Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn nobel. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nobel. Hiển thị tất cả bài đăng

15/10/2015

Hiệu Minh kể chuyện du học ở Đông Âu, liên quan đến cây thanh hao

Bác Hiệu Minh vốn là PTS (phó tiến sĩ) học ở Đông Âu. Bác đã kể và đưa luôn bằng PTS lên mạng, ở đây.

Bây giờ, nhân sự kiện cây thanh haobà Đồ người Trung Quốc thời cụ Mao, bác kể tiếp chuyện du học ở Đông Âu.

Thật ra đang hiếm những chuyện kể sự thực như thế này.

07/10/2015

Từ y văn cổ hàng ngàn năm trước tới giải Nobel Y học 2015 (bài Nguyễn Văn Tuấn)

Trong tư liệu tiếng Việt, từ mấy năm trước đã có bài về nữ học giả người Trung Quốc đạt giải Nobel Y học 2015, tại đây.

Còn dưới là tư liệu mới, vừa có, của Nguyễn Văn Tuấn, để đọc nhanh.

06/10/2015

người Nhật thứ 24 nhận Nobel: Gs Kajita, và dự đoán của ông thầy từ 13 năm trước

Vừa vui với người thứ 23 (ở đây), thì liền có ngay người thứ 24.

Đến thời điểm hiện tại, đã có hai người Nhật nhận Nobel 2015. Người thứ 23 thì ở một đại học không mấy tên tuổi, còn người thứ 24 thì không ở đâu xa lạ mà chính là Đại học Tokyo.

Đây là 2 năm liên tiếp Nhật Bản giành Nobel Vật lí. Năm ngoái là mấy vị liên quan đến đèn LED (và xem thêm ở đây, ở đây, ở đây).

Giải Nobel năm nay dành cho Gs Kajita thì đã được báo trước tới 13 năm, tức vào năm 2002. Khi đó, thầy của Kajita là Gs Kobashi nhận Nobel Vật lí 2002. Kobashi đã nói khi nhận giải: sắp tới, là đến lượt các đệ tử của tôi nhận Nobel, riêng đội của tôi, nếu đi đúng hướng sẽ nhận đủ 3 Nobel.

nguời Nhật thứ 23 nhận Nobel : Gs Omura, và liên quan đến cây thanh thảo

Về cây thanh thảo (cũng gọi là cây thanh hao, hay thanh hao hoa vàng), lần truớc đã nói về việc trồng nó của bà con tỉnh Vĩnh Phúc mà bị dính quả đắng với thương lái Trung Quốc (xem lại ở đâyở đây).

Bây giờ là về Nobel 2015 liên quan đến cây thanh thảo này.

23/02/2015

Khoa học và công nghệ Đại Việt đầu thế kỉ 21 (chuyện của HND và Baron)

Đầu tiên, cần xem lại loạt entry tôi đã đi về đèn LED, mà các nhà khoa học Nhật Bản vừa nhận giải thưởng Nobel năm 2014 (ở đâyở đây).

Còn tình hình ở Đại Việt dưới đây, thì người kể chuyện là Hoàng Ngọc Diệp. Còn người thấy đồng cảm, và có thêm một chút giới thiệu thì là Baron Trịnh.

06/11/2014

Gửi tiết kiệm trước Đổi Mới, qui đổi sau 30 năm

Hôm trước, đã nói về tỉ giá tiền đồng so với USD ở thời điểm trước và sau Đổi Mới (ở đây). 

Gần đây, du lãng vùng Tây Nguyên, tôi cũng ngẫu nhiên gặp bà con Ba-na và Gia-rai hiện sống trong những túp lều lụp xụp vẫn sở hữu những cuốn sổ tiết kiệm như vậy. Sẽ tìm lại tư liệu cụ thể sau, nhưng họ vẫn đang ấp ủ niềm tin là một lúc nào đó đi rút lãi.

Và ở dưới là một trường hợp khác, ở thành phố. 

Nếu ở Việt Nam, giải Nobel chắc cũng đã hết sạch tiền từ lâu.

08/10/2014

Đọc "Đèn cù" dưới ánh sáng của "Đèn LED"

Đèn cù thì chúng ta mới biết gần đây. Sản phẩm của không chỉ một cá nhân là cựu nhà báo Trần Đĩnh thuộc báo Nhân Dân, mà tựa như, là của cả một thời đại trong thế kỉ XX của người Việt.

Đèn LED đã ra đời từ khoảng 20 năm trước, nay vừa được trao giải Nobel. Đó là sản phẩm của nền khoa học công nghệ Nhật Bản, mà không hẳn chỉ là phát minh của 3 cá nhân, trong đó có 2 người xuất thân từ trường Đại học Nagoya.

Nghiên cứu của nhà vật lí nhận giải Nobel 2014 từng được thưởng 4 triệu VND


09/04/2014

Tự mình phải đứng lên tranh đấu : Nữ sĩ Riken đang tổ chức họp báo tại Osaka

Mọi kinh phí liên quan đến cuộc họp báo đang diễn ra (bắt đầu từ 13 h giờ Nhật Bản, tức 11 h giờ Việt Nam) là do cô Obokata tự chi trả (theo lời luật sư của cô).

Phản công của nữ sĩ Riken : Tôi nhầm không ác ý, STAP không thể sai vì đã thấy cả mấy lần rồi !

Bị dồn đến chân tường, cô Obokata đã nhờ đến luật sư, để gửi đơn "không khuất phục" trước báo cáo điều tra của phía Viện Riken. Nhiều người bất ngờ, với đòn phản công này của cô, thông qua luật sư.


Để thực chứng kết quả mà cô và nhóm nghiên cứu đã công bố (tạo ra được tế bào STAP), phía Riken phải mất khoảng 1 năm (làm đúng theo qui trình mà Obokata đã làm, xem có ra được STAP hay không).

02/04/2014

Tế bào STAP (vạn năng loại hình mới) và khoa học Nhật Bản : Phát hiện gian lận trong luận văn đăng trên Narure



Sự kiện liên quan đến cô Obokata - một nhà khoa học trẻ tuổi của Nhật Bản (sinh năm 1983) - với những nghiên cứu về tế bào STAP gần đây (bao gồm luận văn học vị đã đệ trình năm 2011 và một luận văn viết chung mới đăng trên tạp chí danh tiếng Nature).

12/10/2013

Nobel Văn học 2013, tựa như một gợi ý tốt để Nguyễn Huy Thiệp chờ đợi đến 80

Nobel Văn học vừa được trao cho nhà truyện ngắn xứ Canada - bà  Alice Munro (82 tuổi). Nữ văn sĩ được trao bởi bà được đánh giá là:

"master of the contemporary short story".

(bậc thầy của truyện ngắn hiện đại//現代短編小説の達人)