Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

15/02/2013

Đầu năm xem lại Tháp Bút và Đài Nghiên (Ngọc Sơn)

Đầu năm mới, cảm xúc trước những mối tương liên giữa những cảnh vật và những con người nhân duyên, liền phóng bút viết nhanh một bài học thuật về Đài Nghiên và Tháp Bút.

Ở đây, chỉ tập hợp những tấm ảnh có thể thấy trên lưới trời internet, và thêm mấy ghi chú sơ lược.

Ảnh cũ : Bút Tháp và lớp cổng thứ nhất đền Ngọc Sơn

09/02/2013

Cây nêu ngày Tết trong những ghi chép sớm của người phương Tây (bài Giao)

Thay lời chúc mừng năm mới tới tất cả bạn bè xa gần. 

Bài đặt, và đã đăng trên số Tết Quý Tị 2013. 

Chính văn của bài được ban biên tập chỉnh sửa vài chỗ nho nhỏ, không đáng kể. Còn cái ảnh thì do ban biên tập đưa thêm vào, khi nhận bản in rồi, tôi mới biết.








Tri thức trôi nổi - Ai là chủ của trang "Bách khoa tri thức"

Gần đây, ngẫu nhiên, phát hiện ra một trang gọi là Bách khoa tri thức. Thử vào đó đọc. Đọc một hồi, cũng không rõ ai là chủ trang.




Ngược lại, thấy cả một cuốn sách dịch của tôi bị/được lấy gần như trọn vẹn vào đó. Sách dịch từ hồi đang là sinh viên năm thứ 3, lâu lắm rồi, đã tới gần 20 năm trước !

05/02/2013

Phan Mạc Lâm (Mạc Lâm) và Điện Biên Phủ trên không 1972 : Một sự thật bị lãng quên

Lời dẫn: Gần đây, vì có liên quan đến cuốn sách Xã hội cổ đại của Morgan và những cuốn phái sinh từ đó, người em trai ruột của Phan Mạc Lâm (người gốc họ Mạc đổi ra họ Phan) có qua nhà chơi. Như một câu chuyện bên lề, ông kể chuyện về người anh trai của mình bằng 3 số báo Quân đội Nhân dân (ông tặng lại một bộ photo).

Đây là một sự thật chúng ta chưa từng biết đến. 

Ba kì báo trên Quân đội Nhân dân có thể đọc theo các đường link ở dưới đây. Ở blog này, chỉ xin phép đăng lại kỳ cuối.

Từ đây trở xuống là bài của Quân đội Nhân dân.

---



Đại tá Phan Mạc Lâm – Người “lập hồ sơ B-52” giữa lòng Hà Nội (Kỳ 1)

Đại tá Phan Mạc Lâm - Người “lập hồ sơ B-52” giữa lòng Hà Nội (Kỳ 2)

Đại tá Phan Mạc Lâm – Người “lập hồ sơ B-52” giữa lòng Hà Nội (Kỳ 3)

QĐND - Thứ Sáu, 21/12/2012, 18:48 (GMT+7)

Kỳ 3: Cùng “cất vó B-52” (Tiếp theo và hết)

QĐND - Chiều 18-12-1972, Mạc Lâm đang trực chiến tại cơ quan, bỗng có tiếng điện thoại réo vang. Người gọi là Phó tổng Tham mưu trưởng Phùng Thế Tài. Nhấc điện thoại, Mạc Lâm nói nhanh:
- Vâng. Tôi là Mạc Lâm!
- Này cậu, B-52 đến đâu rồi?
Mạc Lâm khẳng định:
- Giữa đường rồi, thưa Thủ trưởng - có cả hướng Gu-am và Thái Lan.
Phó tổng Tham mưu trưởng cười, bảo Mạc Lâm:
- Tối hôm nay, bộ đội ta bắn rơi B-52 thì Bộ sẽ thưởng cho Cục 2 một tấn lương khô và một con bò mộng nhé.
Một lát, ông nói:
- Nhưng nếu B-52 không vào đúng dự kiến thì cậu chết trước!
Đơn vị kỹ thuật của Cục Quân báo, nay là Tổng cục 2 cùng các đơn vị phòng không-không quân lúc đó vẫn bám sát B-52, tính từng giây, từng phút. Không khí chờ đợi căng thẳng, hồi hộp, mọi người im lặng theo dõi… Trước những công việc trọng đại, con người thường có những trạng thái tâm lý như thế. Lời nói của Phó tổng Tham mưu trưởng với Mạc Lâm: “Nếu B-52 không vào đúng dự kiến thì cậu chết trước” chứa đựng nỗi băn khoăn ấy!
Đại tá Phan Mạc Lâm và Thiếu tướng Vũ Ngọc Nhạ. Ảnh tư liệu.

02/02/2013

Rượu Mao Lùng là kết hợp giữa "San Lùng" với "Mao Đài"

Rượu Shan Lùng được xem là rượu thổ truyền thống của đồng bào người Dao đỏ ở huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai. Báo chí cũng đã nói về nó ở đâu đó. Shan Lùng chính là "tam long" (ba con rồng), nhắc đến truyền thuyết có ba con rồng hút rượu thổ của người Dao lên trên trời cho các vị Bồ Tát.

Đơn giản hơn, và hiện thực, thì Shan Lùng là tên của bản Shan Lùng. Từ tên bản thành ra tên của rượu. Chẳng khác gì những cái tên như Rượu làng Vân, Rượu Mẫu Sơn cũng đã nổi danh.




Nhà nghiên cứu Lê Vinh Bổn góp ý cho bài trên tờ Cẩm Thành (2012)

Lời dẫn: Tôi đang đi du lãng mạn Bắc, lên Cốc Lếu, rồi lại xuống Phố Ràng. Có lẽ là chuyến cuối cùng của một năm âm lịch.

Chiều về doanh trại, nhận được đường link do một bạn gửi cho, mới biết có một bài viết của nhà nghiên cứu Lê Vinh Bổn (Quảng Ngãi) cho một bài viết của tôi.

Bài viết của tôi về một tấm bia ở Quảng Ngãi trong liên đới với công cuộc chinh phạt người Thượng của cha con ông Nguyễn Tấn (thời Tự Đức). Bản thảo số 1 được viết nhanh, đã gửi đăng trên tạp chí Cẩm Thành trong năm 2012. Bản thảo số 2 được hoàn thiện tiếp sau đó, đã gửi cho tạp chí chuyên ngành ở trung ương, hiện tại (đầu năm 2013) vẫn đang xếp hàng để đăng. 

Từ bản thảo số 1 (đăng trên tạp chí ở địa phương) lên bản thảo số 2 (dùng đăng trên tạp chí chuyên ngành), tôi đã gia cố nhiều, một số điểm giả định đã được làm rõ, môt số chỗ nhầm lẫn đã được cải chính. Nếu có thể, nhà nghiên cứu Lê Vinh Bổn hãy cho biết địa chỉ mail và số điện thoại liên hệ, tôi sẽ gửi bản thảo số 2 để ông đọc. 

Để khách quan, đầu tiên, đăng lại ở đây bài góp ý của nhà nghiên cứu Lê Vinh Bổn với sự trân trọng. Xin chân thành cảm ơn ông đã bỏ công sức đọc, góp ý. Hi vọng được liên lạc trực tiếp với ông qua các phương tiện.

Bản Shan Lùng, ngày 2/2/2013



---

30/01/2013

Người Nhật tổ chức lễ động thổ theo kiểu Việt Nam như thế nào

Có rất nhiều công ty lớn của Nhật đang tiến vào Việt Nam, trong đó, có mang ngầm ý rút dần khỏi Trung Quốc đại lục, hay giảm thiểu rủi ro nếu vẫn giữ chặt địa bàn Trung Quốc như mấy thập niên qua.

Khi vào Việt Nam, người Nhật, như bản tính truyền thống, rất nhanh chóng "nhập gia tùy tục". Chẳng hạn, để chọn đất làm nhà máy, họ sẽ nhờ đến thầy địa lí Việt Nam; để làm lễ động thổ, họ nhờ đến nhà sư hay thầy cúng bản địa.

Trong clip dưới đây, xuất hiện mấy gương mặt quen (có người đã từng làm việc cùng), dù tôi nhận các đường link chỉ hoàn toàn ngẫu nhiên. Lưu vào đây cũng chỉ là ngẫu nhiên (chọn bất kì).



26/01/2013

Chứng Minh Nhân Dân hay Thẻ Căn Cước có ghi tên bố mẹ - 1

Hôm qua, lúc chiều chiều, lại có mấy phút trà dư tửu hậu với một lão niên vốn là cựu sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội. Mỗi sáng, dù cả mồng một Tết, lão đều đạp xe một vòng quanh Hồ Tây. Nhà ở hiện tại thì ở khu làng Cót trước đây. Cứ đều đặn việc tập luyện siêng năng như vậy. Câu chuyện đã kể với tôi từ mấy năm trước, từ lúc tôi bắt đầu ra cửa hàng của lão sửa xe máy.

Hôm qua, lão cáu. Lục bục nói với tôi lúc đang xoay ốc 8 ở chỗ hộp xích, đại ý: lão bị mất chứng minh thư nhân dân, ra phường làm thủ tục xin cấp mới, thì được giải thích về mẫu CMTND mới. Trên mẫu mới, phải bắt buộc ghi tên mẹ và cha của lão. Lão năm nay ngót 70, cha mẹ đã qui tiên từ lâu. Chỉ nghe thấy thế, đã như thấy đứa nào xách mé dám nhắc tên cha mẹ đã khuất núi mình, lão trả hết, ra về.

Lão bảo tôi, lại đại ý: ngày trước, lúc quân mình tiếp quản Sài Gòn, thấy bên Cộng hòa dùng thẻ căn cước hay quá, thế là quân mình bắt chước, về đổi sang mẫu như trong đó. Ý lão là: thẻ căn cước ngày trước của Việt Nam Dân chủ là có ghi tên bố mẹ, còn của Việt Nam Cộng hòa thì không; vậy nên, quân mình đã bắt chước cái lối không ghi tên bố mẹ lên căn cước từ đó.

Mình bảo, đại ý: không phải lão à. Căn cước của Sài Gòn ngày trước cũng ghi hoành tráng tên cha tên mẹ đấy ạ. Có chăng là, nếu Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ở đầu thế kỉ 21 này không hiểu sao lại trở lại với mẫu của chính quyền Sài Gòn trước đây ?

Tư liệu hôm nay đưa lên đây, để cùng xem.

Đây là một cái:



















24/01/2013

Lưu Hiểu Ba (1993) qua bản dịch Phạm Thị Hoài (2013)

Lời dẫn: Tôi đã đọc những bài viết ngăn ngắn như dưới đây của Lưu Hiểu Ba, qua bản tiếng Trung. Hôm nay, thấy có bản dịch qua tiếng Đức của Phạm Thị Hoài trên blog của chị.

Đoạn này được trích ra từ một cuốn sách viết về Lưu Hiểu Ba của nhà văn lưu vong người Trung Quốc là Bối Linh (Bei Ling) hiện đang cư trú tại Đức. Sách đó được Bối Linh viết theo đơn đặt hàng, để hoàn thành, rồi dịch ra tiếng Đức, ở ngay sau thời điểm Lưu Hiểu Ba được nhận Nô-ben Hòa Bình.

Sách đã xuất bản bởi nhà sách nổi tiếng Riva (chuyên về sách kí sự) từ năm 2010. Khi sách vừa ra ở Đức lúc đó, tôi nhớ, báo chí các nơi đều điểm tin cả.

Bản sách mà chị Hoài sử dụng lả bản in năm 2011. Tiếc là chị Hoài không dẫn lại tiêu đề bài viết ngắn này bằng tiếng Đức, cũng như số trang của bài trong sách. Khi có thời gian rảnh, tôi sẽ đưa một bản dịch từ tiếng Trung, để thấy tư tưởng của Lưu Hiểu Ba có được truyển tài đúng sau trùng dịch (dịch hai lần) hay không.

Từ đây trở xuống là bản dịch.

--








18/01/2013

Đang chuyển nhà từ Yahoo sang bên này

Chính thức từ trưa hôm qua, 17/1/2013, hệ thống blog bên Yahoo đã ngừng hoạt động. Theo đó, blog YH của tôi cũng đã bị xóa đi.

Bây giờ, đang chuyển nhà sang bên này. Cần phải có thời gian, vì làm từ từ, và lại đang vướng việc.

Tháng 1 năm 2013,
Giao Blog



---


BỔ SUNG


1. Chép bình luận ở dưới lên (chép ngày 3/8/2021)

4 nhận xét:

  1. Em có cách này hơi vất vả tí nhưng mang được hết, cả comment sang bác ạ.

    Trả lờiXóa
  2. Vào http://my.opera.com/community/ đăng ký 1 tài khoản và làm theo mấy hình sau:

    http://files.myopera.com/DinhPhD/files/1.JPG
    http://files.myopera.com/DinhPhD/files/2.JPG
    http://files.myopera.com/DinhPhD/files/3.JPG
    http://files.myopera.com/DinhPhD/files/4.JPG
    http://files.myopera.com/DinhPhD/files/5.JPG
    http://files.myopera.com/DinhPhD/files/6.JPG

    Đây là kết quả của em: http://files.myopera.com/DinhPhD/files/fddinh-blogs.html

    Trả lờiXóa
  3. Khi bác dùng đường link được tạo trong file ***-blogs.html để chèn vào trang khác thì nhớ bỏ "s" trong "https://" đi để trang web nạp được nhanh.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn MB đã hướng dẫn rất tận tình, mình sẽ thử đây.

      Xóa

..

09/05/2012

Kinh nghiệm đấu tranh giữ đất của nông dân Nhật Bản : Tự xích cổ mình !

Thấy những người nông dân quê Vụ Bản, tức là quê hương của Mẫu Liễu Hạnh, đang chít khăn tang để đấu tranh giữ đất. Sự kiện của hôm nay, một ngày đầu tháng 5/2012, tại Việt Nam.

Giật mình, tôi nhớ đến sự kiện đấu tranh của hàng ngàn hộ nông dân khu vực sân bay Narita (Tokyo, Nhật Bản) quyết liệt chống chính phủ, để giữ đất cho mình (không phải là đất của tổ tiên, hay đất hương hỏa gì gì đó, như trong môi trường tiếng Việt).

Sự kiện của thập niên 1960. Khi mà Nhật Bản đã thoát khỏi khủng hoảng hậu chiến, đang bắt đầu cất cánh (tăng trưởng kinh tế với tốc độ máy bay).

Sự kiện đó hằn sâu vào lịch sử hiện đại Nhật Bản. Người ta gọi nó là "cuộc chiến Narita". Một hình ảnh ví dụ về cuộc chiến ấy như sau:



Điều đáng nói là, trong cuộc đấu tranh này, chính phủ Nhật Bản lúc đó - đứng đầu là thủ tướng Sato Esaku - đã mấy lần thua trước nông dân. Đấu lí bằng pháp luật thua. Truyền thông thì không theo chính phủ, mà hầu như đứng về phía nông dân !

Lại đọc Tạ Chí Đại Trường : cụ hay nhầm ở những chi tiết nhỏ

Tạm thời thử đăng song song (cả bên blogspot, cả bên YH)



1. Hôm trước, liên quan đến Mạc Kính Thự, thấy có liên quan đến hai bài viết gần đây của Li Tana và Tạ Chí Đại Trường, đã viết cái này. Sau đó, đã liên lạc để có được văn bản gốc mà Li Tana đã sử dụng. Qua đó, thì đã rõ: cụ Tạ sử dụng tư liệu thứ cấp, qua tư liệu của cô Ta, thành ra cái sai.

Cái sai ra sao, lúc khác sẽ nói cụ thể. Tuy nhiên, rất thông cảm cho cụ, là vì cụ nhiều khi bị giới hạn về việc tìm tư liệu (cụ từng cho biết: khi viết cuốn Thần người và đât Việt là thời kì cụ không có thẻ thư viện, vì là cựu lính cộng hòa mà, nên phải nhờ người có thẻ đi mượn giùm tư liệu cho). Vả lại, thấy cái gì sai, mà báo cho cụ, thì ông cụ thường rất vui.

2. Hôm nay, đọc lại một chỗ trong Bài sử khác cho Việt Nam (sơ thảo, Nxb Văn Mới) của cụ Tạ, vẫn liên quan đến nhà Mạc. Ở trang 374, thấy cụ viết thế này:

"Người bất mãn trong vùng Trịnh – không phải chỉ ởHải Dương phía biển tiện liên lạc mà cả trên vùng Mạc Cao Bằng. Đặc biệt Phạm Hữu Lễ của vùng Sơn Tây cách trở, không những hưởng ứng mà còn cho người đến tận quân trung Nguyễn bày vẽ kế sách khiến chúa Hiền không ngớt lời ca tụng, coi như cuộc tiến chiếm Đông Kinh đã trong thấy thành công trước mắt dù rằng mới đứng chân trên bảy huyện ở Nghệ An"

3. Có thể thấy một số chỗ nhầm của cụ Tạ:

- Sử liệu (Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản) để đối chiếu đã được dịch ra tiếng Việt từ lâu. Qua đó, biết: chúa Nguyễn cử người mang mật thư đến cho Phạm Hữu Lễ, chứ không phải ngược lại như diễn giải nhầm của cụ ! Văn bản của mật thư ấy vẫn còn giữ được đến ngày nay. Biết được cả người viết ra nó.

- ở thời điểm đó, chúa Nguyễn đã có cả bắc Bố Chính rồi, và đang tiến vào vùng đất của Chămpa trước đây, chứ không phải chỉ có 7 huyện Nghệ An

4. Giới sử học chính thống của Việt Nam hiện nay có rất nhiều điều nên hổ thẹn. Một trong đó là, có khi là Giáo sư đầy uy vọng nhưng không đọc được sử liệu gốc, rồi khi có đọc một tí thì sai bung bét (ai chỉ ra lỗi vì học thuật - ở đây trừ một số vị quá khích mà chỉ trích không đúng chỗ và không vì khoa học - thì phản ứng hết sức phi học thuật). Thế còn đám học trò của các ngài, rồi học trò của học trò, thì càng tệ hại. Sử học mà không đọc được sử liệu gốc, thì gọi là gì là sử học.

Bởi vậy, nói ra các điểm trên, có khi chỉ có cụ Tạ hiểu thôi.

Khoa học Việt Nam hiện nay vẫn chưa thoát khỏi vòng kim cô của cái gọi là minh họa. Người ta thích làm những cái to tát, tiêu tốn nhiều tiền bạc, và thành ra những cái rất to. Chứ làm những cái nho nhỏ thì không, thật ra là không làm được cái nhỏ ! Quen nói đại ngôn đến cả hơn nửa thế kỉ rồi.

Có lần bác Phạm Xuân Nguyên để bênh bà Thụy Khê, mà đại ý bảo: phê bình Thụy Khê không nên dựa vào câu chữ (tức là cái nho nhỏ, như là hai dòng hay ba dòng chữ). Nhiều người đã nói rồi: phê bình mà không dựa vào câu chữ, thì phê bình cái gì !

08/05/2012

Nhờ bác Nguyễn Quân giải đáp cho một chút

Tạm thời thử đăng song song (cả bên blogspot, cả bên YH)



Sau khi Nhật Bản chính thức đóng cửa toàn bộ hệ thống nhà máy điện nguyên tử, thì ông Nguyễn Quân - Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam (nước đang nhờ Nhật Bản xây nhà máy điện nguyên tử tại Ninh Thuận) - có bài trả lời phỏng vấn, ở đây.


Bảng quy hoạch hai dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận đã được dựng lên ở xã Phước Dinh và Vĩnh Hải. Ảnh: Sơn Ninh.


Có thể xem câu nói sau của ông Nguyễn Quân là kết luận: "Từ nay đến năm 2020, chúng ta cũng chưa nhìn thấy công nghệ để sản xuất điện thay thế được nguồn năng lượng cổ điển như than, dầu, khí thiên nhiên ngoài hạt nhân. Vì vậy, Việt Nam vẫn phải nghĩ đến phát triển nhà máy điện hạt nhân cho đến khi thế giới tìm thấy được nguồn năng lượng thay thế".

Bác Quân có nói thế này:
"Rất nhiều nước trên thế giới sau sự cố Chernobyn năm 1986 và sự cố Fukushima mới đây đã từ bỏ chương trình điện hạt nhân, nhưng sau một thời gian các nước lại thấy rằng, vẫn chưa có con đường nào khác có thể thay thế điện hạt nhân và họ lại tái khởi động chương trình điện hạt nhân."

Xin hỏi, "rất nhiều nước trên thế giới" ấy là những nước nào ? Cho biết cụ thể từng nước. Đề nghị không nói chung chung.


--

Những entry liên quan đã đi trên blog:

-
Nhật Bản xóa bỏ điện hạt nhân

- Toàn cảnh về siêu động đất ở Nhật Bản (từ ngày 11/3/2011)

-
Giám đốc Điện lực Tokyo quì gối xin lỗi người dân (24/4/2011, theo Chinanews)

- Thảm hoạ ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima (bài của Nguyễn Khắc Nhẫn)

07/05/2012

Nhật Bản xóa bỏ điện hạt nhân

Hôm nay, 6/5/2012, Nhật Bản đã đóng cửa nhà máy điện nguyên tử cuối cùng.


Sau một nửa thế kỉ phát triển, điện nguyên tử đang được nhận thức như là một thảm họa do chính con người tạo ra, đúng như nhà văn Murakami đã nói "chính chúng ta tự ném bom vào chúng ta".


Mặc dù vậy, nhà máy điện nguyên tử tại Ninh Thuận (Việt Nam) hình như vẫn đang tiếp tục xây dựng như chưa hề có bất cứ điều gì xảy ra.


Nguồn ảnh ở đây

--

Những entry liên quan đã đi trên blog:

- Toàn cảnh về siêu động đất ở Nhật Bản (từ ngày 11/3/2011)

Giám đốc Điện lực Tokyo quì gối xin lỗi người dân (24/4/2011, theo Chinanews)

- Thảm hoạ ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima (bài của Nguyễn Khắc Nhẫn)