Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

21/05/2015

Vì sao nước Nhật ít hối lỗi về tội ác chiến tranh hơn nước Đức (bài Jeff Kingston, 2013)

Quan điểm của mình thì hơi khác với Kingston. Không phải "ít hối lỗi", mà là cách hối lỗi khác nhau. Sự khác nhau này thể hiện tính cách dân tộc.

Riêng với Việt Nam, thì có thể nói ngược, nhưng lại rất thật: độc lập năm 1945 của Việt Nam có được là lấy chính quyền từ tay người Nhật, mà không phải  người Pháp. Đúng như lời tuyên ngôn ngày 2 tháng 9 năm đó của Hồ Chủ tịch.

Trận chiến quan trọng ở Thái Nguyên (giữa lực lượng Việt Minh có sự giúp đỡ của lính Mĩ với tàn quân Nhật Bản vào hạ tuần tháng 8 năm 1945) đã được bàn ở đây. Đó là trận chiến quyết định mang tới ngày 2 tháng 9. Chỉ cần chậm 1 tuần hay thậm chí vài ngày thì nhóm khác sẽ lên đọc tuyên ngôn.

Bản dịch của nhóm Nghiên cứu Quốc tế.

Nguyên bản để ở dưới bản dịch.

---

1. Bản dịch tiếng Việt

"

Tại sao Nhật ít hối lỗi về tội ác chiến tranh hơn Đức?



1404162737975.cached
Nguồn: Jeff Kingston, “Unlike Germany Japan’s right still wrong on wartime history”, The Japan Times, 09/05/2013.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp


Dường như không còn lúc nào thích hợp hơn hiện tại để Nhật Bản ngẫm về quá khứ thời chiến của mình. Phần lịch sử chung của Nhật Bản với châu Á từ lâu đã là một nỗi đau kéo dài, chia rẽ người Nhật về những gì đã xảy ra và lý do của những điều ấy, một dòng quan điểm trốn tránh vấn đề trách nhiệm chiến tranh theo những cách khiến các nước láng giềng Đông Á, vốn đã phải chịu đựng nhiều nhất từ sự xâm lược và chinh phục của Nhật Bản, phản đối.

Vậy thì tại sao Thủ tướng Shinzo Abe và các nhà lập pháp khác của Đảng Dân chủ Tự do (Liberal Democcratic Party – LDP), cùng với Thị trưởng Osaka – Toru Hashimoto, lại khơi dậy vấn đề lịch sử của Nhật Bản vào thời điểm mà căng thẳng khu vực đang leo thang?

Thomas Berger đã viết một cuốn sách phân tích kỹ lưỡng và mang tính khiêu khích về việc cách Đức, Áo và Nhật đã phải vật lộn như thế nào để đối diện với những góc tối trong lịch sử của họ, và quan điểm về tội ác chiến tranh và hành động chuộc lỗi đã thay đổi ra sao trong thời kỳ hậu 1945. Ở cả ba nước, quan điểm cho rằng mình là nạn nhân tỏ ra hấp dẫn hơn nhiều so với quan điểm thừa nhận gánh nặng vai trò kẻ gây ra tội ác cho những nạn nhân khác. Tất cả đều “trong một thời gian dài không hề có chút ăn năn về những tội ác khủng khiếp mà họ đã gây ra.”


WAR, GUILT, AND WORLD POLITICS AFTER WORLD WAR II, by Thomas U. Berger. Cambridge University Press, 2012, 259 pp., $29.99 (paperback).
Về khả năng tái tạo lịch sử, Berger viết một cách kín đáo, “thành tựu vĩ đại nhất của Áo trong thế kỷ XX là thuyết phục thế giới rằng Beethoven là người Áo và Hitler là người Đức.” Mãi cho đến những năm 1990, Áo mới xóa bỏ “thần thoại” vốn phổ biến rằng họ là nạn nhân, và thừa nhận trách nhiệm về những tội ác tồi tệ nhất của Đệ tam Đế chế (The Third Reich). Dòng quan điểm quốc tế ngày càng tăng về nhân quyền và mong muốn gia nhập Liên minh châu Âu đã tạo ra một áp lực lớn buộc họ phải có một lập trường hối lỗi hơn về lịch sử thời chiến, nhưng đó là một trận chiến lâu dài chống lại “cảm giác thoải mái từ chứng mất trí nhớ tập thể” (the comforts of collective amnesia.)
Dù Đức được xem như là “mô hình ăn năn” (the model penitent,) Berger vẫn xem xét những khó khăn mà các chính trị gia nước này đã vượt qua, các diễn biến quốc tế đã thúc đẩy chương trình nghị sự này và sự hòa giải tốt đẹp mà nó mang lại.

Giống như ở Nhật Bản, hầu hết các thành phố của Đức nằm trong đống đổ nát. Việc hơn 6,5 triệu người Đức đã thiệt mạng trong chiến tranh và con số này ở Nhật là 3 triệu người, đã giải thích tại sao thảm họa mà họ chịu đựng đã làm lu mờ những tội ác họ gây ra. Ở cả hai nước, mức độ kinh hoàng của tội ác mà quân đội của họ gây ra chỉ trở nên rõ ràng sau khi họ thua trận, và người dân cũng không cảm thấy họ phải chịu trách nhiệm hay phải kiểm soát các hành động của chính phủ. Thiếu thốn sau chiến tranh ở cả hai nước có nghĩa rằng có những vấn đề còn cấp bách hơn tội ác chiến tranh, và thậm chí nếu có giận dữ chống lại các chính phủ đã khiến họ rơi vào thảm họa, thì cũng có cả bất bình về những hành động tàn bạo của phe Đồng Minh vốn còn chưa được giải quyết bởi các tòa án về tội ác chiến tranh. Những thủ tục tố tụng này nhằm thuyết phục người dân về tội lỗi của quốc gia họ bằng cách truy tố các tội phạm chiến tranh, nhưng chúng đã thất bại vì được xem là một việc làm nhằm áp đặt công lý từ kẻ chiến thắng. Chúng được xem là chỉ nhằm hợp pháp hóa các bản án đã được định trước, đưa ra các bản án dựa trên những luật lệ vốn chưa tồn tại khi các tội ác diễn ra. Những cuộc thanh trừng tiếp theo gặp phải nhiều mâu thuẫn, tăng cường sự hoài nghi của Đức và Nhật về việc thừa nhận trách nhiệm.

Trong quá trình cố gắng xây dựng lại các quốc gia bị chiến tranh tàn phá, quân Đồng minh cũng phải khai thác năng lực của “giới tinh hoa bị nhúng chàm” (tainted elites), tiếp tục thúc đẩy sự hoài nghi của công chúng. Berger chỉ ra rằng trong trường hợp của Nhật Bản, quyết định không truy tố Nhật Hoàng Hirohito để đổi lấy sự ủng hộ của ông với các cải cách của Đồng Minh và Hiến pháp mới, gây ra nhiều nghi vấn, vì lẽ cuộc chiến này được tiến hành nhân danh ông và đã được ông cho phép.

Berger xem Nhật như là “mô hình không ăn năn” (the model impenitent.) Dù Nhật Bản đã xin lỗi hoặc đưa ra tuyên bố chính thức cho thấy sự thống hối, nhưng những hối hận như thế “thường bị phá hoại bởi những ‘tiếng trống của chủ nghĩa xét lại’ đều đặn phát ra từ cánh hữu.” Hòa giải vẫn còn bị lảng tránh vì “lời xin lỗi của Nhật đã bị giới hạn về phạm vi, gặp phải sự phản đối ở trong nước, và hoàn toàn không thành công trong việc cải thiện quan hệ giữa Nhật với các nước láng giềng châu Á của mình.”

Vậy tại sao Nhật Bản lại không hối lỗi? Berger giải thích rằng cánh hữu cũng có lý, vì quân Đức đã giết chóc nhiều hơn, họ tiêu diệt toàn bộ nhiều nhóm người để diệt chủng, trong khi bằng chứng về những tội ác của Nhật thì ít hơn nhiều. Thêm nữa, Nhật phần nào có thể tranh luận rằng họ đã cố gắng để giải phóng châu Á khỏi ách nô lệ của chủ nghĩa đế quốc phương Tây, trong khi Đức thì không có lý do cao quý nào như vậy. Việc quy trách nhiệm cũng còn chưa rõ ràng, điều mà Masao Maruyama gọi là “cấu trúc của sự vô trách nhiệm” (the structure of irresponsibility,) vì ở Nhật không có Hitler hay Đảng Quốc xã. Kết quả là, Nhật đã thể hiện “một cảm giác hối lỗi yếu hơn nhiều.” Và những trò hề công lý của Tòa án Tokyo đã không thể khuyến khích cảm giác tội lỗi về mặt đạo đức.

Hơn nữa, nhiều người trong số những người đã đẩy Nhật vào cuộc chiến đã “xâm nhập vào cơ cấu quyền lực” sau chiến tranh; họ có lợi ích trong việc dập tắt một sự thừa nhận thẳng thắn. Sẽ thuận tiện hơn nếu đổ lỗi cho một phe nhóm quân phiệt vì đã gây nên một cuộc chiến sai lầm, và từ năm 1951, Bộ Giáo dục Nhật đã nhiều lần can thiệp để xóa sạch quá khứ được mô tả trong sách giáo khoa.

Vì Chiến tranh Lạnh, Mỹ tìm kiếm sự ủng hộ từ phía Nhật Bản và do đó đã hạ thấp những vấn đề lịch sử. Sự hiện diện an ninh của Mỹ và việc tiếp cận thị trường Mỹ rộng lớn cũng có nghĩa rằng Nhật không có các động lực và các mối đe dọa giống như những gì khiến Đức phải ăn năn. Năm 1965, Nhật đã ký một thỏa thuận với Hàn Quốc, trả những khoản tiền lớn để chôn vùi vấn đề lịch sử và cho đến năm 1980, Trung Quốc đã có “lập trường khoan dung rõ rệt về vấn đề tội lỗi của Nhật Bản.”

Nhưng sự đa dạng hóa công luận ở cả hai nước kể từ những năm 1980, sức mạnh kinh tế đang lớn mạnh của họ, và những xu hướng quốc tế về quy chuẩn nhân quyền đã làm thay đổi các điều khoản của thỏa thuận trong quá khứ; sự ăn năn tối thiểu của Nhật Bản đã không còn đứng vững được nữa. Đối với cánh hữu, tình thế khó khăn là làm thế nào để theo đuổi lợi ích quốc gia trong khu vực bằng cách bày tỏ sự hối lỗi chân thành và thực hiện những cử chỉ chuộc tội mà không đánh mất niềm tự hào dân tộc và lòng yêu nước.

Vì thế, chính trị bản sắc đã phá hoại lịch sử và sự hòa giải. Trong bối cảnh này, chúng ta có thể hiểu được những chất vấn có mục đích nhắm vào việc xin lỗi về sự xâm lược và vấn đề phụ nữ giải khuây, và lý do tại sao những người bảo thủ vẫn cứ cố gắng tìm kiếm một phẩm giá không rõ ràng bằng cách phủ nhận hoặc gây nên tình trạng mù mờ, dù những nỗ lực như vậy có thể không thuyết phục và tự chuốc lấy thất bại.

Jeff Kingston là giám đốc Nghiên cứu châu Á tại Đại học Temple, cơ sở Nhật Bản. Đây là bài điểm cuốn sách War, Guilt, and World Politics after World War II, tác giả Thomas U. Berger, Cambridge University Press, 2012, 259 pp.

"
http://nghiencuuquocte.net/2015/05/21/tai-sao-nhat-it-hoi-loi-ve-toi-ac-chien-tranh-hon-duc/

2. Nguyên bản tiếng Anh

"
JUN 9, 2013










Unlike Germany, Japan’s right still wrong on wartime history


BY JEFF KINGSTON


It seems like there is no time like the present for Japanese to reflect on the wartime past. Japan’s shared history with Asia has long been a running sore, dividing Japanese about what happened and why, a discourse that clouds the issue of war responsibility in ways that antagonize East Asian neighbors who suffered most from Japanese aggression and subjugation.
WAR, GUILT, AND WORLD POLITICS AFTER WORLD WAR II, by Thomas U. Berger. Cambridge University Press, 2012, 259 pp., $29.99 (paperback)
So why are Prime Minister Shinzo Abe and other LDP lawmakers, along with Osaka Mayor Toru Hashimoto, reigniting Japan’s history problem at a time when regional tensions are running so high?
Thomas Berger has written a thoughtful and provocative analysis of how Germany, Austria and Japan have struggled to come to terms with the dark corners of their respective histories and how the discourse over war guilt and gestures of atonement have evolved in the post-1945 era. In each country the narrative of victimization proved far more appealing than assuming the burdens of victimizer. They were all “for long stretches of time strikingly impenitent about the terrible atrocities they had committed.”
Regarding the capacity to reinvent history, Berger slyly writes, “Austria’s greatest accomplishment in the twentieth century was to convince the world that Beethoven was Austrian and Hitler was German.” It was not until the 1990s that Austria abandoned the convenient myth of victimhood and assumed its share of responsibility for the worst crimes of the Third Reich. The growing international discourse about human rights and the desire to join the European Union created powerful pressures to adopt a more penitent stand on wartime history, but it was a very long battle against the comforts of collective amnesia.
While Germany is regarded as the model penitent, Berger examines the difficulties that politicians there overcame, the international developments that pushed this agenda and the fruitful reconciliation it made possible.
As in Japan, virtually every German city lay in ruins. Over 6.5 million Germans were killed in the war and there were 3 million Japanese war dead, explaining why the catastrophe endured overshadowed that inflicted. In both countries the extent of the horrors committed by their troops only became apparent after defeat and citizens did not feel as if they were responsible or had control over the actions of their governments. Postwar deprivation in both nations meant that there were more urgent matters than war guilt and even if there was anger against the governments that led them into disaster, there was also resentment about Allied atrocities that were left unaddressed by war crimes tribunals. These proceedings were aimed at convincing the general population of their nation’s guilt by prosecuting war criminals, but failed to do so because they were discredited as exercises in victor’s justice. They were seen to be validating pre-ordained verdicts, securing convictions based on laws that did not exist when the crimes were committed. Subsequent purges were beset with inconsistencies, reinforcing German and Japanese skepticism about the pursuit of accountability.
In trying to rebuild war-devastated nations, the Allies also had to tap the expertise of tainted elites, further fueling public cynicism. Berger points out that in the case of Japan, the decision to not prosecute Emperor Hirohito in exchange for his support of Allied reforms and the new Constitution, raised further questions since the war was waged in his name and with his approval.
Berger refers to Japan as the model impenitent. To the extent that Japan has apologized or adopted a more contrite official reckoning, such remorse is, “often undermined by the steady revisionist drumbeat emanating from the right.” Reconciliation remains elusive because, “Japan’s apologies have been limited in scope, challenged domestically, and singularly unsuccessful in improving Japan’s relations with its Asian neighbors.”
So why has Japan been relatively unremorseful about its misdeeds? Berger explains that rightists have a point, since Germany killed more, singled out entire groups of people for extermination and that documentary evidence on Japan’s atrocities is much poorer. In addition, Japan can somewhat plausibly argue that it was trying to free Asia from the yoke of Western imperialism, whereas Germany has no such ennobling fig-leaf. Attribution of responsibility in Japan is also murkier and diffuse, what Masao Maruyama termed the “structure of irresponsibility,” because there was no Hitler or Nazi Party. As a result, Japan has demonstrated, “a far more attenuated sense of guilt.” And the farce of justice served up by the Tokyo Trial did little to encourage a sense of moral culpability.
Moreover, many of the people who led Japan into the war came to “permeate the power structure” after the war; they had a vested interest in squelching a forthright reckoning. It has been more convenient to blame a clique of militarists for a misguided war, and from 1951 the Ministry of Education repeatedly intervened to whitewash the past depicted in textbooks.
Due to the Cold War, the U.S. sought Japan’s support and thus downplayed the history issue. The U.S. security presence and access to the vast U.S. market also meant that Japan did not have the same incentives and threats that motivated Germany to repent. In 1965 Japan struck a deal with South Korea, paying vast sums to bury the history problem and until the 1980s China took a “remarkably lenient stance on the issue of Japanese guilt.”
But the pluralization of public discourse in both countries since the 1980s, their growing economic power, and international trends on human rights norms transformed the terms of engagement over the past; Japan’s minimal contrition was no longer tenable. For the right, the quandary is how to pursue the national interest in the region by expressing sincere contrition and embracing grand gestures of atonement without sacrificing their desire to bolster pride in nation and patriotism.
Thus identity politics plays havoc with history and reconciliation. In this context, we can understand the purposeful questioning of apologies about aggression and the comfort women and why conservatives still seek a dubious dignity in denial and obfuscation, unconvincing and self-defeating as such efforts may be.
Jeff Kingston is the director of Asian Studies at Temple University, Japan Campus.
"
http://www.japantimes.co.jp/culture/2013/06/09/books/book-reviews/unlike-germany-japans-right-still-wrong-on-wartime-history/#.VV0VTfntmkq

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.