Đại lão hòa thượng Thích Phổ Tuệ vừa tạ thế, hưởng thọ 105 tuổi (1917-2021).
Theo cáo phó vừa phát đi của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tang lễ của hòa thượng sẽ được cử hành theo nghi thức Phật giáo cao nhất.
Entry này tập hợp tư liệu hình ảnh và diễn giải liên quan đến tang lễ của hòa thượng, từ nhiều nguồn khác nhau.
Tư liệu được cập nhật dần lên như mọi khi.
Tháng 10 năm 2021,
Giao Blog
---
(nhiều ảnh và video được lấy từ Fb Dư Toàn và nhiều Fb khác)
https://www.facebook.com/du.d.toan/posts/10209347093870654
21/10/2021 14:45 GMT+7
Để tưởng nhớ công lao to lớn của Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ đối với Đạo pháp và Dân tộc, tang lễ của Ngài sẽ theo nghi thức cao nhất của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) vừa có thông bạch đặc biệt về việc tổ chức tang lễ Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ - Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Đại lão Hoà thượng Thích Phổ Tuệ, Đức Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, nguyên Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Hà Tây (nay thuộc TP Hà Nội), Uỷ viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Viện chủ Tổ đình Viên Minh (chùa Ráng, xã Quang Lãng, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) viên tịch vào hồi 3h22 ngày 21/10 tại Tổ đình Viên Minh, trụ thế 105 năm.
|
Tang lễ Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ được tổ chức theo nghi thức cao nhất của Phật giáo. |
Đại lão Hoà thượng đã có nhiều đóng góp to lớn cho Đạo pháp và Dân tộc, Đảng và Nhà nước. Ông được trao tặng: Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập hạng Nhì, Huân chương Đại đoàn kết Dân tộc, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, nhiều bằng tuyên dương công đức của GHPGVN và nhiều phần thưởng cao quý khác.
Để tưởng nhớ công lao to lớn của Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ đối với Đạo pháp và Dân tộc, Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN quyết định tổ chức lễ tang theo nghi thức cao nhất của GHPGVN.
Đức Pháp chủ Đại lão Hoà thượng Thích Phổ Tuệ, có khẩu dụ rằng: Sau khi tôi theo hầu Phật Tổ thì không được tổ chức tang lễ linh đình, nghi lễ hết sức giản đơn, ngắn ngày theo truyền thống đạo Phật và tổ chức tại chùa Viên Minh. Đề nghị không vòng hoa phúng điếu, không tiểu sử dài dòng, không tiêu tốn thời gian và tổn hại công đức của tăng ni và Phật tử. Nếu quý vị tưởng nhớ tới tôi thì niệm danh hiệu Phật và tụng thời kinh tại trụ xứ của mình hồi hướng công đức cho thế giới hoà bình, nhân sinh an lạc.
Thể theo di nguyện trên của Đức Pháp chủ và trước bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp ở nhiều địa phương, Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Trung ương GHPGVN quyết định tổ chức Lễ truy điệu tưởng niệm và Lễ nhập bảo tháp Đức Pháp chủ theo hình thức trực tiếp (đối với Tăng Ni trên địa bàn TP. Hà Nội) và trực tuyến tới trụ sở GHPGVN các cấp, tới các chùa, cơ sở tự viện cả nước trong cùng thời gian.
Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN kính đề nghị Ban Trị sự GHPGVN các cấp treo Phật kỳ rủ, thiết lập hương án, di ảnh của Đức Pháp chủ và tổ chức tưởng niệm tại trụ sở. Các chùa, cơ sở tự viện đồng thời cử chuông trống Bát nhã và niệm Phật đúng vào thời gian Giáo hội tổ chức lễ tưởng niệm vào hồi 9h ngày 24/10 (tức ngày 19/9 năm Tân Sửu). Ban Tổ chức truyền hình trực tiếp lễ tưởng niệm trên Kênh truyền hình An Viên và trực tuyến trên các nền tảng Fanpage: Phật Sự online, Butta, Báo Giác Ngộ, Facebook, YouTube …
Tình Lê
Trưởng lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ - Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam vừa viên tịch, hưởng
https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/tang-le-dai-lao-hoa-thuong-thich-pho-tue-theo-nghi-thuc-cao-nhat-cua-phat-giao-784796.html
..
---
---
BỔ SUNG
3. Ngày 23/10/2021
"
Vào lúc 19h00 ngày 23/10/2021, tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM (14 Mai Bá Hương, ấp 1, Bình Chánh), lễ tưởng niệm Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ được trang nghiêm diễn ra trong khuôn khổ Nội viện.
Buổi lễ có sự tham dự trực tiếp của chư Tôn đức Hội đồng Điều hành, Ban Giảng huấn và hơn 1.000 Tăng Ni sinh khóa XIV, khóa XV đang nội trú. Đồng thời, hơn 500 Tăng Ni sinh khóa XVI, quý học viên hệ Thạc sĩ, Tiến sĩ cũng tham dự trực tuyến lễ tưởng niệm trên nền tảng Zoom.
Mở đầu buổi lễ, thay mặt Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng - Viện trưởng cũng như chư Tôn đức Hội đồng Điều hành, TT. Thích Nhật Từ - Phó Viện trưởng Thường trực nhắc lại các câu nói làm nên một đời tu hành thanh cao của đức Đệ tam Pháp chủ. Đó là các vấn đề về giá trị của đời người, nơi hành đạo, bí quyết sống lâu, sự hòa hợp để cộng tồn và phát triển, di huấn về tổ chức tang lễ.
Một vài phát biểu của cố Đại lão Hòa thượng:
“Muốn sống lâu trước hết phải sạch sẽ từ thân đến tâm.Về tinh thần, cần tu tâm dưỡng tính, tiết chế mọi ham muốn dục vọng, sống trong tinh thần lục hòa thì sẽ tăng được tuổi thọ. Nhưng dù sao, cũng không thể loại trừ được vô thường của sinh lão bệnh tử, vì đó là quy luật của mọi kiếp nhân sinh.”
“Sống ở trên đời này được bao nhiêu năm, theo tôi, không phải là thước đo giá trị của đời người. Con rùa nó sống hàng ngàn năm thì đã sao? Vấn đề là sống để thực hiện sứ mệnh gì, mang lại lợi ích gì cho Đời, cho Đạo, ngài Trần Nhân Tông chỉ ở đời có 51 năm, Ngài Pháp Loa có 47 năm mà công nghiệm thì bất khả tư nghì. Tôi trụ thế đến nay đã 91 năm, ở chùa 85 năm, thụ Đại giới được 71 năm, nghiệp là tu hành, nuôi thân thể chủ yếu bằng nghề làm ruộng, chưa từng dám lạm dụng một bát gạo, một đồng tiền của tín thí thập phương, khi nào chư Phật, chư Tổ cho gọi thì về thôi…”
“Chùa to, cảnh lớn, giảng đường đẹp, phòng ốc sang dù sao cũng chỉ là phương tiện. Linh hồn của nó là thầy và trò trong quan hệ tu tập và hành trì.”
“Sư là khuôn mẫu, mô phạm của loài người, chí ít là trong một cộng đồng người. Nếu không có đạo hạnh, không có trí tuệ thì lấy gì mà dạy người? Lấy gì làm gương tốt để mọi người noi theo?”
“Sau khi tôi theo hầu Phật Tổ thì không được tổ chức tang lễ linh đình, nghi lễ hết sức giản đơn, ngắn ngày theo truyền thống đạo Phật và tổ chức tại chùa Viên Minh. Đề nghị không vòng hoa phúng điếu, không tiểu sử dài dòng, không tiêu tốn thời gian và tổn hại công đức của Tăng Ni và Phật tử. Nếu quý vị tưởng nhớ tới tôi thì niệm danh hiệu Phật và tụng thời kinh tại trụ xứ của mình hồi hướng công đức cho thế giới hoà bình, nhân sinh an lạc.”
…
Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ nguyên là đức Pháp chủ Hội đồng Chứng minh GHPGVN; Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự; Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Hà Tây (nay là TP. Hà Nội); Uỷ viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Viện chủ Tổ đình Viên Minh (xã Quang Lãng, huyện Phú Xuyên, TP. Hà Nội). Ngài trải qua 105 năm hiện diện ở cõi Ta-bà với 85 năm hạ lạp.
Lúc tại thế, bên cạnh thời gian làm ruộng, đức Pháp chủ dành phần nhiều thời gian để tu tập tinh tấn và đóng góp cho sự phát triển Phật giáo nước nhà. Những tác phẩm Phật học để lại cho đời như “Kinh Bách dụ”, “Phật tổ tam kinh”, “Đề cương Kinh Pháp hoa”, “Phật học là tuệ học”,.. chính là kết quả từ quá trình dịch thuật, biên soạn của cố Đại lão Hòa thượng.
Để ghi nhận những đóng góp của cố Đại lão Hòa thượng trong đạo pháp và dân tộc, Nhà nước đã trân trọng ghi nhận và trao tặng những giải thưởng cao quý như: Huân chương Hồ Chí Minh; Huân chương Độc lập hạng Nhì; Huân chương Đại đoàn kết dân tộc; Huy chương vì sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; Bằng khen của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam.
Trong lễ tưởng niệm tối nay, Thượng tọa Phó Viện trưởng Thường trực cũng đã phát biểu như sau: “Suốt 97 năm xuất gia với 85 năm hạ lạp, đức Đệ tam Pháp chủ đã sống một cuộc đời giản dị, khiêm tốn, chân thành và hết lòng phụng sự nhân sinh.”
Trước đó, vào lúc 3h22 sáng ngày 21/10, đức Pháp chủ GHPGVN đã thuận thế vô thường, trở về cõi Phật. Suốt 2 ngày qua, GHPGVN đã tổ chức tang lễ cho cố Đại lão Hòa thượng với các nghi thức, gồm: lễ nhập kim quan, lễ viếng.
Vì dịch bệnh gây cản trở cho việc đi lại lẫn tụ tập nên các trú xứ trên cả nước tự tổ chức lễ tưởng niệm đức Pháp chủ trong khuôn khổ chùa, tự viện. Điều đó cũng là thuận theo di huấn cuối đời của cố Đại lão Hòa thượng.
Sau khi ôn lại cuộc đời của Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ, chư Tôn đức Hội đồng Điều hành, Ban Giảng huấn, quý Tăng Ni sinh, học viên cùng hướng về Tổ đình Viên Minh, nơi đức Pháp chủ đã dành mấy mươi thập kỷ tu hành tinh tấn, để thực hiện nghi thức đọc tụng Kinh Chuyển pháp luân (do Ban Văn hóa Trung ương soạn dịch) và Kinh A Di Đà (do Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng biên soạn). Ngay sau khi kết thúc hai bài kinh, chư Tăng Ni cùng niệm danh hiệu đức Phật Thích-ca (21 lần), nhằm “hồi hướng công đức cho thế giới hòa bình, nhân sinh an lạc”.
Theo thông báo của Hội đồng Chứng minh Hội đồng Trị sự GHPGVN, vào lúc 9h00 sáng ngày 24/10, lễ truy điệu và nghi thức nhập kim quan vào Bảo tháp tại Tổ đình Viên Minh sẽ được diễn ra. Đây chính là cách GHPGVN bày tỏ lòng kính ơn vô hạn đến một bậc cao Tăng thạc đức đã hết mình trong sự nghiệp hoằng pháp lợi sinh.
Tin: Bảo Tiên
Ảnh: Thanh Phong
"
https://www.facebook.com/ThichNhatTu/posts/436229398122105
"
"
https://www.facebook.com/du.d.toan/posts/10209352900495816
2. Ngày 22/10/2021
22/10/2021 11:59 GMT+7
Lễ viếng Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ được tổ chức sáng nay tại Tổ đình Viên Minh (chùa Ráng).
XEM CLIP:
Sáng 22/10, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã tới Tổ đình Viên Minh (chùa Ráng), xã Quang Lãng (Phú Xuyên, Hà Nội) viếng Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ, Đức Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Chủ tịch nước bày tỏ thành kính phân ưu và gửi lời chia buồn sâu sắc đến Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tăng ni, tín đồ Phật giáo Việt Nam ở trong và ngoài nước. Chủ tịch nước mong quý vị tăng ni, tín đồ Phật giáo Việt Nam hãy học gương tu hành cao đẹp của Hòa thượng để cùng nhau xây dựng Giáo hội Phật giáo Việt Nam đoàn kết, vững mạnh, ngày càng đóng góp xứng đáng cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Bày tỏ niềm tiếc thương, Chủ tịch nước đã ghi sổ tang: “Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ, Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, bậc cao tăng, thạch trụ, vị chân tu thanh bạch của Phật giáo thời nay, là biểu tượng của tinh thần đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo. Trên cương vị lãnh đạo cao nhất của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Hòa thượng luôn gương mẫu, chỉ dẫn và định hướng Giáo hội Phật giáo Việt Nam thực hiện tốt phương châm “Đạo pháp- Dân tộc- Chủ nghĩa xã hội”.
Cuộc đời Hòa thượng là minh chứng sinh động cho những giá trị văn hóa, đạo đức của Phật giáo trong đời sống xã hội. Với những cống hiến to lớn cho đất nước, Hòa thượng Thích Phổ Tuệ đã được Nhà nước ghi nhận và trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh cùng nhiều phần thưởng cao quý khác".
|
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dâng hương, đặt vòng hoa lễ tang Đại lão hòa thượng Thích Phổ Tuệ. |
|
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc ghi sổ tang |
|
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc ghi sổ tang
| Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh dẫn đầu đoàn Thường trực Chính phủ dâng hương trước kim quan của Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ. |
|
|
Đại diện các ban, ngành và TP Hà Nội viếng. |
|
Lễ viếng chính thức từ 7h ngày 22/10 đến hết ngày 23/10. Lễ truy điệu được cử hành lúc 9h ngày 24/10, sau đó cung thỉnh kim quan Đại lão Hòa thượng nhập Bảo tháp trong khuôn viên Tổ đình Viên Minh. |
Trần Thường
Ảnh: Phú Đô - Clip: Đình Hiếu
https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/chu-tich-nuoc-nguyen-xuan-phuc-vieng-dai-lao-hoa-thuong-thich-pho-tue-785071.html
https://www.facebook.com/du.d.toan/posts/10209349875300188
1. Ngày 21/10/2021
https://www.facebook.com/du.d.toan/posts/10209347795928205
https://www.facebook.com/du.d.toan/posts/10209347470320065
https://www.facebook.com/du.d.toan/posts/10209347203953406
..
..
---
TÂM SỰ CỦA MỘT SỐ VỊ
2.
Thấy trên mạng xôn xao về Lễ tang ĐLHT Thích Phổ Tuệ đã không thực hiện đúng di nguyện của Ngài, tôi liền vào xem clip về đám tang thì quả là quá hoành tráng, quá đông người giữa lúc dịch bệnh, quá nhiều vòng hoa, nhất là chiếc quan tài rất đặc biệt, chắc là nắp quan tài nặng lắm, phải dùng những đòn rất to để khiêng lên… Chiếc quan tài như vậy rồi đem hoả táng!
Như vậy là trái với Di nguyện của Đại Lão Hòa Thượng.
Theo Fb Thich Thanh Thang, ĐLHT từng di huấn: "Sau khi tôi theo hầu Phật Tổ thì không được tổ chức tang lễ linh đình, nghi lễ hết sức giản đơn, ngắn ngày theo truyền thống đạo Phật và tổ chức tại chùa Viên Minh. Đề nghị không vòng hoa phúng điếu, không tiểu sử dài dòng, không tiêu tốn thời gian và tổn hại công đức của Tăng Ni và Phật tử. Nếu quý vị tưởng nhớ tới tôi thì niệm danh hiệu Phật và tụng thời kinh tại trụ xứ của mình hồi hướng công đức cho thế giới hoà bình, nhân sinh an lạc".
Như vậy ở Việt Nam thời nay, chỉ di nguyện của DÂN THƯỜNG là được thực hiện. Chẳng hạn Lễ tang nhà giáo Phạm Toàn: không Điếu văn, không vòng hoa, không phúng điếu; chỉ mấy bạn bè và đại diện gia đình phát biểu và tiễn đưa bằng bản nhạc Niệm khúc cuối…
Còn ở nước ngoài, như lãnh tụ tối cao Phidel Castro, được dân chúng sùng kính vô cùng, nhưng theo di nguyện của Ông, Lễ tang được tổ chức vô cùng giản dị. Tro cốt được đựng trong một hộp nhỏ, đưa vào hốc một tảng đá rồi gắn lại và đề mỗi chữ “FIDEL"! Rất đơn giản và tĩnh lặng…
Nghe nói cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt có Di chúc, khi ông mất thì hoả táng, đem tro rải xuống khúc sông mà người vợ đầu và hai người con của ông đã mãi nằm lại đó; ông cũng dặn không đặt tên đường phố mang tên ông... Nhưng tất cả đều không được thực hiện (!?).
Tại sao Việt Nam lại không tôn trọng di nguyện của người quá cố, nhất là khi họ có chức sắc? Một thứ “văn hoá" lạ lùng!
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=1358971331230130&id=100013518285955
1.
Ngày 25/10/2021
"
Tôi có được duyên lành, được giúp việc nhiều vị Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tới thăm, đảnh lễ và đàm đạo với Ngài vào các dịp lễ trọng, lễ Tết cổ truyền của dân tộc, cũng như nhiều lần xuống thăm riêng, vấn đạo Ngài. Có thể thấy rằng, với 105 tuổi đời, 85 tuổi đạo, Đại lão Hòa thượng là bậc cao tăng lỗi lạc, đạo cao, đức trọng hiếm có xưa nay. Cuộc đời tu hành của Đại lão Hòa thượng đã có nhiều đóng góp to lớn cho Đạo pháp, dân tộc và cho sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc. Thấu triệt giáo lý vô thường, vô ngã, ngay từ lúc mới tìm thầy học đạo, trải qua nhiều vị trí khác nhau trong Giáo hội và xã hội, đến khi được Giáo hội tấn phong giáo phẩm hòa thượng và suy tôn ngôi vị Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ngài luôn là bậc thanh cao, giản dị, cởi mở hòa đồng với mọi thành phần xã hội, không kể địa vị thấp cao, không phân biệt sang hèn, tín ngưỡng, tôn giáo.
Lúc đương thời cho đến khi đã 87 tuổi, Đại lão Hòa thượng luôn chủ trương “Nhất nhật bất tác, nhất nhật bất thực” (tức: 1 ngày không làm thì 1 ngày không ăn). Vì vậy dù ở ngôi vị cao quý nhất của Giáo hội, nhưng ngài luôn chủ trương không phiền hà đến người khác, không thích chốn đô thị phồn hoa náo nhiệt mà luôn dành toàn bộ thời gian để tu và hành các Pháp của chư Phật. Với Ngài, tu trước hết phải là sửa những sai lỗi của chính mình theo chính pháp, rồi trên cơ sở đó giúp người, giúp chúng sinh sửa sai, từ đó rời khỏi bến Mê trở về bến Giác...
https://www.facebook.com/nguyen.vanthanh.14224/posts/10225510228203258
"
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.
LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.
Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.