Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

29/05/2013

Viên đá góc đền Hùng - 4 : Bản nháp bài văn bia đã qua khâu trưng cầu ý kiến quốc dân

Các vua Hùng có cha có mẹ. Cha là Lạc Long Quân được thờ ở Đền Quốc tổ Lạc Long Quân tọa lạc trên núi Sim. Mẹ là Âu Cơ được thờ ở Đền Quốc mẫu Âu Cơ tọa lạc trên núi Vặn. 

Nói ngắn gọn lại cho dễ nhớ, thì là: cha rồng ở núi Sim, mẹ tiên ở núi Vặn

Đền thờ cha rồng ở núi Sim đã khánh thành vào tháng 3 năm 2009. 
Ảnh của báo Tuổi Trẻ (30/3/2009)
Ảnh trên blog cá nhân

27/05/2013

Cây Kim Giao của hai ông tân trưởng ban, ở rất gần với viên đá

Entry này chỉ đưa vài cái ảnh. Một số trong đó lấy về từ blog của bạn Phair Zios (tôi tạm gọi tắt là P.Z).

1. Đầu tiên là cảnh viên đá đã đi vào ống kính của bạn P.Z hồi tháng 4 năm nay, với chú thích của bạn ấy là "Vô tư ném tiền vào hậu cung bên "Hòn đá lạ"".

25/05/2013

Sau Nick Vujicic, chúng ta nên mời Ototake của Nhật Bản tới, tôi xin tình nguyện phiên dịch miễn phí !

Tôi muốn gửi riêng entry này đến cho ông Lê Phước Vũ - Chủ tịch của Tôn Hoa Sen, đơn vị đang mời Nick tới Việt Nam.

Nhà văn, thầy giáo Ototake Hirotada (sinh năm 1976, người Nhật), có thể đọc tên Việt là Vũ

Tôi thấy nhiều nơi đang dè bỉu sự kiện Nick được Tôn Hoa Sen mời tới Việt Nam, người ta xót tiền, thậm chí đưa những lời châm chọc cay nghiệt đến khó hiểu hướng về phía Nick. Rất không nên thế ! 

Diễn viên Nick mang họ Hồ, tên là Hồ Triết mà !

Trong phiên âm tiếng Hoa ở Hồng Kông, thì tên của Nick Vujicic được ghi bằng 4 chữ Hán: Lực Khắc - Hồ Triết 力克·胡哲. Có thể thấy tên anh trong cái áp-phích dưới đây:


Bởi vậy, có thể gọi anh một cách gọn gàng hơn, là Hồ Triết 胡哲

23/05/2013

Đi tìm dấu ấn cha con Mạc Kính Diệu ở Quảng Châu : Phần I (tóm tắt)

Tòa tam bảo chùa Đại Phật (thành phố Quảng Châu) nhìn từ xa qua ảnh chụp của một nhà sư 
[Pháp sư Học Thành 2011]

Theo thông tin từ Nam phương đô thị báo (năm 2005) và Quảng Châu nhật báo (năm 2007) là những tờ báo uy tín ở miền nam Trung Quốc, cũng như theo website của chính chùa Đại Phật (năm 2001, 2006) hay của Cục lưu trữ hồ sơ xây dựng thành thị Quảng Châu (năm 2003), thì câu chuyện có thể tóm tắt như sau. 

Ông Đào Chú từng mai mối bà Khu Mộng Giác cho cụ Hồ trong chuyến đi thăm đảo Hải Nam (tháng 10/1960)

Ảnh 1Tháng 3 năm 1958, cụ Mao và cụ Đào Trú hội kiến cụ Hồ tại Quảng Châu

Ông Đào Chú (1908-1969) cũng là một người bạn thân thiết của cụ Hồ (đã từng được nhắc đến ở đây). Trong Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử có thấy ghi những giao lưu giữa hai người, chẳng hạn vào tháng 3 năm 1960 (tức là sau 2 năm so với lần gặp gỡ tại Quảng Châu thấy trong Ảnh 1) : "10 - 3 - 1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp đồng chí Đào Chú, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) và gia đình sang thăm Việt Nam".
Ảnh 2: Bài báo mang tiêu đề "Đào Chú từng làm mối một bóng hồng cho Hồ Chí Minh
trên tờ Quảng Châu nhật báo (ảnh trích ra từ Ảnh 3 dưới đây)

20/05/2013

Khi Hà Nội sốt 40 độ : Văn nhân bàn chuyện Hồ Tập Chương bên bàn bia

Lời dẫn: Bài dưới đây là của ông Đỗ Hoàng đăng trên vanchuongplusvn, với một tiêu đề khác. 

Tưởng tướng quân Khổng Minh Dụ đưa ra bằng chứng gì, hay chí ít là lí lẽ, nhưng rút cục chỉ thấy tiếng vại bia chạm nhau thôi.

Khi Hà Nội sốt 40 độ : đi chùa Dâu ở Bắc Ninh cầu mưa

Lời dẫn: Chúng tôi đi sang chùa Dâu ở Bắc Ninh giữa cái nóng trên cả 40 độ. Qua bộ lạc Trâu (nay gọi Trâu Quỳ) thì vào bộ lạc Dâu (nay gọi là Siêu Loại hay Thuận Thành). Đây là ngôi chùa nổi tiếng từ đầu công nguyên, đích thực mật tông và chuyên ăn lộc vua để trì trú xin trời mưa lúc hạn hán.

19/05/2013

Mẩu về bà Lâm, vẫn trên tờ Dương Thành vãn báo (tháng 11 năm 2011)

Entry đã đi trên blog Yahoo vào ngày 16 tháng 5 năm 2012 (05/16/2012 11:08 pm)

1. Gọi là mẩu, tức một đoạn ngắn, là vì: cùng trên một số báo ra ngày 14/11/2011 của tờ Dương Thành vãn báo, có liền 2 bài liên quan đến 2 người phụ nữ Trung Quốc. Bài về bà Tăng người Quảng Đông (quê gốc ở Mai Châu) thì chiếm gần hết cả trang báo, với rất nhiều tư liệu cũ. Còn bài về bà Lâm thì chỉ là một trích đoạn rất ngắn, không có bất cứ tư liệu nào được trình ra.

Đây, chính là đoạn khoanh màu đỏ ở dưới đây. Tức "mẩu về bà Lâm" nằm ở dưới "bài về bà Tăng":

Lê Hiển Hoành, tác giả bài báo năm 2011 về bà Tăng Tuyết Minh

Entry đã đăng trên blog Yahoo vào ngày 18 tháng 5 năm 2012 (05/18/2012 12:38 am)



Ông Lê Hiển Hoành 黎显衡 vốn là Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Cách mạng Quảng Đông 广东革命历史博物馆. Tôi đã từng hai lần ghé thăm Bảo tàng này, nhưng chưa dịp may mắn được gặp ông Hoành.

Hiện ông Hoành đã nghỉ hưu. Có tham gia Ủy ban Chuyên gia Bảo hộ Văn vật tỉnh Quảng Đông với tư cách ủy viên 广东省文物保护专家委员会委员.



Theo lời tự bạch, ông đã gặp và tiếp chuyện các ông Trần Hậu Nguyễn Huy Hoan (đoàn của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam) tại Quảng Châu vào tháng 9 năm 2000. Trước đó, ông cũng đã hai lần tới Việt Nam, cả hai lần đều gặp ông Nguyễn Huy Hoan (vốn là Phó Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh).

Năm 2011, trên Dương Thành vãn báo, với tư cách là một nhà nghiên cứu lịch sử cách mạng và nhân chứng từng gặp cụ bà Tăng Tuyết Minh nhiều lần, ông Hoành đã công bố bài viết như đã nói ở entry trước.



Lê Hiển Hoành, đầu năm 2012, ảnh lấy từ mạng Văn hóa Quảng Đông

Bài về bà Tăng trên tờ Dương Thành vãn báo (Quảng Châu, tháng 11/2011)

Bài đã đi trên blog Yahoo vào ngày 15 tháng 5 năm 2012 (05/15/2012 12:21 pm). 
Từ đây trở xuống là đăng lại, nguyên theo bản  đã đăng trên blog Yahoo.
--



Bản chụp toàn trang B10 của tờ Dương Thành vãn báo, số ra ngày 14/11/2011