng đường kiệu soi bóng xuống mặt hồ lưng linh huyền ảo .
Cây Đình Liệu đốt sáng toả ra muôn ngàn hoa đón mừng Đức Thánh hoàn cung.
( Nguồn ảnh : Nguyễn Thuyên ,Ban truyền thông tổ đình Chùa Keo và sưu tầm )

Kiệu thuyền rồng


Kiêu Thánh tổ Không Lộ


Quan viên tùy giá


Bơi trải trên hồ


Trai kiệu làng Keo


Nghi lễ Sở Tẩy ( rửa tay sạch bằng nước ngũ vị hương )














https://www.facebook.com/thuphap.chuakeo/posts/pfbid02LsXCfmmfPoGDnQ3mR2ydAgUCnVeeHV5FWkoKUQVSxx2Qsz952ECknDoaTGbjU81ol


NÉT ĐỘC ĐÁO CỦA LỄ HỘI CHÙA KEO THÁI BÌNH
Trong lễ hội xưa của Chùa Keo Thái Bình, sau khi đã an vị kiệu Thánh tại tam quan ngoại ( lúc rước ra ) và cung đền Thánh ( lúc rước vào ) các trai kiệu chính sẽ bơi trải cạn và múa lễ ếch vồ để tạ ơn đức Thánh .
Sự khác biệt độc đáo của múa ếch vồ ở lễ hội Chùa Keo là động tác cách điệu mô phỏng . Trong cách thức lễ nghi thường thấy ,chủ lễ bước một chân lên trước ,lúc này tà áo dài được đưa ra,tiếp quỵ gối ,phủ phục đầu sát đất, nghe hiệu lệnh thì lên gối ,hai chống gối tạo đà đứng dậy , lần bái tiếp theo lặp lại đủ ngũ bái . Tuy nhiên ,lễ ếch vồ lại khác hẳn, trai kiệu đầu đội mũ võ, người đóng khố thắt lưng bao. Tất cả đều nghe hiệu lệnh của chấp hiệu toạ xuống thấp, phần đùi nằm trên gót chân , toàn thể trai kiệu nghe tiếng trống phủ phục tạ lễ, tiếp đến " cắc tùng " hai bàn tay đan chéo đẩy mạnh xuống đất ,lúc này do lực tác động gót chân đẩy lên thân người ,dáng người chồm lên bật dậy đứng thẳng ,hai tay trai kiệu lại chắp trước ngực tạ lễ . Phần lễ tiếp theo lặp lại 5 lần ( Ngũ bái ). Nghi lễ được các trai kiệu luyện tập thành thục ,đều nhau theo nhịp trống . Phần trang phục mũ võ nổi bật phối với khăn lụa đỏ che một phần thân thể cương tráng của các trai kiệu nên tiệt mục lễ ếch vồ rất sống động.
Những năm đầu thế kỷ XX, làng Keo có 8 Giáp ,bốn giáp Đông là : Đông Nhất, Đông Nhì, Đại Hữu, Vọng Đông ; bốn giáp Đoài là ; Đoài Nhất, Vọng Đoài, Hoàng Quý, Đường Thịnh. Tất cả các giáp đều có trải để thi bơi trên sông Hồng.
Làng Keo có một trục thần đạo chạy từ chùa ra tận sông Hồng , ngày nay vẫn còn ,theo truyền thuyết để lại không một gia đình nào được làm nhà trên trục thần đạo này ( Xem ảnh ). Nay chỉ là hồ nước cùng khoảng đất bãi sông nhìn về ngã ba sông Ninh Cơ và sông Hồng .
Sau lễ rước ra buổi sáng được an vị ,các trai tráng tám giáp làng Keo bước vào cuộc thi bơi trải sông Hồng. Làng Keo có sông Đông,sông Tây và đoạn sông Chèo chảy qua cửa chùa . Vì vậy bốn mặt làng Keo đều là sông, trong đó sông Hồng nằm ở phía Nam của làng ( bản đồ làng Keo thế kỷ 19 và 20). Đoàn bơi trải của làng Keo xuất phát ra sông Hồng theo sông Đông , khi trở về theo sông Tây cấp bến cửa chùa . Đường đua bơi chính diễn ra trên sông Hồng , các giáp lựa chọn trai tráng khoẻ mạnh có kinh nghiệm làm tay chèo, người cầm lái cũng được huấn luyện và phổ biến rõ quy định cuộc thi. Đặc điểm chính của bơi trải làng Keo là bơi đứng, phối hợp chân giậm ván thuyền tạo lực đẩy nên thuyền đi rất nhanh. Khi bơi ngược nước, thuyền đi gần bờ ,lúc bắt vòng xuôi dòng bơi trải đi giữa sông để tận dụng sức nước chảy . Nhiều năm cuộc thi bơi trải Chùa Keo được giao lưu cùng đội bơi của làng Hành Thiện ,cuộc bơi diễn ra trên sông Hồng di chuyển đến sông Ninh Cơ. Hội đồng quan viên của làng cử ra đội thư ký ghi chép đầy đủ diễn biến cuộc thi để tạo công bằng cho việc chấm giải.
Lễ hội về đêm cũng sôi động với chiếng chèo cửa chùa. Sân khấu được trải chiếu ngay khu sân đá trước tam quan ngoại. Người xem vây quanh, nhạc công và người diễn phía trong. Tích chèo được diễn thường xuyên là : Mục Kiền Liên cứu Mẹ ( hay còn gọi là: Giải đảo huyền-解 倒 懸Nghĩa là : Cứu người bị nạn treo ngược - một hình thức chịu nhục hình trong ngục) Trong truyền thống Phật giáo Bắc tông kể lại qua Kinh Vu Lan Bồn thì Ngài Mục Kiền Liên- 目 犍 連 ( 568-484 TCN) là những đệ tử chân truyền của Đức Phật. Nhờ tu hành chính quả đắc lục thông mà Ngài đã thấy Mẹ mình là Bà Thành Đề sau khi mất đi, đang đọa trong nhiều tầng địa ngục - bởi vì lúc còn sống Bà Thanh Đề ác độc điêu ngoa hại người. Nhìn thấy cảnh mẹ mình chịu nhiều hình phạt đau đớn , Kiền Liên gào khóc thương mẹ vô cùng . Hai tay ngài bưng cơm cho mẹ ăn ,mà mỗi lần bà Thanh Đề đón lấy định ăn ngấu nghiến thì bát cơm lại biến thành bát lửa cháy bùng. Mục Kiền Liên chỉ biết trách thân phận khóc ròng muốn cứu mẹ khỏi kiếp đoạ đày. Sau đó ngài dùng lục trí thoát khỏi địa ngục và thành kính hỏi Đức phật muốn tự mình giải thoát cho Mẹ . Đức Phật chỉ rằng : Dù con có tự mình cố gắng thế nào cũng không giải thoát được cho Mẹ đâu. Cách duy nhất thỉnh được trí lực của nhiều chư tăng trợ giúp cùng với thành tâm sám hội của Mẹ mới thoát khỏi kiếp nạn này .
Đó là ngày rằm tháng bảy sau mùa an cư ,sắm sửa hoa đăng nghi lễ ,thành tâm báo hiếu cùng sự trợ giúp duyên lành thì mới mở được lao ngục tìm đường giải thoát về cõi an lành cho mẹ Thanh Đề. Và quả nhiên Kiền Liên đã giải thoát được cho Mẹ.
Một điều khá hay là trong tích trò đến đoạn phá cửa ngục ,người xem có thể được đóng vai Bà Thanh Đề đứng trong ngục được các chư tăng đến cứu giúp , còn trẻ em có thể đươc gánh diễn cho đội mặt nạ đóng vai Ngã quỷ. Nhờ thần thông chư tăng đức độ mà diệt Ngã quỷ - tích trò có đoạn lột mặt nạ quỷ dữ cùng phá tan cửa ngục cứu Thành Đề . Người xem và người diễn rất hào hứng như trút bỏ được ưu phiền nghiệp chướng để đón một cuộc sống mới an lành .

Động tác đứng trong lễ múa ếch vồ

Bơi chèo trên sông Hồng

Cảnh bắt tiêu ( dấu mốc tính bơi thi để lượn vòng trên sông Hồng )

Bản đồ làng Keo cuối thế kỷ 19

Bản đồ làng Keo đầu thế kỷ 20


https://www.facebook.com/thuphap.chuakeo/posts/pfbid028pFMhcvXN2ZNqif8yhdQSrer5Ffk996HtxSXzmpobsNrMdMVQxhvunW1ZNc4pZkzl






NÉT ĐỘC ĐÁO CỦA LỄ HỘI CHÙA KEO THÁI BÌNH
Trong ba ngày lễ hội chính của Chùa Keo Thái Bình xưa thì diễn tích trò múa rối cạn và thi thầy đọc trong hai ngày 14 và 15 tháng 9, đêm 14 và 15 tổ chức múa Lục cúng - một nghi lễ tiêu biểu trong Phật giáo .

Lễ rước tiến hành trước một hôm , bắt đầu từ ngày 13 tháng 9. Tuy nhiên ngày 13 chỉ rước Tiểu đĩnh ( Thuyền cò ), Thuyền rồng, Long đình ,Nhang án , không rước kiệu chính vì 13 là ngày kỷ niệm bách nhật của Thiền sư Không Lộ .Hai ngày 14 và 15 lễ hội được phép rước kiệu chính .

Trong nhiều diễn tích độc đáo của lễ hội Chùa Keo thì tiết mục rối cạn ( hay còn gọi là Ổi Lỗi ) để lại dấu ấn đặc biệt . Phần trình diễn rối cạn được diễn ra hai buổi trong ngày - buổi sáng khi kiệu rước ra khỏi Tam quan ngoại ,và buổi đêm khi đã an vị xong kiệu chính. Trong bộ đầu rối Chùa Keo có 6 đầu rối được các nghệ nhân tạc hình mỗi đầu một vẻ, mang màu da xanh, đỏ, trắng, hồng..khác nhau. Có khuôn mặt như cười, lại có mặt như khóc diễn tả hết thảy cung bậc tình cảm của con người.Cùng múa diễn với 6 đầu rối là rối Bà chàng tạc hình ảnh một phụ nữ mặc trang phục áo dài quấn thắt lưng. Điều đặc biệt ở rối Bà chàng là phần tay của bà cử động được theo điều khiển của người diễn ; khi múa tay Bà được cầm dải lụa đỏ ,hai tay giơ lên,hạ xuống nhịp nhàng mừng vui hoà cùng nhịp phách khi bà đón gặp kiệu chính của ngài Không Lộ rước qua.

Điển tích rối cạn và Bà chàng Chùa Keo được các cụ kể rằng : Từ xa xưa lúc ngài Không Lộ làm nghề chài lưới ,một hôm ngài đi đánh cá vùng cửa biển có vớt một cái bọc bào thai trôi lập lờ trên sông. Vốn tính từ bi ngài ra tay cứu giúp ,khi mở bọc ra là 6 hình hài kỳ dị kẻ khóc đứa cười ,qua đó sáu hình hài thuật lại chúng vốn là con đầu thai của vua Hồ Hiến Chương xứ bắc. Chẳng may khi sinh ra mang hình hài kỳ quái nên bị vứt đi nay trôi dạt lang thang đến xứ nam. Nay nhờ ân đức của Không Lộ cứu giúp được sống trở lại ,chính vì vậy khi thấy bóng ngài thấp thoáng đi qua ,sáu đầu rối hình nhân tỏ hân hoan đón ngài như muốn tỏ bày cảm tạ . Còn chuyện bà chàng vốn xuất thân là bà cá rổi ( Người buôn bán cá ) ngày xưa lúc ngài còn làm ngư nghệ bà chàng ra chợ mua cá ,bà chàng tính tình buôn bán không thật thà lại đanh đá nhiều lời nhất chợ , thế nhưng kể từ hôm gặp ngài Không Lộ được ngài dạy bảo nên tính bà thay đổi hẳn trở nên thuần lại ,nhiều người quý mến bà .Hôm nay ngày hội chính ,thấy kiệu Không Lộ rước qua bà cùng 6 đầu rối vui mừng khôn xiết đón ngài đã về .

Lễ hội về đêm càng lung linh hơn bởi đèn nến thắp sáng . Khi an vị kiệu xong ,người biểu diễn tích trò rối cạn lại trổ tài . Lần này tiết mục được sân khấu hoá : Một phần vải đỏ căng lên ,người biểu diễn rối đứng trong sân diễn ,hai tay giơ cao đầu rối và bà chàng để người xem nhìn thấy . Phối hợp cùng động tác là bài kệ Thánh tổ ( bài kệ này do Cụ Nguyễn Du chính lý ) ghi lại công đức Thiền sư .

Phần thi thầy đọc cũng được tổ chức vào ban đêm .Tham gia là các thầy cung văn từ nhiều nơi, nội dung thì canh phối hợp trống kèn ca ngợi Thánh tổ .

Phần múa Lục cúng dâng lễ do nhà sư cùng thầy cung văn giỏi được tuyển lựa. Phần thi dâng 6 loại : Hương, Hoa ,Đăng, Trà ,Quả, Thực. Quý Thầy múa tay ấn quyết di chuyển nhịp nhàng theo chữ, dâng lễ vật trang nghiêm lên bàn Phật Thánh . Diễn múa Lục cúng hoà cùng tấu nhạc truyền thống để lại dấu ấn đẹp trong lễ hội Chùa Keo.

https://www.facebook.com/thuphap.chuakeo/posts/pfbid0FGcyzMR1QcUGsF3xyijohd9beFPYE97R6VCHWm6RQ7XtwiZgdJ9Aavky1LCN8gb4l


(Phần 1) BƠI TRẢI CẠN - DIỄN TÍCH NGƯỠNG VỌNG TIỀN NHÂN.
Lễ hội mùa thu Chùa Keo ( xã Duy Nhất ,Vũ Thư ,Thái Bình ) hàng năm diễn ra từ ngày 10-15 tháng 9 âm lịch . Đây là lễ hội có quy mô lớn ở vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng với số người tham gia tổ chúc lễ rước rất đông. Lễ hội Chùa Keo là dịp kỷ niệm bách nhật ngày hoá của Thiền sư Dương Không Lộ ( Ngài viên tịch ngày 3 -tháng 6 năm Giáp Tuất 1094).Bên cạnh đó Ngày 14 - 9 lại là ngày sinh của Ngài, ngày 15 là ngày lễ trọng hàng tháng của đạo Phật. Vì vậy lễ hội Chùa Keo có ba ngày rước chính đó là các ngày 13,14,15 tháng 9.

Đoàn rước đi đầu là các cháu thiếu nhi cầm cờ ( đội cờ tiền ) ,trống tiền, xa mã, tiểu đĩnh ( thuyền cò ) ,thuyền rồng ,long đình ,nhang án và kiệu chính . Đi xen kẽ là 42 cụ bô lão áo vàng ,tay cầm bát biểu, chấp kích, đồ tế khí. Đoàn rước có nhiều ban nhạc truyền thống tấu Hành Vân, Lưu Thủy cùng đội sênh tiền vũ đạo góp mặt bởi các cháu thiếu nhi. Đảm nhận việc khênh kiệu có 14 chàng trai kiệu chính cùng trai làng khiêng tiểu đĩnh ,thuyền rồng ,long đình, nhang án,tổng số là 42 trai kiệu với trang phục đóng khố,thắt lưng bao vải.Theo sau kiệu là quan viên các cụ tùy giá , trống ,cờ hậu cùng các đội tế.
Buổi sáng ,đoàn rước xuất lối đông an vị tại tam quan ngoại, Buổi chiều rước nhập lối tây , an vị tại toà giá roi.

Sau khi an vị hoàn tất ,đội kiệu lễ tạ ,các trai kiệu chính diễn tích bơi trải cạn tại cửa Thánh .

Gọi là bơi trải cạn là diễn tích mô phỏng các động bơi chèo thuyền với 2 thế cơ bản là bơi đứng và bơi ngồi . Chuyện xưa kể rằng : trước khi Không Lộ xuất gia , ngài làm nghề chài lưới trên sông. Trong " Lý triều quốc sư thánh tổ kệ dẫn " viết rằng : Rằng xưa có đức Thiền sư, Tu nên tiên quả kết thời Phật duyên, Quê cha Đàm Xá là tên, Quê mẹ Hán Lý về miền hải đông, Ông bà trung hậu một lòng,Ngoài chăm ngư nghệ trong sùng kim kinh " .Mãi khi đến năm 29 tuổi, Ngài bỏ ngư nghề và xuất gia học đạo . Lúc đương thời ngài kế thân huynh đệ với Từ Đạo Hạnh và Giác Hải - cũng là những Thiền sư nổi tiếng thời Lý .Hai trai kiệu giữ quạt vả đảm nhận sắp xếp mái chèo cho 12 kiệu chính ,ông chấp hiệu chính cấm trống con giữ nhịp ,một người cầm mõ phối hợp với chấp hiệu hoà nhịp với chấp hiệu chính . Khi bơi đứng , trai kiệu đứng chân trước chân sau ,một chân trước giậm nhịp đồng loạt ( giống như giậm chân khi bơi chải trải trên sông ) một tay làm trụ cầm mái chèo ,một tay cầm đốc mái đưa ra phía trước mô phỏng quạt nước mái chèo . Các động tác phối hợp nhịp nhàng cùng tiến hò dô khoẻ khoắn ,dáng người uyển chuyến đúng như đang bơi trải trên sông . Tiếp đến bơi ngồi : Trai kiệu ngồi thấp, một chân quỵ ,phần đùi tì gót chân , chân kia đặt phía trước tạo thế vững chắc. Động tác tay bơi chèo đúng nhịp theo tiếng trống mõ hiệu lệnh.

Bơi trải cạn Chùa Keo tái hiện hình ảnh xưa thời Thiền sư Không Lộ làm nghề chài lưới cùng hình ảnh đoàn thuyền đón rước Ngài từ vùng cửa biển lên thành Thăng Long chữa bệnh trừ tà cho vua Lý. Với tâm thành kính ngưỡng ,lớp hậu duệ tái hiện tích diễn xưa để tri ân công đức Thiền sư Không Lộ .

Mời quý vị về thăm lễ hội Chùa Keo Thái Bình cùng chiêm ngưỡng diễn tích bơi trải cạn độc đáo này .






https://www.facebook.com/thuphap.chuakeo/posts/pfbid0UwvTp4XhQNUcPF7GjXEae3HknofNb2ggP3BZ2kGHTQsayBLvtQDcoq5CkbxCos2fl


..


II. KEO NAM ĐỊNH


3. Ngày 7/10/2022




https://www.facebook.com/langHanhThien/posts/pfbid02JMwhxP4z3D2QQbsoHv4hnRC6eire5WyYmxsNT4MZ8N6eV1Lu4n7vrPQQwX9SUKhyl











2.










https://www.facebook.com/langHanhThien/videos/772986280664243


1.

Quoc Phong

6 giờ 
NGÀY MAI,5/10 DƯƠNG , NHẰM NGÀY 10 THÁNG 9 ÂM, LỄ KHAI HỘI CHÙA KEO LÀNG HÀNH THIỆN QUÊ TÔI SẼ BẮT ĐẦU SAU 3 NĂM DỊCH GIÃ HOÀNH HÀNH KHÔNG ĐƯỢC TỔ CHỨC .
THẬT LÀ VUI BIẾT BAO VỚI NHỮNG NGƯỜI CON HÀNH THIỆN XA QUÊ, NAY ĐƯỢC TRỞ VỀ ĐẤT TỔ .
THẬT VUI BỞI NĂM NAY CŨNG LÀ TRÒN 500 NĂM , CỤ TỔ CỦA TÔI ( ĐẾN TÔI LÀ ĐỜI THỨ 16) - CỤ NGUYỄN THIỆN SỸ ( SINH NĂM 1501) LÀ NGƯỜI ĐẦU TIÊN CỦA LÀNG TÔI ĐẬU HƯƠNG CỐNG,NĂM 1522 VÀ LÀM CHỨC GIẢNG DỤ QUỐC TỬ GIÁM. ( TỪ ĐỜI NHÀ NGUYỄN ĐƯỢC GỌI LÀ CỬ NHÂN) VÀ CỤ TRỞ THÀNH VỊ KHAI KHOA LÀNG HÀNH THIỆN TỪ ĐÂY.
NÓ MỞ RA MỘT CHƯƠNG MỚI VỀ TRUYỀN THỐNG KHOA BẢNG HIẾU HỌC CỦA LÀNG TÔI .
THẬT VUI LÀ NĂM NAY, PGS , TSKH NGUYỄN BÍCH ĐẠT, NGUYÊN THỨ TRƯỞNG BỘ KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ, MỘT NGƯỜI CON QUÊ HƯƠNG ĐÃ CHO RA MẮT CUỐN THƠ ĐẶC BIỆT MÀ ANH VIẾT VỀ NGÔI LÀNG CỦA CHÚNG TÔI TRONG ĐÓ CÓ NHỮNG NHÂN VẬT TIÊU BIỂU CỦA LÀNG, NHỮNG DI TÍCH, DANH THẮNG CỦA LÀNG QUA NHIỀU THẾ KỶ ...
XIN MỜI MỌI NGƯỜI TÌM ĐỌC CUỐN "HÀNH THIỆN QUÊ TA,MỘT TRỜI ĐỂ NHỚ"( NXB HỘI NHÀ VĂN -10/2022) NẾU CÓ NHU CẦU.






https://www.facebook.com/quoc.phong.5/posts/pfbid0Y74tmwDkH8fdDVRVM4kPgAW3kUiSu5FwH3jUd59FBYQQ8HL5grHy5aBZmYmdU3Txl



0.





Làng cổ hình cá chép Hành Thiện [Full HD]

15.542 lượt xem 
30 thg 5, 2013

https://www.youtube.com/watch?v=gzjs1lHizoo






Lễ hội Chùa Keo Hành Thiện - Nam Định

19.100 lượt xem 
10 thg 2, 2011

Lễ hội Chùa Keo Hành Thiện 2009 - xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Chùa Keo Hành Thiện từ lâu đã nổi tiếng bởi cảnh quan đẹp, không gian yên tĩnh. Chùa tọa lạc trên một khu đất rộng, bằng phẳng gần sông Hồng và sông Ninh Cơ. Phía trước Tam quan có hồ bán nguyệt và hòn non bộ theo thế tam sơn, long chầu hổ phục; trên bờ có đôi voi đá khổng lồ, quanh chùa là hàng cây cổ thụ có tuổi đời hàng trăm năm. Gác chuông trước cửa chùa là kiến trúc tam quan nội 5 gian, làm theo kiểu chồng diêm cao 7,5m gồm có 8 cột đại trụ và 16 cột quân được đặt trên đá tảng chạm khắc hoa văn, cảnh hoa sen mang đậm phong cách nghệ thuật thời Hậu Lê. Sau gác chuông là cụm kiến trúc trung tâm gồm tiền đường 5 gian, tòa đệ nhị 3 gian, tòa đệ nhất 3 gian thờ Phật và Thiền sư Không Lộ. Các nghệ nhân xây dựng chùa đã dồn toàn bộ trí lực tài hoa để tạo dựng và thể hiện những đường nét chạm khắc tinh vi trên các mảng đố, xà, bảy, kẻ của từng tòa nhà. Ở 3 bộ cửa ô tiền đường chùa Phật, mỗi cánh cửa được chạm gỗ với đề tài khác nhau. Kỹ thuật chạm gỗ bong kênh ở mặt tiền hai gian tòa tiền đường đã đạt tới trình độ cao với đề tài vô cùng phong phú: Long cuốn thủy, ly ngậm ngọc, phượng ngậm cành hoa, tứ linh, nghê đội nóc đao... Đặc biệt hình rồng được thể hiện lúc ẩn, lúc hiện ở các trạng thái khác nhau với những đường nét khắc họa tinh vi, sắc sảo, sống động và mềm mại theo phong cách dân gian vùng châu thổ sông Hồng. Sau thờ Phật là đền Thánh thờ Thiền sư Không Lộ với 3 tòa quy mô được cấu trúc theo kiểu "Thượng bò cuốn hạ kẻ bẩy và kẻ nội đấu truyền" với trạm khắc hoa văn công phu, tỷ mỷ. Cuối cùng là mười gian nhà Tổ và nhà oàn, nhà ký đồ với kiến trúc 3 gian và hai bên chùa là dãy hành lang gồm 80 gian khép kín càng tạo nên vẻ trang nghiêm, bề thế của tổng thể kiến trúc. Ngoài vẻ đẹp kiến trúc, trong chùa còn lưu giữ, bảo tồn những di vật có giá trị của thời Hậu Lê như án thư, sập thờ, tượng pháp, khánh, văn bia cổ, hoành phi, câu đối, cửa hãn... Lễ hội chùa Keo Hành Thiện được tổ chức vào rằm tháng 9 âm lịch hằng năm, tại làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường. Lễ hội gồm: Lễ dâng hương, cầu cúng, tụng kinh, múa rồng, đua thuyền trên sông Hồng. Đối tượng suy tôn: Đức Phật và thiền sư Không Lộ người giỏi chữa bệnh lại giỏi cả thơ văn, ông tổ nghề đúc đồng, nhà kiến trúc tài giỏi có công phò vua giúp nước. Hằng năm, tại chùa có hai lần mở hội. Đó là Hội xuân vào dịp tết Nguyên Đán và hội tháng 9 mở vào ngày 13,14,15 để kỷ niệm ngày sinh của thánh tổ Không Lộ. Hội xuân gồm các trò chơi bắt vịt, thi ném pháo, thi nấu cơm và các hình thức văn nghệ dân gian khác. Hội tháng chín được tổ chức trọng thể, ngoài những nghi thức lễ tiết mang tính tôn giáo, hội tháng chín còn là nơi hội tụ của những sinh hoạt văn hoá tinh thần của cư dân nông nghiệp. Chính vì vậy, vào ngày hội nhân dân không những trong vùng mà cả trong Nam ngoài Bắc đều nô nức kéo nhau về tụ hội: "Dù cho cha đánh mẹ treo - Em không bỏ hội chùa keo hôm rằm". Đặt biệt là ở đây thường tổ chức từ ngày 10 tháng 9 đến hết hội. Ngoài việc thờ Phật, chùa còn thờ Dương Không Lộ, một nhà thơ thời Lý - Trần, một nhà thơ có học vấn sâu sắc về Phật học, là biểu tượng của con người sáng tạo văn hoá. Sau những lễ nghi trang trọng, tiết mục chèo tải được mọi người đón nhận nồng nhiệt nhất.

https://www.youtube.com/watch?v=gPKApUMjYRQ





Lễ hội chùa keo làng Hành Thiện năm 1999 - Làng Hành Thiện

486 lượt xem 
12 thg 2, 2018

https://www.youtube.com/watch?v=7ZhSjZKAJ6Q






Lễ hội chùa Keo Hành Thiện năm Kỷ Tỵ 1989

12.833 lượt xem 
21 thg 12, 2011

https://www.youtube.com/watch?v=0TMq5lnW2cg


..




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.