Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn hiếu-học-Việt. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn hiếu-học-Việt. Hiển thị tất cả bài đăng

03/06/2019

Bàn về quốc học (bài Phan Khôi, 1931)

Đợt trước, đã đưa bài cụ Phạm Quỳnh luận bàn về "cái học của nước Nam" - bài ấy đăng năm 1931 (đọc lại ở đây).

Hồi ấy, các cụ Lê Dư với Khan Khôi cũng góp bàn sôi nổi. 

Lê Dư quả quyết là nước Nam có cái học đàng hoàng. Tức là có học thuật chân chính.

Nhưng Phạm Quỳnh với Phan Khôi bảo nước Nam không có học thuật chân chính, chỉ là "học giả" (giả ảo, giả tạo, giả dối) mà thôi. Chuyện của năm 1931 đó. Bây giờ, vẫn chưa cũ chút nào. Đọc các cụ, vẫn thấy như đang ở thời điểm 2019 giữa Hà Nội bức sốt thi cử vậy !

28/05/2019

Mùa thi và chuyển cấp học ở Hà Nội : chuyên Ams (từ năm 2015)

Bây giờ, cuối tháng 5 năm 2019, ở Hà Nội, phụ huynh đang đôn đáo các nơi để chuyển cấp học cho các con. Điểm nóng là các trường chuyên và các trường có tiếng tăm.

Một trong các điểm nóng luôn là trường chuyên Ams.

Chuyện trực tiếp và cụ thể của năm 2019 thì sẽ từ từ kể. Vì năm 2019 cũng là một năm bước ngoặt (nhiều thay đổi trong qui chế tuyển sinh ở các trường).

03/12/2018

Nghiên cứu cơ bản mới là hướng đi xa (góc nhìn Phan Thanh Sơn Nam)

Mình là bên Khoa học Xã hội và Khoa học Nhân văn, nhưng hoàn toàn đồng quan điểm với Nam - người của bên Khoa học Tự nhiên và Công nghệ.

Nghiên cứu cơ bản, cho đến hiện tại, vẫn chưa được xem trọng trong sinh thái khoa học Việt Nam. Nam nói là vẫn "bị ghẻ lạnh".

Vì bị ghẻ lạnh, nên tính đến cuối năm 2018, Nam đã có tới 80 bài ISI !

03/08/2018

Nền giáo dục cho người bản xứ (về tác phẩm năm 1931 của Nguyễn Văn Vĩnh)

Trước khi đọc nguyên tác phẩm đã công bố gần 90 năm trước của học giả Nguyễn Văn Vĩnh (nguyên văn tiếng Pháp, gần đây đã được dịch ra tiếng Việt), thì tạm đọc một số bài viết liên quan.

Mà lẽ ra cần đọc nguyên tác phẩm trước thì sẽ thú vị hơn.

24/07/2018

Cập nhật 2018 : đâu chỉ có tỉnh Hà Giang, giáo dục đang mục từ nóc và khắp nơi (2)

Entry mở đầu là ở đây (bài đã bắt đầu từ 18/7/2018, với tiêu đề Cập nhật 2018 về "nhìn lại truyền thống Hiếu Học của người Việt" : đâu chỉ có tỉnh Hà Giang, giáo dục đang mục từ nóc và khắp nơi). Vì dung lượng đã quá đầy, khó khăn cho việc bổ sung, nên mở entry mới.

Cơn bão bắt đầu từ Hà Giang, và công phát hiện đầu tiên thuộc về một nhóm giáo viên trẻ (phân tích các bất thường, và lựa chọn Hà Giang với những biểu hiện bất thường nhất mà đưa thông tin). Nếu có khen thưởng, thì cần khen thưởng nhóm giáo viên trên, mà không phải là Bộ Giáo dục.

Cập nhật tiếp từ hôm nay, ngày 24/7/2018.

18/07/2018

Cập nhật 2018 về "nhìn lại truyền thống Hiếu Học của người Việt" : đâu chỉ có tỉnh Hà Giang, giáo dục đang mục từ nóc và khắp nơi

Các năm 2011 và 2012, sau khi kết thúc một chương trình cấp nhà nước về văn hóa truyền thống Việt Nam, chúng tôi đã cho đăng tải các bài viết "nhìn lại truyền thống Hiếu Học của người Việt". Một kết quả khảo sát trên toàn quốc trong mấy năm 2008 - 2010, và một khảo luận trộn trải nghiệm trong mấy chục năm.

Bây giờ sẽ cập nhật thêm các sự kiện tiêu biểu cho truyền thống Hiếu Học ấy, của năm 2018, đó là:

26/03/2018

Sao không đưa qui định phải có bằng MA hay PhD đi cho oai hơn ?

Nghe loang thoáng tưởng đùa. Nhưng hóa thật. 

Đó là việc VFF đòi hỏi phải có bằng đại học, tức là phải có học vị "cử nhân". Bầu Đức, tức ông Đoàn Nguyên Đức của HAGL, cũng giống như bác Bill Gates và cậu chủ của Fb, đúng là chưa có bằng đại học thật.

17/10/2017

Vấn nạn của truyền thống "hiếu học" Đại Việt - lát cắt năm 2017

Lấy về từ các nơi. Để thấy rằng: truyền thống "hiếu học" Đại Việt đã ảnh hưởng như thế nào tới giáo dục và học thuật hiện nay. Chúng ta đã và đang phải trả giá đắt cho truyền thống "hiếu học" này.

Vấn đề "hiếu học" của người Đại Việt, chúng tôi đã viết từ nhiều năm trước. 

17/03/2017

Lại phát hiện đạo văn thô thiển (2001, 2003-2004), từ tác phẩm năm 2000

Đợt vừa rồi, do đòi hỏi của công việc, cần phải xem một ít tài liệu tham khảo có liên quan xa xa với chủ đề.

Thế là, ở cái khoảng cách xa xa ấy, ngẫu nhiên phát hiện văn mình đã bị đạo thô thiển khoảng 15-16 năm về trước. Không phải lần đầu cho cùng một tác phẩm.

Cùng một tác phẩm đã công bố năm 2000 này của mình, chỉ tính riêng luận văn học vị sau đại học (bậc thạc sĩ, và tiến sĩ), mà chưa kể đến luận văn bậc đại học (bậc cử nhân) hay các trường hợp khác, thì đã có ít nhất 2 luận văn đạo nó rồi.

05/03/2017

Tới một đất nước chuộng bằng cấp hào nhoáng, nhà vua Nhật Bản bỗng thành Tiến sĩ

Rất nhiều báo chí chính thống ở Việt Nam trong mấy ngày qua đã loan tin thất thiệt, tôi đành phải lên tiếng.

Sự thất thiệt này không hẳn chỉ là do lỗi hiểu biết chung, mà có căn cỗi ở chính nền giáo dục và học thuật hiện nay của Việt Nam. Một xã hội mà từ trên xuống dưới, từ quan lại tới dân chúng, từ giới hàn lâm đến giới bình dân, đều chuộng "học giả", chuộng bằng cấp hào nhoáng, một kiểu hào nhoáng có truyền thống thâm căn cố đế, nên thế, bỗng nhiên nhìn nhà vua đất nước Nhật Bản cũng thành ra Tiến sĩ.

18/12/2016

Việt Nam học 5 : không hiểu vì sao Việt Nam nghèo mà kết quả PISA lại cao ?

Mình không tham gia tiểu ban này trong Việt Nam học 5, nên không rõ. Bây giờ thấy báo chí đăng tin.

Có liên quan đến truyền thống hiếu học của Việt Nam, đang bàn luận ở đây (bài của học giả Trần Ngọc Thêm --- người có tên trong tiểu ban nhưng không có điều kiện từ Sài Gòn bay ra tham dự).

17/12/2016

Văn hóa Việt Nam : "Cần cù là huyền thoại, hiếu học là ngộ nhận" (Trần Ngọc Thêm)

Về truyền thống "hiếu học" của người Việt, tôi đã viết trên mặt báo chí từ mấy năm trước (bản in năm 2012 --- do blog Yahoo bị hỏng từ lâu, nên sẽ post bổ sung ở một entry mới).

Trong bài viết năm 2012, tôi đã nhấn mạnh: hiếu học của người Việt cần phải được nhìn nhận lại. Bởi chỗ: đa phần, "hiếu học" này không phải là "yêu sự học" hay "yêu tìm tòi sáng tạo về tri thức, trí tuệ", mà là nhắm đến "bằng cấp" đến những "danh vọng", tức là "yêu danh vọng".

Bây giờ là quan điểm của học giả Trần Ngọc Thêm (người đã ra cuốn sách về giá trị văn hóa Việt Nam gần đây, đã điểm ở đây, tháng 5/2016). Theo ông, cần cù thực ra chỉ là huyền thoại, còn hiếu học chỉ là ngộ nhận.