Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

21/10/2014

Bản Giốc chờ ngày cất cánh (bài nhóm Đỗ Hùng, 2011)

Tên bài báo đúng như vậy. Nhưng mở bài đã viết rối rồi, chỉ là tiếng Việt chứ chưa phải tiếng Tây tiếng Tàu. Bảo thác "nằm giữa hai tỉnh Cao Bằng của Việt Nam và Quảng Tây của Trung Quốc" là thế nào ? 

Và "Bản Giốc" cất cánh là thế nào ? Cái gì cất cánh ? Thác nước hay là bản làng ?

Câu chuyện thác Bản Giốc - 3 (bài nói của Trần Công Trục, 2013)

Trước khi đọc bài của ông Trục (một ông quan phụ trách về vấn đề biên giới của chính phủ), thì cần đọc thư ngỏ bài của ông Lĩnh (cũng vốn là người ở trong hệ thống chính phủ).

Ông Lĩnh thì vẻ như chưa từng lên thác Bản Giốc. Còn ông Trục, thì như lời ông cho biết, là đã từng lặn lội nhiều ở vùng này.

20/10/2014

Bạn dân chuyên Toán ra tập thơ

Mới biết tin ông bạn là dân chuyên Toán ngày trước (sau học Bách khoa) ra một tập thơ, có cái tên khá quen quen là Chuông gió ngoài hiên. Nghe quen bởi nhớ đến tập Chuông giấy của Phan Nhiên Hạo.

Thông tuyến xe buýt Thành phố - Quảng Uyên – Trùng Khánh (từ cuối năm 2014)

Trùng Khánh là dẫn lên thác Bản Giốc.

Đèo Mã Phục ở Cao Bằng

Thời Mạc cai trị Cao Bằng, người ta biết dùng voi trận. Quân Lê Trịnh sở dĩ mãi không thắng được Mạc, có lẽ, một phần nhờ vào cách đánh sử dụng voi trận này (đây là tôi phỏng đoán, chứ trước nay chưa ai nghĩ như vậy). Hai bên cầm cự nhau tới gần 1 thế kỉ (là khoảng thời gian còn dài hơn 65 năm cai trị ở Thăng Long của nhà Mạc).

Những cây Kim Giao trong vườn vua Hùng (viết thêm)

Ở đây, là viết thêm vài dòng từ kinh nghiệm dân gian, chứ trước đó đã viết về những cây Kim Giao đại loại như thế này rồi (ở đây, hồi tháng 5 năm 2013).

Một lão niên chuyên nghề cây cảnh ở khu vực đình Ngọc Hà (làng hoa Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội) đã nói với tôi từ những năm 1996-1998, rằng: người xưa, người ta trồng cây nhưng kiêng ghi tên hay cắm biển ghi tên ở bên cạnh, cháu ạ. Kị số một đấy.

Con gái nhà Obuchi vừa từ chức, và xin lỗi quốc dân

Tiếp nối sự kiện con gái của cựu thủ tướng Obuchi.

Câu chuyện thác Bản Giốc - 2 (bài Mai Thái Lĩnh 2012)

Bài gồm 2 kì, công bố năm 2012. 

Loạt này là tiếp nối những biên khảo từ năm 2010 của ông Mai Thái Lĩnh về Ải Nam Quan (lúc đó, còn nhớ là công bố trên talawas - blog).

19/10/2014

Câu chuyện thác Bản Giốc - 1 (thư ngỏ của Mai Thái Lĩnh)

Xã hội phân công rồi, mỗi anh mỗi việc mỗi quan tâm. Nên quan tâm của tôi ở khu vực Bản Thang và Bản Giốc, là khác với quan tâm của các ông Mai Thái Lĩnh hay Trần Công Trục.

Thử nghiệm dâng văn "Giáng tiên kì lục" tại Phủ Tây Hồ (2014)

Liam phê phán các công trình của Trần Quốc Vượng (về trích dẫn)

Về trích dẫn. Đầu tiên, Liam phê Trần Quốc Vượng trong trích dẫn tư liệu Hán văn, rồi sau đó là trích dẫn tư liệu phương Tây.

Vấn đề hôm nay : Vấn đề tâm linh (bài Vũ Văn Hiền, phát trên VOV ngày 6/11/2013)

Ngày 6/11/2013, là trùng vào ngày có hội thảo về chiếc răng...lợn (đã đi ở entry nàyentry này).

18/10/2014

Từng có thời gian : cùng một lúc, thấy hai Trung tâm Nghiên cứu Tiềm năng con người (2012)

Thuần túy lưu tư liệu. 

Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Tiềm năng con người, với bài diễn văn tháng 7/2014

"Tuy vậy có lẽ chưa bao giờ, qua dư luận và một số cơ quan báo chí truyền thông, qua sự phát biểu thiếu cân nhắc của những người có trách nhiệm, gây nên hậu quả là các nhà ngoại cảm phải chịu áp lực và sự bất công nhiều đến như vậy. Đồng thau, trắng đen đã lẫn lộn. Và điều đó không chỉ tổn thương đến các nhà ngoại cảm chân chính mà thực sự đã gây nên tâm lý hoang mang trong cộng đồng xã hội. Bất chấp những điều đó và với tinh thần “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”, các nhà khoa học và các cộng tác viên của Viện với tấm lòng chân thành, đam mê khoa học, với động cơ trong sáng, vẫn dấn thân vào một công việc rất gai góc và có khi còn hiểm nguy"  (Viện trưởng Phạm Minh Hạc, tháng 7/2014).


Vẫn thuần túy là lưu tư liệu.