Chủ đề hai cái Tết đã bàn nhiều năm qua trên blog này.
Từ thập niên 1960, đã có đề án bỏ âm lịch và Tết Nguyên đán, của nhóm Nguyễn Xiển (đăng lên blog từ 2010, đăng lại năm 2014, ở đây). Đề án Nguyễn Xiển đã được trình lên. Nhưng Hồ Chủ tịch đã bác.
Sau năm 2000, câu chuyện được bàn lại. Mấy năm nay lại có phần sôi động hơn (ví dụ xem các me giận dữ với bác Võ Tòng Xuân hồi các năm 2005-2009, ở đây).
Từ đây trở xuống là sưu tập những gì đang được phát ngôn ở thời điểm cuối năm 2016 đầu năm 2017. Bổ sung dần.
---
.
16. Ý kiến của cựu dân biểu Hoàng Hữu Phước
Tết Tây Trộn Tết Ta
15.
http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/chinh-phu-chua-ban-viec-bo-tet-co-truyen-3536050.html
14.
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/tong-bi-thu-dang-huong-tuong-niem-bac-ho-353918.html
13.
http://luatkhoa.org/2017/01/bo-hay-giu-tet-lam-the-nao-de_tranh-luan-co-tinh-xay-dung-hon/
12.
Bên sân đình ngày Tết. Ảnh: Mỹ Trà
Đại sứ Phạm Sanh Châu mong Tết Việt được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Ảnh: Mỹ Trà
Lên đình. Ảnh: Mỹ Trà
Mùa xuân bên tranh Kim Hoàng. Ảnh: Mỹ Trà
Tết năm nay các em nhỏ rất háo hức được xem in tranh Kim Hoàng mới phục dựng sau nhiều năm thất truyền. Ảnh: Mỹ Trà
http://vovworld.vn/vi-VN/Phong-su-anh/Bo-hay-giu-Tet-Viet-Dac-phai-vien-Thu-tuong-len-tieng/507229.vov
11.
http://soha.vn/thay-vi-doi-xoa-tet-hay-xoa-nhung-thoi-quen-khong-hop-thoi-20170124084502135.htm
10.
Ảnh gốc: Zing.vn. Xử lý ảnh: Mạnh Quân.
http://soha.vn/phai-chang-cac-nha-su-hoc-con-no-dat-nuoc-mot-cau-hoi-lon-ve-coi-nguon-tet-20170122214652656.htm
9.
http://tuoitre.vn/tin/van-hoa-giai-tri/20170123/tet-co-truyen-viet-khong-phai-kinh-te-ma-la-thieng-lieng/1256554.html
8.
Giáo sư Carl Thayer. Xử lý ảnh: Mạnh Quân.
http://soha.vn/gs-uc-khong-co-ly-do-gi-viet-nam-khong-the-tiep-tuc-duy-tri-hai-cai-tet-20170121214259168.htm
7.
16. Ý kiến của cựu dân biểu Hoàng Hữu Phước
Tết Tây Trộn Tết Ta
Chuyện Vớ Vẩn
Hoàng Hữu Phước, MIB
24-01-2017
Nghe đâu có việc luận tranh về nội dung nên hay không nên “sáp nhập” Tết Dương Lịch với Tết Nguyên Đán.
Xin nói thẳng là những người tham gia đóng góp ý kiến sau khi vấn đề được nêu lên đều rất tích cực bút chiến khi thấy có sự nêu lên một vấn đề.
Xin nói thẳng là người đầu tiên nêu vấn đề để ấy nhằm khuấy động không gian mạng là kẻ dỡ hơi.
Nhiều vị thuộc “giới tinh hoa” (thạc sĩ/tiến sĩ/nhà báo/nhà văn/nhà nghệ sĩ) bắt đầu lên tiếng ủng hộ việc sáp nhập với các dẫn chứng nào là “hội nhập”, nào là “vẫn có thể bảo tồn văn hóa truyền thống”, nào là “khắc phục những đứt đoạn về công việc, giao thương quốc tế, hao tốn của cải vật chất xã hội” nào là “Nhật gộp chung cả hai Tết”, nào là “Mỹ chỉ có 10 ngày lễ quốc gia”, v.v. và v.v.; trong khi cộng đồng khác cũng trong giới tinh hoa nhưng phản bác việc gộp chung thì nêu tựu trung ý kiến toàn về văn hóa dân tộc cội nguồn đối với tổ tiên.
Cộng đồng không ủng hộ việc “sáp nhập” (tức gộp chung) lẽ ra không cần phải tham gia bút chiến, đơn giản vì
a) Không bao giờ có vụ “sáp nhập” dỡ dỡ ương ương xằng bậy ấy ở Việt Nam, và
b) Vấn đề tổ tiên hay truyền thống hoặc văn hóa là vấn đề đương nhiên đối với tất cả các ngày lễ chính thức của quốc gia chứ không chỉ riêng Tết Nguyên Đán.
Cộng đồng ủng hộ việc “sáp nhập” (tức gộp chung) lẽ ra nên tham khảo đủ đầy, chính xác, trước khi phát biểu, đơn giản vì tất cả những luận điểm quý vị ấy nêu lên thì chưa có bất kỳ lập luận nào đúng cả, chẳng hạn
a) Hoa Kỳ mỗi năm có 10 ngày lễ quốc gia tức cấp liên bang, nhưng có đến 57 ngày nghỉ lễ cấp tiểu bang mà một số ngày lễ cấp tiểu bang ấy được áp dụng luật định tại ít nhất 1 tiểu bang và nhiều nhất tại 39 tiểu bang (Hoa Kỳ có 50 tiểu bang). “Nghỉ lễ” có nghĩa là tất cả các trường học và các cơ quan tiểu bang đều đóng cửa trong ngày nghỉ lễ quốc gia (tức liên bang) và ngày nghỉ lễ tiểu bang. Nếu ngày nghỉ lễ rời vào ngày Thứ Bảy thì được nghỉ bù vào ngày Thứ Sáu trước đó liền kề, và nếu ngày lễ rơi vào ngày Chủ Nhật thì được nghỉ bù vào ngày Thứ Hai sau đó liền kề. Như vậy số ngày thực nghỉ ở cấp độ quốc gia Mỹ có thể nhiều hơn 10 ngày/năm, còn ở mỗi tiểu bang thì tất nhiên nhiều một cách đáng kể.
Như vậy, Việt Nam có những ngày lễ nghỉ “ cấp tỉnh/thành” không (Việt Nam có 63 tỉnh/thành)?
Ví von so sánh mà lôi Mỹ ra thì rõ là “giới tinh hoa” Việt Nam đang có vấn đề về lỗ hổng tri thức nghiêm trọng.
b) Nhật Bản có 16 ngày nghỉ lễ quốc gia trong năm 2017 (không áp dụng ngày nghỉ bù nếu ngày lễ rơi vào ngày Chủ Nhật), nghĩa là Nhật Bản buộc phải bỏ hẳn Tết Nguyên Đán đơn giản vì tổng số ngày nghỉ lễ quốc gia đã quá nhiều dù không có Tết Âm Lịch.
Ví von so sánh mà lôi Nhật ra thì rõ là “giới tinh hoa” Việt Nam đang có vấn đề về lỗ hổng tri thức nghiêm trọng.
c) Việt Nam mỗi năm có 10 ngày nghỉ lễ quốc gia (chưa tính ngày nghỉ bù nếu ngày nghỉ lễ rơi vào ngày Thứ Bảy và/hoặc Chủ Nhật), nghĩa là ai xếp Việt Nam vào hạng thứ năm các quốc gia có nhiều ngày nghỉ lễ quốc gia nhất thế giới cùng với Nhật Bản, Malaysia, Argentina, Lithuania và Thụy Điển thì rõ ràng là đang có vấn đề về lỗ hổng tri thức nghiêm trọng hoặc nhập nhằng đánh lận con đen bằng cách lấy số ngày lễ quốc gia cộng với số ngày nghỉ bù. Cần xem lại các số liệu tham khảo như sau đối với mấy nước mà thiên hạ lôi Việt Nam vô cùng một giuộc ấy:
Malaysia năm 2017 có 49 ngày nghỉ lễ trong đó có 13 ngày lễ quốc gia, một số lễ cấp tiểu bang, và một vài ngày nghỉ bù (tại một số tiểu bang xem ngày nghỉ cuối tuần là Thứ Sáu và Thứ Bảy, trong khi các tiểu bang khác xem Thứ Bảy và Chủ Nhật là ngày nghỉ cuối tuần).
Argentina năm 2017 có 20 ngày nghỉ lễ trong đó có 17 ngày lễ quốc gia và 3 ngày lễ không chính thức. Quy định rất phức tạp, có tỉnh thay đổi ngày nghỉ lễ (nếu lễ rơi vào Thứ Tư thì nghỉ ngày Thứ Hai trước đó, nếu rơi vào Thứ Năm thì nghỉ ngày Thứ Hai sau đó), có tỉnh lại cho nghỉ “thêm” (nếu rơi vào Thứ Ba thì cho nghỉ luôn Thứ Hai ngay trước, nếu rơi vào Thứ Năm thì cho nghỉ luôn Thứ Sáu ngay sau).
Lithuania có 13 ngày nghỉ lễ quốc gia và 1 ngày nghỉ lễ tùy chọn. Không áp dụng nghỉ bù nếu ngày lễ rơi vào ngày nghỉ cuối tuần.
Thụy Điển có 14 ngày lễ quốc gia và 4 ngày lễ tùy chọn. Không áp dụng nghỉ bù nếu ngày lễ rơi vào ngày nghỉ cuối tuần.
Còn nghe lời vớ vẩn của trang mạng Wego bảo Singapore cùng với Ý, Đan Mạch, Pháp, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, Ma Rốc, Séc, và Luxemburg chỉ có 11 ngày nghỉ lễ quốc gia nên ít hơn Việt Nam thì phải kiểm lại một cách nghiêm túc. Thí dụ như Singapore năm 2017 có 14 ngày nghỉ lễ quốc gia (trong đó chỉ có 1 ngày nghỉ bù, theo quy định nếu lễ rơi vào ngày Chủ Nhật thì được nghỉ bù ngày Thứ Hai liền kề sau đó); còn Pháp năm 2017 có 11 ngày nghỉ lễ quốc gia và 4 ngày lễ tùy chọn (quy định nếu ngày lễ rơi vào ngày Chủ Nhật thì “tổ chức lễ” vào ngày Thứ Hai sau đó liền kề, nếu lễ rơi vào Thứ Năm thì cho phép người lao động nếu muốn thì chọn nghỉ thay vào Thứ Sáu để tiện có kỳ nghỉ cuối tuần dài ngày hơn).
Và khi bảo Mexico là quốc gia có ít ngày lễ quốc gia nhất thế giới (7 ngày) thì cần biết rằng năm 2017 Mexico có 10 ngày nghỉ lễ quốc gia, cộng 1 ngày nghỉ bù, và 5 ngày lễ tùy chọn. Nếu lễ rơi vào ngày Thứ Bảy thì tổ chức lễ ngày Thứ Sáu liền kề trước đó, và nếu lễ rơi vào ngày Chủ Nhật thì tổ chức lễ vào ngày Thứ Hai liền kềsau đó.
Như vậy Việt Nam hoàn toàn không phải là quốc gia có số ngày nghỉ lễ quốc gia nhiều đứng hàng thứ năm thế giới mà ắt ở hàng thứ 10 hoặc thứ 20 nếu có ai đó giống như người đầu têu đặt vấn đề “sáp nhập” dỡ hơi vì ở không ắt có thời gian để làm thống kê toàn thế giới cho thiên hạ nhờ. Mà nếu Việt Nam có tăng số ngày lễ chính thức của quốc gia từ 10 ngày lên 100 ngày thi cũng chẳng tại vậy mà Việt Nam nghèo kiết xác, còn nếu bỏ tất tần tật toàn bộ các ngày lễ chính thức của quốc gia kéo từ 10 ngày xuống zero ốc vịt thì cũng chẳng nhờ thế mà Việt Nam trở thành đại siêu cường đặt mông lên đầu Trung-Hoa-Bổn (Trung Quốc/Hoa Kỳ/Nhật Bổn).
d) Hội nhập hoàn toàn chỉ mang ý nghĩa gia nhập sân chơi chung về kinh tế, thương mại, trên nền tảng chung nhất của văn minh bao gồm các quy định quốc tế, các công ước toàn cầu, các tập quán thương mại chính quy, các đồng thuận song phương/đa phương về cơ chế giải quyết tranh chấp, các định chế tài chính, đặc biệt tôn trọng chủ quyền quốc gia và tôn trọng các bản sắc văn hóa truyền thống mỗi quốc gia. Hội nhập cũng có nghĩa là tuyệt đối chấm dứt các “khai hóa” đầy trịch thượng của bọn cướp thực dân mà là bắt đầu tiến trình tôn trọng văn hóa của nhau. Làm gì có chuyện điên rồ cho “hội nhập” biến thành sự khống chế của văn hóa cường quốc dẫn đến sự tan chảy tan tành tan biến tan nát tan tiêu văn hóa của nhược quốc! Chính vì “hội nhập” nên Trung Quốc mới bỏ công sức toát mồ hôi tham gia các định chế quốc tế, và cũng chính vì “hội nhập” nên toàn bộ các chương trình thạc sĩ kinh doanh quốc tế của Âu Mỹ phải có chương nghiên cứu chuyên sâu khoa học hàn lâm về tập quán tập tục của Trung Quốc trên nền tảng Khổng Giáo cũng như tìm hiểu các ảnh hưởng của Nho Giáo trên thương trường Trung Quốc để các công ty Âu Mỹ bỏ công sức học tập nhuần nhuyễn bở hơi tai hầu kiếm tìm cơ hội thương mại “tỷ đô” tại Trung Quốc.
e) Hội nhập chính là kiếm tìm cơ hội kinh doanh của nhau. Các vị thuộc giới “tinh hoa” Việt Nam đừng đi đâu xa mà chỉ cần ngồi rung đùi trước chiếc tivi chỉ trong 15 phút thôi của chỉ một buổi tối thôi lướt qua các đài nước ngoài là đã có thể thấy giới kinh doanh Âu Mỹ rộn rịp vung tiền quảng cáo tới tấp chào đón Tết Con Gà Trống 2017 ra sao. Họ biết thị trường thế giới Á Đông quá khổng lồ với cư dân quá khổng lồ và kiều bào Á Đông quá khổng lồ ở Âu Mỹ và thế giới nên họ hân hoan ra sức săn đón “tình nguyện phục vụ” để mong làm đầy ắp túi tiền của mình. Việt Nam có nhìn thấy cơ hội ấy để cạnh tranh với các anh Âu Mỹ trong khai thác thương mại Tết Nguyên Đán hay chưa mà lại nhanh nhảu đòi phá chén cơm manh áo của các tay xì thẩu Mỹ Á Âu bằng cách hô hào bỏ Tết Nguyên Đán thế?
f) Hội nhập chính là sự học hỏi nhau về văn hóa. Vì “hội nhập” nên các đài truyền hình Mỹ rầm rộ chào đón Tết Con Gà Trống 2017 lấy lòng tỷ dân Đông Nam Á + Trung Quốc, nhưng Mỹ không bao giờ công nhận Tết Nguyên Đán là lễ quốc gia. Vì “hội nhập” nên Việt Nam chào đón Lễ Giáng Sinh lấy lòng tỷ dân Âu Mỹ nhưng không bao giờ công nhận Lễ Giáng Sinh là quốc lễ. Vì “hội nhập” nên một vị hoàng tử Vương Quốc Anh học chúc Tết người Việt bằng tiếng Việt. Và vì “hội nhập” nên lãnh đạo Việt Nam gởi công hàm cho các nguyên thủ thế giới bằng tiếng nước ngoài. Tinh thần chủ đạo của “hội nhập”, do đó, là tôn trọng bản sắc riêng trên nền bang giao chung.
Tội thay! Chỉ có một quốc gia vì vừa nghèo khổ cùng cực bởi Thế Chiến vừa đã có quá nhiều ngày lễ quốc gia nên buộc phải bỏ hẳn – không phải sáp nhập – Tết Âm Lịch: Nhật Bản.
Thương thay! Chỉ có một quốc gia vì có một ai đó hoặc dỡ hơi, hoặc ba chớp ba nháng, hoặc không hiểu nghĩa tiếng Việt của “hội nhập”, hoặc đơn giản muốn hủy phá mọi thứ nhằm tiêu diệt cộng sản tận gốc về tinh thần nên mới đặt vấn đề “sáp nhập” Tết Tây vào Tết Ta: Việt Nam.
Sáp Nhập là sự nói lên tư duy hỗn độn của kẻ đặt vấn đề “gộp chung” Tết Ta và Tết Tây, vì rằng Nhật Bản bỏ hẳn Tết Âm Lịch chứ không “gộp chung” tức “sáp nhập”, và phải chăng Việt Nam sẽ “gộp chung” tức “sáp nhập” Tết Tây với Tết Ta để Việt Nam sẽ nghĩ Tết Tây một lèo 5 ngày để người Việt ngay sau nghĩ Tết Tây là cũng tổ tiên 4 ngày tiếp theo liền kềđể tổng số ngày nghỉ lễ chính thức của quốc gia vẫn như cũ tức không hề suy suyển?
Tết Nguyên Đán ở Việt Nam là cơ hội phát triển kinh tếnội địa của các ngành giao thông vận tải, du lịch, sản xuất mạnh tiêu thụ mạnh sản phẩm công nghiệp/thủ công, giải trí, và trên hết là chi tiêu cá nhân. Ngay cả kẻ mông muội hồng hoang cũng không bao giờ cho rằng Tết – hay bất kỳ lễ hội chính thức của quốc gia – làm hao tổn của cải xã hội vì họ biết nói thế sẽ làm người dân Âu Mỹ tư bản bật cười mắng cho là ngu xuẩn.
Việt Nam là một xứ sở rất đặc biệt và tuyệt diệu vì là quốc gia duy nhất hoàn toàn không có ngày nghĩ lễ nào thuộc hai loại là sùng bái cá nhân lãnh tụ và tôn giáo vốn đầy dẫy đầy ắp đầy ngập đầy tràn tại toàn bộ phần còn lại của thế giới.
Nói tóm lại, cái ý kiến gọi là gộp chung Tết Tây và Tết Ta tại Việt Nam là cái sự tào lao.
Hoàng Hữu Phước, Thạc-sĩ Kinh-doanh Quốc-tế
https://hoanghuuphuocvietnam.wordpress.com/2017/01/24/tet-tay-tro%CC%A3n-tet-ta/
15.
Trước đề xuất gộp Tết dương lịch và Tết cổ truyền, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho rằng, đây chỉ là suy nghĩ cá nhân và Chính phủ không đặt ra vấn đề này.
http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/chinh-phu-chua-ban-viec-bo-tet-co-truyen-3536050.html
14.
Tổng bí thư dâng hương tưởng niệm Bác Hồ
26/01/2017 15:46 GMT+7
Trong không khí cả nước chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017 và kỷ niệm 87 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2017), sáng 26/1 (tức ngày 29 Tết), Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đến dâng hương tưởng niệm Bác Hồ tại Nhà 67 trong Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tưởng niệm Bác Hồ tại Nhà 67 trong Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh.
|
Trong không khí thiêng liêng tại Nhà 67 - nơi Bác Hồ đã sống và làm việc trong những ngày tháng cuối cùng trước khi về cõi vĩnh hằng, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dâng hương, tỏ lòng thành kính và biết ơn vô hạn đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ thiên tài, danh nhân văn hóa thế giới, vị cha già muôn vàn kính yêu của dân tộc Việt Nam, người đã cống hiến, hy sinh cả cuộc đời vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.
Nói chuyện thân mật với cán bộ, nhân viên Khu di tích, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vui mừng được biết năm vừa qua, đồng bào trong nước và bạn bè quốc tế đến tham quan khu di tích ngày càng đông, đạt tổng số 2,8 triệu lượt người, cao nhất từ trước đến nay.
Năm qua, ngành du lịch nước ta đã đón 10 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 62 triệu lượt khách nội địa. Kết quả đó là minh chứng cho một đất nước Việt Nam thanh bình và mến khách, kinh tế, chính trị, xã hội ổn định, an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Toàn Đảng, toàn dân và quân ta đã nỗ lực phấn đấu và đạt nhiều thành tựu trên các lĩnh vực, tạo không khí phấn khởi, tin tưởng trong nhân dân, mở ra triển vọng tốt đẹp đối với tương lai đất nước.
Tổng bí thư chỉ rõ: Du khách đến với Khu di tích không chỉ để tham quan, mà còn tìm hiểu, học tập và làm theo tấm gương Bác Hồ vĩ đại; mỗi lần đến thăm là một lần tự kiểm điểm, nhìn lại bản thân để sữa chữa, rèn luyện và làm việc tốt hơn. Thời gian càng lùi xa càng thấy Bác vĩ đại; tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác ngày càng lan tỏa.
Tổng bí thư hoan nghênh cán bộ, nhân viên Khu di tích đã đoàn kết, xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu nhiều năm liền, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, không ngừng học tập rèn luyện, nâng cao kiến thức, giữ gìn đạo đức, lối sống, phong cách làm việc theo gương Bác Hồ vĩ đại, làm tốt công tác phục vụ, giới thiệu, truyền bá sâu rộng tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác tới đông đảo đồng bào cả nước và bạn bè quốc tế.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: Chúng ta đang triển khai tích cực, khẩn trương, quyết liệt công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đấu tranh phòng chống suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Số người đến tham quan Khu Di tích để tìm hiểu, học tập và làm theo Bác ngày càng đông là rất có ý nghĩa. Tư tưởng Hồ Chí Minh rất vĩ đại và toàn diện. Đạo đức Hồ Chí minh rất tuyệt vời, luôn vì đất nước, vì nhân dân, vì sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, “Một đời thanh bạch, chẳng vàng son/ Mong manh áo vải hồn muôn trượng/ Hơn tượng đồng phơi những lối mòn” (thơ Tố Hữu).
Phong cách Hồ Chí Minh rất trọng dân, gần dân, tin dân, khiêm tốn giản dị, tỉ mỉ chu đáo, khoa học, tiết kiệm, từ việc ăn, ở, đi lại cho đến việc tiếp khách quốc tế. Cho nên, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Bác Hồ phải thấm vào máu thịt, bằng những việc làm tự nhiên, giản dị, thiết thực. Đặc biệt, việc bảo quản tư liệu, hiện vật về Bác, giới thiệu thân thế, cuộc đời, sự nghiệp của Bác đến đồng bào trong nước và du khách quốc tế phải làm sao lột tả được những hồn cốt trong tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác, khiêm tốn nhưng vĩ đại, càng khiêm tốn càng vĩ đại.
Nhân dịp Xuân mới Đinh Dậu sắp đến, Tổng bí thư chúc toàn thể cán bộ, nhân viên Khu Di tích và gia đình một năm mới dồi dào sức khỏe, an khang, thịnh vượng, đạt nhiều thành tích hơn nữa trong công tác, gương mẫu đi đầu và góp phần tích cực thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Theo TTXVN
13.
Xã luận: Bỏ hay giữ Tết – làm thế nào để tranh luận có tính xây dựng hơn?
25 Jan 2017
/ http://luatkhoa.org/2017/01/bo-hay-giu-tet-lam-the-nao-de_tranh-luan-co-tinh-xay-dung-hon/
12.
Bỏ hay giữ Tết Việt: Đặc phái viên Thủ tướng lên tiếng
24 Tháng Giêng 2017 - 12:23:11
(VOV5) - Đề xuất bỏ Tết truyền thống của người Việt là điều không tưởng – Đại sứ Phạm Sanh Châu, Đặc phái viên Thủ tướng Chính phủ Việt Nam về các vấn đề UNESCO khẳng định.
Không những không bỏ Tết truyền thống, ông Phạm Sanh Châu - ứng cử viên vị trí Tổng giám đốc UNESCO Thế giới còn chia sẻ với VOV5 mong mỏi của ông trong việc sẽ sớm xếp hạng được Tết Việt trở thành di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Bên sân đình ngày Tết. Ảnh: Mỹ Trà
“Đối với tất cả người VN, cho dù họ sinh sống ở đâu, và họ nhập quốc tịch nước nào, thì thời điểm Tết là thời khắc thiêng liêng, với cá nhân tôi cũng vậy. Mỗi lần tôi sống ở nước ngoài và đón tết ở nước đó, phải nói là rất buồn và nhớ nhà. Tôi nghĩ rằng bây giờ may mắn hơn. Tôi luôn đón Tết cùng cộng đồng và bạn bè. Tôi đã trải qua cảm giác thời sinh viên. Mặc dù cách đây đã rất lâu rồi. Đó là khi tôi là sinh viên ở Bỉ và ở Hà Lan. Giờ phút đón Tết là đúng 4 giờ chiều. Tôi bắt tàu đi chợ, mua đồ ăn. Lúc đó cảm thấy rất xúc động. Tôi nghĩ Tết đối với tất cả người VN đều thiêng liêng và muốn quây quần bên nhau chia sẻ nhiều điều”, Đại sứ chia sẻ.
Đại sứ Phạm Sanh Châu mong Tết Việt được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Ảnh: Mỹ Trà
Phóng viên: Ông đã có cảm giác nhớ nhà và thấu hiểu tình cảm của những người con Việt đón Tết ở nước ngoài. Khi ông là đại sứ, ông đã tổ chức cho những người Việt đón Tết ở Bỉ như thế nào để khỏa lấp được nỗi mong nhớ quê hương ?
Đại sứ Phạm Sanh Châu: Đã trải qua nỗi buồn và nỗi khao khát nhớ nhà vào dịp Tết, cho nên khi có điều kiện, tôi luôn tổ chức Tết cho anh em trong sứ quán và cộng đồng người VN ở nước ngoài. Tôi nghĩ không riêng gì cá nhân tôi mà bất kỳ trưởng cơ quan đại diện nào của VN ở nước ngoài đều làm như vậy.
Bởi vì đó là nằm trong chính sách của VN, chăm lo đến đời sống, tinh thần và văn hóa của người VN ở nước ngoài. Và quan trọng hơn đó là sự quảng bá văn hóa Việt Nam, về một hoạt động, và vào một giờ khắc rất thiêng liêng, đó là sinh hoạt cộng đồng vào dịp Tết.
Chúng tôi thường tổ chức vào dịp ông Công, ông Táo hoặc là vào dịp trước giao thừa. Vào giờ phút giao thừa, chúng tôi thường tập trung lại với nhau. Chúng tôi chọn đúng giờ của VN, thắp hương, mở bánh chưng, bật champagne, chúc nhau những lời chúc tốt đẹp nhất. Cho dù thời khắc đó ko phải là nửa đêm.
Lên đình. Ảnh: Mỹ Trà
Phóng viên: Thưa ông, Tết và các lễ hội cũng là lúc mà các giá trị di sản văn hóa của VN được phát huy nhiều nhất, được quảng bá nhiều nhất. Là một nhà ngoại giao văn hóa, theo ông, chúng ta nên làm gì để có thể quảng bá di sản của VN một cách tốt nhất?
Đại sứ Phạm Sanh Châu: Khi chúng ta nhìn ra các nước khác và làm một phép so sánh, thì chúng ta có thể thấy rằng, vào dịp Tết, cũng như vào mùa lễ hội, ngay sau dịp Tết là lúc hội tụ nhiều nhất các giá trị vật thể và phi vật thể.
Bởi vì, đó không chỉ là thời khắc thiêng liêng của sự hoài tưởng, nhớ đến những người xưa, của sự tri ân đối với những người đã giúp mình, của khát vọng cho tương lai tốt đẹp hơn, và đó là giây phút của sự gắn bó với nhau, của sự dung tha và lượng thứ cho nhau.
Đó là giây phút để gắn bó những người trong gia đình, trong dòng tộc, trong làng, xã, tỉnh. Vào giờ phút đó, tôi nghĩ rằng, chúng ta có rất nhiều điều cần chia sẻ, và tôi có khát vọng rất lớn, mong muốn một ngày nào đó, sẽ xếp hạng được Tết của Việt Nam trở thành di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Tôi vừa được chứng kiến khoảng 9 quốc gia, đã cùng chung nhau làm hồ sơ để công nhận Tết của họ là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Tết của những nước này chủ yếu là ở vùng Trung Á, họ chọn vào ngày 21/3, là ngày năm mới của họ. Họ có nhiều nghi lễ tiến hành cho Tết, cũng giống như Tết âm lịch của mình. Đó là dịp chúng ta có thể giới thiệu các sản phẩm vật thể phi vật thể từ trang phục, ăn uống, đến cách sinh hoạt, cách đối nhân xử thế, cách thực hiện nghi lễ đối với tổ tiên, ông bà chúng ta. Mùa xuân là mùa của nghi lễ, mùa của lễ hội là như vậy.
Mùa xuân bên tranh Kim Hoàng. Ảnh: Mỹ Trà
Phóng viên: Đại sứ có thể gửi một lời chúc đến thính giả của VOV5 trong dịp xuân mới này?
Đại sứ Phạm Sanh Châu: Nhân dịp năm mới, tôi xin chúc cho những người VN đang sinh sống xa Tổ quốc một năm mới an khang, hạnh phúc và thịnh vượng. Chúc cho khát vọng phấn đấu để làm cho VN hùng mạnh hơn, có tên tuổi hơn trên thế giới. Tôi cũng xin chúc cho những người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại VN hiểu rõ, hiểu đầy đủ hơn về đất nước VN con người VN, về bản sắc văn hóa VN và qua đó sẽ đóng góp một cách hiệu quả và thiết thực vào sự phát triển kinh tế xã hội để VN trở thành một nước văn minh, giàu mạnh trong tương lai.
Phóng viên: Xin cám ơn đại sứ đã dành thời gian trò chuyện trong dịp đầu xuân này. Và xin chúc cho mong ước của đại sứ để Tết Việt được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại trở thành hiện thực.
Tết năm nay các em nhỏ rất háo hức được xem in tranh Kim Hoàng mới phục dựng sau nhiều năm thất truyền. Ảnh: Mỹ Trà
http://vovworld.vn/vi-VN/Phong-su-anh/Bo-hay-giu-Tet-Viet-Dac-phai-vien-Thu-tuong-len-tieng/507229.vov
11.
Thay vì đòi xóa Tết, hãy xóa những thói quen không hợp thời
Nhà văn Lê Minh Hà (từ Đức) |
Không cần xóa phong tục trên lịch. Mà xóa làm sao được, khi đông đảo người dân Việt vẫn còn phải làm ăn theo thời tiết?
Tết với người Việt xưa
Tết không phải là khoảnh khắc. Tết là lúc buông tay khỏi việc làm để làm việc ăn. Ấy là thời những cánh đồng còn chưa mọc lên những khối nhà cao cao mãi, chưa trở thành đất dự án, và bầy trẻ con còn yên tâm đồ lại bài văn mẫu kiểu "cánh đồng làng em không rộng lắm nhưng cũng đủ cho con cò mỏi cánh bay ngang dập dờn sóng lúa mênh mang sớm chiều".
Tết, do đó là thời điểm để nghỉ ngơi tái sản xuất sức lao động của người nông dân Việt. Nó có thể trùng hợp với phong tục của dân tộc Trung Hoa, nhưng tôi tin chắc không phải vì người Trung Quốc ăn Tết mà chúng ta cũng ăn theo.
Tết không nằm trên tờ lịch âm, Tết là sản phẩm của nền văn minh lúa nước, do miền khí hậu quyết định. Tết ta khác, mà vì thế vẫn giống với Tết tây của những tộc người sống trong một nền văn minh khác, ví dụ như ở châu Âu này. Tết, ta hay tây là phong tục của những tộc người sản sinh ra những nền văn minh ấy, lớn mạnh nhờ những nền văn minh ấy.
Tết không phải là khoảnh khắc. Tết không về trong ngày nắng hanh cánh đồng đất đã cày lật phơi ải chờ đập bụi mù giời rồi tháo nước chuẩn bị bừa cấy. Tết phải về sau đấy, khi không khí bắt đầu dịu đi với lất phất mưa phùn, dạt dào gió bấc, hơi xuân dâng dần.
Nghỉ tay rồi mới lại bận bịu được với việc tâm linh, đi tảo mộ buổi chiều tháng chạp, đi chợ phiên hàng huyện sắm sanh đồ ăn thức dụng, kèm đôi câu đối đỏ đen, bó hoa giấy thô tháp đỏ vàng xanh, chịu chơi nữa thì ra vườn chăm bụi cốc mốc.
Thế rồi là vật lợn, làm các thứ bánh để lâu được mà không cần tủ lạnh. Rồi là đi biếu đi chúc, ăn Tết xong rồi chơi Tết, chơi đến tận gìêng hai.
Kể thế thì thấy Tết thơ mộng quá. Nhưng thật thì cái lúc gọi là nông nhàn ấy chỉ là lúc nhà nông thất nghiệp. Mùa giáp hạt bắt đầu khi lo cho cái bụng no xong ba ngày Tết. Cái khổ bắt đầu từ trước đó, nỗi khổ thăm thăm biếu biếu lo giữ giao tình trên dưới, những mối giao tình vô cùng nhạy cảm, sơ sẩy là sứt là mẻ ở chốn làng quê.
Cứ bảo ngày Tết là ngày thương nhớ nhau, người đi xa về gần đồng lòng mong ngày đoàn tụ. Chờ đấy, đã bao nhiêu người biệt tích, không phải vì đường về xa xôi đi mãi không tới, chỉ vì đói rách khó trở về làng.
Cái cách nhìn phong vận để suy ra ứng xử của người Việt mình càng dịp tết nhất này đôi khi càng nghiệt. Và nó lại tạo ra một động lực khác cho sự nhất thiết phải đoàn viên: gặp nhau, để sẻ chia, để mừng thấy nhau, để được khoe mình sống tốt, để mừng không bị lãng quên tưởng mình dấp dúi xứ người.
Trong niềm vui chung ấy, có bao nhiêu niềm vui riêng bắt đầu từ sự sĩ diện đến mức cố chấp của dân mình, mà từng người chưa chắc ý thức được hết?
Ở nhà có của ăn của để, sự sĩ diện đó sẽ được biểu hiện ra qua đào qua quất hoành tráng, qua nhà cao và bụng to, qua khả năng chiếm đoạt thiên nhiên thành của riêng bằng các cách nhờ mua hay được biếu... Nhà khó, sự sĩ diện có một biến thái khác rất đáng trọng, rất thương: người ta nhịn ăn nhịn mặc để sẻ chia cho nhau mát mặt.
Tết những năm nay
Tôi đã sống ở Hà Nội suốt thời bao cấp và đã bao nhiêu lần chứng kiến cảnh hàng xóm về quê ăn Tết, thời đi xe buýt hay đi tàu ra khỏi Hà Nội mấy chục cây thôi là bao nhiêu khổ ải. Cũng chẳng khác gì cảnh hôm nay bao nhiêu người Việt tứ tán đi làm ăn xa khắp dải non sông ồ ạt về quê ăn Tết, vật vờ cảnh bến xe bến tàu bây giờ.
Về được tới quê nhà rồi thì sao? Sẽ hồ hởi mừng vui hay buồn tủi? Cũng khó tránh sự buồn tủi lắm, chỉ cần người thân sơ sảy một câu thôi so sánh cái sự phong túc rộng lòng của đứa con này với đứa con khác, so sánh sự giàu có hoan hỉ của con nhà người với con nhà mình. Ôi chao.
Lúc thành người lớn, chuyện tôi sợ nhất dịp Tết là: Tết nào có được chơi, chỉ lo là lo. Lo từ bó lá dong tới hộp mứt, cho nhà mình và cho những nhà mình thuộc về, để ra giêng thì bánh mốc mứt chảy nước.
Lo từ dáng vóc con gà sẽ ngự trên mâm cỗ cúng tới cái chân giò nằm trong nồi canh măng. Chơi hoa à? Chơi từ lúc mùa hoa chứ chơi gì cái lúc cuống cuồng chạy đi tậu cành đào như cái bu gà về cắm chổng ngược trên bàn thờ?
Trong tất cả những nỗi lo đó dằng dai một nỗi lo thiếu nước hay mất nước, để rửa lá đãi đỗ, làm gà, rửa bát ăn hàng ngày cứ ngồn ngộn mâm hết bữa này qua bữa khác cùng ngần ấy món.
Ấy là còn chưa nói chuyện thăm nhau chúc Tết nhau. Vừa gặp hôm tất niên, chiều mồng 2 cũng phải lò dò bò tới nhau nhau nói đúng một câu chúc nhau năm mới, tùy thân sơ mà sự chúc tụng này kéo qua cả ngày các cụ hạ cây nêu xưa xửa xừa xưa.
Khách khổ một chủ khổ mười, cái chính là vai trò khách chủ này cứ xoay như đèn cù. Không đi thì sợ bị trách ngày còn thiếu cái điện thoại đã đành. Giờ, biến tướng còn kinh hãi hơn. Tết nhất là dịp để biếu già mừng trẻ nhằm các mục đích cao xa khác. Anh làm chủ khổ đằng làm chủ. Anh làm thuê tội cảnh làm thuê.
Con gái đi lấy chồng về nhà mẹ hả hê hành bà chị dâu đầu đâm ra đít đâm vào lo Tết, ngày hôm sau về nhà chồng lại sống đúng cái cảnh đó. Bà mẹ chồng bắt con dâu ở lại lo Tết bên chồng trong lúc rưng rưng thương con gái chưa được về bên ngoại.
Tay chồng trẻ buộc vợ chứng tỏ tài đảm và sự toàn tâm toàn ý với nhà chồng, vui miệng nhắc bà chị với cô em gái chưa về chúc Tết mà không biết lòng vợ đang gửi về nơi khác. Bao nhiêu cảm giác thiêng liêng vì trời đất giao hòa trong ngày Tết, bao nhiêu thứ tình mà nhân danh nó người ta tìm về tìm đến với nhau đã bị con người làm mất giá một cách đáng xấu hổ.
Tết ta Tết tây, Tết nào sướng hơn
Tết không phải là một khoảnh khắc. Tết càng ngày càng kéo dài, một cách chính thức. Bảo bỏ Tết đi, lập tức có người kêu phải biết nghĩ tới những người khốn khổ bỏ quê đi kiếm ăn xa, phải có một ngày cho người ta đoàn tụ.
Tôi không làm sao hiểu được những điều đó nữa. Tôi xa nước hơn hai mươi năm rồi. Ở xứ người, thấy họ nhiều ngày lễ lắm, có ngày được nghỉ có ngày không, nhưng những ngày được nghỉ mà rơi vào cuối tuần thì cũng không có sự người ta cho nghỉ lại. Ai người nào vào việc nấy.
Tết tây với Tết ta mà gần nhau, ở Việt Nam cứ ăn rả rích từ Tết tây qua Tết ta theo cái kiểu "làm như không làm", thấy sướng hơn cả tây.
Tây không có Tết âm, nhưng Giáng sinh với người châu Âu có khác gì Tết âm lịch ở Việt Nam ta đâu. Họ ăn Giáng sinh và Tết của họ như thế nào? Tưng bừng lắm. Chợ Giáng sinh mở trước đó cả tháng. Thành phố treo đèn kết hoa y như ở Việt Nam mình, nhưng thua độ đậm đặc sặc sỡ và loè loẹt.
Chiều 24/12, phần lớn các cơ quan công quyền nghỉ. Các dịch vụ buôn bán tiếp tục tới tối như thường. Tăng cường hoạt động chắc chỉ có cảnh sát và thầy thuốc. Đến ngày 27, tất cả lại trở về vòng quay công việc cũ.
Và đến ngày cuối năm sau đó có ba hôm, lại hồ hởi nghỉ cùng nhau y như thế, mồng ba tiếp tục đi làm.
Có một điều làm tôi bất ngờ khi mới qua bên này: những ngày trước và sau lễ có việc với cơ quan công quyền, không thấy bất kể một dấu hiệu nào nhân viên bỏ bê công việc.
Tôi cũng bất ngờ khi thấy hóa ra giao thừa tây tưng bừng hơn giao thừa ta nhiều. Pháo được bán từ hôm 28-29 Tết, nhưng phải đợi tới đêm 30 mới được nghe tiếng pháo. Người ta bắn pháo hoa, người ta đốt pháo rầm trời từ lúc trước giao thừa cho tới… đúng sáng mồng một.
Cũng bất ngờ không kém khi nhận món quà Giáng sinh đầu tiên từ bà chủ nhà. Đấy là một đôi khăn bông to đùng để trải nằm ngoài bãi biển cùng cả biên lai. Bà dặn tôi nếu cô không thích món quà của tao hay không cần dùng tới thì nghỉ lễ xong mang ra cửa hàng trả, lấy lại tiền.
Năm nay, 2017, tây rất thiệt, vì thế nào mà cả Giáng sinh lẫn Tết nằm trọn trong cuối tuần.
Thế nhưng mọi sự vẫn như thường. Bà Merkel không thấy bàn với bộ sậu kéo dài ngày lễ cho dân ăn chơi đập phá.
Chúng ta bàn thảo với nhau bỏ hay giữ Tết ta. Bỏ là bỏ thế nào. Hội nhập với thế giới bằng cách hòa tan mình thì chán chết. Không cần xoá phong tục trên lịch, mà xoá làm sao được, khi đông đảo dân Việt vẫn còn phải ăn làm theo thời tiết.
Nhưng mà, nhất thiết phải nhìn thế giới chúng ta đang muốn sống. Những thói quen sống cũ và cả thói mới, nếu hoàn toàn không hợp thời đang trên đà tạo những biến dị ngớ ngẩn, thì bỏ đi. Ngay và luôn.
theo Trí Thức Trẻ
10.
Phải chăng các nhà sử học còn nợ đất nước một câu hỏi lớn về cội nguồn Tết?
TS Trần Bắc Hải (từ Úc) |
Bài viết này không cổ vũ việc bỏ Tết âm lịch, mà ủng hộ việc tìm hiểu cội nguồn, giữ được hoặc khôi khục được bản thể đã mất của mình trong khi hội nhập với thế giới.
Có lẽ trong nhiều năm tới, câu hỏi này sẽ còn là đề tài nóng mỗi dịp Tết của người Việt Nam.
Mỗi người đều biết là khi tham gia vào cuộc tranh luận này, dù là đứng về phía nào, họ có thể bị nghĩ là mất gốc, là chưa trọn hiếu với tổ tiên, hoặc ngược lại là thủ cựu, u mê v.v. và v.v…
Cũng như trong rất nhiều vấn đề khác, như không ít người nhận xét, một bộ phận người Việt có lẽ hơi quá dễ dãi trong việc chấp nhận ngay một thái độ cực đoan và thường gặp khó khăn để lắng nghe những ý kiến khác biệt.
Ý kiến của tôi có thể còn những điều chưa chính xác, nhưng chỉ cần bạn kiên nhẫn đọc đến hết là tôi đã rất biết ơn.
Nguồn gốc ba chữ "Tết Nguyên Đán"
Đa số người Việt hiện nay, kể cả trên báo chí chính thống, đều nói và viết "Tết Nguyên Đán" mà có thể chưa hiểu nguồn gốc của mấy chữ này.
Nhiều người giải thích chữ Tết trong tiếng Việt bắt nguồn từ chữ Tiết trong âm lịch; Tiết 節 trong tiếng Hán trung cổ phát âm là "Tset". Nguyên Đán cũng là từ gốc Hán: "nguyên" 元= sơ khai, "đán" 旦= ngày.
Nói như vậy, cụm từ "Tết Nguyên Đán" đang củng cố sự hiểu lầm rằng người Việt đang sao chép một nét của văn minh phương Bắc.
Tại sao lại là hiểu lầm thì tôi sẽ phân tích trong phần kế tiếp. Nhưng chúng ta hãy bắt đầu bằng lời đề nghị rằng người Việt muốn tìm về nguồn cội của mình thì không thể không tìm hiểu lịch sử Trung Quốc (China).
Điều thú vị là trong khi người Trung Quốc gọi đất nước của họ là "Zhong Guo" (中国, Trung Quốc) thì hầu hết thế giới không chấp nhận phiên âm từ tiếng Hoa, mà gọi nước này là "China" (Anh, Đức, Mỹ, Australia…), "la Chine" (Pháp) , "Kitai" (Nga) v.v… China/Chine/Sino có gốc từ Qin (đọc là Chin, dịch sang Hán-Việt là Tần): Vương triều nhà Tần khét tiếng với Tần Thủy Hoàng.
Người China từ cổ tự gọi mình là quốc gia ở giữa, xung quanh là người Man, Di, Rợ, Khương…
Thời cổ đại trên vùng đất bây giờ là China có nhiều quốc gia nhỏ, có thể gồm hai chủng tộc chủ yếu, là người Hán, và các tộc Bách Việt. Người Hán ở phía Bắc, Bách Việt ở phía Nam sông Dương Tử (Trường Giang).
Hán Khẩu là một địa danh cổ bây giờ đã nhập vào thành phố Vũ Hán, vốn ở nơi sông Hán Giang nhập vào sông Dương Tử.
Cư dân Bách Việt vốn gốc trồng lúa, không giỏi kiếm cung cưỡi ngựa như người Hán gốc du mục/săn bắn, nên dần dần đã bị người Hán chinh phục gần hết và đồng hóa thành ra người China bây giờ.
Trong sự đồng hóa ấy thì rất nhiều nét văn hóa của Bách Việt, kể cả Việt Nam, đã hòa lẫn vào văn hóa China, kể cả âm lịch và Tết cổ truyền nguồn gốc văn minh lúa nước.
Năm Âm lịch gồm các tháng Dần (Giêng), Mão (Hai), Thìn (Ba), Tỵ (Tư), Ngọ (Năm), Mùi (Sáu), Thân (Bảy), Dậu (Tám), Tuất (Chín), Hợi (Mười), Tý (Một), Sửu (Chạp). Một ngày cũng được chia thành 12 giờ theo tên gọi các con giáp như vậy.
Sử China chép rằng việc chọn ngày bắt đầu của một năm đã từng thay đổi nhiều lần qua các triều đại: Triều Hạ thì chọn vào tháng Dần, triều Thương thì chọn tháng Sửu, triều Chu thì chọn tháng Tý, triều Tần thì chọn tháng Thìn, triều Hán đổi lại về tháng Dần [Wiki tiếng Việt, mục từ "Tết Nguyên Đán"].
Kể từ triều Hán, Tết Nguyên Đán, nghĩa là tiết đầu năm mới âm lịch, trở nên cố định vào ngày đầu tiên của tháng Dần (tháng Giêng).
Nước Việt bắt đầu bị China đô hộ từ đời nhà Hán. Có thể là trước đó tổ tiên chúng ta ăn Tết vào đầu tháng Tý chứ không phải tháng Dần, nhưng rồi trải qua suốt một nghìn năm bị cưỡng bức đồng hóa, ký ức về Tết nguồn cội cũng như nhiều nét văn hóa khác đã bị kẻ đô hộ tìm cách gột bỏ.
Tết âm lịch Việt Nam trong sử sách China
Sách Kinh Lễ (禮記) trong bộ Ngũ Kinh chép rằng lời Khổng Tử rằng: "Ta không biết Tết là gì. Nghe đâu đó là tên của một lễ hội lớn của người Man (cách người Hán gọi người Bách Việt, TBH).
Họ nhảy múa như điên uống rượu và ăn chơi vào những ngày đó. Họ gọi ngày đó là: Tế Sạ. Tế Sạ rất có thể là phát âm Hán Việt từ chữ "Thêts", tên lễ hội năm mới của người Thái đất Phong Châu.
Sách "Giao Chỉ Chí" (发布分配) thì chép rằng: "Bọn người Giao Quận thường tập trung lại từng phường hội nhảy múa hát ca ăn uống chơi bời trong nhiều ngày để vui mừng một mùa cấy trồng mới.
Họ gọi ngày đó là Nèn- Thêts, không những chỉ có dân làm nông mà tất cả người nhà của Quan lang Chúa động cũng đều tham gia lễ hội này. Chỉ có bọn man di mới có ngày hội mà người trên kẻ dưới cùng nhau nhảy múa như cuồng vậy. Bên ta không có sự quân thần điên đảo như thế".
Ngay cả lịch sử China còn chép như vậy về Tết của người Việt cổ. Vậy đến lượt mình, phải chăng các nhà sử học Việt Nam còn nợ đất nước một câu hỏi lớn về cội nguồn Tết?
Tết Bách Việt cổ đại là vào lúc nào, và tại sao?
Theo một số nguồn nghiên cứu gần đây, người Bách Việt cổ đã từng ăn Tết (Thêts) vào khoảng thời gian tương đương với đầu năm mới dương lịch bây giờ. [Nguyễn Ngọc Thơ: "Văn hóa Bách Việt vùng Lĩnh Nam trong quan hệ với văn hóa truyền thống Việt Nam", Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Văn hóa học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP.HCM, 2011].
Ngày tôi còn nhỏ, ông nội tôi là thầy lang biết chữ nho, dậy tôi học tên các con giáp là Tý-Sửu-Dần-Mão-Thìn-Tỵ-Ngọ-Mùi-Thân-Dậu-Tuất-Hợi. Tôi chỉ biết thuộc lòng thứ tự 12 con giáp, nhưng chưa bao giờ tự đặt câu hỏi tại sao chúng lại bắt đầu từ con chuột (Tý).
Giờ Tý, tức là nửa đêm, là bắt đầu của ngày mới, đó là khi âm khí đạt tới cực tận và dương khí thì đến lúc sinh ra. Tháng Tý là tháng có ngày Đông Chí (giữa Đông), sau khi trời đạt đến lạnh nhất thì trời hẳn sẽ phải ấm lên. Cái cũ đã đến tận cùng thì hẳn phải là bắt đầu của cái mới.
Có lẽ do vậy mà người Bách Việt cổ đã chọn tháng Tý là tháng đầu năm. Và có lẽ cũng không phải là ngẫu nhiên mà tháng Tý lại có tên gọi là tháng Một, nhưng tiếc thay bây giờ nhiều người Việt vẫn vô tư gọi tháng Tý là tháng Mười Một!
Như vậy, có thể Tết Âm lịch ở Bách Việt cổ cũng gần trùng với Tết Dương lịch bây giờ, sang đến đời Hán bị đô hộ, Tết của người Bách Việt mới bị chuyển sang tháng Dần?
Tết âm lịch ở Australia
Tết của người Hoa là Tết âm lịch, nhưng ở Australia mà nói ngược lại rằng Tết âm lịch là Tết Trung Quốc thì rất sai.
Trong một đất nước dân chủ và đa sắc tộc như Australia, các chính khách muốn giành được phiếu của các cử tri và các nhà kinh doanh không muốn mất khách hàng thì sẽ không được lầm lẫn và phải biết phân biệt rằng "Lunar New Year" thì bao gồm Chinese New Year của người Hoa, Tết của người Việt, Losar của người Tây Tạng, Bhutan, Nepal…, Chaul Chnam Thmey của người Campuchia…
Cho dù "Chinese New Year" bao giờ cũng là quan trọng nhất!
Người Việt sống ở Australia hay các nước ngoài khác chắc đều thấm thía cái sự vắng Tết. Mặc dù bạn hoàn toàn vẫn có thể "ăn Tết" tại nhà mình, hoặc ra chợ Tết ở khu phố Tàu hay khu phố Việt.
Năm ngoái vào dịp nghỉ Giáng sinh và Tết Dương lịch chúng tôi lên Melbourne thăm con trai và cũng đi chợ Tết Việt ở khu Richmond gần nơi con ở.
Khu Richmond có một cái cổng chào mang hình cách điệu chim Lạc và nón Việt, như lời giới thiệu về mình một cách tự hào của cộng đồng người Việt ở đây. Nhưng chẳng ở đâu có Tết thực sự như là Tết ở Việt Nam!
Chúng tôi cũng muốn ăn Tết lắm chứ, về quê ăn Tết thì khỏi nói. Nhưng mà phần lớn các ngày Mùng Một Tết Việt đều rơi vào ngày còn phải đi làm bên này, không thể vô duyên xin nghỉ việc giữa chừng.
Tết con Gà năm nay còn khá, rơi vào 28/1 dương lịch, là Thứ Bảy, lại có thêm 26/1 là Quốc khánh Australia cũng là ngày nghỉ. Nhờ vậy mà con trai mới thu xếp được về ăn Tết với gia đình, để rồi sáng Mồng Hai lại tất tả ra đi.
Giả sử, vâng, chỉ là giả sử thôi, nước mình không bị một nghìn năm Bắc thuộc, thì Tết Việt vẫn như thời tổ tiên Bách Việt là vào tháng Tý. Nếu vậy thì hàng triệu người Việt đang là công dân toàn cầu có thể dùng kỳ nghỉ Giáng sinh và Năm Mới dương lịch mà về quê ăn Tết Việt.
Liệu mơ ước ấy có thể trở thành hiện thực theo một cách khác, khi người Việt được chủ động trở lại với Tết Bách Việt cội nguồn của mình?
Adelaide, Giờ Tý 26 Tháng Hợi năm Bính Thân (23/1/2017)
9.
Không nên đo đếm Tết cổ truyền Việt về kinh tế!
TTO - "Không nên đo đếm một sinh hoạt văn hóa quan trọng như ngày Tết âm lịch bằng việc xem xét dưới góc độ kinh tế về tính lãng phí. Tết âm lịch là một cái gì đó rất thiêng liêng...".
Đi lễ chùa ngày đầu năm là một nét đẹp trong văn hóa Việt Nam. Trong ảnh: một gia đình đi lễ chùa Thiên Mụ (Huế) sáng sớm mùng 1 tết 2016 - Ảnh: CHÂU ANH |
Trao đổi với Tuổi Trẻ, nhà nghiên cứu dân tộc học VN, TS Nguyễn Văn Huy (giám đốc chuyên môn Trung tâm Di sản các nhà khoa học VN) chia sẻ những suy nghĩ của ông về tập tục Tết cổ truyền Việt.
Ông nói:
- Không nên đo đếm một sinh hoạt văn hóa quan trọng như ngày Tết âm lịch bằng việc xem xét dưới góc độ kinh tế về tính lãng phí. Tết âm lịch là một cái gì đó rất thiêng liêng, ăn sâu vào tiềm thức của người Việt từ ngàn xưa. Một tập tục đẹp, có ý nghĩa nhân văn rất lớn với cả người đã khuất lẫn cả người đang sống, từ già đến trẻ.
Tết âm lịch còn gắn với sự tuần hoàn của vũ trụ, về những chu kỳ của Mặt trời, Mặt trăng phù hợp với thời tiết, khí hậu của nước ta. Tết âm lịch là một sinh hoạt văn hóa phi vật thể đặc sắc, độc đáo và phổ biến nhất của nước ta.
* Theo ông, những nét văn hóa dân tộc độc đáo nào của Tết cổ truyền VN cần được chú trọng để duy trì, phát triển bởi nó sẽ là nền tảng giữ gìn văn hóa dân tộc bền vững?
|
- Nét đẹp của Tết cổ truyền là mời ông bà, tổ tiên về với con cháu. Tết, con cái về với cha mẹ, ông bà. Tết với thầy. Tết của con trẻ. Tính nhân văn đó nay được nhân thêm với tết cho người nghèo, khó.
* Những gì nên hạn chế từ quản lý đến ý thức người dân để Tết cổ truyền không thành một khoảng thời gian “ăn chơi
cho đã”?
- Nên hạn chế cờ bạc, rượu chè be bét và đặc biệt ăn chơi cả tháng. Hết tết nên bắt tay vào việc ngay là phong cách mới cần xây dựng. Đây là điều chúng ta vẫn thường nói, nhưng không phải ai cũng làm được.
* Tết kéo theo lễ hội, tháng giêng là tháng ăn chơi... Lễ hội kéo dài khắp trong Nam ngoài Bắc có phải là một nét văn hóa của dân tộc, hay phải nhìn nó như một sự... lạc hậu, kém
văn minh?
- Văn hóa VN trước hết và cội nguồn của nó là văn hóa làng. Nhà, làng, nước là kết cấu văn hóa cổ truyền của người Việt.
Mỗi làng có những phong tục, tập quán riêng và đặc biệt có vị thành hoàng, vị thần bảo hộ cho dân làng riêng. Hằng năm, dân làng mở hội để cầu mong vị thành hoàng làng tiếp tục bảo vệ và phù hộ cho dân làng bình an, mùa màng tươi tốt, công việc hanh thông...
Cả làng cùng chuẩn bị hội, cùng chăm sóc đình làng hay miếu, nơi thờ các vị thần linh và tổ chức rước các vị. Đó là một nét văn hóa đẹp nhất của người Việt, sao lại nghĩ nó lạc hậu, kém văn minh?
Nhiều làng, mỗi làng mở hội của mình mà thời gian theo tập tục, thường vào các ngày giỗ hay ngày sinh của vị thần. Cho nên người ta cảm thấy hội kéo dài, nhưng thực thì chỉ là hội của làng. Dân làng nào phục vụ hội làng ấy.
Một số hội có tính khu vực thì thu hút dân trong khu vực. Tôi thấy các hội làng là sinh hoạt không thể và không nên thay thế bởi nó đáp ứng nhu cầu của nhân dân.
* Đúng là không thể phủ nhận có rất nhiều lễ hội gắn với thời tiết, mùa màng, cảnh quan thiên nhiên như lễ hội chùa Hương, lễ hội Chử Đồng Tử... nhưng cũng không ít lễ hội khiến người dân phản ứng như tục chém lợn, lễ chọi trâu... Ông nghĩ có nên “chỉnh đốn” lễ hội bằng quan điểm văn hóa mới từ cấp quản lý địa phương?
- Mỗi làng có phong tục riêng của mình và truyền từ biết bao đời nay. Các phong tục hiến sinh là rất đặc sắc với mỗi hội. Mỗi làng đều có lý do giải thích vì sao lại có tập tục như vậy, dân làng thì tin và làm theo.
Các tập tục hiến sinh này thường chỉ bó hẹp trong phạm vi dân làng, một cộng đồng rất nhỏ. Tôi rất tiếc nhiều khi truyền thông làm cho nó to chuyện lên như chuyện “chém lợn”, chọi trâu. Chọi trâu ở những nơi có truyền thống thì không sao, nhưng chọi trâu để kinh doanh thì cần chỉnh đốn.
* Những biến tướng của lễ hội như lễ hội đền Trần thành nơi cầu bổng lộc quan trường, đền Bà Chúa Kho là nơi vay tiền ảo để kinh doanh thật... theo ông có đáng lo ngại, lỗi tại ai và có cách nào “sửa chữa” không?
- Đến đền Bà Chúa Kho là một nhu cầu của xã hội. Hãy tạo điều kiện để thỏa mãn các nhu cầu ấy. Những người đi lễ sẽ tự điều chỉnh hành vi của mình theo nhận thức và dư luận xã hội. Một số nơi muốn khuếch trương du lịch đã làm thay đổi hoặc biến tướng ý nghĩa của hội làng, hội đền.
Trải qua mấy thập kỷ rồi, những thay đổi như vậy vẫn tiếp diễn và đúng là có cái đáng lo ngại thật. Điều quan trọng là hội làng thì cứ để dân làng lo liệu, đừng biến thành công việc riêng của Nhà nước. Các quan chức, nhất là quan chức cấp cao, nếu có dự cũng nên đi với tư cách cá nhân, tốt nhất là không nên đến vào những ngày nhạy cảm nhất...
* Cách nào để mỗi địa phương có thể làm tốt nhất việc của mình khi chọn cách “ứng xử” với lễ hội quê mình, để dân yên mà quê phát triển?
- Cách ứng xử tốt nhất với các hội làng (tôi không muốn gọi lễ hội, mà là hội làng như xưa vẫn gọi) là hãy khuyến khích dân làng làm chủ hội làng của mình bằng việc tham gia các quyết định liên quan đến sự thay đổi, bổ sung bất cứ tập tục nào liên quan đến truyền thống hội làng của mình. Có vậy hội làng mới là của dân làng và người ta mới quan tâm bảo vệ.
Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, TS Nguyễn Hùng Vĩ:
Văn hóa Tết cổ truyền của VN độc đáo, cần bảo lưu
Đây là một di sản lễ hội bậc nhất trong các di sản lễ hội vì những lý do: cho toàn dân, bất kể là ai, kể cả những người mất quyền công dân VN; cho tất cả mọi tộc người trên đất nước VN, đây là kết quả của trường kỳ phát triển lịch sử dân tộc mà không một lễ hội tôn giáo nào, tín ngưỡng nào sánh tày.
Tết là kỷ niệm của ký ức toàn cộng đồng được lưu truyền trên 2.000 năm từ khi sử dụng âm lịch, ký ức tập thể đó do triệu triệu con người lưu truyền và giữ gìn nó.
Tâm thức hướng nguồn trong lễ tết vô cùng mạnh mẽ, đạo lý uống nước nhớ nguồn bùng phát vào đêm giao thừa không trăng càng thêm thiêng liêng. Tết bùng nổ các hành động từ thiện, chứa đựng tính nhân văn của tổ tiên ta.
Tết chứa đựng những kỳ vọng về tương lai của từng đời người. Tết đoàn viên mọi người về gia đình, gia tộc, làng nước. Đó là những giá trị cần bảo lưu. Tuy nhiên, văn hóa luôn vận động, tiếp biến.
Hội nhập văn hóa không phủ định những giá trị truyền thống. Văn hóa nhân loại vốn luôn luôn “ngoại lai”, không có khái niệm văn hóa thuần chủng. Không có sự tiếp biến sẽ trở thành một thực thể văn hóa “cá biệt” trên thế giới.
Còn những yếu tố tiêu cực thì tôi cho rằng việc ăn chơi cho “đã” trong ngày thường cũng chẳng thiếu gì, hà cớ gì tết. Nhưng ăn tết thì nên biết hạn chế những gì vi phạm pháp luật hoặc vi phạm những tôn chỉ, những quy định của các tổ chức chính trị xã hội mà mình là thành viên.
Tham gia giao thông mà bia rượu vượt quy định, đốt pháo trái quy định, cờ bạc phạm pháp, tiêu pha tốn kém... cần phải điều chỉnh sớm. Ý thức thượng tôn pháp luật là hàng đầu. Nghĩ cho cùng, những quy định đó trước hết có ích cho từng người, sau mới là sự vui vẻ, ổn định, tiết kiệm cho toàn xã hội. (C.K ghi)
|
Nhà nghiên cứu văn hóa TRẦN ĐÌNH SƠN (TP.HCM):
Nên giản lược phần cúng bái
Tết truyền thống của mình, từ xưa vốn rất quan trọng, bởi vì nước ta là nước nông nghiệp nên lấy Tết âm lịch để định ra những chương trình hoạt động nghề nông trong năm. Ngày nay, đất nước đang ngày càng công nghiệp hóa nên không còn quan niệm “tháng giêng là tháng ăn chơi” như trước nữa. Theo tôi, nên có một vài điều chỉnh về tết cho phù hợp.
Trước tiên, chúng ta nên giản lược việc cúng bái và nên chuẩn bị tết là dịp để vui chơi, đoàn tụ gia đình. Dịp này con cháu sum họp đoàn viên với cha mẹ, tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên như một hình thức thay thế lễ tạ ơn của Âu - Mỹ để tạ ơn tiền nhân, suy nghĩ đến ân đức tổ tiên, ông bà cha mẹ. Còn tết truyền thống ở nước ta thì cúng bái rất nhiều khiến con cháu mệt mỏi.
Bây giờ giới trẻ không thể đủ thời gian và sự kiên nhẫn để làm những việc như trước. Nếu được như vậy thì ngày tết nhẹ nhàng hơn, vui vẻ hơn, không làm người trẻ cảm thấy phiền phức, thậm chí còn chán nản.
Sẽ có người hỏi rằng tết Việt vốn nghiêng về lễ và nó như một đặc trưng của văn hóa dân tộc, nếu giản lược đi thì văn hóa phai nhạt? Tôi cho rằng khi nghiêng về lễ sẽ nặng về sự cúng bái.
Vì chúng ta quá nặng chuyện cúng bái nên người trẻ cảm thấy đó như là một sự lỗi thời. Cần phải chuyển hóa sao cho nhẹ nhàng hơn, trở thành một ngày đoàn tụ, một dịp tri ân tổ tiên ông bà, cha mẹ của mình và gặp gỡ nhau trong ngày đầu năm mới. Như vậy cái tết sẽ là dịp để người sống gặp gỡ, thể hiện tình cảm, quà biếu...
Chúng ta không bỏ lễ, mà giản lược bằng hương trầm hay hoa quả... nhằm nhẹ bớt chuyện cúng bái và chú trọng việc sum họp, đoàn tụ của con cháu, anh em từ xa về hoặc đi thăm hỏi, vui chơi...
Mình cũng hành lễ tổ tiên ông bà, chúc mừng cha mẹ nhưng không bày ra chuyện “kính như tại” mà mỗi ngày phải ba buổi cúng bái trà nước, mâm cỗ... Tôi nghĩ như vậy với mong muốn có sự điều chỉnh cho phù hợp với đời sống hiện nay, tức là vẫn giữ gìn được truyền thống tết, mang được một ý nghĩa cho người sống dễ chấp nhận, dễ thực hiện hơn. (THÁI LỘC ghi)
|
8.
GS Úc: "Không có lý do gì Việt Nam không thể tiếp tục duy trì hai cái Tết"
Linh Nguyễn |
Trả lời báo điện tử Trí Thức Trẻ, GS Carl Thayer đã có những chia sẻ xoay quanh Tết của Việt Nam qua lăng kính của một chuyên gia về quan hệ quốc tế giàu trải nghiệm với mảnh đất hình chữ S.
Nhân dịp Tết đến, Giáo sư Carl Thayer - GS danh dự Đại học New South Wales (Úc) - đã chia sẻ một vài suy nghĩ từ góc nhìn quốc tế về Tết Nguyên đán tại Việt Nam, cũng như cuộc tranh luận có nên bỏ Tết hay không.
1. Là chuyên gia trải qua nhiều năm quan sát và nghiên cứu Việt Nam, Trung Quốc và Đông Nam Á, ông có cảm nhận gì về Tết cổ truyền của Việt Nam?
GS Thayer: Những nền văn minh khác nhau sở hữu nhiều cách tính lịch hàng năm khác nhau. Tết Nguyên đán vốn bắt nguồn từ nền văn minh châu Á, trong đó có Việt Nam. Mọi quốc gia đều có quyền tự hào về di sản của mình.
Các nước phương Tây và những nước chịu ảnh hưởng từ phương Tây, sử dụng lịch Gregory - được đặt tên theo Giáo hoàng Công giáo Gregory thứ 13 - đưa vào lưu hành từ 1581.
Tết Nguyên đán có nguồn gốc từ vùng đất mà ngày nay là Trung Quốc. Tết Việt Nam sử dụng Âm lịch và đón chào ngày đầu tiên của mùa Xuân. Chúng ta nên gìn giữ những truyền thống đưa gia đình và bè bạn đến gần nhau hơn.
2. Qua kinh nghiệm làm việc với người Việt Nam, đã bao giờ ông gặp phải khó khăn gì vì lý do đồng nghiệp người Việt Nam có kỳ nghỉ Tết dài và đã khi nào ông bắt gặp lời phàn nàn tương tự tại Úc chưa?
GS Thayer: Người Việt ở nước ngoài thường tuân theo phong tục địa phương và quy định nghỉ lễ nơi họ sinh sống.
Điều kiện làm việc hiện nay cho phép mọi lao động được nghỉ phép số ngày nhất định mỗi năm.
Những người Việt Nam muốn về nước đoàn tụ cùng gia đình cần xin phép nghỉ trong thời gian đó. Nếu cấp trên cho phép, họ hoàn toàn tự do lên đường. Còn trong trường hợp nếu tôi muốn ghé thăm Việt Nam hay một nước khác, tôi cũng sẽ phải cân nhắc tập quán địa phương và ngày nghỉ theo pháp luật ở đó.
Khó khăn duy nhất tôi gặp phải là từ một chuyến thăm Malaysia từ nhiều năm trước. Tôi đã không thể rời khỏi Kuala Lumpur bằng phương tiện công cộng vì vé Tết đã bán hết trước đó.
3. Ở VN hiện nay, có ý kiến cho rằng nên bỏ Tết cổ truyền, hoặc gộp vào Tết Dương lịch, để không ảnh hưởng đến giao thương quốc tế, có lợi cho phát triển kinh tế. Từ quan điểm của một chuyên gia về chính trị, quan hệ quốc tế, ông có cho rằng nên làm như vậy?
GS Thayer: Không có lý do gì Việt Nam không thể tiếp tục duy trì hai cái Tết. Thời lượng mỗi kỳ nghỉ cần được quy định trong pháp luật.
Các cơ quan và chính phủ có thể đề ra chính sách phù hợp nhằm đảm bảo nhân sự tối thiểu, đủ để duy trì công việc. Nếu kỳ nghỉ lễ được thông báo từ sớm, các cơ quan đoàn thể và người dân hoàn toàn có thể lên kế hoạch.
Năm 1994, tôi được cho một cặp vé xem World Cup ở Mỹ. Hai vợ chồng tôi đến Boston, New York trùng với thời gian học sinh được nghỉ hè tại Úc. Tuy nhiên, vợ tôi lại bị yêu cầu quay lại do có công việc tại Bộ Quốc phòng, nơi vợ tôi làm việc khi đó.
Quy tắc có ưu tiên cho các gia đình có trẻ em được nghỉ phép. Nhưng do chúng tôi lúc đó chưa có con, vợ tôi bắt buộc phải bay về Úc. Cô ấy đã bỏ lỡ mất trận tứ kết.
4. Một nhà ngoại giao Nhật Bản ở Việt Nam cho rằng VN nên giữ Tết cổ truyền, để giữ gìn bản sắc dân tộc, vì bản sắc chính là sức mạnh mềm. Ông đánh giá thế nào về quan điểm này?
GS Thayer: Việt Nam nên giữ gìn Tết không chỉ bởi các lý do truyền thống, văn hóa hay bản sắc dân tộc, mà còn bởi những người Việt sinh sống tại nước ngoài.
Hôm nay tôi vừa tham gia buổi chung vui đón Tết tại Canberra, và đó là cơ hội gặp gỡ nhiều người bạn Việt Nam, gồm cả những người đã kết hôn với người Úc. Đó cũng là dịp để những người Úc có liên hệ với Việt Nam được họp mặt.
Đây chính là ví dụ tiêu biểu cho sức mạnh mềm. Tại buổi chung vui, cả Đại sứ Việt Nam tại Úc và lãnh đạo Hội đồng Doanh nghiệp Việt Nam - Úc đều phát biểu. Nhiều người tham dự được biết thêm về tình hình đất nước. Cùng lúc đó, rất nhiều người Úc gốc Việt quay trở lại Việt Nam đoàn tụ bên gia đình.
5. Ở Úc, kỳ nghỉ lễ dài nhất là bao nhiêu ngày và chính phủ Úc làm thế nào để cân bằng giữa việc đảm bảo nhu cầu nghỉ ngơi của người dân, giữ gìn truyền thống mà không làm ảnh hưởng đến việc hội nhập quốc tế?
GS Thayer: Tại Úc, kỳ nghỉ dài nhất là từ Giáng Sinh đến ngày 2/1. Công chức được nghỉ Giáng Sinh và ngày Boxing (25/12 và 26/12), và Năm mới (1/1 và 2/1). Chính phủ nghỉ lễ trong thời gian này và yêu cầu nhân viên nghỉ xen kẽ các ngày 28 - 31/12. Văn phòng công vụ làm việc vào 3/1, với ngoại lệ là các bộ ngành liên quan đến an ninh và quốc phòng.
Như vậy, Giáng sinh hoặc lễ Phục sinh là dịp nghỉ dài nhất tùy theo có rơi vào gần cuối tuần hay không. Vì Giáng sinh tại Úc diễn ra vào mùa hè và gần Năm mới, rất nhiều người xin nghỉ phép vào dịp này.
Sự thật là một số công việc bị đình trệ trong thời gian này. Các doanh nghiệp tư nhân được quyền tự do quyết định việc nghỉ phép của nhân viên, ví dụ như một người có thể tự nguyện làm việc và sẽ được tiền thưởng. Những nhân viên sai phạm quy tắc sẽ bị phạt.
Điểm mấu chốt là quốc gia nào cũng cần cân bằng giữa đời sống văn hóa giàu đẹp và thời gian rời xa công việc với duy trì hiệu quả công việc nói chung.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
http://soha.vn/gs-uc-khong-co-ly-do-gi-viet-nam-khong-the-tiep-tuc-duy-tri-hai-cai-tet-20170121214259168.htm
7.
06:45 - 20/01/2017
Hiền Anh
Cả năm làm lụng, chi tiêu dè sẻn, nhưng không ít người lao động lại phóng tay tiêu pha vào những thứ vô bổ, phù phiếm trong dịp Tết chỉ bởi một cái tặc lưỡi: Tết mà!
6.
5. Nguyễn Quốc Vương cho đăng trên VNN
http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/dachieu/nuoc-nhat-giau-manh-dau-boi-vi-bo-lich-am-an-tet-tay-352421.html
4.
3.
Trước khi bàn chuyện nhập Tết Ta vào Tết Tây: Hãy thử tung đồng xu sấp ngửa
http://soha.vn/truoc-khi-ban-chuyen-nhap-tet-ta-vao-tet-tay-hay-thu-tung-dong-xu-sap-ngua-20170118073525434.htm
Cả năm làm lụng, chi tiêu dè sẻn, nhưng không ít người lao động lại phóng tay tiêu pha vào những thứ vô bổ, phù phiếm trong dịp Tết chỉ bởi một cái tặc lưỡi: Tết mà!
Người dân đã vậy, các cơ quan ban ngành cũng tốn kém thời gian, chi phí cho tiệc tùng, tết nhất, nên cả xã hội đang lãng phí.
Trao đổi với PV Infonet, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan tỏ ra buồn bã khi nhắc đến sự hoang phí trong ngày Tết Nguyên đán ở Việt Nam, từ người dân, doanh nghiệp cho đến chính quyền và các cơ quan ban ngành. Lý giải về việc này, bà Phạm Chi Lan cho rằng chỉ có thể là do tính sĩ diện và phông văn hóa còn thấp.
Theo bà Phạm Chi Lan: “Tôi thấy tình trạng lãng phí ở nước ta hiện nay đã thực sự nghiêm trọng. Người dân, doanh nghiệp và các ban ngành vẫn quá coi trọng hình thức, nó đã trở thành một nếp văn hóa trong cộng đồng người Việt mà lâu nay chúng ta chưa thể thay đổi.
Tính sĩ diện đã ăn sâu vào trong đời sống người dân, ai cũng muốn đua nhau chạy theo hình thức bề ngoài, xu hướng này không hề tốt một chút nào trong bối cảnh kinh tế chung hiện nay đang khó khăn, đất nước còn nhiều hộ nghèo và cận nghèo, chính bệnh sĩ này lại là nguyên nhân khiến cho nhiều hộ gia đình vừa thoát ra khỏi ngưỡng nghèo rồi lại tái nghèo”.
Ảnh minh hoạ |
“Tết năm nay các địa phương không tổ chức bắn pháo hoa, đó là một quyết định theo tôi là đúng đắn, nhưng sự lãng phí vẫn hiển hiện, đập vào mắt người dân qua việc trang trí đường phố bằng những bông hoa có kích thước khổng lồ, nhìn rất thô kệch, rồi đèn đóm lập lòe ở khắp các con phố, những thứ đó nhìn rất xấu và rối mắt chứ đâu có đẹp.
Nếu xét đến giá trị văn hóa, những thứ đó không hề có, thậm chí nó khiến cho các thành phố trở nên “quê mùa”, kệch cỡm, lố bịch, kiểu khoe mẽ chứ chưa thể hiện được tầm văn hóa thực sự. Đỉnh cao văn hóa thực sự nằm ở sự giản dị và tinh tế chứ không phải ở những thứ hoa hòe hoa sói như các thành phố đang cố đua nhau,” bà Phạm Chi Lan nói.
Đối với người lao động, sự lãng phí thể hiện rõ rệt nhất trong dịp Tết Nguyên đán. Anh Hải ở Nghĩa Hưng, Nam Định, một chủ cơ sở sản xuất nhỏ ở Biên Hòa (Đồng Nai) có cách chi tiêu khác người, đó là đầu tư... bắn pháo bông vào mỗi đêm giao thừa ở quê nhà.
“Ngày trước mình còn trẻ nên thích thú với mấy trò này, mặc dù biết là bị cấm. Nhưng nói thật là cũng thích thể hiện với dân làng, mọi năm đều mua pháo về bắn rồi, chả lẽ năm nay lại không mua?”, anh Hà cho biết.
Trong khi đó, anh Nguyễn Văn Bích (huyện Hoa Lư, Ninh Bình) cho biết, lương công nhân làm thuê cho chủ đầm tôm tại Cà Mau mỗi tháng 4 triệu đồng, tích cóp cả năm để về ăn Tết với gia đình, nhưng vì “bệnh sĩ” nên Tết năm nào cũng phải sắm sửa cho thật tươm tất cho “xứng tầm” một người đi làm ăn xa trở về.
“Mỗi năm chỉ có một lần về quê vào dịp Tết, nên cứ sắm sửa cho thoải mái để các cháu vui. Năm nào gia đình tôi cũng phải mổ lợn, mua vài thùng bia lon để trong nhà, đào, quất đủ cả, Tết mà!” anh Bích nói.
Tết mà! Đó là một câu nói có phần ngậm ngùi của nhiều người lao động. Nhưng không phải ai cũng có điều kiện để một lần tặc lưỡi cho xong. Chị Nguyễn Thị Nga ở huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình cho biết, vợ chồng chị chuyển vào Tây Nguyên mua rẫy trồng cà phê đã 5 năm nay, gửi hai cháu nhỏ ở lại quê nhà cùng ông bà ngoại, nhưng hàng năm anh chị không chọn về quê vào dịp Tết mà lại chọn dịp nghỉ hè để về thăm gia đình. Theo chị Nga, ngày Tết chỉ ngắn ngủi có vài ngày, phương tiện đi lại khó khăn, mọi thứ chi phí đều đắt đỏ, nên dù có thèm được ăn Tết ở quê cũng nén nhịn để dịp hè về thăm bố mẹ và các con.
Trong khi đó, dịp cuối năm cũng là thời điểm các nhà hàng, quán karaoke từ sang trọng đến bình dân luôn quá tải bởi “phong trào” tất niên ở khắp mọi nơi. Anh Phạm Quang Dũng, nhân viên kinh doanh tại một công ty về CNTT tại Hà Nội cho biết, khoảng thời gian 2 tuần trước Tết là thời điểm mệt và tốn kém nhất của anh, ăn nhậu tất niên cùng cơ quan, rồi tất niên cùng phòng, tất niên cùng bạn học, cùng các hội nhóm khác…
“Đâu chỉ ăn nhậu là xong đâu, mỗi cuộc tất niên lại kéo theo một cuộc karaoke, không theo thì ngại, mà theo thì vừa mệt vừa tốn kém,” anh Phạm Quang Dũng nói.
Chia sẻ với những khó khăn của người dân và doanh nghiệp trong việc kiếm tiền, bà Phạm Chi Lan cho rằng chính vì khó khăn như vậy nên càng cần phải biết trân trọng đồng tiền mình kiếm được, đừng vì thể diện bề ngoài mà chi tiêu lãng phí. Nếu có thể, hãy tích cóp để tái đầu tư để có được năng suất tốt hơn, hiệu quả cao hơn, hướng đến những giá trị về lâu về dài, thay vì chỉ hướng đến bề nổi trước mắt.
Dưới góc nhìn của bà Phạm Chi Lan, chính vì cách nhìn nhận thiên lệch này của xã hội mà tài sản của đất nước đang bị sử dụng một cách lãng phí vô cùng, có những địa phương hay cơ quan nợ đầm đìa ra nhưng trụ sở cứ phải xây thật hoành tráng, rồi việc trang hoàng công sở cũng như những nơi công cộng vào những dịp lễ tết thì lãng phí và không hiệu quả.
“Với doanh nghiệp cũng vậy, tôi rất buồn và rất tiếc khi thấy có nhiều doanh nghiệp mang nợ đầm đìa nhưng vẫn cố sắm xe hơi xịn để khoe mẽ với thiên hạ, thực ra những thứ phù phiếm đó chẳng để làm gì cả. Ngân hàng có cho doanh nghiệp vay hay không, đối tác có hợp tác với doanh nghiệp hay không là họ nhìn vào thực trạng và triển vọng kinh doanh của mình chứ không phải nhìn vào cái xe,” bà Phạm Chi Lan nói.
http://infonet.vn/ba-pham-chi-lan-nguoi-viet-hoang-phi-cho-tet-vi-si-dien-va-phong-van-hoa-thap-post219410.info6.
Nên lấy ngày giỗ Tổ Hùng Vương làm Tết cổ truyền Việt Nam?
(Kiến Thức) - Từ những quan sát đặc điểm chung của tết ở các dân tộc, tôi nghĩ nước ta nên chuyển ngày đón Tết sang ngày giỗ Tổ Hùng Vương 10/3 Âm lịch.
Trong bối cảnh cuộc tranh cãi về việc "giữ" hay "bỏ" Tết cổ truyền chưa có hồi kết, độc giả Phạm Mạnh Hà gửi cho Kiến Thức một bài viết nêu quan điểm nên lấy ngày giỗ Tổ Hùng Vương làm Tết cổ truyền Việt Nam. Xin được giới thiệu bài viết này như một góc nhìn mang tính tham khảo:
Những năm gần đây cứ đến dịp Tết là trên truyền thông lại thấy xuất hiện những đề xuất nên gộp Tết Ta (Tết Nguyên đán Âm lịch) vào Tết Tây (Tết Dương lịch). Sáng kiến này lập luận là gộp Tết như vậy sẽ đem lại lợi ích về kinh tế, nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay, tuy nhiên sáng kiến này vẫn nhận được những ý kiến trái chiều.
Theo quan điểm cá nhân của người viết, cái đáng bàn ở đây, là làm sao để chúng ta xây dựng nên một cái Tết vừa mang đậm bản sắc dân tộc, vừa thể hiện được tinh thần hiện đại.
Định nghĩa về Tết cổ truyền thế nào cho chuẩn?
Vậy thì xin hỏi, Tết cổ truyền của một dân tộc đã được ta định nghĩa như thế nào? Trước hết chúng ta nên định nghĩa về cái Tết cổ truyền cho chuẩn đã, rồi từ định nghĩa chuẩn đó mới có đề xuất chọn ngày Tết cho hợp lý được.
Tham khảo Tết ở các nước thì thấy như sau:
Tết Âm lịch (Nguyên đán) ở phương Đông có xuất xứ là từ Trung Quốc. Theo truyền thuyết, khởi đầu của Tết Nguyên Đán Trung Quốc là sự tích dân làng chống lại quái thú là con niên (Niên Thú) hay đến vào dịp đầu năm Âm lịch để phá hoại gia súc, mùa màng, giết hại dân làng, đặc biệt là trẻ con. Để bảo vệ mình, dân làng đặt thức ăn trước cửa nhà vào dịp đầu năm và sau đó, già trẻ trai gái cùng dắt nhau lên núi trốn chạy con niên. Mọi người tin rằng sau khi ăn những thức ăn đó, nó sẽ không tấn công dân làng nữa.
Về sau, dân làng nghĩ ra cách đến đêm trừ tịch (giao thừa) dán giấy đỏ ngoài cửa, bên trong nhà có ánh lửa sáng rực, đốt pháo nổ lớn, khiến con niên khiếp sợ bỏ chạy không dám quay đầu trở lại nữa. Do đó, về sau, vào những ngày đầu năm mới, dân làng đều treo đèn lồng đỏ, dán giấy đỏ trên cửa sổ, cửa ra vào. Đến đời vua Nghiêu vua Thuấn, đã chọn ngày đầu năm để lên ngôi, và cùng với truyền thuyết đó mà ngày Tết ở Trung Quốc được các đời vua về sau chọn là ngày 1/1 Âm lịch.
Còn Tết Dương lịch ở phương Tây có bắt nguồn từ đế quốc La Mã. những người La Mã hàng năm ăn mừng "Thần Mặt trời" (Feast of The SolInvictus) đem ánh sáng đến cho trần gian vào ngày 25 tháng 12, tức là lúc này thời tiết mùa đông đã bắt đầu chuyển sang ấm lên. Những người cơ đốc giáo lúc đó vẫn dưới sự thống trị của đế quốc La Mã đã nhân cơ hội này để tổ chức ăn mừng ngày Đức Giêsu giáng sinh vào đem ánh sáng và sự sống đến cho nhân loại cùng một ngày với ngày lễ "Thần Mặt trời" của người La Mã.
Đến năm 312, Hoàng đế La Mã Constantine đã bỏ đa thần giáo và theo cơ đốc. Ông này đã hủy bỏ ngày lễ ăn mừng "Thần Mặt trời" và thay vào đó là ngày ăn mừng sinh nhật của Đức Jesus. Như vậy từ ngày lễ Chúa Giáng sinh 25/12 đến ngày 1/1 là khoảng thời gian thời tiết lạnh giá âm hàng chục °C ở phương Tây ấm lên, cho nên về sau ở phương Tây người ta chọn ngày 1/1 là ngày ăn mừng năm mới (Tết) sau khi vừa kết thúc lễ mừng Chúa giáng sinh là hợp lý.
Và do sự giao thoa văn hóa trong khu vực mà Tết Âm lịch và Tết Dương lịch được lan truyền ra nhiều nước lân cận, trong đó có Việt Nam.
Mặc dù vậy, giữa các nước có cùng ngày Tết thì vẫn có sự khác nhau trong cách thể hiện tập tục, trong quan niệm tín ngưỡng.
Như cùng ngày Tết Âm lịch, nhưng ở Việt Nam thì Tết theo truyền thống từ nền văn minh lúa nước là khởi đầu một chu kỳ canh tác của một năm, còn ở Trung Quốc thì Tết lại có từ truyền thuyết xua đuổi con quái vật quấy nhiễu đầu năm để đón may mắn. Hay như ở Triều Tiên Tết Âm lịch thì lại có 2 phong tục: "đuổi quỉ' và "đốt tóc". Để “đuổi quỉ", họ bện một người nộm bằng rơm, nhét tiền vào trong ruột, sáng sớm mồng 1 Tết đem vứt ra ngã tư đường với ý tống khứ ma quỉ, nghênh đón điều tốt lành. Tục "đốt tóc" thường được làm vào buổi chiều mùng 1, người ta đem tóc rụng thu nhặt trong cả năm ra đốt sạch, với mong ước năm mới gặp nhiều bình an và xua đuổi dịch bệnh.
Hay như cùng đón Tết Dương lịch, nhưng các nước phương Tây lại có sự khác nhau trong phong tục tập quán ngày Tết. Ngày đầu năm mới người Pháp thường cùng nhau ra đường xem hướng gió để đoán thời vận trong năm. Người Anh thì lại có phong tục đi lấy nước đầu năm để được may mắn. Còn ở Đan Mạch, vào dịp năm mới, những người hàng xóm sẽ tới trước cửa nhà nhau và… ném bát đĩa chan chát. Nhà nào có nhiều bát đĩa vỡ trước cửa sáng hôm sau nhất sẽ gặp nhiều may mắn và chứng tỏ họ có nhiều bạn tốt.
Ngoài ra, có nhiều nước khác đón Tết không phải là ngày đầu tiên của năm mới theo Dương lịch hay Âm lịch phổ biến trên. Có thể điểm qua một số nước là:
Người dân ở Afghanistan và các nước lân cận trong khu vực đến tận tháng 3 này mới đón năm mới Nowruz truyền thống.
Tết của người Do Thái là lễ Rosh Hashanah kéo dài một ngày rưỡi trong tháng Tishri (tháng 9, tháng 10 theo Dương lịch) và để tưởng nhớ Đấng Tạo hóa.
Lào đón Tết Bunpimay thường diễn ra trong ba ngày, 13, 14 và 15/4 hàng năm.
Phần lớn các quốc gia Hồi giáo và Ả Rập coi ngày 15/10 là ngày mở đầu lễ Tết Ead al-Fitr.
Như vậy, mặc dù có sự trùng hợp về thời gian Tết của các nước cùng khu vực do có sự giao thoa về văn hóa trong khu vực, nhưng về bản chất có thể thấy những đặc điểm chung là:
- Thứ nhất, Tết là một đặc trưng cơ bản của văn hóa tín ngưỡng mỗi dân tộc, do đó nó có thể không nhất thiết phải là đón ngày đầu tiên của năm mới theo Âm lịch hay Dương lịch. Tùy theo tín ngưỡng, phong tục, mà ngày Tết ở các nước có thể là ngày tháng khác trong năm.
-Thứ hai, về bản chất, ở đâu cũng vậy, Tết vẫn là ngày ăn mừng có tính chu kỳ theo năm của một dân tộc, do đó nó có tính riêng biệt của dân tộc ấy. Chẳng có ở đâu lại có cái Tết chung của các nước với nhau. Mỗi nước tổ chức Tết hàng năm trong phạm vi lãnh thổ của mình, cho nên Tết có tính cổ truyền dân tộc rất cao.
Thế cho nên, ngày Tết của một dân tộc cũng giống như ngày sinh của một con người vậy. Tuy rằng nhiều người có thể trùng ngày sinh, nhưng mỗi người vẫn ăn mừng theo đúng ngày sinh của mình, chứ không thể thay đổi ngày sinh của mình theo ngày sinh của người khác để ăn mừng cùng với ngày sinh của họ. Cho nên gộp Tết Ta vào Tết Tây sẽ làm mất đi bản chất của Tết.
Còn về vấn đề sau Tết Âm lịch người Việt sa đà vào tháng ăn chơi khiến cho năng suất lao động giảm sút, thì quả thực là đáng phải bàn. Ở đây cần nhận thấy cái nguyên nhân của tình trạng đó là do tháng giêng là tháng lễ hội, lại được mở màn bằng Tết Âm lịch, cho nên dư âm sau ngày Tết vẫn còn lại được tiếp sức ngay bằng mùa lễ hội, làm cho người Việt đang chuếnh choáng dư vị ngày Tết lại càng dễ say sưa vui chơi lễ hội, khiến cho trên thực tế không khí nghỉ Tết của người Việt kéo dài đến hết cả tháng giêng chứ không phải là chỉ có mấy ngày đầu năm.
Như vậy là việc đón Tết Âm lịch ngay trước thềm mùa lễ hội chính là nguyên nhân gây nên "bệnh" tháng giêng là tháng ăn chơi của người Việt. Hẳn là nếu như việc đón Tết diễn ra sau mùa lễ hội, thì cái không khí Tết rất nhanh tàn, hết ngày nghỉ Tết là không còn ngày lễ hội vui chơi nữa, nên tâm lý chơi Tết sẽ được đóng lại nhanh chóng. Và do Tết ở sau mùa lễ hội cho nên các lễ hội đầu năm sẽ không quá thu hút mọi người sa vào vui chơi, vì chưa có được Tết cổ truyền tập trung mọi người lại để mở màn.
Lấy ngày giỗ Tổ Hùng Vương làm Tết cổ truyền Việt Nam?
Nghiên cứu trong các lễ hội sau Tết thì thấy có lễ hội lớn nhất là lễ giỗ tổ Hùng Vương vào mùng 10/3 Âm lịch lại là vào thời điểm cuối mùa lễ hội. Đây là lễ hội hướng về cội nguồn tiêu biểu nhất của dân tộc Việt Nam, có các nét văn hóa sơ khai chính gốc người Việt của thời Hùng Vương là thời lập quốc, như bánh chưng bánh dày, trống đồng, họa tiết chim lạc hồng, y phục của nước Văn Lang riêng biệt chưa bị ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc. Lễ hội lại diễn ra vào thời tiết thanh minh nắng ấm, là thời điểm thay đổi thời tiết tích cực nhất trong năm, hơn hẳn thời tiết đầu năm Âm lịch thường là mưa phùn gió rét chưa có sự chuyển biến tích cực rõ nét.
Xem xét mọi mặt, về tính dân tộc, về văn hóa, về thời tiết, về thời điểm,... thì tất cả đều hội tụ đủ các yếu tố để ngày giỗ tổ Hùng Vương làm ngày Tết đúng nghĩa cổ truyền của dân tộc ta, lại khắc phục được những nhược điểm của Tết Âm lịch hiện nay. Tết là ngày đầu năm Âm lịch, nhưng lại gây dư âm hưởng thụ Tết kéo dài luôn vào mùa lễ hội gây trở ngại cho guồng máy hoạt động của đất nước. Và thời tiết Tết Âm lịch mưa phùn gió bấc bất lợi cho việc đi chơi Tết, trong khi nếu Tết vào 10/3 là dịp thời tiết nắng ấm thuận lợi hơn, và thực phẩm không thể tích trữ được quá lâu, làm cho người dân không phải mất nhiều thời gian tích trữ hàng Tết như Tết Nguyên đán nên không ảnh hưởng đến nhịp độ lao động, góp phần bình ổn giá cả ngày Tết.
Vậy thì từ ý tưởng đề xuất dời ngày Tết Ta gộp vào Tết Tây, từ những quan sát đặc điểm chung của Tết ở các dân tộc, thiết nghĩ nước ta nên chuyển ngày đón Tết là ngày đầu năm Âm lịch sang ngày 10/3 Âm lịch, lấy ngày giỗ Tổ Hùng Vương làm ngày Tết cổ truyền mang đậm bản sắc Việt Nam nhất, không bị quá nghiêng về bên Đông (Trung Quốc) hay bên Tây, thuận lợi cho nhịp độ lao động của cả nước.
5. Nguyễn Quốc Vương cho đăng trên VNN
19/01/2017 09:20 GMT+7
Sự giàu mạnh, văn minh của Nhật Bản có được là nhờ tác dụng cộng hưởng của nhiều yếu tố, chứ không phải chỉ đơn giản là chuyện đổi lịch.
Cảm thức về thời gian của người Việt và người Nhật
Công việc đọc những gì người Nhật viết về Việt Nam và những gì người Việt viết về Nhật Bản rất thú vị. Ở đó, ta sẽ bắt gặp những giao điểm và cả những đường thẳng… song song.
Chẳng hạn, nhiều người Việt nhìn vào nước Nhật và cảm thấy choáng ngợp, ngưỡng mộ nhịp điệu sinh hoạt, sản xuất nhanh, chính xác, năng suất của người Nhật. Nhưng ngược lại, có không ít người Nhật sau khi đến Việt Nam du lịch, sống và làm việc lại có ấn tượng đặc biệt với nhịp điệu cuộc sống chậm rãi ở đây.
Hoa đào, loài hoa báo hiệu Tết Ta. Ảnh: Lê Anh Dũng |
Nhiều người Nhật tỏ ý phê phán lối sinh hoạt tùy tiện về giờ giấc, đặc biệt là thói quen không đúng giờ của người Việt, nhưng cũng có những người cảm thấy dễ chịu với nhịp điệu đời sống ở Việt Nam. Họ có cảm giác được thả lỏng và tìm lại được nước Nhật của ngày xưa. Họ là những người đã già, từng nếm trải giai đoạn đầy khó khăn của nước Nhật thời hậu chiến và là những người đã gây dựng nên nước Nhật hiện đại ngày nay.
Đó là sự khác nhau về cảm thức thời gian, được tạo ra từ rất nhiều yếu tố trong đó cơ cấu tổ chức, vận hành của xã hội và những thói quen sinh hoạt được tạo thành trong một thời gian dài.
Người Nhật trước kia từng bị những người phương Tây đến Nhật nhận xét là không biết đến khái niệm thời gian và hành động đầy chậm chạp. Tuy nhiên, sau khi Nhật Bản cận đại hóa thành công và đặc biệt khi trở thành cường quốc kinh tế sau thời hậu chiến, mọi chuyện đã khác.
Giàu mạnh, văn minh nhờ bỏ lịch Âm dùng lịch Dương?
Khi suy ngẫm về cảm thức thời gian của người Nhật và người Việt, tôi liên tưởng đến cuộc tranh luận về chuyện “gộp Tết ta vào với Tết tây” diễn ra sôi nổi ở nước ta trong khoảng 10 năm qua. Nếu soi kĩ trong lập luận của cả hai phe ủng hộ và phản đối đều có những điều bất ổn.
Chẳng hạn, một trong những lập luận mà“phe” ủng hộ đưa ra là viện dẫn Nhật Bản nhờ bỏ Âm lịch dùng Dương lịch, theo đó đón Tết cùng phương Tây mà trở nên giàu mạnh, văn minh.
Nhật Bản bắt đầu chuyển sang dùng Dương lịch từ năm 1873 dưới thời Minh Trị. Tuy nhiên, sẽ rất khó để chứng minh rằng việc đổi lịch này tạo ra sự phát triển vượt bậc của Nhật Bản. Mặt khác, giả sử công nhận nó đi nữa, thì cách nhìn nhận lịch sử Nhật Bản từ thời Minh Trị cho đến nay là một đường thẳng đi lên đầy tươi sáng là một sai lầm.
Trên thực tế, chỉ có khoảng 10-15 năm đầu thời Minh Trị, trào lưu khai sáng văn minh ở Nhật đóng vai trò chủ đạo và là nơi “gặp gỡ” giữa chính phủ, trí thức và quốc dân. Sau đó, xu hướng tập quyền và độc đoán ở chính quyền Minh Trị ngày càng mạnh lên, đặc biệt từ khi Hiến pháp Đại đế quốc Nhật Bản ra đời (1889). Nước Nhật đã dần dần đi vào con đường quân phiệt hóa và xâm chiếm thuộc địa với vô số các cuộc chiến tranh đẫm máu đặc biệt trong giai đoạn 1931-1945. Sau này khi được hưởng cuộc sống hòa bình, dân chủ người Nhật cho rằng đó là giai đoạn “Không được sống cuộc sống thật sự là người”.
Người dân Nhật Bản thả bóng chào năm mới 2017 tại thủ đô Tokyo. Ảnh: Reuters.
|
Sự giàu mạnh, văn minh của Nhật Bản có được là nhờ tác dụng cộng hưởng của nhiều yếu tố, chứ không phải chỉ đơn giản là chuyện đổi lịch. Đó là nền tảng khai sáng đầu thời Minh Trị với tư tưởng thực nghiệp, quốc dân độc lập cùng bộ máy quản trị cận đại cùng nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, là sự phát triển của phong trào tự do dân quyền và phong trào dân chủ thời Taisho để thiết lập quốc hội, chính đảng và nền tảng xã hội khác.
Quan trọng hơn nữa và trực tiếp hơn nữa là cuộc cải cách thời hậu chiến sau 1945, khi Nhật Bản bại trận, đã tạo ra nước Nhật dân chủ, hòa bình và tôn trọng con người dựa trên bản Hiến pháp mới. Nước Nhật ấy đã tạo điều kiện thuận lợi để tận dụng các yếu tố thuận lợi khách quan và phát huy tối đa nội lực để tạo ra nước Nhật giàu mạnh hiện nay.
Hơn nữa đừng quên rằng để tiến hành một biện pháp có tính chất kĩ thuật là đổi từ lịch âm sang dùng lịch dương, nước Nhật trước đó đã thành công trong một cuộc chuyển hóa vĩ đại-cuộc Minh Trị duy tân. Sự chuyển hóa đó có tác động lớn lao đến tâm tưởng của quốc dân về thời cuộc và hướng đi của Nhật Bản từ ấy về sau.
Trước khi việc đổi lịch diễn ra, Nhật Bản đã tiến hành nhiều công việc quan trọng khác tác động vào cảm thức thời gian của quốc dân, ví dụ như xây dựng bộ máy nhà nước cận đại, bãi bỏ các phiên và lập ra các tỉnh (1872), ban bố học chế xác lập hệ thống trường học quốc dân (1872)... Hơn nữa, cũng có thuyết cho rằng chính phủ Nhật Bản quyết định việc đổi lịch khi đó là tránh việc phải trả thêm tháng lương thứ 13 cho toàn bộ nhân viên công vụ vì năm đó theo lịch cũ là năm nhuận.
(Còn tiếp)
Nguyễn Quốc Vương
>> Xem tiếp phần sau: Từ câu chuyện đổi lịch của Nhật Bản có điều gì soi tỏ cho cuộc tranh luận về “tết Tây, tết Ta” hiện nay của Việt Nam không?
4.
Cảnh đi lễ chùa đầu năm mới ở Nhật Bản.
Từ hơn một thế kỷ qua, người Nhật Bản đã chuyển từ đón Tết Nguyên đán sang ăn Tết dương lịch. Song gần đây, nhiều ý kiến tại Nhật Bản đang kêu gọi tái hiện ngày tết cổ truyền.
Trao đổi với PV Lao Động, Công sứ Nhật Bản Hideo Suzuki cho rằng, nhiều người Nhật hiện nay đang nhận thức rằng, lễ hội đón Tết Nguyên đán chính là một di sản văn hóa - một dạng “quyền lực mềm” có thể giúp kết nối cộng đồng.
Nên đúng hẹn với… mùa hoa
- Nhật Bản đã mất bao lâu để thông qua việc đón Tết theo dương lịch, thưa ông?
- Việc chuyển từ việc sử dụng âm lịch sang dương lịch diễn ra tại Nhật Bản rất nhanh, chỉ trong 1 tháng thời kỳ Minh Trị vào cuối năm 1872. Kể từ đó, ngày 1.1 theo dương lịch trở thành ngày đầu tiên của năm mới tại Nhật. Nhưng trong nhiều năm sau, truyền thống tổ chức các lễ hội đón xuân theo âm lịch vẫn được duy trì tại nhiều địa phương, nhất là ở vùng nông thôn Nhật Bản, như cách mà người Việt Nam vẫn sử dụng song lịch (cả dương lịch và âm lịch) hiện nay.
Theo như tôi nhớ, chỉ sau Đại chiến II thì việc sử dụng song lịch tại Nhật Bản mới ngừng hẳn. Bởi, tiến trình công nghiệp hóa và sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế đòi hỏi việc thống nhất toàn bộ sự kiện, lịch trình theo một bộ lịch là dương lịch.
- Có nghĩa việc hợp nhất toàn bộ các hoạt động theo dương lịch thực sự đã mang lại hiệu quả cho sự phát triển kinh tế tại Nhật Bản?
- Vào thời kỳ công nghiệp hóa dưới thời Minh Trị, điều này là rất cần thiết. Còn ngày nay, đang có một luồng dư luận tại Nhật cho rằng nên khôi phục Tết Nguyên đán cổ truyền.
- Vì sao, thưa ông?
- Theo dương lịch, ngày 1.1 hằng năm sẽ bắt đầu mùa xuân, nhưng trên thực tế, thời tiết tại Nhật vô cùng lạnh giá trong tháng 1. Vì vậy, rất khó cho mọi người cảm nhận một mùa xuân mới đang về. Còn nếu theo âm lịch cổ truyền, mùa xuân sẽ đúng hẹn hơn, vì ngày đầu của mùa xuân thường rơi vào tháng 2. Khi đó, hoa mận đã nở khắp nơi và khoảng 1 tháng sau (tháng 3 dương lịch), sắc xuân sẽ tràn ngập tại Nhật Bản với hoa anh đào nở.
Công sứ Nhật Bản Hideo Suzuki. |
Nhật Bản đã bỏ âm lịch để sử dụng dương lịch vì những đòi hỏi của nền kinh tế khi đó. Nhưng như tôi đã nói, Nhật Bản lẽ ra vẫn có thể giữ Tết Nguyên đán như một nét văn hóa cổ truyền và là sợi dây liên kết cộng đồng. Chúng ta đang sống trong một xã hội toàn cầu hóa. Điều đó tạo ra một xã hội mở, nhưng mặt khác nó khiến con người mất đi bản sắc, sự nhận diện “chúng ta là ai?”
Đây là một vấn đề lớn, thậm chí về khía cạnh an ninh quốc gia. Một quốc gia có thể có trong tay những máy bay chiến đấu hiện đại nhất, tinh xảo nhất, nhưng nếu những người điều khiển máy bay không có ý chí mạnh mẽ để bảo vệ chủ quyền quốc gia thì các máy bay hiện đại ấy chẳng có tác dụng gì!
- Việt Nam đang có tranh luận về việc có nên gộp tết ta và tết tây. Những ý kiến ủng hộ cho rằng, điều này sẽ giúp Việt Nam tiết kiệm được thời gian vui chơi, để dồn sức công nghiệp hóa đất nước. Song, những ý kiến khác lo ngại sẽ làm mất đi truyền thống văn hóa. Nếu được hỏi ý kiến, ông sẽ nói gì?
- Tôi cho rằng, Việt Nam vẫn nên giữ phong tục này. Tôi rất thích khi thấy trên đường phố đầy quất vàng và hoa đào. Có lần, tôi thấy một người đàn ông chở cây quất to gấp 2-3 lần xe máy của ông ấy. Tôi nghĩ, nếu như các bạn bỏ tết ta sẽ là điều vô cùng đáng tiếc. Truyền thống là điều cần phải được giữ gìn.
Bên cạnh đó, con người chỉ có sức mạnh khi họ đoàn kết và cộng đồng đóng vai trò rất quan trọng để đoàn kết mọi người. Đây là lý do nhiều người Nhật Bản muốn khôi phục lễ hội đón năm mới cổ truyền, với mong muốn giúp làm tăng sức mạnh cộng đồng. Khi tôi có dịp chia sẻ với phu nhân Thủ tướng Nhật Shinzo Abe trong chuyến thăm Việt Nam hồi tháng 1.2013, bà cũng chia sẻ chung cảm nhận.
Đón tết bằng những ô cửa sáng trưng
- Ông đã từng đón tết ở Việt Nam chưa? Ấn tượng của ông như thế nào?
- Tôi đã trải qua hai cái tết. Trong năm đầu tiên, tết Việt rất khác so với những gì tôi kỳ vọng. Hầu như không có hoạt động lễ hội nào như biểu diễn âm nhạc, giải trí công cộng... trên đường phố. Mọi cửa hàng đều đóng cửa. Để có thể cảm nhận tết Việt, bạn phải đến các gia đình.
Ở cái tết thứ hai, tôi đã “thông minh” hơn. Tôi tra trên mạng và hỏi mọi người về những địa điểm diễn ra các lễ hội đặc sắc. Và tôi đã đến lễ hội Gò Đống Đa, lễ hội Gióng... Vô cùng ấn tượng. Tôi nghĩ mình có thể đứng hàng giờ để xem các màn biểu diễn với ngựa, voi và các lễ cúng tế.
- Vậy còn người Nhật đón năm mới như thế nào, thưa ông?
- Cũng như ở Việt Nam, các gia đình Nhật Bản đều tất bật chuẩn bị cho việc đón năm mới từ trước đó nhiều ngày. Chúng tôi có truyền thống gửi thiếp mừng năm mới đến những người bạn và các đối tác. Tôi từng viết đến hơn 200 thiếp chúc mừng năm mới, thường là phải bắt đầu viết từ giữa tháng 12 và mang thiếp đến bưu điện để gửi khoảng 3-4 ngày trước năm mới. Giờ có máy tính và mạng Internet nên mọi việc đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Chỉ sau khi chúng tôi đã gửi và đọc hết những tấm thiếp chúc mừng năm mới nhận được, chúng tôi có thể yên tâm ngồi trước màn hình tivi, theo dõi chương trình đón chào năm mới. Khi giao thừa đến, cả gia đình cùng ăn món mì truyền thống, có tên “Tạm biệt năm cũ”. Các món ăn cho 3 ngày đầu năm đều đã được các bà nội trợ chuẩn bị sẵn từ trước để giúp người vợ có thời gian thư dãn và thăm thú bạn bè.
- Vậy phần việc của các ông chồng Nhật sẽ là gì?
- Đàn ông thường đảm nhiệm việc lau dọn nhà cửa. Đây sẽ là cuộc “đại chiến” với bụi bặm và nhà cửa sẽ được lau chùi cho tới khi từng ngóc ngách, hay các ô cửa sổ sáng trưng. Chúng tôi là người Nhật mà!
- Thường kỳ nghỉ năm mới của Nhật kéo dài bao lâu, thưa ông?
- Còn tùy đối tượng. Các nhân viên công sở thường được nghỉ 5 hoặc 6 ngày. Có tập đoàn cho nhân viên nghỉ 1 tuần; nhưng với những người làm việc trong lĩnh vực dịch vụ, họ không hề nghỉ ngơi. Các cửa hàng, trung tâm mua sắm vẫn tấp nập mở cửa trong những ngày đầu năm.
- Văn hóa Nhật Bản và Việt Nam được cho là có nhiều sự tương đồng. Ông có cảm nhận được điều này khi đón tết ở Việt Nam?
- Rất nhiều. Chẳng hạn, vào những ngày đầu năm mới, đa số người Nhật đều đi lễ đền, chùa để cầu mong may mắn, sức khỏe và tưởng nhớ tổ tiên. Người Việt Nam cũng vậy. Trước đây, gia đình tôi cũng có một nơi thờ cúng nhỏ trong nhà để thắp hương cho tổ tiên. Nhưng với sự phát triển của nền kinh tế và ở các chung cư hiện đại, việc thờ tự trong nhà không còn phù hợp. Người Nhật cũng có thói quen lì xì cho trẻ nhỏ trong phong bao màu trắng và thắt nơ đỏ.
-Ông có thể chia sẻ kỳ vọng của mình trong một mùa xuân mới đang về?
- Có thể nói, trước thập niên 1990, người Nhật thường chỉ chú trọng làm việc, mọi ý chí, tinh thần đều dành cho mong muốn làm việc hiệu quả và hiệu quả hơn nữa. Điều này đã giúp cho các sản phẩm sản xuất tại Nhật Bản đạt được chất lượng và danh tiếng như hiện nay.
Nhưng ngày nay, Nhật Bản đang đối mặt với tình trạng dân số già và sụt giảm dân số. Kể cả khi chúng tôi vẫn đang nỗ lực hết mình để làm việc như thế hệ cha ông thì năng suất và hiệu quả tạo ra cho nền kinh tế vẫn không được như trước. Có thể, nếu Nhật Bản có thêm các ngày lễ hội, có nhịp sống chậm hơn, chúng tôi sẽ khai thông thêm được tiềm năng chăng?
Ai cũng mong một cuộc sống không có quá nhiều sức ép; nên nếu có thêm lễ hội để cùng vui chơi, tôi nghĩ đó sẽ là một dạng “quyền lực mềm”. Văn hóa truyền thống có thể trở thành một nguồn của cải mới, nếu ta biết khai thác.
- Xin cảm ơn ông!
“Con người chỉ có sức mạnh khi họ đoàn kết và cộng đồng đóng vai trò rất quan trọng để đoàn kết mọi người. Đây là lý do nhiều người Nhật Bản muốn khôi phục lễ hội đón năm mới cổ truyền, với mong muốn giúp làm tăng sức mạnh cộng đồng”.
http://laodong.com.vn/the-gioi/cong-su-nhat-ban-hideo-suzuki-nhieu-nguoi-nhat-muon-khoi-phuc-tet-nguyen-dan-177662.bld
3.
GS.TS Hồ Đắc Nguyên Ngã |
Có nên nhập Tết Ta và Tết Tây lại hay không? Câu trả lời dễ mà. Thả 1 đồng xu xuống đất. Nếu sấp thì nhập, ngửa thì không. Nghe có vẻ vô lý nhỉ! Nhưng đó là lập luận có lý nhất trong tất cả các lập luận mà tôi từng biết.
Có rất nhiều lập luận cho là việc nhập lại sẽ có lợi. Và cũng có rất nhiều lập luận cho là việc đó không tốt.
Sự hợp lý của các lập luận này phụ thuộc vào khả năng dự đoán tác động của việc nhập hay không lên toàn bộ xã hội.
Nó bao gồm rất nhiều mặt: kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, nghệ thuật … của rất nhiều các thành phần khác nhau: nhà nước, các doanh nghiệp, các tổ chức, các cá nhân … và những yếu tố này đan xen vào nhau, tương tác với nhau rất phức tạp và khó đoán.
Một số người có vẻ như rất tự tin vào khả năng dự đoán của mình đến mức cho là các lập luận phía bên kia là sai, thiếu hiểu biết, thậm chí là "ngu".
Thật ra chúng ta có khả năng dự đoán chính xác những tác động phức tạp này không? Nếu ai cho rằng được thì hãy thử dự báo 1 việc đơn giản hơn nhiều: nếu bạn thả 1 đồng xu xuống đất, nó sấp hay ngửa?!
Về mặt lý thuyết, chỉ cần với 3 định luật Newton thì bạn có khả năng dự báo chuyện này 1 cách chính xác.
Nếu 1 chuyện đơn giản như vậy mà bạn không làm được thì bạn không thể dự báo các vấn đề phức tạp của xã hội một cách chính xác được.
Điều này không có nghĩa là bạn không nên tranh luận.
Tranh luận làm cho chúng ta nhìn nhận được nhiều khía cạnh của vấn đề hơn, hiểu nhau hơn, và đưa ra các giải pháp dung hòa lợi ích của nhiều bên hơn.
Nhưng chúng ta chỉ có thể làm được điều này khi chúng ta đủ hiểu biết để tôn trọng những điều khác biệt, những ý kiến trái chiều với ý kiến của chúng ta.
Điều này không dễ làm nhưng chúng ta có thể bắt đầu từ một việc nhỏ, cụ thể, và dễ làm: ngừng kêu những người có ý kiến khác với chúng ta bằng những từ tiêu cực như: "thiếu hiểu biết", "ngu"…
Tôi dự báo khá chắc chắn là nếu tất cả chúng ta đều làm được cái việc tôn trọng người khác thì chúng ta sẽ có một năm mới tốt đẹp hơn (tôi không cần thẩy đồng xu cho việc này).
Chúc mừng năm mới Đinh Dậu!
2. Bách Việt trùng cửu
Bàn chuyện ăn Tết Âm lịch
Leave a reply
Sơ lược lịch sử cái Tết Âm lịch phương Đông.
Âm lịch mà người Việt đang dùng theo truyền thuyết là do Hoàng Đế Hữu Hùng phát minh ra, thời Đế Nghiêu Đế Thuấn được củng cố thêm. Lịch có 12 tháng gọi tên theo thập nhị địa chi Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Từ khi ra đời đến nay Âm lịch đã từng nhiều lần thay đổi mốc định ngày, tháng đầu năm:– Nhà Hạ chọn tháng Dần (tháng thứ nhất hiện nay) làm tháng Giêng. Đây là Lịch kiến Dần.
– Nhà Thương chọn tháng Sửu (tháng thứ 12) làm tháng Giêng. Đấy là Lịch kiến Sửu. Người Mông ở Việt Nam nay vẫn ăn Tết theo lịch này.
– Nhà Chu chọn tháng Tý (tháng thứ 11) làm tháng Giêng. Đấy là Lịch kiến Tý.
– Nhà Tần chọn tháng Hợi (tháng thứ 10) làm tháng Giêng. Đấy là Lịch kiến Hợi.
– Đến đời Hiếu Vũ Đế quay lại lấy tháng Giêng là Dần. Lịch kiến Dần và sử dụng từ thời đó đến ngày nay không thay đổi nữa.
Âm lịch là lịch của nền văn minh lúa nước, vốn xuất phát chính từ đất Giao Chỉ từ Tam Hoàng (Hoàng Đế, Đế Nghiêu, Đế Thuấn) và được hoàn thiện ở thời Tam Đại (Hạ, Thương, Chu). Lịch kiến Dần bắt đầu từ nhà Hạ mà nhà Hạ khởi lập bởi cha Lạc Long Quân ở vùng đồng bằng sông Hồng ven biển Bắc Việt nay. Tới khi Hiếu Vũ Đế Lưu Triệt diệt nhà Triệu Nam Việt, thống nhất Trung Hoa, cho lấy lại tháng Dần làm tháng Giêng theo lịch nhà Hạ.
Người Việt Nam ngày nay hoàn toàn nhầm lẫn khi cho rằng nhà Hiếu là “Tàu” hay Hán và Âm lịch người Việt đang dùng là “lịch Tàu”. Nhà Hiếu là một triều đại Việt chính cống vì Hiếu Cao Tổ Lưu Bang khởi nghĩa ở đất Bái – Thái Bình, tức vùng đất Đông Giao Chỉ, cũng là khu vực khởi đầu của nhà Hạ xưa. Triều đại nhà Hiếu do đó còn có tên là Viêm Lưu, tức là họ Lưu từ vùng Viêm phương, xứ nóng.
Người Việt có truyền thuyết Lang Liêu chế ra bánh chưng bánh dày dâng cúng trời đất vào tiết đầu năm. Nhiều người cho rằng lịch của Lang Liêu như thế mới đúng là lịch Việt. Nhưng liệu có mấy người biết rằng Lang Liêu nghĩa là vua của người Liêu Tử hay Di Lão. Lang Liêu nghĩ ra bánh chưng bánh dày với đạo trời tròn đất vuông chính là Chu Văn Vương, người tạo tác Kinh Dịch. Chu Văn Vương cũng là Văn Lang, là quốc hiệu được người Việt công nhận từ xa xưa. Nhà Chu là dòng Âu họ Cơ, dòng theo mẹ Âu Cơ lên núi dựng đô ở Phong Châu, lập nước Văn Lang thời các vua Hùng. Văn Vương – Văn Lang đã định lịch kiến Tý, lấy tháng 11 làm chính sóc, lập nên một thời đại huy hoàng trong sử Việt là ý nghĩa của câu chuyện bánh chưng bánh dày.
Ngày nay muốn điều chỉnh tháng đầu năm cho gần với năm Dương lịch thì có thể lấy lịch của nhà Chu hay của Lang Liêu, dùng tháng Tý làm tháng Giêng. Người Việt có thể ăn Tết theo cha Lạc Long (dùng lịch kiến Dần) hay theo mẹ Âu Cơ (dùng lịch kiến Tý), thay đổi lựa chọn tháng đầu năm, chứ không thể bỏ Tết Âm thành Tết Dương lịch được. Đánh đồng Âm lịch với Tây lịch đồng nghĩa với xóa sổ luôn Âm lịch, vì không có ngày đầu năm thì cũng không có cả năm. Bỏ Âm lịch là bỏ hết cả văn hóa cổ truyền, tục thờ cúng tổ tiên, phá ngang cách tính thời gian của nền văn minh lúa nước… Những ai chủ trương bỏ Tết Âm lịch phải nói là phạm tội bất hiếu với tổ tiên, với trời đất.
Nghi môn đền Thượng – Kinh thiên điện trên núi Hùng – Nghĩa Lĩnh.
Âm lịch mà người Việt đang dùng theo truyền thuyết là do Hoàng Đế Hữu Hùng phát minh ra, thời Đế Nghiêu Đế Thuấn được củng cố thêm. Lịch có 12 tháng gọi tên theo thập nhị địa chi Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Từ khi ra đời đến nay Âm lịch đã từng nhiều lần thay đổi mốc định ngày, tháng đầu năm:– Nhà Hạ chọn tháng Dần (tháng thứ nhất hiện nay) làm tháng Giêng. Đây là Lịch kiến Dần.
– Nhà Thương chọn tháng Sửu (tháng thứ 12) làm tháng Giêng. Đấy là Lịch kiến Sửu. Người Mông ở Việt Nam nay vẫn ăn Tết theo lịch này.
– Nhà Chu chọn tháng Tý (tháng thứ 11) làm tháng Giêng. Đấy là Lịch kiến Tý.
– Nhà Tần chọn tháng Hợi (tháng thứ 10) làm tháng Giêng. Đấy là Lịch kiến Hợi.
– Đến đời Hiếu Vũ Đế quay lại lấy tháng Giêng là Dần. Lịch kiến Dần và sử dụng từ thời đó đến ngày nay không thay đổi nữa.
Âm lịch là lịch của nền văn minh lúa nước, vốn xuất phát chính từ đất Giao Chỉ từ Tam Hoàng (Hoàng Đế, Đế Nghiêu, Đế Thuấn) và được hoàn thiện ở thời Tam Đại (Hạ, Thương, Chu). Lịch kiến Dần bắt đầu từ nhà Hạ mà nhà Hạ khởi lập bởi cha Lạc Long Quân ở vùng đồng bằng sông Hồng ven biển Bắc Việt nay. Tới khi Hiếu Vũ Đế Lưu Triệt diệt nhà Triệu Nam Việt, thống nhất Trung Hoa, cho lấy lại tháng Dần làm tháng Giêng theo lịch nhà Hạ.
Người Việt Nam ngày nay hoàn toàn nhầm lẫn khi cho rằng nhà Hiếu là “Tàu” hay Hán và Âm lịch người Việt đang dùng là “lịch Tàu”. Nhà Hiếu là một triều đại Việt chính cống vì Hiếu Cao Tổ Lưu Bang khởi nghĩa ở đất Bái – Thái Bình, tức vùng đất Đông Giao Chỉ, cũng là khu vực khởi đầu của nhà Hạ xưa. Triều đại nhà Hiếu do đó còn có tên là Viêm Lưu, tức là họ Lưu từ vùng Viêm phương, xứ nóng.
Người Việt có truyền thuyết Lang Liêu chế ra bánh chưng bánh dày dâng cúng trời đất vào tiết đầu năm. Nhiều người cho rằng lịch của Lang Liêu như thế mới đúng là lịch Việt. Nhưng liệu có mấy người biết rằng Lang Liêu nghĩa là vua của người Liêu Tử hay Di Lão. Lang Liêu nghĩ ra bánh chưng bánh dày với đạo trời tròn đất vuông chính là Chu Văn Vương, người tạo tác Kinh Dịch. Chu Văn Vương cũng là Văn Lang, là quốc hiệu được người Việt công nhận từ xa xưa. Nhà Chu là dòng Âu họ Cơ, dòng theo mẹ Âu Cơ lên núi dựng đô ở Phong Châu, lập nước Văn Lang thời các vua Hùng. Văn Vương – Văn Lang đã định lịch kiến Tý, lấy tháng 11 làm chính sóc, lập nên một thời đại huy hoàng trong sử Việt là ý nghĩa của câu chuyện bánh chưng bánh dày.
Ngày nay muốn điều chỉnh tháng đầu năm cho gần với năm Dương lịch thì có thể lấy lịch của nhà Chu hay của Lang Liêu, dùng tháng Tý làm tháng Giêng. Người Việt có thể ăn Tết theo cha Lạc Long (dùng lịch kiến Dần) hay theo mẹ Âu Cơ (dùng lịch kiến Tý), thay đổi lựa chọn tháng đầu năm, chứ không thể bỏ Tết Âm thành Tết Dương lịch được. Đánh đồng Âm lịch với Tây lịch đồng nghĩa với xóa sổ luôn Âm lịch, vì không có ngày đầu năm thì cũng không có cả năm. Bỏ Âm lịch là bỏ hết cả văn hóa cổ truyền, tục thờ cúng tổ tiên, phá ngang cách tính thời gian của nền văn minh lúa nước… Những ai chủ trương bỏ Tết Âm lịch phải nói là phạm tội bất hiếu với tổ tiên, với trời đất.
Nghi môn đền Thượng – Kinh thiên điện trên núi Hùng – Nghĩa Lĩnh.
HIẾU VỚI TRỜI ĐẤT
Tôi nghe kể chuyện nước Văn Lang
Lang Liêu dâng cha chẳng bạc vàng
Mà tấm lòng thành gói trời đất
Vuông tròn đúc đủ tình thế gian.
Tôi nghe kể chuyện nước Văn Lang
Lang Liêu dâng cha chẳng bạc vàng
Mà tấm lòng thành gói trời đất
Vuông tròn đúc đủ tình thế gian.
Âm dương một đạo để ngàn đời
Rọi sáng đường đi cả tộc người
Bánh chưng bánh dày vui ngày Tết
Tưởng nhớ Lang xưa với sách trời.
Rọi sáng đường đi cả tộc người
Bánh chưng bánh dày vui ngày Tết
Tưởng nhớ Lang xưa với sách trời.
http://asakicorp.com/bachviet18/?p=2231
1. Hiệu Minh
Hiệu Minh |
Một ngày làm việc của Việt Nam tương đương gần 600 triệu đô. 10 ngày nghỉ lễ là 6 tỷ đô, gần bằng số ngoại tệ mà PetroVN làm ra.
Tây mang ngày Giáng Sinh, lễ tình yêu Valentine, người Trung Đông mang đạo Hồi, người Ấn mang đạo Hindu đến Việt Nam. Nhưng các cụ theo Phật lại muốn nghỉ ngày Phật đản thật đặc biệt. Ai cũng muốn nghỉ lễ theo cách của mình.
Nghỉ lễ Tết bao nhiêu là đủ, Tây ta kết hợp ra sao, cần có một chuẩn chung, đưa thành luật, tính đến bản sắc dân tộc nhưng không quên hội nhập.
Tại sao cánh trẻ sợ ở nhà trong Tết cổ truyền?
Nhiều gia đình trẻ ngán Tết nhất, năm nào cũng như năm nào, tới hẹn lại lên. Có chồng nhà quê phải về thăm ông bà tổ tiên. Nhà quen hay không quen đều phải sang thăm hỏi, mua quà, mừng tuổi các cụ, lì xì cho các cháu dù chẳng nhớ tên.
"Mồng một Tết cha, mồng hai Tết mẹ, mồng ba Tết thầy", chả biết có vui nhưng chắc chắn mệt.
Nhà kiếm được do buôn bán, kinh doanh, công ty có lợi nhuận, ai đó có bổng lộc hoặc "giời cho" còn đỡ. Người lương ba cọc ba đồng thì lo lắng với túi tiền thủng do mọi chi tiêu nhờ vào đó, chục triệu tiết kiệm cả năm đi luôn trong mấy ngày.
Rồi khi quay ra Hà Nội thì đã hết Tết, người đông nghẹt, phố xá bẩn, còn chơi xuân gì nữa. Một năm về quê thì ok, nhưng năm này qua năm khác, cứ Tết là về quê, người trẻ thích thay đổi không chán mới lạ.
Các con báo đáp ông bà trong Tết nhất suốt cả đời thế rồi, đến lượt lên lão 60-70 tuổi cũng mong con cháu làm "như tao đã làm". Ngày xưa "tao khổ, ngày nay chúng mày cũng phải vầy", cái vòng "luân hồi" đón Tết của người Việt.
Bọn trẻ thời @ không chịu thế. Tết được mấy ngày phải du lịch, đi phượt, chụp ảnh du xuân. Gần thì ra bãi đá sông Hồng chụp ảnh, xa lên Ba Vì, Sapa xem đào nở, rủng rỉnh thì sang Thái Lan cho nắng, xa nữa sang tận Canada xem tuyết mùa đông.
Trẻ phơi phới thanh xuân suốt ngày chui vào bếp ninh măng, đợi già rồi mới chống gậy lên non hưởng gió xuân, không hợp gu người trẻ.
Khổ nhất là các cô trên dưới 30 chưa chồng, tới nhà ai cũng bị hỏi, bao giờ cho ăn kẹo. Trai chưa vợ bị thì thầm, thằng cu này không có năng lực đàn ông nên gái không theo, á nam á nữ hay liệt cũng nên. Bị "rì rầm" như thế mà chim không bay đi tránh Tết mới lạ. Nhiều bạn phá cách, chưa Tết đã lên lịch đi chơi xa.
Cánh trẻ phá cỗ Tết ghê quá, tới mức thần đồng thơ một thời Trần Đăng Khoa bị gắn vào miệng một câu, đại loại ngày Tết mà con cái bỏ đi du lịch là bất hiếu. Chả hiểu anh có nói thế không, nhưng rõ ràng nhà thơ "nhí" ngày xưa nay cũng đã gần lên lão rồi, "khoảng trời và góc sân" dễ là kỷ niệm của người già, nhưng không phải là lựa chọn của cánh trẻ.
Thỏa hiệp thế nào
Để biết ơn cha mẹ ông bà thì có nhiều cách, không chỉ về Tết mới là có hiếu. Tự lo cuộc sống của mình đầy đủ để các cụ khỏi lo, làm người tử tế là một kiểu có hiếu khác. Các cụ ốm đưa ra bệnh viện thật tốt để chữa, bớt chút tiền lo hàng tháng nếu các cụ thiếu thốn, cũng là một kiểu có hiếu.
Bản thân mỗi người cũng phải cố kiếm tiền cho lúc về già khỏi ngồi đợi cửa, ngóng xem chúng có cho đồng nào không. Từ lương hưu đến bảo hiểm y tế, rủng rỉnh chút thì nếu vợ hoặc chồng "đi" sớm, mình chủ động tìm đối tác khác. Cứ thụ động đợi con cháu về trông nom thì nhanh có "đám ma chú giun" lắm.
Nếu có điều kiện nên đưa các cụ đi du lịch trong dịp Tết cho vui. Các cụ không thích thì đấy là lựa chọn của bố mẹ, không phải của con cháu.
Các cụ cũng phải thông cảm cho tuổi trẻ, bắt chúng suốt ngày quanh quẩn quanh lũy tre làng, thì chúng không thể đi xa.
Tôi quen một đôi. Anh chị rất hài lòng đi tránh Tết Hà Nội, cứ 28 Tết là lên đường về quê nội ở Huế và họ làm việc này đã 30 năm nay. Chị là con gái Hà Nội gốc mà chẳng biết Tết Thủ đô ra sao suốt từ thời lấy chồng.
Nhớ có mồng Một Tết bỗng một cô bạn lù lù đến nhà. Mời cô ấy ăn trưa, ở đến chiều lại ăn tiếp. Hỏi sao không đi với chồng, cô bảo, anh ấy đưa con về quê rồi. Cách Hà Nội 50km, có xa đâu, nhưng năm nào anh ấy cũng bắt em về từ 30 Tết, ở đó hết mồng 4 mới ra, suýt bỏ nhau.
Một lần thấy bụng lùm lùm sắp có con, hỏi sao vậy. Dạo này em thống nhất, một năm về quê ăn Tết, một năm ở lại Hà Nội. Có đi có lại mới toại lòng nhau, kiểu nhà quê độc đoán hay cậy con gái thành phố không về quê, Tết sẽ không bao giờ vui.
Nghỉ Tết lễ kiểu văn minh
Hoa Kỳ có 10 ngày nghỉ liên bang do Quốc hội qui định. Thỉnh thoảng có ngày nghỉ do Tổng thống ra sắc lệnh như quốc tang, ngày nhậm chức. Họ chia đều ra các tháng trong năm chứ không no dồn đói góp như Tết bên ta.
Có ba ngày lễ được tổ chức đúng ngày, đó là ngày quốc khánh 4-7, ngày Chúa Giáng sinh, và ngày kỷ niệm cựu chiến binh. Các ngày còn lại như Columbus, ngày sinh Washington, ngày lễ Tạ ơn… luôn rơi vào thứ 6 cuối tuần hay đầu tuần thứ 2 để dân được nghỉ thêm một ngày cuối tuần. Mà lại trải đều trong 12 tháng không có kiểu no dồn đói góp.
Tổng thống đầu tiên Washington sinh ngày nào trong tuần không cần biết nhưng ngày được nghỉ rơi vào cuối tuần hay đầu tuần là dân vui nhớ ơn lâu hơn vì ông mà được nghỉ ba ngày liền.
Nghỉ ngày Columbus tìm ra châu Mỹ nhưng chỉ có 8% dân Mỹ thích vì họ cho rằng Columbus là kẻ diệt chủng người da đỏ. Ngày Giáng sinh có nghĩa với người theo Chúa, người theo Phật hay thánh Ala thì có ngày khác.
Về kinh tế, Mỹ có 320 triệu dân, GDP đầu người 53 ngàn đô la. Một ngày làm việc của Mỹ tương đương với gần 48 tỷ đô la. 10 ngày nghỉ, liên bang vẫn phải trả tiền cho dân là 480 tỉ đô la, hơn gấp đôi GDP của Việt Nam hơn 200 tỷ đô la/năm.
Việt Nam có 90 triệu người, GDP đầu người 2300$/năm. Một ngày làm việc của Việt Nam tương đương gần 600 triệu đô. 10 ngày nghỉ lễ là 6 tỷ đô, gần bằng số ngoại tệ mà PetroVN làm ra.
Chính quyền phải tính đến số ngày lễ sao cho khoa học và tối ưu. Trong bối cảnh hội nhập lại càng phải xiết số ngày nghỉ lễ. Nghỉ Tết quá dài sẽ làm cho đối tác ngán, dễ mất hợp đồng.
Hiện có 10 ngày lễ, nên bố trí chia đều ra các tháng để mỗi tháng có một ngày nghỉ cuối tuần dài.
Ngày quốc khánh nhất định phải đúng 2-9. Ngày ết tây 1-1 hàng năm cũng thế. Không thể thay đổi.
Bỏ cái gì thì bỏ chứ bỏ Tết cổ truyền chắc chắn không được. Tết ta nên nghỉ tối đa 3 ngày kể từ ngày 30 Tết. Nếu rơi vào giữa tuần thì sau kỳ nghỉ dù còn một ngày cùng phải đi làm bình thường vì cho nghỉ cả tuần thì đầu tuần sau dân vẫn trốn du xuân.
30-4 là ngày hòa bình, sau đó 1-5 quốc tế Lao động, nên cho nghỉ một ngày rơi vào thứ 6 của tuần cuối tháng 4 để dân được nghỉ 3 ngày liền kể cả cuối tuần.
Còn 4 ngày lễ khác nên chia đều cho những tháng như tháng 6, 7, 8, 10, 11 chưa có ngày nghỉ và do quốc hội qui định. Nên kết hợp với ngày cuối tuần hay đầu tuần để kỳ nghỉ được dài hơn. Rơi vào giữa tuần coi như mất tuần đó vì đầu óc trước lễ và sau lễ vẫn mông lung.
Ở tầm quốc gia nên chọn ngày lễ sao cho xứng tầm toàn cầu mà vẫn giữ bản sắc riêng, ai cũng vui, kinh tế luôn có sức sống như mỗi độ xuân về, chứ không méo mặt như dân sau tết từ quê đổ về thành phố.
theo Trí Thức Trẻ
http://soha.vn/khong-the-bo-tet-co-truyen-nhung-nen-hoc-my-chi-nghi-3-ngay-20170117094111024.htm