Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

07/04/2013

Đành chỉ còn biết tin và cậy vào một mình ông Bao Công (loạt entry cũ năm 2012)

Chúng tôi lại đang ở Hải Phòng. Rất gần với nơi diễn ra phiên tòa lịch sử mang tên phiên tòa Đoàn Văn Vươn.

1330597057-chuyen-la-1.jpg
Không chú thích ảnh, không lời bình


Blog Yahoo đã bị đóng lại, nên loạt bài cũ về vụ anh Vươn (2012) ở dưới đây chỉ còn thấy tít mỗi entry. Nội dung đã bị bay toàn bộ.

Cái ảnh trên cũng phải đi mượn lại từ blog của bạn MB. Loạt bài trên đã được tôi chủ động khép lại ngay từ năm 2012, và được kết thúc với tấm ảnh trên. Kết thúc ngay từ khi đó, để ngưng hoàn toàn sự quan sát dù xảy ra bất kể gì tiếp sau đó. 

04/04/2013

Cụ Hồ chê thơ Đường : thừa chữ, rườm rà !

1. Tư liệu cho biết cụ Hồ từng bình luận một bài thơ của Đỗ Mục trong tập Thiên gia thi (Thơ của nghìn nhà). Đó là bài Thanh minh như sau:

Thanh minh thời tiết vũ phồn phồn,
Lộ thượng hành nhân dục đoạn hồn.
Tá vấn: Tửu gia hà xứ hữu ?
Mục đồng dao chỉ: Hạnh hoa thôn.

(Có người dịch thành:
Thanh minh lất phất mưa phùn
khách đi đường muốn đứt hồn...xót xa
hỏi thăm:”Quán rượu đâu à?"

trẻ chăn trâu chỉ:”Hạnh Hoa thôn kìa”! )

2. Cụ đưa các ý bình luận, đại khái là bài này có nhiều chữ thừa, có thể lược bỏ. Cụ thể là:

 - Câu đầu nên bỏ hai chữ "Thanh minh", chỉ cần "thời tiết vũ phồn phồn" là đủ ý tả cảnh trời mưa lất phất rồi.

- Câu hai cũng thừa hai chữ "Lộ thượng". "Hành nhân là khách đi đường rồi, cần gì phải Lộ thượng nữa ? Thừa".

- Câu ba cũng lại thừa "Tá vấn". "Cứ hỏi Tửu gia hà xứ hữu ? thì người ta cũng đã biết là Hành nhân hỏi rồi, việc gì còn phải Tá vấn nữa".

- Câu bốn thừa "Mục đồng". Chỉ cần "dao chỉ Hạnh hoa thôn" là đủ nghĩa rồi.


Như vậy, theo ý của cụ, thì bài thơ của Đỗ Mục có thể sửa thành:
Thanh minh thời tiết vũ phồn phồn,
Lộ thượng hành nhân dục đoạn hồn.
Tá vấn: Tửu gia hà xứ hữu ?
Mục đồng dao chỉ: Hạnh hoa thôn.


3. Ở mức tổng quát cao hơn, cụ đưa quan điểm sau: "Làm thơ phải biết tiết kiệm lời đúng mức. Đừng dùng thừa chữ. Cũng đừng quá bủn xỉn, khiến bài thơ đọc lên, người nghe không hiểu gì cả".

4. Thiển ý của tôi thì, nếu "bủn xỉn" hơn (so với tứ tuyệt của Đường luật) thì chỉ còn Haiku của Nhật Bản thôi. Haiku là dạng thơ mini của mini, giản tắt của giản tắt, nhiều khi đến mức bủn xỉn.

Không biết ông cụ có từng đọc Haiku của Nhật Bản chưa ? Trong thơ Việt Nam, có ông Lê Đạt đã biến haiku của Nhật thành ra hai-kâu (2 câu) của Việt Nam, để sau này, hình như chỉ có bà Thụy Khê mới đi đu trên dây mà hiểu thủng được nghĩa của loại thơ mini ấy trong gia tài Lê Đạt.

Còn riêng với bài tứ tuyệt của Đỗ Mục ở trên, bỏ đi mất 8 chữ như vậy, e thành ra bủn xin rồi.

---  
Entry liên quan đã đi trên blog này:  
- Cụ Hồ chê thơ Đường: thừa chữ, rườm rà !
- Cụ Hồ tự in ấn và quảng cáo cho tác phẩm của mình (1942, cuốn "Sử nước ta")  
Hồ Chí Minh viết về Lê Lợi và Mạc Đăng Dung (1942)

03/04/2013

Cụ Hồ tự in ấn và quảng cáo cho tác phẩm của mình (1942, cuốn "Sử nước ta")

Như đã viết ở entry trước, năm 1942, lúc ở hang Pắc Bó, cụ Hồ Chí Minh đã viết và tự in cuốn sách sau (tức tập thơ lục bát "Lịch sử nước ta"):




Giá sách 1 hào. Thời đó, 1 hào, theo đúng lời của ông cụ, là ngang giá với một tháng tổ chức phí (hãy thử đoán xem đây là phí gì).

Cùng thời gian, trên báo Việt Nam độc lập số 117 (ngày 1/2/1942), ông cụ cho đăng bài ngắn "Nên học sử ta". Đây là bài văn, không phải thơ, và ngắn hơn "Lịch sử nước ta" về trường độ. Tuy nhiên, cũng mở đầu bằng cặp lục bát: "Dân ta phải biết sử ta, Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam".

Thú vị nhất là ở cuối bài "Nên học sử ta", ông cụ có quảng cáo như sau:
"Vừa xuất bản cuốn Sử nước ta bằng thơ. Hay lắm, giá mỗi quyển 1 hào, ai muốn mua hỏi cán bộ địa phương". (q3, 216).

Không biết doanh số của tập thơ "Lịch sử nước ta" hay "Sử nước ta" này như thế nào. Nhưng rõ là ông cụ đã cho xuất bản sách, rồi viết bài điểm sách ấy trên báo. Từ dùng của ông cụ thật gọn: "Hay lắm" !

---
Entry liên quan đã đi trên blog này:
- Cụ Hồ tự in ấn và quảng cáo cho tác phẩm của mình (1942, cuốn "Sử nước ta")
Hồ Chí Minh viết về Lê Lợi và Mạc Đăng Dung (1942)

31/03/2013

Phan Đăng Lưu (1902-1941) đã nhường chức Tổng Bí thư cho Trường Chinh trong Hội nghị Trung ương 7 (1940)

Lời dẫn: Chuyện trà dư tửu hậu trong một đám giỗ gia đình. 

Chuyện này, tôi mới bắt đầu lưu tâm, chưa có tư liệu gì, ghi lại để khỏi quên. Trong tay, mới chỉ có một tư liệu gốc cho biết chính cụ Nguyễn Hải Thần đã giới thiệu ông Phan Đăng Lưu vào học tại trường quân sự Hoàng Phố. 

Thông tin từ đám giỗ (chưa kiểm chứng): sau này, nhóm các ông Trường Chinh và Hoàng Quốc Việt tựa như có viết là tại Hội nghị Trung ương 7 tại Đình Bảng, đồng chí Phan Đăng Lưu chỉ đến một lúc rồi về. Nhưng thực ra, tạm tin theo tư liệu ở dưới đây, thì Phan Đăng Lưu chính là người chủ trì Hội nghị này từ đầu đến cuối. Hội nghị đã đề cử Phan Đăng Lưu làm Tổng bí thư, nhưng ông từ chối, và giới thiệu ông Trường Chinh (lúc ấy là ủy viên xứ ủy Bắc Kì).

Bài của hai bạn Nguyễn Thị Bình Minh và Phan Đăng Thuận. Nghị quyết của Hội nghị này ở đây.

Tháng 3 năm 2013,
Giao Blog

---

30/03/2013

Đệ nhất phu nhân Trung Quốc chỉ dùng đồ Trung Quốc

Nhiều nơi lên tiếng tẩy chay hàng Trung Quốc.

Còn với bà Bành, từ y phục đến đồ trang sức, đều là hàng hiệu Trung Quốc (xem ảnh ở dưới). 

Trong chuyến công du cùng phu quân đến Mạc-tư-khoa, ngày 22/3/2013

Phu nhân mặc bộ đồ truyền thống Trung Hoa, được xem là hàng Quảng Châu. Hoa tai và bót cầm tay cũng hàng Quảng Đông cả.

Người ta nói bản tính phu nhân vốn kết hàng sản xuất trong nước. Cũng có người nói, đó chỉ là màn trình diễn của phu nhân khi đi công du hải ngoại.



29/03/2013

Cao Huy Thuần tóm lược sách của Maruyama : Nhật Bản đã thoát khỏi tư tưởng của Trung Quốc như thế nào

Lời dẫn: Bài ở dưới đây của ông Cao Huy Thuần đã đăng trên tạp chí Thời đại mới số 19 (tháng 7/2010). Sau đó, thấy một số báo chí trong nước đăng tải lại dưới dạng rút gọn.

Thực chất, bài nên đề tác giả là Maruyama và mở ngoặc ghi "Cao Huy Thuần giới thiệu" hay "tổng thuật" qua bản dịch tiếng Pháp. Có một vài chỗ cần kiến thức sâu về Nho giáo và Nhật Bản, thì bác Cao Huy Thuần do không rõ nên đành viết theo ý hiểu riêng của mình.

28/03/2013

Đi gặp đại sư Kaibara ở Hakata

Hôm trước, viết vội mấy dòng về đại sư ở đây

Tôi đã gặp đại sư, qua tác phẩm mà ông để lại cho đời. Và một phần đời của tôi được đón nhận bóng đại sư đổ xuống, in dấu vào đó.

Ngay cả lúc này, đại sư lại đang bắt đầu trở thành một nguồn gợi hứng khởi cho tôi.

Chúng tôi xuất phát từ sáng sớm. Trên đường, ghé qua nhà người cháu mấy đời của đại sư. Người cháu ấy cũng là bác sĩ, đang là giám đốc một bệnh viện ở Hakata.

(Đang viết)
(Để viết tiêp sau khi đã tạm xong công việc, khi đó post cập nhật trở lại)

24/03/2013

Bác Nguyễn Đình Lộc : Nhân duyên

Hôm qua, tôi đã viết: "Ngày mai, vào tầm trưa, nếu có duyên, hẳn tôi sẽ có dịp gặp ông thêm một lần nữa.".

Hôm nay, đúng như có nhân duyên, không hẹn mà nên, tôi có dịp gặp bác Nguyễn Đình Lộc thêm một lần nữa thật. Là vào tầm trưa như phỏng tính. 

Có lẽ ông đến từ đầu giờ sáng, còn tôi thì đến rất trễ. Lúc tan cuộc, chúng tôi cùng nhau tiễn ông xuống gác, gọi tắc-xi để ông trở lại nhà.



Bác Lộc (các ảnh trong entry này là của tôi)

Ông mang đến cuốn tạp chí Thông tin Khoa học Pháp lý (cơ quan ngôn luận của Viện Khoa học Pháp lý thuộc Bộ Tư pháp) số 5/2012 - số chuyên đề về luật đất đai - nhưng không đả động đến nó trong toàn thời gian.

Một nội dung lớn mà chúng tôi đã cùng bàn luận hôm nay là về di sản văn chương còn rất được ít biết đến của nhà văn Thanh Châu. Thanh Châu là cây bút chủ lực của Tiểu thuyết Thứ Bảy. Sau này, ông được xem là một nhân vật có "liên can" đến nhân văn giai phẩm, nên tựa như đã bị treo bút cả nửa thế kỉ cho đến lúc từ giã cuộc đời trần thế. Đến gần đây, ông mới được phát hiện và công nhận trở lại.

Chị Quỳnh Châu - con gái lớn của nhà văn Thanh Châu - đã kể về cha mình cho chúng tôi nghe. Chị cho chúng tôi xem những bức ảnh lúc Thanh Châu đang ở tuổi sung sức trên văn đàn trước năm 1945.


Chị Quỳnh Châu

Mãi đến lúc sắp từ giã trần thế, Thanh Châu mới tiết lộ: nhà thơ bí ẩn T.T.KH (chúng tôi quen đọc là Tê Tê Ka Hắt) với bài "Hai sắc hoa Ti-gôn" của thời 1930-1945 chính là người tình thời trẻ của ông. T.T.KH là Trần Thị Vân Chung.

Ít ai biết điều sau: nhà văn Thanh Châu là người cùng làng với nhà văn Sơn Tùng. Một ngôi làng nhỏ, ít nhất đã sản sinh ra hai nhà văn lớn đó.

Sự xuất hiện của bác Lộc, của chị Quỳnh Châu, của tôi, và của nhiều người khác, vào hôm nay, chính là nhân duyên. Nhân duyên của chúng tôi với gia đình nhà văn Thanh Châu, sẽ kể ở một dịp khác.

Chúng tôi hầu như không đả động gì đến câu chuyện Hiến pháp hay bản kiến nghị 72 vào hôm nay. 

Bác Nguyễn Đình Lộc như tôi đã thấy

Mấy nay, thấy các nơi đang xôn xao bàn luận về những lời phát biểu của bác Nguyễn Đình Lộc (cựu Bộ trưởng Tư pháp) liên quan đến bản kiến nghị 72 trên VTV1 tối hôm 22/3. Tối hôm đấy, tôi bận, không được xem trực tiếp, chỉ xem bản lưu video ở trên mạng.

Những năm gần đây, do công việc chuyên môn liên quan đến xứ Nghệ, đặc biệt là vùng Diễn Châu quê bác Lộc, nên thi thoảng tôi có gặp và nói chuyện nhanh với ông. Ngày mai, vào tầm trưa, nếu có duyên, hẳn tôi sẽ có dịp gặp ông thêm một lần nữa.

Một lần, ông được mời nói chuyện trước thính giả là những người đồng hương (địa điểm là ở Thanh Xuân Bắc, tôi vẫn còn giữ ảnh chụp khi đó). Trong nội dung nói bình dị và từ từ, ông có tâm sự đại khái: hồi ông nhận được quyết định ra làm Bộ trưởng Bộ Tư pháp, không phải mất một đồng nào ! 

Câu "không mất một đồng nào" này của ông in đậm nhất vào trí nhớ của tôi. 

Nhớ đến Nguyễn Đình Lộc, là tôi nhớ đến câu nói đó.

Tôi đã trực tiếp hỏi lại, được ông giải thích thêm. Đại khái "không mất một đồng nào" ở thế hệ bộ trưởng như ông, có nghĩa là không mất tỉ tỉ tỉ để mua chức như thế hệ bây giờ. 

Kỉ niệm nhỏ, ghi lại để khỏi quên, cũng tức là để kiểm chứng khi có được điều kiện. Tôi chỉ tin vào tư liệu gốc. "Tư liệu gốc" ở đây với nghĩa là tư liệu gốc từ góc nhìn dân tộc học.




23/03/2013

Không có Đảng Cộng Sản hay là không có Quốc Dân Đảng, thì không có nước Trung Quốc

Chiều tối hôm qua (22/3), giữa bữa tiệc, có người nổi hứng bắt nhịp để cùng hát "Đông Phương hồng,..." một bài ca ngợi cụ Mao Trạch Đông. Rồi, để hướng ứng, một người lại bắt nhịp "Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng,...".

Cứ thế, không khí được hâm nóng lên.

Một ông cụ ở Thâm Quyến vừa nâng cốc vừa xướng lên lời: "Mei you Gong-Chan-dang, jiu mei you Zhong Quo 没有共产党就没有中国". Tức là "Không có Đảng Cộng sản, thì không có nước Trung Quốc".

Đây là bài hát được ra đời từ năm 1943. Được sáng tác bởi chàng thanh niên Tào Hỏa Tinh vừa mới lớn, 19 tuổi, tất nhiên đã là đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Trước khi bài hát này ra đời, ở Trung Quốc lưu truyền khẩu hiệu "Mei you Quo-Min-dang, jiu mei you Zhong Guo 没有国民党,就没有中国" (Không có Quốc Dân đảng, thì không có nước Trung Quốc).




Bây giờ, nhìn về đại cục, người ta có thể hát hai lời song song:

- Không có Quốc Dân dảng, không có Trung Quốc.
- Không có Cộng Sản đảng, không có Trung Quốc.

Chỗ thú vị là tối qua, người ta không hát "không có Trung Quốc mới", mà chỉ hát "không có Trung Quốc". Chữ "mới" được xem là do cụ Mao thêm vào khi chỉnh sửa ca từ của Tào Hỏa Tinh.

Hình ở dưới, lấy về từ đây.

18/03/2013

Hồ Chí Minh viết về Lê Lợi và Mạc Đăng Dung (1942)



0. Trước khi bị bắt giam ở Trung Quốc và viết tập thơ chữ Hán Ngục trung nhật kí (1942-1943), cụ Hồ Chí Minh có viết một tập thơ bằng quốc ngữ mang tựa đề Lịch sử nước ta (lúc đó cụ đã có tên đó, chứ không phải mãi sau này mới có như tướng Nguyễn Trọng Vĩnh mới đây đã nhớ nhầm).

Sách được Việt Minh Tuyên truyền bộ xuất bản vào tháng 2 năm 1942. Sách ghi giá ngay ở bìa là "giá 1 hào". "Việt Minh Tuyên truyền bộ" là một cái tên nghe rất Tàu, hệt như âm hưởng đọc quốc hiệu "Việt Nam Dân chủ Cộng hòa" sau này. Không hiểu vì sao nhiều người lại muốn trở lại với cái quốc hiệu ấy.

1. Tập sách được mở đầu bằng câu thơ lục bát (sau này, thỉnh thoảng thấy người ta dẫn làm đề từ công trình nghiên cứu về lịch sử Việt Nam), là: "Dân ta phải biêt sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam".

Câu này, hình như đã được mô-đi-phê đi thành: "Dân ta phải biết sử ta, nếu mà không biết thì tra gu gờ".

2. Về kháng chiến của Lê Lợi chống Minh và bối cảnh trước cũng như sau đó, cụ Hồ Chí Minh viết (theo văn bản ở đây):


"Cha con nhà Hồ Quý Ly,
Giết vua tiếm vị một kỳ bảy niên.
Tình hình trong nước không yên,
Tàu qua xâm chiếm giữ quyền mấy lâu,
Bao nhiêu của cải trân châu,
Chúng vơ vét chở về Tàu sạch trơn.
Lê Lợi khởi nghĩa Lam Sơn,
Mặc dầu tướng ít binh đơn không nàn.
Mấy phen sông Nhị núi Lam,
Thanh gươm yên ngựa Bắc, Nam ngang tàng.
Kìa Tuý Động nọ Chi Lǎng,
Đánh hai mươi vạn quân Minh tan tành.
Mười nǎm sự nghiệp hoàn thành,
Nước ta thoát khỏi cái vành nguy nan.
Vì dân hǎng hái kết đoàn,
Nên khôi phục chóng giang san Lạc Hồng.
Vua hiền có Lê Thánh Tôn,
Mở mang bờ cõi đã khôn lại lành.
Trǎm nǎm truyền đến cung hoàng,".

3. Về sự xuất hiện của Mạc Đăng Dung, cụ Hồ Chí Minh đã viết:
"Trǎm nǎm truyền đến cung hoàng,
Mạc Đǎng Dung đã hoành hành chiếm ngôi
Bấy giờ trong nước lôi thôi,
Lê Nam, Mạc Bắc rạch đôi san hà,
Bảy mươi nǎm nạn can qua
Cuối đời mười sáu Mạc đà suy vi.
Từ đời mười sáu trở đi,
Vua Lê, Chúa Trịnh chia vì khá lâu
Nguyễn Nam, Trịnh Bắc đánh nhau,
Thấy dân cực khổ mà đau đớn lòng.
Dân gian có kẻ anh hùng,
Anh em Nguyễn Nhạc nổi vùng Tây Sơn,"


Ở thời điểm năm 1941-1942, về cơ bản, cụ Hồ Chí Minh vẫn xem Hồ Quý Ly và Mạc Đăng Dung là hai kẻ tiếm ngôi. Quan điểm của cụ thật đúng như chính sử của nhà nước phong kiến, tức Đại Việt sử kí toàn thư.

Bộ sách sử đầu tiên dành cho nhà Mạc một chương 80 trang

Bộ sách mang tựa chung Lịch sử Việt Nam do Nxb Giáo dục ấn hành vào cuối năm 2012, gồm 4 tập (bao quát từ nguồn gốc đến năm 2005), với gần 3000 trang (chia làm 13 phần với 45 chương).

Tập 1: Từ nguồn gốc đến thế kỉ XIV (Phan Huy Lê chủ biên).
Tập 2: Từ cuối thế kỉ XIV đến giữa thế kỉ XVIII (Phan Huy Lê chủ biên).
Tập 3: Từ năm 1858 đến năm 1945 (Đinh Xuân Lâm chủ biên).
Tập 4:  Từ năm 1945 đến năm 2005 (Lê Mậu Hãn chủ biên).



Chương "Nước Đại Việt thời Mạc" nằm trong một phần thuộc Tập 2 bộ sách trên, có dung lượng gần 80 trang.

Thời Mạc ở đây chủ yếu là từ năm 1527 đến năm 1592 (thời kì nhà Mạc ở Thăng Long). Chương sách này chủ yếu tổng quan tình hình nghiên cứu về nhà Mạc từ thời kì Đổi Mới đến nay (khoảng 1/4 thế kỉ). Trong đó, có những luận điểm chính như sau.

1. Nhà Mạc thay thế nhà Lê là hợp thời (phế bỏ một vương triều đã thối nát đến độ sinh ra vua Quỷ và vua Lợn). Đây là một triều đại độc lập, không phải ngụy triều.

2. Nhà Mạc đã khéo léo tránh một cuộc chiến tranh với nhà Minh.

3. Nhà Mạc đạt một số thành tựu nổi bật về kinh tế - văn hóa - xã hội (thương nghiệp, nghề mĩ nghệ, cởi mở về tôn giáo tín ngưỡng, ...).

Đây là bộ sách sử đầu tiên của Việt Nam dành cho nhà Mạc một dung lượng cần thiết với nhãn quan mới.

Bộ sách có đề từ là một lời thơ của cụ Hồ Chí Minh năm 1942 (xem cụ thể ở đây):

" “Dân ta phải biết sử ta,
    Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam
    (Hồ Chí Minh- Lịch sử nước ta, 1942)"

17/03/2013

Đường mang tên Thiên Lôi (ở Hải Phòng)

Lời dẫn: Đến quận Lê Chân của thành phố Hải Phòng, thấy có đường mang tên THIÊN LÔI. Chắc sẽ ít ai không giật mình khi nhìn thấy cái biển tên đường như vậy.

Thiên Lôi là tên gọi dân gian của Phạm Tử Nghi (còn gọi là Phạm Thành) - một mãnh tướng của thời nhà Mạc. Là một trong không nhiều tướng Đại Việt mang quân đánh vào vùng Quảng Đông và Quảng Tây ngày nay.

Ở thành phố Hải Phỏng, hơi lạ là có cả đường Phạm Tử Nghi và đường Thiên Lôi, nằm rất gần nhau.

Bài "Đường Thiên Lôi" ở dưới đây lấy về từ Cổng thông tin Hải Phòng (gọi tắt).

---
Thời gian: 04/11/2010 - 15:52
 Đường Thiên Lôi
Từ điểm tiếp giáp phố Trần Nguyên Hãn (Ngã ba Thiên Lôi) đến phố Trần Quốc Toản (tức phố Lạch Tray), dài 4304m, rộng 3,5m. Chưa có vỉa hè. Đường nằm trên địa bàn các làng Nghĩa Xá, Niệm Nghĩa, Đôn Nghĩa, Dư Hàng, Phụng Giáp. Hiện nay đoạn đầu đường Thiên Lôi thuộc đất Niệm Nghĩa, Nghĩa Xá, quận Lê Chân; đoạn từ phố Lạch Tray đến ngã ba Tổng thuộc phường Đằng Giang, quận Ngô Quyền. Đoạn giữa vẫn thuộc xã Vĩnh Niệm và xã Dư Hàng Kênh.

Đường Thiên Lôi ngày nay đã là một khu phố buôn bán sầm uất