Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

28/08/2014

Tạm kết cho cuộc tranh luận "Utopia" và "Địa đàng trần gian" (2006)

Như thấy ở hai entry trước (hiệp 1hiệp 2), cuộc tranh luận diễn ra cách nay đã 8 năm, nhưng tựa như vẫn chưa vẫn còn chưa kết thúc. Sau lên tiếng lần thứ hai của chủ nhân nhà Nhã Nam Nguyễn Nhật Anh (với sự trợ giúp tra cứu của Đông A), thì không thấy nhà Việt ngữ học Cao Xuân Hạo trả lời. Cuộc tranh luận ngưng lại ở đó. Chưa có một cái tạm gọi là lời kết. Sau đó, sang năm 2007, ông Cao Xuân Hạo đã từ trần. Nên có thể xem đây như những trao đổi học thuật cuối cùng của ông.

Việt Nam phát hiện giống lúa cổ ở Thành Dền : 5 - Tháng Chín, khi chưa có kết quả giám định từ Nhật Bản


Hiện chưa thấy tế bào STAP, nhưng vẫn chưa hết kì vọng

Kết luận của cuộc thông báo kết quả thí nghiệm kiểm chứng đối với tế bào STAP (diễn ra hôm qua, tại Kyoto): ở thời điểm hiện tại, tháng 8/2014, chưa tìm ra được STAP.

27/08/2014

So sánh đơn thuần : 2 - tỉnh Cao Bằng và huyện Long An (Quảng Tây)

Ở so sánh đơn thuần đã thực hiện trước, thì thấy, về cơ bản là tỉnh Quảng Tây có độ lớn gần bằng nước Việt Nam (khoảng 3/4 Việt Nam). Bản thân Quảng Tây rộng gấp khoảng 2 lần rưỡi so với Hàn Quốc. Về dân số, Quảng Tây ngang ngang Hàn Quốc và bằng khoảng một nửa so với Việt Nam.

Ở đền thờ Nguyễn Công Trứ : Lê Khả Sỹ phê Vũ Khiêu viết câu đôi thất niêm thất luật

Đi entry này, bởi hôm nay, bạn bè nhắc đến cụ Nguyễn Công Trứ. Và nhắc đến ngôi đền thờ, cùng khu tưởng niệm cụ, ở làng Ngoại Đê huyện Tiền Hải.

Tin được chờ đợi hôm nay

Chiều nay, sẽ có báo cáo giữa kì về kết quả kiểm chứng "có hay không có tế bào STAP". Liên quan đến nữ khoa học gia Obokata và một loạt sự kiện từ đầu năm đến nay của Viện Riken.

Tựa như không có triển vọng để khẳng định "có".

Tuy vậy, phía y học thì vẫn kì vọng là ít nhất có một chút khói, để tạo được ra lửa ở bước tiếp theo. Vì, nếu chứng minh là có tế bào STAP thì sẽ đưa đến những tiến bộ rất lớn trong y học.

26/08/2014

So sánh đơn thuần : 1 - Việt Nam và Quảng Tây (đất và người)

Mở thêm ra một mục, gọi là So sánh đơn thuần. Đầu tiên, thử so sánh giữa tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc (B) và Việt Nam (A) xem sao. 

Tạm thời so sánh đất người trước. Tức là số lượng của diện tíchdân số. Mới chỉ đơn thuần là số lượng.

Vẫn về việc nhà Việt ngữ học không quen, hay không thạo tra từ điển

Hôm qua, để tiết kiệm, và cũng là để người đọc tập trung được vào việc đọc, nên mới dừng lại ở ngày 20/9/2006 với trả lời của nhà Việt ngữ học Cao Xuân Hạo. Sau 8 năm, nhắc lại cuộc tranh luận, thì một lần nữa, không khí lại sôi nổi trở lại. Mà cũng có thể là, do đã lùi xa 8 năm, nên bây giờ mới đủ thấm để nhìn lại.

Hôm nay, đi tiếp hiệp 2, bắt đầu từ sau ngày 20/9/2006. Sẽ là ý kiến của Đông A (chỉ ra trong tiếng Hán rõ ràng có Địa đàng đàng hoàng), và sau đó là trao đổi lại của ông chủ nhà Nhã Nam.

Trải nghiệm tiếng và chữ Chăm của trí thức Chăm : đến cả bảy tám phần mười là độn tiếng Việt

Đó là trải nghiệm, và nhận xét thấm phần đăng đắng của Inrasara (Phú Trạm) - một trí thức Chăm, nhà thơ và nhà biên khảo về văn hóa Chăm. 

Trải nghiệm này nên được đặt trong đối sánh với tình hình của người Tày Nùng ở phía bắc.

Việt Nam phát hiện giống lúa cổ ở Thành Dền : 4 - Tháng Bảy, mơn mởn làm đòng

25/08/2014

Nhà Việt ngữ học hàng đầu Việt Nam hình như không đủ hay không quen tra từ điển tiếng Việt kinh điển

Một nhà ngôn ngữ học, chuyên sâu về tiếng Việt, nhưng không quen sử dụng những từ điển tiếng Việt mang tính kinh điển (như các cuốn của Đắc Lộ, Ta-bét, cố Trường, Ga-bi-rên, Bỉ Nhu...), tưởng là chuyện không có thật. Nhưng rất tiếc, ở Việt Nam, lại là có thật. Tên các cuốn từ điển là ghi theo cách đọc "thói quen" của tôi, có thể không chuẩn.

Điều này có thể thấy được, ít nhất, và cũng là rõ nhât, qua cuộc tranh luận về các chữ "Địa đàng trần gian" giữa nhà Việt ngữ học Cao Xuân Hạo và ông chủ nhà Nhã Nam Nguyễn Nhật Anh. Câu chuyện đã lùi vào quá khứ khoảng 8 năm rồi. 

24/08/2014

Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca, bản chữ Nôm mới phát hiện (bài Nguyễn Q.Thắng, 2009)

Nhân khi đang cắn quản bút về vấn đề văn tự, và cũng để kẹp ghim vào chuyện hiệu Trí Trung đường (tính sau), tạm lưu bài lấy nguyên từ website của khoa Ngữ văn về.

Vĩnh Phúc xây đền thờ tưởng niệm nhà tiểu thuyết trứ danh của Việt Nam thời trung đại

Khối lượng trước tác của nhà tiểu thuyết này chắc không kém Ngô Thừa Ân thời trước, hay Kim Dung thời nay.

Nhưng ông còn ít được biết đến trong bạn đọc phổ thông ở Việt Nam ngày nay.

Trong dịp quốc khánh, lần đầu tiên trưng bày "Cải cách ruộng đất 1946-1957", tại Hà Nội

Tin vừa được chính thức loan đi.