Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

12/09/2014

Tháng 6 năm 1950 : Mao Chủ tịch ban hành Luật Cải Cách Ruộng Đất

Tất cả tư liệu dưới đây đều lấy từ các trang của chính phủ và chính đảng Trung Quốc

Mao Chủ tịch đã kí và cho ban hành thực thi ngay vào ngày 30 tháng 6 năm 1950. Toàn văn của Luật này hiện có thể thấy ngay trên website chính qui thuộc hệ thống chính phủ Trung Quốc (sẽ dán làm tư liệu ở cuối entry).

Đã có một số người thực hiện công việc sau, từ lâu rồi, mà không phải bây giờ, đó là: đối chiếu Luật cải cách ruộng đất của Trung Quốc (1950) với luật tương tự đã ban hành tại Việt Nam sau đó (muộn lại vài năm).

Bác Hồ đi xem triển lãm Cải Cách Ruộng Đất

Cuộc triển lãm CCRĐ tổ chức ở phố Bích Câu (Hà Nội), đã được nói đến ở các entry trước.

Bây giờ, thì xem cái ảnh chụp cảnh Hồ Chủ tịch đang tham dự cuộc triển lãm, và được cán bộ của triển lãm hướng dẫn về những cái ảnh treo trên tường. Đó là ảnh về CCRĐ cho đến thời điểm tháng 9 năm 1955.

Hơn nửa thế kỷ dân cày có ruộng (bài Dương Trung Quốc)

Bài viết của ông Dương Trung Quốc thường không rõ nguồn trích dẫn, tài liệu tham khảo. Luôn ở hình dạng giống một bài báo phổ thông.

Bài gốc có tên là "Hơn nửa thế kỷ dân cày có ruộng". Đã thấy cả gần chục năm trước, ngay trên không gian mạng.

Nhân triển lãm CCRĐ, vừa khai mạc, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đưa bài về trang web của mình, và đổi tên thành "Nửa thế kỷ dân cày có ruộng". Với lời dẫn đại khái là trân trọng bài viết.

11/09/2014

Triển lãm Cải cách Ruộng đất năm 1955, tư liệu của bên nào chính xác ?

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, như đã giới thiệu ở entry trước, đang bảo quản nguyên bản cuốn Ngục trung nhật ký. Và nguyên bản này, hiện đã được chính phủ Việt Nam công nhận là một quốc bảo.

Nguồn gốc của quốc bảo, như chính hồ sơ của phía Bảo tàng Lịch sử, là thừa hưởng từ triển lãm Cải cách Ruộng đất năm 1955

Với tư cách người quan sát, tôi thì không tin lắm vào độ chính xác ghi trong hồ sơ của Bảo tàng Lịch sử. Câu hỏi tự đặt ra: hồ sơ quốc bảo này có đúng thực sự, hay có nhầm lần ?

Cụ thể như sau.

Triển lãm CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT vào năm 1955 tại phố Bích Câu, và tập thơ NGỤC TRUNG NHẬT KÝ

Đã có một cuộc triển lãm về Cải cách ruộng đất, từ năm 1955, tổ chức tại phố Bích Câu (Hà Nội). Triển lãm đó đã được nhắc tới từ lâu, và gần đây, cũng từng được nhắc lại nhiều. Chẳng hạn, chỉ liên quan đến riêng blog này, thì có với Phong Lê năm 2004 ở đây, bản lưu blog YH cũ của tôi năm 2011 ở đây (chỉ là lưu bài của Phong Lê), và với Nguyễn Huệ Chi năm 2011-2012 ở đây.

Cho nên, bảo rằng, lần đầu tiên có triển lãm về Cải cách ruộng đất vừa rồi (năm 2014), là chưa hẳn đúng.

10/09/2014

Lại một nhóm 6 thanh niên Việt Nam ăn trộm ở Nhật vừa bị bắt

Sự kiện xảy ra ở tỉnh Aichi.

Đó là nhóm thanh niên sang Nhật với tư cách là nghiên tu sinh (vừa học kĩ thuật vừa làm cho công ty Nhật). Họ đã tổ chức ăn trộm hàng trăm lần trong hệ thống cửa hàng quần áo hiệu Uniqlo.

Hôm nay, cảnh sát đã bắt 6 người gồm cả nam và nữ. Trong đó, có một người là Lâm Thị Mĩ Hằng (hoặc Lâm Thị Mĩ Hạnh - tiếng Nhật viết phiên âm nên đọc có thể chưa đúng), 34 tuổi.

Quan Trần đổi lịch, không tới

Vẫn liên quan đến dịp lễ lạt, mà hoàng phi đã đến mở màn hôm trước.

Từ cuối tuần trước, đã nghe thông báo. Và đầu tuần thì bộ phận hành chính nhờ mình "chăm sóc" ông Trần đến thăm, nhân dịp lễ lạt trên.

09/09/2014

Nhầm lẫn hữu ích của Trần Đĩnh trong Đèn Cù (1) : Cải cách ruộng đất đối với gia đình nhà cách mạng Phan Đăng Lưu


Đèn Cù (2014): hãy nghe, trước khi đọc


Cải cách ruộng đất 1946 - 1957

Hôm trước, hồi tháng 8, đã giới thiệu tin về triển lãm Cải cách ruông đất (ở đây).

Nhìn lại đêm trước Đổi Mới và Đổi Mới - 7 (một cuốn sách xuất bản năm 1984 mang tên Lê Duẩn)

Có một quyển sách mỏng ghi tên tác giả Lê Duẩn, xuất bản năm 1984 (Hà Nội, Nxb Sự thật), có tựa đề Nắm vững quy luật, đổi mới quản lý kinh tế.

Cuốn này tựa như hay bị bỏ quên. Gần đây được in chung vào bộ sách ra đời năm 2006. Và một năm trước thì được đưa lên website Đảng Cộng Sản Việt Nam.

08/09/2014

"Anh Lưu anh Diểu dạy con đi" : vần thơ Tố Hữu và những người anh cách mạng nhóm Tân Việt

Anh Lưu trong bài thơ của Tố Hữu chính là Phan Đăng Lưu.

Ông cụ là nhóm Tân Việt cùng với Đào Duy Anh. Và buổi ban đầu, Lê Duẩn cũng thuộc nhóm Tân Việt.

Chẳng mấy chốc, con gái nhà Obuchi sẽ thành tựu lời thề thay cha làm thủ tướng

Hôm nay, đọc báo thấy con gái của cố thủ tướng Obuchi đi thị sát nhà máy điện nguyên tử Fukushima, ngay sau khi được cử giữ chức Bộ trưởng Kinh tế Sản nghiệp. Xem mấy cái ảnh ở nơi thị sát, thấy gương mặt của cô rất giống cha.

Cô vừa được bổ nhiệm đầu tháng 9/2014, trong Nội các cải tổ của thủ tướng Abe. 

07/09/2014

Hiện tượng thầy giáo tiểu học vùng núi nát rượu có phổ biến không ?

Đó là nỗi băn khoăn của tôi trong những lần đi miền núi Đông Bắc gần đây. Gần đây, là vì hiện tượng mới, chỉ khoảng mươi năm trở lại.

Những năm 1995-1998, chỉ yếu là trường lớp nhem nhuốc, tồi tàn. Nhưng tinh thần dạy và học của thầy trò thì rất tốt. Lứa học trò tiểu học lớp lớn thời đó giờ đã trưởng thành, nhiều người trở về địa phương (chủ yếu công tác ở các phòng ban tuyến huyện, các trường trong huyện, hoặc ủy ban nhân dân xã sở tại).