Đứa con thơ ấy hơn tôi một ít tuổi. Anh đã đặc cách cho tôi đọc thư của mẹ anh - một lá thư không gửi, mà sau này đơn vị tìm được trong tư trang và chuyển về gia đình lúc anh bắt đầu biết đọc.
3. Truyện đó sau được nhận giải Nhất (đã kiểm tra lại thì là "giải chính thức") trong một cuộc thi mang tên "Hành trình của một lá thư" do báo Thiếu niên Tiền phong kết hợp với Tổng cục Bưu điện tổ chức. Đó là năm 1988. Bây giờ, nếu lục lại giá sách, vẫn sẽ tìm được một tờ giấy khen hay giấy chứng nhận gì đó mà tôi nhớ láng máng là được kí bởi chú Tổng Biên tập Lê Trân. Không biết bản thân truyện có đăng trên tờ Thiếu niên Tiền phong hay không, nhưng tờ văn nghệ của địa phương thì đăng.
4. Năm đó, thay vì phải lên tòa soạn ở khu vực hồ Thiền Quang hay một chỗ nào khác để nhận giải thưởng, thì vui mừng là không phải đi, ở nhà đợi nhà văn Tô Hoài về tận nơi trao.
Cuộc gặp gỡ hôm đó, có cả Bí thư Tỉnh ủy và Bí thư Tỉnh đoàn tháp tùng tác giả Dế mèn phiêu lưu kí. Ông Tổng Cục trưởng bên ngành bưu điện lúc đó thì, nếu tôi nhớ không nhầm, tên là Hà Văn Muôn, người cao lớn.
Bây giờ, ngồi nhớ lại, vẫn tiếc là không mời bằng được bạn Hiếu của tôi đến dự - là vì, Hiếu có quyển Dế mèn phiêu lưu kí đầu tiên, rồi tôi mượn mà đọc. Hiếu dặn đi dặn lại: đây là sách bác Nam tặng mình, bạn đọc thì giữ cẩn thận, và nhớ trả lại cho mình đấy. Tôi đã phải đổi cho Hiếu đọc cuốn Không gia đình trong thời gian tôi đọc truyện của Tô Hoài, như một dạng trao đổi con tin.
Hiếu cũng chính là người cho tôi thỏa thích ngắm, vuốt ve những vật dụng còn giữ được trong gia đình của người anh hùng chống Pháp - chính là kị ruột của Hiếu (tức 5 đời trước). Hồi đó, chúng tôi thi thoảng vẫn mang chiếc kiếm rỉ sét ra chơi, mà không hề biết rằng nó chính là bảo vật quốc gia đó.
5. Có lẽ do nhà tôi quá gần với từ đường thờ người anh hùng chống Pháp, bị ảnh hưởng, nên trong cả buổi hôm đó, nhà văn Tô Hoài chỉ gọi tôi bằng cái tên có họ Ngô ở trước. Tôi được đổi họ lần ấy, một cách rất tự nhiên.
Tô Hoài hỏi: "Sao NXG đang là học sinh chuyên toán, lại chuyển sang học văn ?". Tôi trả lời: "Dạ, vì lúc đó đội tuyển bên văn thiếu người, cháu đành sang thi hộ, rồi thành thế ạ".
Ông lại hỏi: "Văn của cháu thường được thầy cô chấm cho mấy điểm?". Tôi báo cáo sự thực: "Dạ, thường được 8 thôi ạ, đôi khi mới được 9, cũng có khi được 7 hay 6 ạ".
Bẵng cái đã là câu chuyện xa lắc, mãi từ hồi năm 1988 đấy.
Viết thư cho vợ sắp cưới nơi quê nhà chưa kịp gửi, Nguyễn Thái Hòa đã hy sinh trong chiến tranh biên giới năm 1979. Lá thư lưu lạc suốt 34 năm qua đã được trao lại cho người yêu liệt sĩ hôm 23/9.
Liệt sĩ Nguyễn Thái Hòa quê Hải Hậu, Nam Định, sinh năm 1952. Thư ghi ngày viết 19/2/1979, chỉ hai hôm sau khi chiến tranh biên giới bắt đầu. Khi đó, đơn vị của chuẩn úy Hòa (Chính trị viên phó Đại đội 10, Tiểu đoàn 6, Trung đoàn 52, Sư đoàn 337) nhận lệnh hành quân cấp tốc từ Nghệ An lên Lạng Sơn.
Bức thư viết vội chỉ 3 tiếng trước khi đơn vị lên đường, gửi người yêu tên Thúy. Câu văn rõ ràng, mạch lạc ghi lại cảm xúc của người lính trước giờ ra trận. Trong thư, người chiến sĩ bộc bạch lòng mình với tâm trạng bâng khuâng, vì đó là đêm cuối cùng ở Nghệ An để chuẩn bị bước chân vào cuộc chiến mới. "Nơi đó cuộc chiến đã và đang diễn ra [...] Nơi đó có đồng đội đang chờ anh".
Người lính ấy cũng buồn vì trong khoảnh khắc, anh thấy mình cô đơn và nhớ người yêu da diết bởi cả hai sẽ phải xa nhau thêm vài năm nữa. Có những dự cảm không lành, anh vẫn tin tưởng "chiến thắng của quân dân ta ngày mai có thể có cả công anh. Nhớ theo dõi tin thắng trận và mừng cho anh em nhé".
Những giờ phút cuối cùng trước khi hành quân, anh nhắn gửi: "Ngày mai anh sẽ hành quân, anh sẽ không ngủ để nhớ em, không ngủ để diệt thù, không ngủ để nhìn em suốt canh thâu, không ngủ để gần em và luôn thấy em". Anh còn dặn dò cô rằng sẽ trở về và nhắc lại hai lần "chờ đợi anh, nhớ chờ đợi anh em nhé".
Cuối thư, anh Hòa dặn người yêu đừng ghi theo địa chỉ cũ, khi nào có địa chỉ mới sẽ báo sau. Nhưng cuối cùng, lá thư không kịp gửi. Chỉ hai tuần sau đó, ngày 2/3/1979, anh hy sinh trên mảnh đất biên giới, hài cốt được quy tập về nghĩa trang liệt sĩ huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn.
Người lưu giữ bức thư suốt 34 năm qua, đại tá Vũ Đình Đảng (cựu giảng viên Học viện Kỹ thuật quân sự) cho hay, năm 1981 ông tiếp nhận vị trí Chính trị viên Đại đội 10, là đơn vị cũ của anh Hòa. Trong một lần kiểm tra sổ sách, giấy tờ đơn vị, ông vô tình phát hiện trong cuốn sổ giao ban của đại đội có một bức thư rơi ra. Bao thư in hình những bông hoa màu đỏ giản đơn, không ghi địa chỉ người gửi lẫn người nhận.
Ông tò mò giở lá thư có nét chữ cứng rắn còn đậm màu mực, mới biết đó là của một sĩ quan trẻ gửi cho bạn gái nơi quê nhà. Dò hỏi anh em trong đơn vị cái tên Nguyễn Thái Hòa, họ cho ông biết đó là chính trị viên cũ, đã hy sinh trong cuộc chiến tranh biên giới năm 1979.
Từ đó về sau, hễ thấy ai người Hải Hậu (Nam Định), ông Đảng đều dò hỏi, mục đích tìm lại người được gửi bức thư để trao trả nhưng không có hy vọng. Hơn 34 năm trôi qua, cuối cùng bức thư được Trung tâm tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý cho gia đình liệt sĩ MARIN tiếp nhận. Việc tìm kiếm người nhận được tiến hành. Người con gái liệt sĩ Hòa nhắc đến trong bức thư tên Thúy, là người yêu, vợ sắp cưới của anh khi đó. Cô Thúy giờ đã nghỉ hưu và sống ở quê cùng gia đình.
Khi biết câu chuyện về bức thư cuối cùng, ông Nguyễn Văn Hợp, em trai liệt sĩ Hòa khá bất ngờ. Ông kể, Hòa là con thứ ba trong gia đình, đi bộ đội năm 1972, trước ông 3 năm. Anh Hòa đóng quân ở Nghệ An còn ông làm lính thông tin tại Vùng 1 Hải quân.
"Anh Hòa và chị Thúy yêu nhau, cả nhà đều biết. Hai bên đã xác định ngày cưới vào tháng 3/1979, nhưng rồi anh Hòa hy sinh", người đàn ông tóc muối tiêu rớm nước mắt kể trước khi biết tin anh trai hy sinh, ông còn nhận được thư anh gửi với lời dặn dò: "Trong cuộc chiến này sẽ có sự mất mát. Dù là anh hay em, ai còn sống thì cố gắng chăm sóc mẹ già và các em nhỏ".
Năm 2009, mộ phần liệt sĩ Hòa được chuyển về an táng tại quê nhà. Ngày làm lễ truy điệu cho anh, bà con lối xóm tổ chức chu đáo như đón đứa con thân yêu đi xa trở về. Cả gia đình sau đó đã chuyển từ Hải Hậu sang thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, sinh sống. Hiện, phần mộ anh Hòa nằm lại bên đất Hải Hậu cùng với tổ tiên.
Bức thư bị thất lạc của liệt sĩ Nguyễn Thái Hòa 19/2/1979 Em thân yêu của anh! Thư em đến với anh giữa lúc anh cùng đơn vị chuẩn bị lên đường đi chiến đấu. Lẽ ra anh không báo tin này cho em và gia đình biết, phần vì thời gian rất gấp và khẩn trương, phần vì anh không muốn em phải lo lắng nhiều vì anh. Nơi đó cuộc ác chiến đã và đang diễn ra. [...] Nơi đó đồng đội đang chờ anh. Anh buồn vì những lúc này anh thấy mình cô đơn và buồn tẻ. Anh nhớ em da diết bởi vì anh sẽ phải xa em nhiều năm nữa, chưa biết khi nào anh mới quay trở lại gặp em. Ôm em và hôn em thắm thiết. Tình yêu của em và anh trong những ngày tháng qua đã để lại cho anh tình thương em, yêu em vô bờ bến. Có thể nói rằng mỗi bước đi, mỗi ngày sống anh đều có em… Em ơi, ngày mai anh đi về phương Bắc, anh không được gặp em để có đôi lời biệt ly! Ra đi mang nhiều nỗi nhớ thương, ai có thể thấu hiểu được lòng anh trong lúc này em nhỉ? Chỉ có anh thôi, anh đang sống trong giờ phút chia ly. Bao lời anh nói em nhờ thư, nhờ gió mây gửi đến cho em. Nhận được thư này đừng nên lo lắng nhiều và buồn em nhé - tan giặc anh về, chờ đợi anh em nhé, chờ đợi anh. Đêm 19/2. Tái bút: Anh chỉ nhận được thư em ngày 6/2. Vì chuyển nên đừng ghi theo địa chỉ cũ nữa, khi nào có địa chỉ mới anh sẽ báo tin sau. Anh đã ghi thư cho chị Nhuần + Huệ và em 2 lá. Nhưng mới chỉ nhận được thư em lúc 20h ngày 19/2. (Thông cảm cho anh vì thời gian rất gấp. Ngồi ghi thư cho em ngay trong lúc tất cả đang chuẩn bị lên đường - lính mà em). |
Hoàng Phương
Bức thư này (và bức thư của người mẹ mà NXG(!) đã từng đọc, nếu còn giữ được) cũng là những "Bảo vật quốc gia" bác Giao nhỉ?
Kể ra được ông Tô Hoài đổi họ cũng là một kỷ niệm vui nho nhỏ, họ tôi còn được vua ban tặng mới hoành, không biết các cụ thời xưa có vinh dự không, nhưng quy định: khi chết, trên bài vị, mộ bia phải ghi họ gốc, không được ghi họ như trên giấy tờ, cho dù đó là do vua ban.
Tôi cũng dân chuyên toán, bị gò suốt vào toán, nhưng hễ năm nào thầy cô lơ là thì tôi lại chuyển sang văn (học chơi thôi, không mê), cũng không đến nỗi nào, có khi được thầy lấy văn mình làm bài mẫu đọc trước lớp. Mà buồn cười, chính mình nghe đọc gần hết mới biết đó là văn mình, lúc bấy giờ mới đỏ mặt.
Tất nhiên trong một lớp chuyên toán, thì thằng chột là tôi làm vua....
Thế mà, khi thi tốt nghiệp cấp III, điểm thi môn Văn của tôi là 4/10. Thầy dạy văn kiêm hiệu phó cũng bất ngờ, lấy thước gõ nhẹ vào đầu tôi, vừa cười vừa mắng: "Đồ phản chủ"!
Nhân chuyện đổi họ, bác đừng có ỡm ờ gọi tắt tên tôi nhá, phạm thượng chết, vả lại tôi cũng vừa viết mấy dòng về chuyện chính danh - mạo danh tại http://locliec.blogspot.com/2013/09/chinh-ranh.html, mời bác đọc qua.
Bức thư này (và bức thư của người mẹ mà NXG(!) đã từng đọc, nếu còn giữ được) cũng là những "Bảo vật quốc gia" bác Giao nhỉ?
Trả lờiXóaKể ra được ông Tô Hoài đổi họ cũng là một kỷ niệm vui nho nhỏ, họ tôi còn được vua ban tặng mới hoành, không biết các cụ thời xưa có vinh dự không, nhưng quy định: khi chết, trên bài vị, mộ bia phải ghi họ gốc, không được ghi họ như trên giấy tờ, cho dù đó là do vua ban.
Tôi cũng dân chuyên toán, bị gò suốt vào toán, nhưng hễ năm nào thầy cô lơ là thì tôi lại chuyển sang văn (học chơi thôi, không mê), cũng không đến nỗi nào, có khi được thầy lấy văn mình làm bài mẫu đọc trước lớp. Mà buồn cười, chính mình nghe đọc gần hết mới biết đó là văn mình, lúc bấy giờ mới đỏ mặt.
Tất nhiên trong một lớp chuyên toán, thì thằng chột là tôi làm vua....
Thế mà, khi thi tốt nghiệp cấp III, điểm thi môn Văn của tôi là 4/10. Thầy dạy văn kiêm hiệu phó cũng bất ngờ, lấy thước gõ nhẹ vào đầu tôi, vừa cười vừa mắng: "Đồ phản chủ"!
Nhân chuyện đổi họ, bác đừng có ỡm ờ gọi tắt tên tôi nhá, phạm thượng chết, vả lại tôi cũng vừa viết mấy dòng về chuyện chính danh - mạo danh tại http://locliec.blogspot.com/2013/09/chinh-ranh.html, mời bác đọc qua.
Kỉ niệm nho nhỏ vậy đó bác Lí à. Từ nay, tôi gọi bác là Lí (không phạm thượng, không khách sáo, lại dân dã nhé).
XóaHóa ra bác cũng là dân chuyên toán đấy ư. Mà sao đến nỗi bị Văn 4/10 hồi tốt nghiệp cấp III thế ? Kỉ niệm về người thầy gõ nhẹ vào đầu lúc đó chắc sẽ được nhớ rất lâu. Mà sao bị 4/10 mà không phải thi lại ư (thú thực, tôi quên béng là thi tốt nghiệp cấp III trước đây được tổ chức theo nguyên tắc nào. Ví dụ, tổng cộng 4 môn được bao nhiều điểm thì đỗ, và nếu bị dưới 5 một môn thì có phải thi lại hay không, vân vân).
Đã qua blog bác và liếc bài đó rồi. Bác cũng nên post bài liên tục một chút, cho vui nhé.
À, tôi quên chưa viết. Đó là chi tiết được vua ban quốc tính.
XóaĐúng như bác viết, dù được ban quốc tính, nhưng khi viết bài vị hay lập mộ, người ta dù vinh dự đến bao nhiêu vẫn không ghi quốc tính mà chỉ ghi họ thật của mình (có thể mở ngoặc viết thêm là từng được ban họ của nhà vua). Gia phả cũng vậy.
Không biết bác Lí, tức đời các cụ của bác, được ban quốc tính gì vậy (Lê, Mạc, Lê trung hưng, Nguyễn,...). Nghe qua, tôi đoán chắc là Nguyễn nhỉ ?
Người anh hùng chống Pháp tôi kể trên đây cũng được ban quốc tính, tức nhận họ Nguyễn, nên nhiều khi tên của ông được viết trong sách báo lại đi với họ Nguyễn. Nhưng gia phả và mọi thứ căn cước, cũng như con cháu bây giờ, tất cả đều là Ngô.
Người anh hùng chống Pháp ở đây là Cụ Ngô Quang Bích hả bác Giao?
XóaMình đã gợi ý sát rồi mà. Từ bạn mình tính lên đến đời cụ là 5 đời, nên là "kị", bạn à.
XóaThưa các bác, thế hệ em trở về trước đi thi tốt nghiệp chỉ sợ điểm liệt, tức là điểm 2 mà thôi, 2,5 trở lên thì không sợ, miễn tổng đểm vẫn đạt thì không rớt, còn tổng điểm có cao tới đâu mà có đểm liệt thì ...
XóaThế hả, mình quên tịt rồi đấy. Không biết luật ấy nữa. Nhờ Khoằm mới biết lại cái luật điểm liệt (tức điểm 2) đấy ! Cảm ơn.
Xóa