Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

26/02/2013

Năm rắn 2013 xem lại Ông Rắn tự cắn vào thân mình

Chuyện Ông Rắn tự cắn vào thân mình được tạo bằng đá khối lớn, ở khu vực đền thờ Thái sư Lê Văn Thịnh (nhân vật hóa hổ trên hồ Dâm Đàm thời Lý tức Hồ Tây thời nay), như thấy trong ảnh dưới đây, đã được truyền tin từ lâu.

Đến nay, pho tượng đá này vẫn đang còn là bí ẩn. Bộ ảnh lấy lại từ đường link từ VTC ở dòng tiếp theo đây.

Cụ Vỹ mê hoặc cánh phóng viên VTC bằng lời giải đoán sau: "Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ, giảng viên ĐH KHXH&NV (ĐH Quốc gia Hà Nội) cho rằng, ông từng được thấy qua ảnh một chiếc ấn đồng thời Tây Hạ có hình ảnh con rắn tự cắn vào mình tương đối giống với “ông rồng” ở đền thờ Lê Văn Thịnh. Điều đáng chú ý là Tây Hạ, vương triều tồn tại từ năm 1032 đến 1227, tương đương với nhà Lý ở Việt Nam. Theo ông Vĩ, tượng “ông rồng” có chất liệu bằng đá cát kết, rồi nét điêu khắc cũng mang phong cách Lý hoặc trước Lý. Điêu khắc từ thời Trần đến Hậu Lê không tỉa tót đến từng đường nét như vậy. ".


Tôi thì đang nghi đây là sản phẩm của thời Mạc, tức là muộn hơn rất nhiều so với đoán định chung hiện nay.




Những bí ẩn về “ông rồng” tự cắn xé thân mình

24/02/2013

Người Trung Quốc và chó cấm được vào !

Đang rộ lên tin một cửa hàng ăn ở Bắc Kinh treo biển bằng tiếng Hoa và tiếng Anh: "Quán của chúng tôi không tiếp người Nhật Bản, người Phi-líp, người Việt Nam, và chó". Tạm xem ở đây.

Đấy là một tiệm ăn khá nổi tiểng, chuyên món thịt hầm nhừ. Khu ấy chắc chắn là có nhiều người Nhật Bản và người Việt Nam vãng lai. Bây giờ, ông chủ đã cho treo biển cấm tuyệt đối ba loại người và tất cả các loại chó. Kể cũng tội cho chó, vì chó nó có biết tranh chấp lãnh thổ đâu. Sao ông chủ quán tiếc cả một cục xương cho chó thế, bắt nó phải chịu thân phận với 3 loại người trên.

1. Chuyện hoàn toàn sự thực (xác nhận ở đây và cái ảnh ở dưới). Cũng không mấy khó hiểu.



2. Tôi thì cười xòa khi xem cái tin ấy ! 

Bên thắng cuộc : Một cuốn trên kệ sách đọc giải trí tranh thủ

Tính không nói gì đến Bên Thắng Cuộc của Huy Đức, bởi với tôi, sách ấy không đáng phải mất thì giờ để mà đọc một cách nghiêm túc. 

Hôm qua, trong lúc trà dư tửu hậu những ngày còn chưa nguôi không khí Tết, một bác bạn hỏi ý kiến. Tôi bảo: ở nhà, tôi hay để sách đọc giải trí trong thời gian ở trong toa-lét (có riêng một kệ sách thập cẩm, chỉ với tay lên là lấy được, thi thoảng thay đổi cho khác vị). Hình như, nhiều người cũng có thói quen đơn giản ấy thì phải. Mà bây giờ, ấn bản giấy nhiều khi được thay thế bằng ai-pát, ai-pết, hay pa-sô-công.

Tôi có đọc Bên Thắng Cuộc một cách tranh thủ trong những lúc như thế. 

---

Những entry liên quan đã đi trên blog này: 
Chứng Minh Nhân Dân hay Thẻ Căn Cước có ghi tên bố mẹ - 1

18/02/2013

Đặng Huyền Thông : Người thợ gốm trứ danh của Đại Việt ở cuối thời Mạc

Lời dẫn: Đầu năm, gặp ngay cổ vật thời Mạc được chế tác bởi đại sư Đặng Mậu Nghiệp (tức Đặng Huyền Thông), lại đi kèm cả tên vợ của ông, cùng nhiều anh em của ông, có lẽ là một điềm may mắn.

Nhân đó, đọc thêm để bổ sung bằng một bài viết dưới đây của nhóm Thomas - Bùi Kim Đỉnh (lấy về từ trang Cổ vật Huế).

Thật ra, đọc kĩ, thấy khá nhiều điểm đáng ngờ về mặt tư liệu của bài này. Câu đầu tiên của bài đưa sai thông tin. Thông tin đúng như sau: tên thật của nghệ nhân gốm Chu Đậu này là Đặng Mậu Nghiệp, và tên tự là Huyền Thông, nên cũng được gọi là Đặng Huyền Thông.

Hãy chú ý đến chữ Huyền Thông. Để mấy hôm nữa, sẽ viết chơi một bài về chữ Huyền Thông này.

17/02/2013

Bác Dương Trung Quốc nằm kẹt giữa hai người rất khó hiểu

Có hai con người khó hiểu hiện đang nằm ép ở hai bên mạng sườn của bác Dương Trung Quốc, là:

- Một người trẻ tuổi, Lê Anh Hùng (cho đến gần đây, tôi mới có dịp ghé qua blog của anh này, ở đây).

- Một người không còn trẻ tuổi, và đang cùng là Đại biểu Quốc hội, ông Lăng Tần Hoàng Hữu Phước.

15/02/2013

Đầu năm xem lại Tháp Bút và Đài Nghiên (Ngọc Sơn)

Đầu năm mới, cảm xúc trước những mối tương liên giữa những cảnh vật và những con người nhân duyên, liền phóng bút viết nhanh một bài học thuật về Đài Nghiên và Tháp Bút.

Ở đây, chỉ tập hợp những tấm ảnh có thể thấy trên lưới trời internet, và thêm mấy ghi chú sơ lược.

Ảnh cũ : Bút Tháp và lớp cổng thứ nhất đền Ngọc Sơn

09/02/2013

Cây nêu ngày Tết trong những ghi chép sớm của người phương Tây (bài Giao)

Thay lời chúc mừng năm mới tới tất cả bạn bè xa gần. 

Bài đặt, và đã đăng trên số Tết Quý Tị 2013. 

Chính văn của bài được ban biên tập chỉnh sửa vài chỗ nho nhỏ, không đáng kể. Còn cái ảnh thì do ban biên tập đưa thêm vào, khi nhận bản in rồi, tôi mới biết.








Tri thức trôi nổi - Ai là chủ của trang "Bách khoa tri thức"

Gần đây, ngẫu nhiên, phát hiện ra một trang gọi là Bách khoa tri thức. Thử vào đó đọc. Đọc một hồi, cũng không rõ ai là chủ trang.




Ngược lại, thấy cả một cuốn sách dịch của tôi bị/được lấy gần như trọn vẹn vào đó. Sách dịch từ hồi đang là sinh viên năm thứ 3, lâu lắm rồi, đã tới gần 20 năm trước !

05/02/2013

Phan Mạc Lâm (Mạc Lâm) và Điện Biên Phủ trên không 1972 : Một sự thật bị lãng quên

Lời dẫn: Gần đây, vì có liên quan đến cuốn sách Xã hội cổ đại của Morgan và những cuốn phái sinh từ đó, người em trai ruột của Phan Mạc Lâm (người gốc họ Mạc đổi ra họ Phan) có qua nhà chơi. Như một câu chuyện bên lề, ông kể chuyện về người anh trai của mình bằng 3 số báo Quân đội Nhân dân (ông tặng lại một bộ photo).

Đây là một sự thật chúng ta chưa từng biết đến. 

Ba kì báo trên Quân đội Nhân dân có thể đọc theo các đường link ở dưới đây. Ở blog này, chỉ xin phép đăng lại kỳ cuối.

Từ đây trở xuống là bài của Quân đội Nhân dân.

---



Đại tá Phan Mạc Lâm – Người “lập hồ sơ B-52” giữa lòng Hà Nội (Kỳ 1)

Đại tá Phan Mạc Lâm - Người “lập hồ sơ B-52” giữa lòng Hà Nội (Kỳ 2)

Đại tá Phan Mạc Lâm – Người “lập hồ sơ B-52” giữa lòng Hà Nội (Kỳ 3)

QĐND - Thứ Sáu, 21/12/2012, 18:48 (GMT+7)

Kỳ 3: Cùng “cất vó B-52” (Tiếp theo và hết)

QĐND - Chiều 18-12-1972, Mạc Lâm đang trực chiến tại cơ quan, bỗng có tiếng điện thoại réo vang. Người gọi là Phó tổng Tham mưu trưởng Phùng Thế Tài. Nhấc điện thoại, Mạc Lâm nói nhanh:
- Vâng. Tôi là Mạc Lâm!
- Này cậu, B-52 đến đâu rồi?
Mạc Lâm khẳng định:
- Giữa đường rồi, thưa Thủ trưởng - có cả hướng Gu-am và Thái Lan.
Phó tổng Tham mưu trưởng cười, bảo Mạc Lâm:
- Tối hôm nay, bộ đội ta bắn rơi B-52 thì Bộ sẽ thưởng cho Cục 2 một tấn lương khô và một con bò mộng nhé.
Một lát, ông nói:
- Nhưng nếu B-52 không vào đúng dự kiến thì cậu chết trước!
Đơn vị kỹ thuật của Cục Quân báo, nay là Tổng cục 2 cùng các đơn vị phòng không-không quân lúc đó vẫn bám sát B-52, tính từng giây, từng phút. Không khí chờ đợi căng thẳng, hồi hộp, mọi người im lặng theo dõi… Trước những công việc trọng đại, con người thường có những trạng thái tâm lý như thế. Lời nói của Phó tổng Tham mưu trưởng với Mạc Lâm: “Nếu B-52 không vào đúng dự kiến thì cậu chết trước” chứa đựng nỗi băn khoăn ấy!
Đại tá Phan Mạc Lâm và Thiếu tướng Vũ Ngọc Nhạ. Ảnh tư liệu.

02/02/2013

Rượu Mao Lùng là kết hợp giữa "San Lùng" với "Mao Đài"

Rượu Shan Lùng được xem là rượu thổ truyền thống của đồng bào người Dao đỏ ở huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai. Báo chí cũng đã nói về nó ở đâu đó. Shan Lùng chính là "tam long" (ba con rồng), nhắc đến truyền thuyết có ba con rồng hút rượu thổ của người Dao lên trên trời cho các vị Bồ Tát.

Đơn giản hơn, và hiện thực, thì Shan Lùng là tên của bản Shan Lùng. Từ tên bản thành ra tên của rượu. Chẳng khác gì những cái tên như Rượu làng Vân, Rượu Mẫu Sơn cũng đã nổi danh.




Nhà nghiên cứu Lê Vinh Bổn góp ý cho bài trên tờ Cẩm Thành (2012)

Lời dẫn: Tôi đang đi du lãng mạn Bắc, lên Cốc Lếu, rồi lại xuống Phố Ràng. Có lẽ là chuyến cuối cùng của một năm âm lịch.

Chiều về doanh trại, nhận được đường link do một bạn gửi cho, mới biết có một bài viết của nhà nghiên cứu Lê Vinh Bổn (Quảng Ngãi) cho một bài viết của tôi.

Bài viết của tôi về một tấm bia ở Quảng Ngãi trong liên đới với công cuộc chinh phạt người Thượng của cha con ông Nguyễn Tấn (thời Tự Đức). Bản thảo số 1 được viết nhanh, đã gửi đăng trên tạp chí Cẩm Thành trong năm 2012. Bản thảo số 2 được hoàn thiện tiếp sau đó, đã gửi cho tạp chí chuyên ngành ở trung ương, hiện tại (đầu năm 2013) vẫn đang xếp hàng để đăng. 

Từ bản thảo số 1 (đăng trên tạp chí ở địa phương) lên bản thảo số 2 (dùng đăng trên tạp chí chuyên ngành), tôi đã gia cố nhiều, một số điểm giả định đã được làm rõ, môt số chỗ nhầm lẫn đã được cải chính. Nếu có thể, nhà nghiên cứu Lê Vinh Bổn hãy cho biết địa chỉ mail và số điện thoại liên hệ, tôi sẽ gửi bản thảo số 2 để ông đọc. 

Để khách quan, đầu tiên, đăng lại ở đây bài góp ý của nhà nghiên cứu Lê Vinh Bổn với sự trân trọng. Xin chân thành cảm ơn ông đã bỏ công sức đọc, góp ý. Hi vọng được liên lạc trực tiếp với ông qua các phương tiện.

Bản Shan Lùng, ngày 2/2/2013



---