Bài viết quan trọng của nhà thơ Kim Chuông - một người thầy của gia đình Búp Trên Cành.
Bản đăng trên báo giấy có khác một chút so với bản đăng trên trang Nhà Búp.
Tháng 11 năm 2024,
Giao Blog
---
https://www.facebook.com/chuong.kim.39/posts/pfbid0Uzf6C1sDfC4qwm69THKnMrDrvGJA9QbpmmKSAZwsCW3TRT5shW941LUzo9dGYiDQl
Từ lớp năng khiếu sáng tác văn học đến các "nhà văn mang tên Nhóm Búp"
Thứ tư - 27/11/2024 08:46
(Ảnh: Nhà thơ Kim Chuông cùng các nhà văn mang tên Nhóm Búp tại lễ ra mắt sách Duyên - Thành phố Thái Bình 3/2023)
TỪ LỚP NĂNG KHIẾU SÁNG TÁC VĂN HỌC
ĐẾN CÁC “NHÀ VĂN MANG TÊN NHÓM BÚP”
(Nhà thơ KIM CHUÔNG)
Cách đây 48 năm, vào mùa hè năm 1976, khi vừa thống nhất đất nước, Hội Văn học Nghệ thuật Thái Bình là tỉnh đầu tiên trên cả nước đã khởi xướng, mở lớp “Đào tạo, bồi dưỡng các em thiếu nhi có năng khiếu sáng tác văn học” vào các tháng hè.
Sở dĩ, Thái Bình có sự quan tâm đặc biệt này, bởi ông Nguyễn Ngọc Trìu, nguyên Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, sau này là Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nói với Nhà văn Bút Ngữ, Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Thái Bình lúc ấy, rằng: “Thái Bình, đâu chỉ đất lúa. Thái Bình có 111 vị Tiến sĩ lưu danh bia đá trong Văn Miếu Quốc Tử Giám. Thái Bình có Lê Quý Đôn, Ngô Quang Bích, Nguyễn Bảo, Ngô Quang Đoan, Nguyễn Tông Quai, Nguyễn Doãn Cử ...v.v ..Thái Bình là đất Văn - Đất văn hiến ...”
Từ cái nghĩ ấy, Hội Văn học Nghệ thuật Thái Bình ra đời (1971) rồi “Lớp Đào tạo, bồi dưỡng năng khiếu sáng tác văn học cho các em” cũng được tổ chức, kéo dài liên tục 15 năm, từ 1976 đến 1990. Trong các số Tạp chí Văn nghệ được xuất bản, Hội dành riêng tập sáng tác mang tên “Búp trên cành,” chuyên đăng tải bài của “Các em viết.”
Trên thế giới, có ba nước từng mở trường dạy Viết Văn như Học viện Văn học Gor-ki (Nga) – Bê-se (Đức) và Trường Viết văn Nguyễn Du của Việt nam. Nhưng, thực tình, không trường lớp nào trên quả đất này có thể đào tạo được nhà văn. Bởi, mỗi nhà văn, họ là những vũ trụ riêng biệt. Bởi, tài năng văn chương mang đặc điểm hết sức đơn nhất. Vậy, “Lò luyện văn chương “ của Hội Văn học Nghệ thuật Thái Bình thuở nào với những người thầy văn chương sẽ chỉ là người giúp các em khơi nguồn, đốt lửa, tạo nên những những nghệ sĩ sáng tạo thăng hoa, khai sáng hồn mình.
Từ 1976 đến 1990, mười lăm năm say mê, bền bỉ. Nhiều Thầy là nhà văn danh tiếng được mời về giảng dạy, như : Tô Hoài, Phạm Hổ, Vũ Tú Nam, Võ Quảng, Định Hải, Phong Thu … cùng với các Nhà văn Thái Bình như :Bút Ngữ, Kim Chuông, Lê Bính ... duy trì việc “Nấu sử sôi Kinh,” bằng những bài sơ giản về lý luận văn học, những chuyến đi thực tế. Những sáng tác cụ thể được làm việc tay đôi trên bản thảo giữa thầy và trò. Những kết quả đem về sự nhận biết, cả kinh nghiệm qua những tác phẩm được in ấn trên các Đài Báo và những giải thưởng các em giành được từ các cuộc thi trong nước và quốc tế.
Năm 2014, sau 38 năm rời “ngôi đền văn chương” chia xa nhau đi về khắp nẻo đường đời, “Nhóm Văn bút” đã có cuộc tìm lại nhau, tập hợp đoàn kết bên nhau, phát động những cuộc sáng tác, xuất bản và ra mắt trang Báo mạng mang tên “Nhabup.vn.”
Bốn mươi tám năm qua (1976 – 2024), với 200 “Nhà văn nhí” từng tham dự “Lớp năng khiếu sáng tác,” thật vui mừng và tự hào cho Thái Bình, “Nhóm Văn bút” còn trụ lại và sáng lên 29 gương mặt, với 50 tập sách in chung và in riêng. Với 50 Giải thưởng dành được qua các cuộc thi sáng tác văn học trong nước và quốc tế. Với nhiều sáng tác thơ văn – Dịch thuật, Lý luận Phê bình của các tác giả thường xuyên được công bố trên báo chí.
Có thể thấy, đây là sự kiện lịch sử văn chương không dễ vùng đất nào có được. Khi hai thành viên của “các Nhà văn Nhóm Búp,” là Bùi Thị Biên Linh và Phạm Hồng Oanh đã được kết nạp, trở thành Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Gần chục văn thi sĩ khác là Hội viên của các Hội VHNT trên các tỉnh thành cả nước. Rồi, những Nhà nghiên cứu Văn hóa, những Nhà báo xuất sắc. Những Nhà giáo dạy văn giỏi. Còn không ít gương mặt đã đầy đủ ấn phẩm xuất bản, xứng đáng đứng trong dội ngũ Nhà văn đất nước, nhưng vì lý do nào đấy, họ lại chưa muốn gia nhập Hội.
Có thể kể, Nữ Thi sĩ Trần Huyền Tâm, “Chủ nguyên súy tao đàn,” Chủ bút trang Báo mạng “Nhabup.vn.” Người đã có 13 đầu sách, từ sáng tác thơ, văn, dịch thuật, Biên khảo đến Lý luận Phê bình. Các tác giả khác có từ một đến 5 – 7 tập sách như Bùi Biên Linh, Phạm Hồng Oanh, Nguyễn Thuý Hằng, Bùi Thanh Huyền, Nguyễn Thị Toán, Phạm Minh Châu, Nguyễn Phương Thủy, Nguyễn Diệu Liên, Trương Minh Hiếu, Lê Kim Hạnh, Lã Bắc Lý … Rồi, những cái tên mến yêu, quen thuộc với nhiều sáng tác, có sức quyến rũ trước đông đảo công chúng như : Vũ Huy Thông, Bùi Lan Anh, Phạm Lan Anh, Chu Xuân Giao (Vân Quốc), Trần Thu Huê, Nguyễn Minh Hương, Nguyễn Nga, Đào Thanh Bình, Trần Thị Vân Hương, Trần Minh Hạnh, Đỗ Thị Huệ, Bùi Thái Phúc, Phạm Minh Yến, Bùi Thị Ngọ, Bùi Trung Hiếu, Nguyễn Quốc Huy, Phạm Vương Hùng ... Ba tác giả Bùi Thái Phúc, Bùi Biên Linh, Phạm Hồng Oanh, có tác phẩm được “Sách giáo khoa Môn “Ngữ văn,” NXB Bộ Giáo dục chọn in, đưa vào nhà trường, giảng dạy.
Như vậy. Không tự hào sao được, khi trên cánh đồng văn chương cấy gieo của Hội VHNT – Thái Bình thuở nào đã làm nên mùa gặt lớn. Là Nhà văn – Người thầy đầu tiên chung tay gây dựng cơ đồ này. Tôi không thể quên và biết ơn những người có công dựng lên ngọn cờ khởi xướng, làm nên cái “Duyên” - Cái “Nhân Duyên” để bây giờ “là Quả” trong mối quan hệ “Nhân - Quả” hai chiều.
48 năm. Từ “Tuyển tập Thơ Văn thiếu nhi Thái Bình,” “Búp và Hoa,” “Gửi miền yêu thương.” “Chùa Keo.” “Điệp khúc Sen.” Rồi, “Duyên 1 – Duyên 2 ” … Trong 50 đầu sách, riêng Trần Huyền Tâm, với 13 tập “thơ và văn xuôi.” Từ “Giọt nắng vô thường” tới “Lưng túi gió trăng” tập Tiểu luận - Phê bình vừa xuất bản … Trần Huyền Tâm là gương mặt Văn – Thi sĩ với sự hình thành khá đậm một khuynh hướng tư tưởng nghệ thuật rõ rệt. Thơ và Tản văn của Trần Huyền Tâm là nét đẹp của cõi Thiền, cõi khói sương mong manh, mát lành, trong trẻo. Tập Tiểu luận – Phê bình vừa xuất bản, là những trang văn đầy cảm xúc. Là sự bắt nhập, hòa đồng, của tâm tình bạn bầu, tri kỷ. Là cách tiếp cận, mổ xẻ, phẩm bình qua những thi pháp, mà người Phê bình, đã thực sự là người thứ hai, người sáng tạo thêm lần nữa, giúp người viết có thêm ngọn lửa, nhìn rõ mình, tự nâng cao mình trong lao động sáng tạo.
Rồi, Bùi Thị Biên Linh, với 6 tập sách, thì có 5 tập in ra, đều được trao giải thưởng của các cơ quan văn học. Biên Linh là người đầu tiên của Nhà Búp vào Bình Phước và cũng là người đầu tiên của Bình Phước được kết nạp vào Hội nhà văn Việt Nam, xóa đi khoảng trống văn chương nhạt mờ, đã diễn ra hàng thế kỷ trên xứ sở của miền Đông đất đỏ. Tiểu thuyết “Lính miền Đông” của Biên Linh đang được tái bản với giá trị phản ánh, giá trị tạo dựng một bức tranh điển hình, sinh động về người lính với một thời trận mạc. Tác phẩm được dư luận đánh giá cao trong các sáng tác viết về đề tài chiến tranh cách mạng.
Rồi, Phạm Thị Hồng Oanh. Thơ với lối đi ít cậy nhờ vào “thi nhãn.” Thơ lấy góc chìm, góc “đại mộng” của hồn mình để khơi lên khoảng sáng. Thơ của những gì là trực giác chỉ còn trong sức cô nén, tích lũy. Để rồi, Phạm Hồng Oanh có nhiều câu thơ thật riêng, thật sâu sắc, thật hay, thơ dễ ám ánh và ghim sâu vào trí nhớ người đọc.
Nguyễn Thị Toán, thi sĩ của tuổi 9 -10 đã có bài thơ nổi tiếng mang tên “Biển và Ông.” Bài thơ có sức nặng gấp trăm ngàn lần sức vóc cô gái miền biển Diêm Điền nhỏ gầy, hiền dịu thuở nào. Tập thơ “Nơi thao thiết những miền xanh” là một minh chứng. Thơ của cái Nghĩ lớn hơn, trội vượt hơn cái Nhìn, cái Gặp. Thơ hướng tới chiều sâu triết luận. Thơ của một hồn thơ giàu sắc hương mà mỗi ngày thêm kết đọng, nén dồn hơn, giao hòa hơn, giữa hai chiều tư duy và cảm xúc.
Bùi Thị Thanh Huyền, được gọi là một “Nhà thơ - Chúa Đảo. Bởi, trên Đảo ngọc Phú Quốc chỉ có riêng một nữ Thi sĩ là Bùi Thanh Huyền có lai lịch văn chương như thế. Bùi Thanh Huyền lại đang gánh vác vai trò TGĐ một Resort khá lớn.) Thơ Bùi Thị Thanh Huyền với ngôn ngữ cao sang, và Đẹp. Thơ đi từ nguồn mạch mộng mơ, đẫm chất trữ tình. Thơ với những tầng kiến văn được dung chứa, kết tinh. Cùng với tập thơ “Huyền,” Bùi Thanh Huyền còn tập “Tản văn” khá dày dặn đã đang được Biên tập, đang mai phục để được tung ra vào một ngày xuân tới
Phạm Minh Châu với tập “Thơ và Văn xuôi” : “Dấu yêu gửi lại.” Thơ & văn xuôi của Phạm Minh Châu là sự hài hòa, ăn khớp của tâm hồn và gương mặt người viết. Một tâm hồn thật tươi xanh, thật đượm nồng, trong trẻo. Những trang viết của Phạm Minh Châu luôn cuộn sôi, xoáy xiết. Cái xoáy xiết, cuộn sôi mà êm xanh. Mà ngọt ngào. Mà mát lành, lặng thấm.
Nguyễn Diệu Liên, với tập thơ mang tên “Nỗi nhớ nghiêng.” Thơ Nguyễn Diệu Liên là những khoảnh khắc mong manh. Thơ coi trọng nét nhấn nhá, lặng, trầm. Thơ với cách vận động trong đồng hiện, đồng tỏa rạng, sức tung tẩy, trẻ trung. Bài thơ “Hoa nở, người không hái” của Nguyễn Diệu Liên thật ấn tượng ở cách nhìn, cách nghĩ, ở “tứ thơ” độc đáo, đầy nhân ái, nhân văn.
Trương Minh Hiếu, với tập thơ. “Cội.” Thơ Trương Minh Hiếu là năng lực biểu hiện sự dồi dào, phong phú, trong tiếp cận hiện thực, chiếm lĩnh hiện thực, khai sáng hiện thực. Và, cái đáng nói trong “cái có được, cái đem về,” là “Hiện thực hoài nghi. Hiện thực của “đại mộng” được gọi về từ “đại giác” – Đấy, chính là Hiếu. Là cõi hồn Trương Minh Hiếu đã làm nên sức vọng vang, sức loang thấm trong thơ …
Nguyễn Phương Thủy (Hiện đang giảng dạy tiếng Đức trên nước Đức). Thủy vừa viết thơ, vẽ tranh, vừa sáng tác và Dịch thơ từ nguyên bản tiếng Đức, tiếng Anh sang tiếng Việt và ngược lại. Tập “Ngân lên từ nỗi nhớ,” là bước chuyển tiếp, bước nối dài và đắp dầy một hồn thơ trẻ trung, yêu say, giàu khát khao, mơ tưởng …
Nguyễn Thúy Hằng với 4 tập “Thơ – Bút ký và Tản văn” … Thơ và Văn xuôi của Nguyễn Thuý Hằng biểu hiện một năng lực ôm trùm ngoại giới. Năng lực biến thế giới thứ nhất, khi bước vào trang viết “thành thế giới thứ hai,” Giàu có hơn. Phong phú, sinh động hơn. Biến ảo và, động hơn. Cội nguồn gốc rễ ấy, không gì khác, đó là Nguyễn Thúy Hằng – Đó là vía hồn thi nhân đóng vai trò chủ thể.
Chu Xuân Giao (Vân Quốc) với giọng thơ khá riêng biệt. Thơ không dễ lẫn trong muôn vẻ thơ ca. Thơ của khả năng phá cách, khả năng đào tìm, ở cách cảm, cách nghĩ. Thơ coi trọng “ở Tứ thơ.” Ở “thông điệp” ký thác. Thơ với cách ôm trùm “một không gian thơ” giàu suy tưởng và gợi. Thơ hướng tới một chiều sâu minh triết ...
Trần Thu Huê, với 7 năm liên tục theo Lớp Năng khiếu sáng tác văn học ở các khóa mùa hè. Cô gái lớp Văn này, trở thành vị “Phó Chủ tịch Huyện,” ở một tỉnh phương Nam, một cây bút Văn xuôi quý hiếm của Nhà Búp. Tập Truyện kí của Trần Thu Huê đang nằm trên bàn Biên tập, sẽ ra mắt vào sớm xuân 2025 Ất Tỵ. Đây là những trang văn xuôi của một cây bút vừa bước ra từ khoảng đời của người đằm mình trong thế cuộc nóng bỏng, đằm mình trước năm tháng đời thường với không ít “Cảnh huống – Cảnh Sự.” Không ít xương xảu, vỉa hè. Nhưng, cũng không ít chất thơ và nặng đầy tâm tình, suy ngẫm.
Đào Thanh Bình, người say mê “Nhà Búp” đến nỗi, khi đã vào Đại học, cô sinh viên xinh đẹp, trẻ trung ấy, vẫn từ Hà Nội tìm về với Lớp năng khiếu ở các khóa mùa hè để tham dự và tìm lấy cảm hứng sáng tác. Tiểu thuyết khá dày dặn được tác giả viết xong từ lâu, nhưng vẫn tự mình “cất sâu trong ngăn kéo,” . Bởi, sự ngắm trông cõi thế trong đắn đo, trong dự cảm … Ở mối liên hệ giữa hiện thực cuộc đời và hiện thực trang viết. Ở nhân vật đời thực với nhân vật … khi đã hóa thành văn.
Lê Kim Hạnh, từ Nhóm “Văn Bút Thái Bình,” vào phương Nam, thành Chánh văn phòng, Hội viên Hội VHNT – Đồng Nai. Trước khi sang định cư tại Cộng hòa Séc, Hạnh đã tin cho tôi. Hạnh đã đủ một tập thơ để xuất bản. Hạnh muốn tôi viết cho “Lời đề Tựa.” Thơ Lê Kim Hạnh khá hay ở thi ảnh, thi liệu luôn được “cá thể hóa.” Ở những gì là “Tâm thi” trong cái quặn se ở thân phận, nỗi niềm.
Rồi, Bùi Lan Anh, Vũ Huy Thông, Đỗ Thị Huệ. Nguyễn Minh Hương, Trần Vân Hương, Nguyễn Nga, Phạm Lan Anh, Bùi Thái Phúc, Trần Minh Hạnh, Bùi Thị Ngọ, Nguyễn Quốc Huy, Bùi Trung Hiếu, Phạm Vương Hùng … Những nhà văn Nhóm Búp đều đã có đủ tác phẩm : “Người 1 tập, người hai tập,” để có thể đứng tên riêng trong ấn phẩm xuất bản, chúng ta sẽ chờ “Họ với sự nối dài và đắp dầy kho gia sản văn chương Nhà Búp” trong ngày vui trước mặt.
48 năm qua, một chặng đường dài, không ngừng đổi khác trong vận động, chuyển tiếp. Dễ thấy, những trang viết của các em buổi mới “mở mắt nhìn đời” với nét trội là cậy nhờ vào trực giác. Là cái Nhìn, cái Gặp. Là khả năng ôm trùm một thế giới bề mặt. Tiêu biểu như : “Bạn gió mùa hè” bài thơ của Lê Quang Đôn được UNESCO trao giải Nhất. Hay, bài thơ “Buổi sáng ở Thuận Vi” của Phạm Thị Lan Anh, “Cây hồng” của Bùi Lan Anh, “Vườn cây đêm trăng” của Đào Thị Bình… Truyện ngắn “Bu tôi nhớ anh Tuấn” của Đỗ Mai Hương, “Loan” của Nguyễn Nga. “Làm chị” của Trần Thị Vân Hương, “Chuyện về một con gà” của Vũ Huy Thông, “Trong ánh chớp pháo sáng” của Minh Yến, “Châu chấu và Dế mèn” của Đỗ Thị Huệ ... Những tác phẩm đều được nhận giải thưởng qua các cuộc thi. Đều là những trang viết thật giàu sắc màu của bức trang ngoại giới.
Qua các sáng tác gần đây của các tác giả. Qua hai tập Thơ và Văn xuôi mang tên “DUYÊN” đã xuất bản, một thực tế, kể từ 1976, “các Nhà văn Nhóm Búp” bây giờ đều đã bước vào ngưỡng cửa “ngũ thập tri thiên mệnh”. Thơ và Văn xuôi của họ đã là sự đổi thay của cả một không gian của hồn người cầm bút. Ví như, “Mái nhà cao viễn xứ/ Nhớ mái phố liêu xiêu/ Người trong khung ảnh cũ/ Hồn mênh mang trong chiều.” Hay “Giữ cái vẹn nguyên và giữ những gì chưa đủ/ An nhiên treo lên tường/ một ngày mai” (Bùi Lan Anh) Hoặc: “Khỏa tay mặt nước êm đềm/ Buông trôi tất cả ưu phiền, sân si/ Vẳng nghe trong gió thầm thì/ Tiếng kinh cầu lắng từ bi trong hồn.” ( Phạm Minh Châu.) Hoặc: “Trăng tàn huyễn hoặc đêm sâu/ Còn ta huyễn hoặc bằng câu ru mình” (Lê Kim Hạnh.) Hoặc, “Ai nhớ ai, làm nhạt nắng mùa đông?/ Vầng mây tím cuối chiều trôi lãng đãng” ( Đỗ Thị Huệ) Hoặc “Biết rằng đã khuất đò ngang/ Sao còn xuống bến lội sang một mình… Rồi : “Lung linh một mảnh trăng gầy/ Treo lòng em nỗi đắng cay bên trời”(Nguyễn Thúy Hằng) Hoặc : “Giữa bao la được mất/ Lấm lem trong kiếm tìm/ Quẩn quanh dù gang tấc/ Anh có còn nguyên anh?“ Hoặc: “Trời rồi sẽ ngớt mưa dông/ Chỉ lo gió ở trong lòng chẳng ngơi” (Trương Minh Hiếu). Hoặc, bài thơ “Nói với con” thật cảm động ở cảnh ngộ, cảnh huống của Bùi Thái Phúc: “Hôm nay bố cưới vợ/ Mở tiệc ngay gần nhà/ Trong dập dìu tiếng nhạc/ Ngoài sân là xe hoa …” Để rồi, câu thơ xa xót trong cái tĩnh, trầm, trong tự mình an ủi mình là vậy: “Con vui vì có mẹ/ Mẹ sống nhờ có con/ Mong manh không dễ vỡ/ Hai mảnh nhỏ linh hồn ...” Tiêu biểu là Phạm Hồng Oanh, bài thơ nào cũng có được những câu thơ Hay, đáng nhớ. Ví như : “Chợt gần gũi đã xa xôi/ Con tim sống được vì nuôi nỗi buồn.” Hoặc : “Ta đi lạc phía thượng nguồn/ Chiều nay có một nỗi buồn thừa ra” ….
Mảng văn xuôi, bao gồm Tiểu thuyết, Truyện ngắn, Bút ký và Tản văn của Bùi Biên Linh, Trần Thu Huê, Vũ Huy Thông, Nguyễn Nga, Trần Minh Hạnh, Đào Thanh Bình, Bùi Thị Ngọ, Lã Bắc Lý… Là “Lượng thông tin bộn bề” với một phía là “Kỹ sư tâm hồn” giàu cảm quan, rung cảm. Đều vươn tới giá trị phản ánh, giá trị hữu ích, giá trị Chân – Thiện – Mỹ trước ý nghĩa cao đẹp của cuộc đời ...
Một số “Nhà văn Nhóm Búp” còn xông vào lãnh địa “Lý luận, phê bình” như Lã Bắc Lý, Trần Huyền Tâm, Bùi Thị Biên Linh, Đào Thanh Bình, Nguyễn Thị Toán… với nhiều bài nghiên cứu có được sự hòa đồng trong tiếp cận, mổ xẻ. Trong phát hiện, phẩm bình khá riêng rẽ, tinh tế ở nội dung, thi pháp, giúp người viết nhìn rõ mình, tự nâng cao mình trong lao động, sáng tạo.
Cùng với các ấn phẩm văn học và giải thưởng của các “Nhà văn Nhóm Búp” 5 năm qua, trang Báo mạng ra đời mang tên “Nhabup.vn” với đủ các chuyên mục được mở, thu hút đông đảo công chúng bạn đọc, bạn viết, tạo nên sự phong phú, sinh động của một diễn đàn văn chương thật cuốn hút và hấp dẫn. Nhiều nhà văn tên tuổi trong nước hoặc đang sinh sống ở nước ngoài (như: Ăng gô la, Tiệp Khắc, Mỹ, Đức, Thụy Điển) đều tình nguyện gia nhập làm “thành viên Nhà Búp” gắn kết với nhau trong giao lưu, sáng tác, trong những chuyến thâm nhập thực tế, trong đăng tải và xuất bản, như: Nguyễn Linh Khiếu, Bùi Đại Dũng, Nguyễn Ánh Tuyết, Nguyễn Hoàng Lâm, Hà Trí Dũng, Nguyễn Chi Thành, Thái Văn Sinh, Dương Chính Thức, Phan Hà, Phan Đăng Đương, Minh Hiển, Đặng Thế Truyền, Lương Duyên Thắng, Nguyễn Quốc Văn, Thủy Trần, Nguyễn Ngọc Thạch, Tuấn Khanh, Nguyễn Lại Hoàn, Trần Nguyễn Sông Hàn, Nguyên Hạnh, Nguyễn Trường Giang, Trần Anh Chiến, Lê Hải Hà, Nguyễn Huệ, Chi Yến .v.v…
Ngày 8/12/2024 này, “ Các Nhà văn Nhóm Búp” đã tổ chức ra mắt, phát hành “DUYÊN 2” - Tập “Thơ và Văn xuôi” của 72 tác giả (gồm 29 Nhà văn Nhóm Búp, 43 Nhà văn là “Thành viên Nhà Búp.” Với 219 bài viết, 520 trang in. Có nhà văn Nhóm Búp đóng góp ở cả ba thể loại. Có thể khẳng định, đây là tập sáng tác đông vui về số lượng, “Mạnh và Hay” về chất lượng. Với mỗi tác giả là một lối tiếp cận, lối mở, mang dáng vẻ khác nhau, nơi đốt lên cảm xúc, nơi liên tưởng văng xa, nơi đảo lật những trật tự ngôn từ, nơi lắng sâu của tư duy, khái quát …
Từ tổ chức của “Các Nhà văn Nhóm Búp,” chợt ngoảnh nhìn và nghĩ, năm 1495, Nhà Vua Lê Thánh Tông lập “tao đàn nhị thập bát tú.” Năm 1934, nhóm “Tự lực văn đoàn” của Khái Hưng – Nhất Linh, Thạch Lam, Tú Mỡ ... ra đời. Năm 1936 – Nhóm “Thơ Quy Nhơn - Bình Định” gồm Quách Tấn, Hàn Mặc Tử, Yến Lan, Chế Lan Viên…cũng được thành lập ... Tất cả tổ chức ấy, đều chỉ là một “nhóm Văn bút” ... Họ đã ghi vào lịch sử một trường phái, một giọng điệu văn chương, với một phía đóng góp đáng nói trong tiến trình phát triển lịch sử văn học nước nhà.
Vậy, với thành tựu “Văn chương của 29 Nhà văn Nhóm Búp” đang có so với các nhóm Văn Bút, trước nó, tin rằng, tia nắng khiêm nhường này sẽ lung linh, sẽ mãi còn trên miền trời xa thẳm của lịch sử văn chương đất nước.
Nhà thơ KIM CHUÔNG
(Nguyên Phó Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Thái Bình - Tổng Biên tập Tạp chí Văn nghệ Thái Bình
Thầy Chủ nhiệm Lớp Đào tạo Bồi dưỡng các em có năng khiếu sáng tác Văn học ở Thái Bình 1976 – 1990)
—---------------------------
(*) Bài đã in trên “Thời báo Văn học Nghệ thuật Việt Nam ngày 29/11/ 2024
https://nhabup.vn/news/ly-luan-phe-binh/tu-lop-nang-khieu-sang-tac-van-hoc-den-cac-nha-van-mang-ten-nhom-bup-7545.html
..
---
CẬP NHẬT
1.
Vanvn- Cách đây 48 năm, vào mùa hè năm 1976, khi vừa thống nhất đất nước, Hội Văn học Nghệ thuật Thái Bình là tỉnh đầu tiên trên cả nước đã khởi xướng, mở lớp “Đào tạo, bồi dưỡng các em thiếu nhi có năng khiếu sáng tác văn học” vào các tháng hè.
Sở dĩ, Thái Bình có sự quan tâm đặc biệt này, bởi ông Nguyễn Ngọc Trìu, nguyên Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, sau này là Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nói với nhà văn Bút Ngữ, Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Thái Bình lúc ấy, rằng: “Thái Bình, đâu chỉ đất lúa. Thái Bình có 111 vị Tiến sĩ lưu danh bia đá trong Văn Miếu Quốc Tử Giám. Thái Bình có Lê Quý Đôn, Ngô Quang Bích, Nguyễn Bảo, Ngô Quang Đoan, Nguyễn Tông Quai, Nguyễn Doãn Cử Thái Bình là đất Văn – Đất văn hiến …”
Từ cái nghĩ ấy, Hội Văn học Nghệ thuật Thái Bình ra đời (1971) rồi “Lớp Đào tạo, bồi dưỡng năng khiếu sáng tác văn học cho các em” cũng được tổ chức, kéo dài liên tục 15 năm, từ 1976 đến 1990. Trong các số Tạp chí Văn nghệ được xuất bản, Hội dành riêng tập sáng tác mang tên “Búp trên cành,” chuyên đăng tải bài của “Các em viết.”
Trên thế giới, có ba nước từng mở trường dạy Viết Văn như Học viện Văn học Gor-ki (Nga) – Bê-se (Đức) và Trường Viết văn Nguyễn Du của Việt Nam. Nhưng, thực tình, không trường lớp nào trên quả đất này có thể đào tạo được nhà văn. Bởi, mỗi nhà văn, họ là những vũ trụ riêng biệt. Bởi, tài năng văn chương mang đặc điểm hết sức đơn nhất. Vậy, “Lò luyện văn chương “của Hội Văn học Nghệ thuật Thái Bình thuở nào với những người thầy văn chương sẽ chỉ là người giúp các em khơi nguồn, đốt lửa, tạo nên những những nghệ sĩ sáng tạo thăng hoa, khai sáng hồn mình.
Từ 1976 đến 1990, mười lăm năm say mê, bền bỉ. Nhiều Thầy là nhà văn danh tiếng được mời về giảng dạy, như: Tô Hoài, Phạm Hổ, Vũ Tú Nam, Võ Quảng, Định Hải, Phong Thu … cùng với các Nhà văn Thái Bình như: Bút Ngữ, Kim Chuông, Lê Bính… duy trì việc “Nấu sử sôi Kinh,” bằng những bài sơ giản về lý luận văn học, những chuyến đi thực tế. Những sáng tác cụ thể được làm việc tay đôi trên bản thảo giữa thầy và trò. Những kết quả đem về sự nhận biết, cả kinh nghiệm qua những tác phẩm được in ấn trên các đài báo và những giải thưởng các em giành được từ các cuộc thi trong nước và quốc tế.
Năm 2014, sau 38 năm rời “ngôi đền văn chương” chia xa nhau đi về khắp nẻo đường đời, “Nhóm Văn bút” đã có cuộc tìm lại nhau, tập hợp đoàn kết bên nhau, phát động những cuộc sáng tác, xuất bản và ra mắt trang Báo mạng mang tên “Nhabup.vn”
Bốn mươi tám năm qua (1976 – 2024), với 200 “Nhà văn nhí” từng tham dự “Lớp năng khiếu sáng tác,” thật vui mừng và tự hào cho Thái Bình, “Nhóm Văn bút” còn trụ lại và sáng lên 29 gương mặt, với 50 tập sách in chung và in riêng. Với 50 Giải thưởng dành được qua các cuộc thi sáng tác văn học trong nước và quốc tế. Với nhiều sáng tác thơ văn – Dịch thuật, Lý luận Phê bình của các tác giả thường xuyên được công bố trên báo chí.
Có thể thấy, đây là sự kiện lịch sử văn chương không dễ vùng đất nào có được. Khi hai thành viên của “các Nhà văn Nhóm Búp,” là Bùi Thị Biên Linh và Phạm Hồng Oanh đã được kết nạp, trở thành Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Gần chục văn thi sĩ khác là Hội viên của các Hội VHNT trên các tỉnh thành cả nước. Rồi, những Nhà nghiên cứu Văn hóa, những Nhà báo xuất sắc. Những Nhà giáo dạy văn giỏi. Còn không ít gương mặt đã đầy đủ ấn phẩm xuất bản, xứng đáng đứng trong dội ngũ Nhà văn đất nước, nhưng vì lý do nào đấy, họ lại chưa muốn gia nhập Hội.
Có thể kể, nữ thi sĩ Trần Huyền Tâm, “Chủ nguyên súy tao đàn,” Chủ bút trang Báo mạng “Nhabup.vn” Người đã có 13 đầu sách, từ sáng tác thơ, văn, dịch thuật, Biên khảo đến Lý luận Phê bình. Các tác giả khác có từ một đến 5 – 7 tập sách như Bùi Biên Linh, Phạm Hồng Oanh, Nguyễn Thuý Hằng, Bùi Thanh Huyền, Nguyễn Thị Toán, Phạm Minh Châu, Nguyễn Phương Thủy, Nguyễn Diệu Liên, Trương Minh Hiếu, Lê Kim Hạnh, Lã Bắc Lý … Rồi, những cái tên mến yêu, quen thuộc với nhiều sáng tác, có sức quyến rũ trước đông đảo công chúng như: Vũ Huy Thông, Bùi Lan Anh, Phạm Lan Anh, Chu Xuân Giao (Vân Quốc), Trần Thu Huê, Nguyễn Minh Hương, Nguyễn Nga, Đào Thanh Bình, Trần Thị Vân Hương, Trần Minh Hạnh, Đỗ Thị Huệ, Bùi Thái Phúc, Phạm Minh Yến, Bùi Thị Ngọ, Bùi Trung Hiếu, Nguyễn Quốc Huy, Phạm Vương Hùng… Ba tác giả Bùi Thái Phúc, Bùi Biên Linh, Phạm Hồng Oanh, có tác phẩm được “Sách giáo khoa Môn “Ngữ văn,” NXB Bộ Giáo dục chọn in, đưa vào nhà trường, giảng dạy.
Như vậy. Không tự hào sao được, khi trên cánh đồng văn chương cấy gieo của Hội VHNT – Thái Bình thuở nào đã làm nên mùa gặt lớn. Là Nhà văn – Người thầy đầu tiên, người “Thầy Chủ nhiệm” chung tay gây dựng cơ đồ 15 năm xa dài, liên tục này. Tôi không thể quên và biết ơn những người có công dựng lên ngọn cờ khởi xướng, làm nên cái “Duyên” – Cái “Nhân Duyên” để bây giờ “là Quả” trong mối quan hệ “Nhân – Quả” hai chiều.
48 năm. Từ “Tuyển tập Thơ Văn thiếu nhi Thái Bình,” “Búp và Hoa,” “Gửi miền yêu thương.” “Chùa Keo.” “Điệp khúc Sen.” Rồi, “Duyên 1 – Duyên 2 ” … Trong 50 đầu sách, riêng Trần Huyền Tâm, với 13 tập “thơ và văn xuôi.” Từ “Giọt nắng vô thường” tới “Lưng túi gió trăng” tập Tiểu luận – Phê bình vừa xuất bản … Trần Huyền Tâm là gương mặt Văn – Thi sĩ với sự hình thành khá đậm một khuynh hướng tư tưởng nghệ thuật rõ rệt. Thơ và Tản văn của Trần Huyền Tâm là nét đẹp của cõi Thiền, cõi khói sương mong manh, mát lành, trong trẻo. Tập Tiểu luận – Phê bình vừa xuất bản, là những trang văn đầy cảm xúc. Là sự bắt nhập, hòa đồng, của tâm tình bạn bầu, tri kỷ. Là cách tiếp cận, mổ xẻ, phẩm bình qua những thi pháp, mà người Phê bình, đã thực sự là người thứ hai, người sáng tạo thêm lần nữa, giúp người viết có thêm ngọn lửa, nhìn rõ mình, tự nâng cao mình trong lao động sáng tạo.
Rồi, Bùi Thị Biên Linh, với 6 tập sách, thì có 5 tập in ra, đều được trao giải thưởng của các cơ quan văn học. Biên Linh là người đầu tiên của Nhà Búp vào Bình Phước và cũng là người đầu tiên của Bình Phước được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam, xóa đi khoảng trống văn chương nhạt mờ, đã diễn ra hàng thế kỷ trên xứ sở của miền Đông đất đỏ. Tiểu thuyết “Lính miền Đông” của Biên Linh đang được tái bản với giá trị phản ánh, giá trị tạo dựng một bức tranh điển hình, sinh động về người lính với một thời trận mạc. Tác phẩm được dư luận đánh giá cao trong các sáng tác viết về đề tài chiến tranh cách mạng.
Rồi, Phạm Thị Hồng Oanh. Thơ với lối đi ít cậy nhờ vào “thi nhãn.” Thơ lấy góc chìm, góc “đại mộng” của hồn mình để khơi lên khoảng sáng. Thơ của những gì là trực giác chỉ còn trong sức cô nén, tích lũy. Để rồi, Phạm Hồng Oanh có nhiều câu thơ thật riêng, thật sâu sắc, thật hay, thơ dễ ám ánh và ghim sâu vào trí nhớ người đọc.
Nguyễn Thị Toán, thi sĩ của tuổi 9 -10 đã có bài thơ nổi tiếng mang tên “Biển và Ông.” Bài thơ có sức nặng gấp trăm ngàn lần sức vóc cô gái miền biển Diêm Điền nhỏ gầy, hiền dịu thuở nào. Tập thơ “Nơi thao thiết những miền xanh” là một minh chứng. Thơ của cái Nghĩ lớn hơn, trội vượt hơn cái Nhìn, cái Gặp. Thơ hướng tới chiều sâu triết luận. Thơ của một hồn thơ giàu sắc hương mà mỗi ngày thêm kết đọng, nén dồn hơn, giao hòa hơn, giữa hai chiều tư duy và cảm xúc.
Bùi Thị Thanh Huyền, được gọi là một “Nhà thơ – Chúa Đảo. Bởi, trên Đảo ngọc Phú Quốc chỉ có riêng một nữ Thi sĩ là Bùi Thanh Huyền có lai lịch văn chương như thế. Bùi Thanh Huyền lại đang gánh vác vai trò TGĐ một Resort khá lớn). Thơ Bùi Thị Thanh Huyền với ngôn ngữ cao sang, và Đẹp. Thơ đi từ nguồn mạch mộng mơ, đẫm chất trữ tình. Thơ với những tầng kiến văn được dung chứa, kết tinh. Cùng với tập thơ “Huyền,” Bùi Thanh Huyền còn tập “Tản văn” khá dày dặn đã đang được Biên tập, đang mai phục để được tung ra vào một ngày xuân tới
Phạm Minh Châu với tập “Thơ và Văn xuôi”: “Dấu yêu gửi lại”. Thơ & văn xuôi của Phạm Minh Châu là sự hài hòa, ăn khớp của tâm hồn và gương mặt người viết. Một tâm hồn thật tươi xanh, thật đượm nồng, trong trẻo. Những trang viết của Phạm Minh Châu luôn cuộn sôi, xoáy xiết. Cái xoáy xiết, cuộn sôi mà êm xanh. Mà ngọt ngào. Mà mát lành, lặng thấm.
Nguyễn Diệu Liên, với tập thơ mang tên “Nỗi nhớ nghiêng”. Thơ Nguyễn Diệu Liên là những khoảnh khắc mong manh. Thơ coi trọng nét nhấn nhá, lặng, trầm. Thơ với cách vận động trong đồng hiện, đồng tỏa rạng, sức tung tẩy, trẻ trung. Bài thơ “Hoa nở, người không hái” của Nguyễn Diệu Liên thật ấn tượng ở cách nhìn, cách nghĩ, ở “tứ thơ” độc đáo, đầy nhân ái, nhân văn.
Trương Minh Hiếu, với tập thơ. “Cội.” Thơ Trương Minh Hiếu là năng lực biểu hiện sự dồi dào, phong phú, trong tiếp cận hiện thực, chiếm lĩnh hiện thực, khai sáng hiện thực. Và, cái đáng nói trong “cái có được, cái đem về,” là “Hiện thực hoài nghi. Hiện thực của “đại mộng” được gọi về từ “đại giác” – Đấy, chính là Hiếu. Là cõi hồn Trương Minh Hiếu đã làm nên sức vọng vang, sức loang thấm trong thơ …
Nguyễn Phương Thủy (Hiện đang giảng dạy tiếng Đức trên nước Đức). Thủy vừa viết thơ, vẽ tranh, vừa sáng tác và Dịch thơ từ nguyên bản tiếng Đức, tiếng Anh sang tiếng Việt và ngược lại. Tập “Ngân lên từ nối nhớ,” là bước chuyển tiếp, bước nối dài và đắp dầy một hồn thơ trẻ trung, yêu say, giàu khát khao, mơ tưởng …
Nguyễn Thúy Hằng với 4 tập “Thơ – Bút ký và Tản văn”… Thơ và Văn xuôi của Nguyễn Thuý Hằng biểu hiện một năng lực ôm trùm ngoại giới. Năng lực biến thế giới thứ nhất, khi bước vào trang viết “thành thế giới thứ hai”. Giàu có hơn, phong phú, sinh động hơn, biến ảo và động hơn. Cội nguồn gốc rễ ấy, không gì khác, đó là Nguyễn Thúy Hằng – Đó là vía hồn thi nhân đóng vai trò chủ thể.
Chu Xuân Giao (Vân Quốc) với giọng thơ khá riêng biệt. Thơ không dễ lẫn trong muôn vẻ thơ ca. Thơ của khả năng phá cách, khả năng đào tìm, ở cách cảm, cách nghĩ. Thơ coi trọng “ở Tứ thơ.” Ở “thông điệp” ký thác. Thơ với cách ôm trùm “một không gian thơ” giàu suy tưởng và gợi. Thơ hướng tới một chiều sâu minh triết …
Trần Thu Huê, với 7 năm liên tục theo Lớp Năng khiếu sáng tác văn học ở các khóa mùa hè. Cô gái lớp Văn này, trở thành vị “Phó Chủ tịch Huyện,” ở một tỉnh phương Nam, một cây bút Văn xuôi quý hiếm của Nhà Búp. Tập Truyện ký của Trần Thu Huê đang nằm trên bàn Biên tập, sẽ ra mắt vào sớm xuân 2025 Ất Tỵ. Đây là những trang văn xuôi của một cây bút vừa bước ra từ khoảng đời của người đằm mình trong thế cuộc nóng bỏng, đằm mình trước năm tháng đời thường với không ít “Cảnh huống – Cảnh Sự.” Không ít xương xảu, vỉa hè. Nhưng, cũng không ít chất thơ và nặng đầy tâm tình, suy ngẫm.
Đào Thanh Bình, người say mê “Nhà Búp” đến nỗi, khi đã vào Đại học, cô sinh viên xinh đẹp, trẻ trung ấy, vẫn từ Hà Nội tìm về với Lớp năng khiếu ở các khóa mùa hè để tham dự và tìm lấy cảm hứng sáng tác. Tiểu thuyết khá dày dặn được tác giả viết xong từ lâu, nhưng vẫn tự mình “cất sâu trong ngăn kéo,” . Bởi, sự ngắm trông cõi thế trong đắn đo, trong dự cảm… Ở mối liên hệ giữa hiện thực cuộc đời và hiện thực trang viết. Ở nhân vật đời thực với nhân vật … khi đã hóa thành văn.
Lê Kim Hạnh, từ Nhóm “Văn Bút Thái Bình,” vào phương Nam, thành Cán bộ Văn phòng, Hội viên Hội VHNT – Đồng Nai. Trước khi sang định cư tại Cộng hòa Séc, Hạnh đã tin cho tôi. Hạnh đã đủ một tập thơ để xuất bản. Hạnh muốn “Thầy Chủ nhiẹm” viết cho “Lời đề Tựa.” Thơ Lê Kim Hạnh khá hay ở thi ảnh, thi liệu luôn được “cá thể hóa.” Ở những gì là “Tâm thi” trong cái quặn se ở thân phận, nỗi niềm.
Rồi, Bùi Lan Anh, Vũ Huy Thông, Đỗ Thị Huệ. Nguyễn Minh Hương, Trần Vân Hương, Nguyễn Nga, Phạm Lan Anh, Bùi Thái Phúc, Trần Minh Hạnh, Bùi Thị Ngọ, Nguyễn Quốc Huy, Bùi Trung Hiếu, Phạm Vương Hùng … Những nhà văn Nhóm Búp đều đã có đủ tác phẩm : “Người 1 tập, người hai tập,” để có thể đứng tên riêng trong ấn phẩm xuất bản, chúng ta sẽ chờ “Họ với sự nối dài và đắp dầy kho gia sản văn chương Nhà Búp” trong ngày vui trước mặt.
48 năm qua, một chặng đường dài, không ngừng đổi khác trong vận động, chuyển tiếp. Dễ thấy, những trang viết của các em buổi mới “mở mắt nhìn đời” với nét trội là cậy nhờ vào trực giác. Là cái Nhìn, cái Gặp. Là khả năng ôm trùm một thế giới bề mặt. Tiêu biểu như : “Bạn gió mùa hè” bài thơ của Lê Quang Đôn được UNESCO trao giải Nhất. Hay, bài thơ “Buổi sáng ở Thuận Vi” của Phạm Thị Lan Anh, “Cây hồng” của Bùi Lan Anh, “Vườn cây đêm trăng” của Đào Thị Bình… Truyện ngắn “Bu tôi nhớ anh Tuấn” của Đỗ Mai Hương, “Loan” của Nguyễn Nga. “Làm chị” của Trần Thị Vân Hương, “Chuyện về một con gà” của Vũ Huy Thông, “Trong ánh chớp pháo sáng” của Minh Yến, “Châu chấu và Dế mèn” của Đỗ Thị Huệ … Những tác phẩm đều được nhận giải thưởng qua các cuộc thi. Đều là những trang viết thật giàu sắc màu của bức trang ngoại giới.
Qua các sáng tác gần đây của các tác giả. Qua hai tập Thơ và Văn xuôi mang tên “DUYÊN” đã xuất bản, một thực tế, kể từ 1976, “các Nhà văn Nhóm Búp” bây giờ đều đã bước vào ngưỡng cửa “ngũ thập tri thiên mệnh.” Thơ và Văn xuôi của họ đã là sự đổi thay của cả một không gian của hồn người cầm bút. Ví như, “Mái nhà cao viễn xứ/ Nhớ mái phố liêu xiêu/ Người trong khung ảnh cũ/ Hồn mênh mang trong chiều.” Hay “Giữ cái vẹn nguyên và giữ những gì chưa đủ/ An nhiên treo lên tường/ một ngày mai” (Bùi Lan Anh) Hoặc : “Khỏa tay mặt nước êm đềm/ Buông trôi tất cả ưu phiền, sân si/ Vẳng nghe trong gió thầm thì/ Tiếng kinh cầu lắng từ bi trong hồn.” ( Phạm Minh Châu). Hoặc: “Trăng tàn huyễn hoặc đêm sâu/ Còn ta huyễn hoặc bằng câu ru mình” (Lê Kim Hạnh.) Hoặc, “Ai nhớ ai, làm nhạt nắng mùa đông?/ Vầng mây tím cuối chiều trôi lãng đãng” ( Đỗ Thị Huệ) Hoặc “Biết rằng đã khuất đò ngang/ Sao còn xuống bến lội sang một mình … Rồi : “Lung linh một mảnh trăng gầy/ Treo lòng em nỗi đắng cay bên trời” (Nguyễn Thúy Hằng) Hoặc : “Giữa bao la được mất/ Lấm lem trong kiếm tìm/ Quẩn quanh dù gang tấc/ Anh có còn nguyên anh? “Hoặc: “Trời rồi sẽ ngớt mưa dông/ Chỉ lo gió ở trong lòng chẳng ngơi” (Trương Minh Hiếu) Hoặc, bài thơ “Nói với con” thật cảm động ở cảnh ngộ, cảnh huống của Bùi Thái Phúc : “Hôm nay bố cưới vợ/ Mở tiệc ngay gần nhà/ Trong dập dìu tiếng nhạc/ Ngoài sân là xe hoa …” Để rồi, câu thơ xa xót trong cái tĩnh, trầm, trong tự mình an ủi mình là vậy: “Con vui vì có mẹ/ Mẹ sống nhờ có con/ Mong manh không dễ vỡ/ Hai mảnh nhỏ linh hồn …” Tiêu biểu là Phạm Hồng Oanh, bài thơ nào cũng có được những câu thơ Hay, đáng nhớ. Ví như “Chợt gần gũi đã xa xôi/ Con tim sống được vì nuôi nỗi buồn.” Hoặc : “Ta đi lạc phía thượng nguồn/ Chiều nay có một nỗi buồn thừa ra” ….
Mảng văn xuôi, bao gồm Tiểu thuyết, Truyện ngắn, Bút ký và Tản văn của Bùi Biên Linh, Trần Thu Huê, Vũ Huy Thông, Nguyễn Nga, Trần Minh Hạnh, Đào Thanh Bình, Bùi Thị Ngọ, Lã Bắc Lý… Là “Lượng thông tin bộn bề” với một phía là “Kỹ sư tâm hồn” giàu cảm quan, rung cảm. Đều vươn tới giá trị phản ánh, giá trị hữu ích, giá trị Chân – Thiện – Mỹ trước ý nghĩa cao đẹp của cuộc đời …
Một số “Nhà văn Nhóm Búp,” còn xông vào lãnh địa “Lý luận, phê bình” như Lã Bắc Lý, Trần Huyền Tâm, Bùi Thị Biên Linh, Đào Thanh Bình, Nguyễn Thị Toán… với nhiều bài nghiên cứu có được sự hòa đồng trong tiếp cận, mổ xẻ. Trong phát hiện, phẩm bình khá riêng rẽ, tinh tế ở nội dung, thi pháp, giúp người viết nhìn rõ mình, tự nâng cao mình trong lao động, sáng tạo.
Cùng với các ấn phẩm văn học và giải thưởng của các “Nhà văn Nhóm Búp”, 5 năm qua, trang Báo mạng ra đời mang tên “Nhàbup.vn” với đủ các chuyên mục được mở, thu hút đông đảo công chúng bạn đọc, bạn viết, tạo nên sự phong phú, sinh động của một diễn đàn văn chương thật cuốn hút và hấp dẫn. Nhiều nhà văn tên tuổi trong nước hoặc đang sinh sống ở nước ngoài (như : Ăng gô la, Tiệp Khắc, Mỹ, Đức, Thụy Điển) đều tình nguyện gia nhập làm “thành viên Nhà Búp,” gắn kết với nhau trong giao lưu, sáng tác, trong những chuyến thâm nhập thực tế, trong đăng tải và xuất bản, như : Nguyễn Linh Khiếu, Bùi Đại Dũng, Nguyễn Ánh Tuyết, Nguyễn Hoàng Lâm, Hà Trí Dũng, Nguyễn Chi Thành, Thái Văn Sinh, Dương Chính Thức, Phan Hà, Phan Đăng Đương, Minh Hiển, Đặng Thế Truyền, Lương Duyên Thắng, Nguyễn Quốc Văn, Thủy Trần, Nguyễn Ngọc Thạch, Tuấn Khanh, Nguyễn Lại Hoàn, Trần Nguyễn Sông Hàn, Nguyên Hạnh, Nguyễn Trường Giang, Trần Anh Chiến, Lê Hải Hà, Nguyễn Huệ, Chi Yến .…
Ngày 8.12. 2024 này, “Các Nhà văn Nhóm Búp” sẽ tổ chức ra mắt, phát hành “DUYÊN 2” – Tập “Thơ và Văn xuôi” của 72 tác giả (gồm 29 Nhà văn Nhóm Búp, 43 Nhà văn là “Thành viên Nhà Búp.” Với 218 bài viết, 520 trang in. Có nhà văn Nhóm Búp đóng góp ở cả ba thể loại. Có thế khẳng định, đây là tập sáng tác đông vui về số lượng, “Mạnh và Hay” về chất lượng. Với mỗi tác giả là một lối tiếp cận, lối mở, mang dáng vẻ khác nhau, nơi đốt lên cảm xúc, nơi liên tưởng văng xa, nơi đảo lật những trật tự ngôn từ, nơi lắng sâu của tư duy, khái quát …
Từ tổ chức của “Các Nhà văn Nhóm Búp,” chợt ngoảnh nhìn và nghĩ, năm 1495, Nhà Vua Lê Thánh Tông lập “tao đàn nhị thập bát tú.” Năm 1934, nhóm “Tự lực văn đoàn” của Khái Hưng – Nhất Linh, Thạch Lam, Tú Mỡ … ra đời. Năm 1936 – Nhóm “Thơ Quy Nhơn – Bình Định” gồm Quách Tấn, Hàn Mặc Tử, Yến Lan, Chế Lan Viên…cũng được thành lập. Tất cả tổ chức ấy, đều chỉ là một “nhóm Văn bút” … Họ đã ghi vào lịch sử một trường phái, một giọng điệu văn chương, với một phía đóng góp đáng nói trong tiến trình phát triển lịch sử văn học nước nhà.
Vậy, với thành tựu “Văn chương của 29 Nhà văn Nhóm Búp” đang có so với các nhóm Văn Bút, trước nó, tin rằng, tia nắng khiêm nhường này sẽ lung linh, sẽ mãi còn trên miền trời xa thẳm của lịch sử văn chương đất nước.
KIM CHUÔNG
https://vanvn.vn/co-mot-lua-nha-van-mang-ten-nhom-bup/?fbclid=IwY2xjawG_hENleHRuA2FlbQIxMQABHZDzbaSjScra0gWOIZLRthGGMV2EtUidiIl8QxCamQrsNydNUGV_tJtkhg_aem_rfVMdBqY8Yi4coX9Xo4fsw
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.
LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.
Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.