Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

13/04/2016

Nguyên Phó Giám đốc Đại học Tokyo sang Việt Nam làm Hiệu trưởng

Tin của phía Nhật thì đã thấy từ ngày 21/3/2016 (xem lại ở đây).

Bây giờ là tin của phía Việt Nam.


---
Thứ Tư, 13/04/2016 - 16:28




Nhận lời mời của Giám đốc ĐHQG Hà Nội, Giáo sư Furuta Motoo, nguyên Phó Giám đốc ĐH Tokyo, Nhật Bản đã trở thành Hiệu trưởng của Trường ĐH Việt Nhật - một trong 7 trường đại học thành viên thuộc ĐHQG Hà Nội.

Sáng nay 13/4, thừa ủy quyền của Giám đốc ĐHQG Hà Nội, Phó Giám đốc Lê Quân đã có buổi gặp mặt Hiệu trưởng Trường ĐH Việt Nhật Giáo sư Furuta Motoo, trao đổi về công việc trong thời gian sắp tới của nhà trường.

Giáo sư Furuta Motoo
Giáo sư Furuta Motoo
Được biết, Giáo sư Furuta Motoo, từng đảm nhiệm các chức vụ quản lý quan trọng như Viện trưởng Viện Cao học Văn hóa tổng hợp kiêm Hiệu trưởng Trường ̣Đại cương, Đại học Tokyo; Phó Giám đốc Thường trực Đại học Tokyo; Chủ tịch Hội Nhật Bản nghiên cứu Đông Nam Á.
Hiện nay, GS.TS Furuta Motoo là Chủ tịch Hội Hữu nghị Nhật - Việt và Chủ tịch Hội Nhật Bản nghiên cứu Việt Nam. Ngoài ra, GS.TS. Furuta Motoo còn là chuyên gia về lịch sử hiện đại và chính trị Việt Nam, người đã có nhiều đóng góp cho việc thúc đẩy ý tưởng thành lập Trường, được phía Việt Nam tin cậy và đã nhận được bằng Tiến sĩ danh dự của ĐH Quốc gia Hà Nội.
Hút học giả quốc tế bằng công việc
Trao đổi với phóng viên, PGS.TS Lê Quân, Phó Giám đốc ĐHQG Hà Nội cho biết, chương trình thu hút học giả quốc tế, bao gồm các học giả Việt Nam đang sống và làm việc tại nước ngoài, đang được ĐHQG Hà Nội thực hiện nhằm tạo nguồn chất xám mạnh để nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo nghiên cứu khoa học trong các đơn vị thành viên.

Phó Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội Lê Quân trao đổi về công việc trong thời gian sắp về trường ĐH Việt Nhật với GS GS.TS Furuta Motoo
Phó Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội Lê Quân trao đổi về công việc trong thời gian sắp về trường ĐH Việt Nhật với GS GS.TS Furuta Motoo
Theo ông Quân, ĐHQG Hà Nội chú trọng thu hút các nhà khoa học có uy tín đóng vai trò kết nối các học giả khác cùng tham gia. Ngoài ra, hơn 500 cán bộ cơ hữu là tiến sĩ đào tạo ở nước ngoài cũng đóng vai trò đại sứ để thu hút đồng nghiệp và các giáo sư hướng dẫn về tham gia vào các hoạt động của ĐHQG Hà Nội. Quan điểm của ĐHQGHN là không nhất thiết phải yêu cầu các nhà khoa học trình độ cao phải được tuyển dụng thành nhà khoa học cơ hữu, mà có thể tham gia với thời gian nhất định, hoặc gắn bó với những công trình khoa học, đề tài cụ thể và có thể làm việc qua mạng.
Phó Giám đốc ĐHQGHN Lê Quân chia sẻ, ví dụ như việc ĐHQGHN mời GS. Nguyễn Đức Khương – giữ vị trí thứ 7 trong Top 200 nhà kinh tế hàng đầu thế giới (do dự án RePEc – Research Papers in Economics bầu chọn) tham gia chương trình. GS. Khương hiện đang tích cực cùng chúng tôi rà soát nhu cầu học giả quốc tế trong lĩnh vực kinh tế, tài chính.
Qua đó, kế hoạch thu hút học giả quốc tế trong các lĩnh vực này đã được xác lập; và qua mạng lưới học giả quốc tế của mình, GS. Khương đã mời và hơn chục học giả đã nhận lời tham gia chương trình. Trong thời gian tới, GS. Khương sẽ cùng chúng tôi lập dự án mở mới một chương trình thạc sĩ tài chính quốc tế, gắn với Hội các nhà khoa học Việt kiều trong lĩnh vực này.
Thông qua chương trình này, dự kiến sẽ có nhiều nhà khoa học Việt kiều có uy tín trên thế giới sẽ định kỳ về ĐHQG Hà Nội giảng dạy và nghiên cứu. Bên cạnh đó, ĐHQG Hà Nội cũng thu hút được nhiều sinh viên quốc tế đến học tập.

PGS.TS Lê Quân: Sử dụng nhà khoa học phải trên cơ sở hợp đồng với cam kết sản phẩm đầu ra rõ ràng, hiệu quả.
PGS.TS Lê Quân: "Sử dụng nhà khoa học phải trên cơ sở hợp đồng với cam kết sản phẩm đầu ra rõ ràng, hiệu quả".
Nhà khoa học giỏi đôi khi không nhất thiết phải lương cao?
PGS.TS Lê Quân cũng cho rằng, trước khi thu hút người tài, cần chú trọng đổi mới sử dụng nhân lực tại chỗ. Do đó, công tác tổ chức cán bộ cần chú trọng đổi mới để đảm bảo nhà khoa học có cơ hội tiếp cận nguồn lực, có môi trường làm việc thuận lợi (đặc biệt về thủ tục hành chính), được đánh giá và đãi ngộ đúng.
Để thực hiện, giải pháp quan trọng là đổi mới cơ chế đầu tư, sử dụng nhân lực. Sử dụng nhà khoa học phải trên cơ sở hợp đồng với cam kết sản phẩm đầu ra rõ ràng, hiệu quả.
“Khi thu hút nhà khoa học, cần có bài toán cụ thể sử dụng vào việc gì, cam kết gì, cơ chế làm việc ra sao, quyền hạn và nghĩa vụ cụ thể, và nguồn lực cụ thể. Nhà khoa học giỏi đôi khi không nhất thiết phải lương cao. Họ sợ nhất là thu hút họ về nhưng họ lại không được đưa vào việc cụ thể” – ông Quân nói.
Hồng Hạnh
(Email: vuhonghanh@dantri.com.vn)

http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/nguyen-pho-giam-doc-dai-hoc-tokyo-sang-viet-nam-lam-hieu-truong-20160413162928395.htm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.