Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn biển-đảo. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn biển-đảo. Hiển thị tất cả bài đăng

27/09/2015

Vấn đề Biển Đông (biển Nam Trung Hoa) trong cuộc hội đàm Tập Cận Bình - Obama

Đại khái là: khi ông Obama đưa vấn đề Trung Quốc xây dựng đảo ra, thì lập tức ông Tập phản luận ngay, rằng "các đảo ấy đều thuộc lãnh thổ Trung Quốc từ xưa".

12/09/2015

19/07/2015

Chủ quyền biển đảo thấy ở sân bay Đà Nẵng

Vẫn trong mạch nói về sân bay Đà Nẵng.

Có 4 thanh niên ở trước những tấm pa-nô. Hiện tại, tạm thời che một phần ảnh về các nhân vật ngoảng mặt ra phía ngoài (trông vào ảnh tựa như thấy nhân vật đeo kính râm).

11/06/2015

Hoàng Sa bây giờ, chùm ảnh thực tế cuộc sống ngư dân trên đảo

Đúng một năm trước, vào ngày này, 11/6, đã đưa mấy bức lên ở đây (nguồn tư liệu cũng đã được chỉ ra ở đó). 

Hôm nay, đi toàn bộ số ảnh đó. Để thấy hình ảnh thực trên đảo Hoàng Sa thời 2010s.

Về đội Hoàng Sa (bài Nguyễn Quang Ngọc, 2011)

Bài đã đăng trên các tạp chí sử học.

Bản ở dưới đây là VNN lấy về từ Tạp chí Xưa & Nay.

10/06/2015

Hoàng Sa - Trường Sa trong sách "Phủ biên tạp lục" (bài Nguyễn Quang Ngọc, 2001 & 2008)

Đây là một bài viết học thuật ở dạng dễ hiểu, của học giả Nguyễn Quang Ngọc, đã xuất bản lần đầu tiên năm 2001.

Tư liệu về Hoàng Sa - Trường Sa, mới hay không mới ?

Đại khái là năm 2009 có một bài "tư liệu" trên tạp chí chuyên ngành. Chú ý: nguyên bản không có chữ "mới". Chữ "mới" hay "phát hiện thêm"là được đưa thêm ra, trên không gian blog.

Sau đó, vào năm 2011, thì có một ghi chú trên blog thảo luận lại rằng tư liệu đã phát biểu năm 2009 thật không phải là tư liệu mới.

02/06/2015

Tại sao nhà văn lại không viết về Trường Sa, Hoàng Sa (ý kiến Trần Ngọc Vương)

Theo một ghi chép, thì nguyên văn ý kiến đó như sau:

"GS. Trần Ngọc Vương đã đặt lại câu chuyện mối quan hệ của văn hóa và chính trị. Bất kỳ nền chính trị nào cũng cần văn học phục vụ cho nó. Thể chế nào cũng có văn nô của nó. Nhưng, thể chế nào cũng có văn học của nó. Chính trị không phải chỉ là những sự đối lập… Cách chúng ta thông diễn về mối quan hệ chính trị và văn học... Chính trị có đám văn nô của nó, nhưng cần phải ứng xử như thế nào với Hội Nhà văn. Hãy để cho văn nô làm việc của văn nô, và những nhà văn khác làm công việc của họ một cách bình đẳng. Phần lớn những tác giả văn học cách mạng viết về yêu nước rất dở, ngay cả Tố Hữu, vì tâm hồn họ không toàn diện, họ không dám yêu nước bằng tất cả con người họ, họ chỉ yêu nước bằng đường lối, bằng chủ trương. Về một vấn đề rất nóng hiện nay: vấn đề chủ quyền trên biển và sự xâm lăng của sức mạnh mềm, GS. Trần Ngọc Vương đã nêu lên những suy nghĩ rất sâu sắc về cuốn sách của Trung Quốc vừa mới được dịch và xuất bản ở Việt Nam: Đạo mộ bút ký. Về sử liệu, Trung Quốc không có chủ quyền ở 2 quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa trước 1909. Nhưng Đạo mộ bút ký lại dựng nên một lịch sử hoạt động của nhân vật từ đời Tống, Nguyên, Minh, Thanh... Điều đau khổ là họ viết hay quá, nên nhiều người thích thành ra đó là một cuộc xâm lăng của sức mạnh mềm mà chúng ta không cảnh giác hoặc chưa có biện pháp ngăn chặn. Cũng tại diễn đàn này, Trần Ngọc Vương đặt ra câu hỏi: Tại sao viết về Con Hồng Cháu Lạc thì được mà nhà văn lại không viết về Trường Sa, Hoàng Sa hay chống lại luận điệu và âm mưu của Trung Quốc?".

26/05/2015

Sách trắng quốc phòng Trung Quốc 2015 : chỉ trích Mĩ, nhưng không nêu đích danh

Có thể gọi tắt là "Sách trắng Quốc phòng bản Tập Cận Bình 2015". Từ năm 1998, cứ 2 năm một lần thì sách trắng quốc phòng của Trung Quốc được phát hành.

Năm nay là năm thứ hai ông Tập Cận Bình nắm quyền. Lần đầu tiên sách trắng quốc phòng được phát hành dưới triều đại của ông. Và là lần thứ 9 tính từ năm 1998.

Theo phân tích của báo chí Nhật Bản (toàn văn ở dưới), trong sách trắng quốc phòng 2015, Trung Quôc chỉ trích Mĩ với tư cách là thế lực bên ngoài nhúng tay vào công việc của các nước trong khu vực. Ý là như thế. Nhưng không nêu đích danh Mĩ.

Trung Quốc vừa trưng bản đồ năm 1947 của phương Tây để khẳng định : Tây Sa thuộc Trung Quốc

Đây là tin mới nhất của báo chí Trung Quốc.

Cụ thể là tấm bản đồ sau (theo dẫn giải của Trung Quốc thì nó nằm bên trong tập bản đồ thế giới năm 1947 là Collier's World Atlas and Gazetteer - do công ty của Mĩ ấn hành, vừa tìm thấy ở Canada):

21/05/2015

Các chính trị gia vừa nói thế : "Đời tôi, đời các bạn chưa đòi được thì con cháu chúng ta sẽ tiếp tục đòi lại"

Có liên quan đến sự kiện "học giả đã nói".

Câu trích trên là của ông Vũ Đức Đam.


Còn Chủ tịch Trương Tấn Sang thì nói:“Năm nay không xong thì năm tới, mười năm này không xong thì mười năm sau, đời ta không xong thì đến đời con cháu, phải dứt khoát như vậy".

14/05/2015

Giới khoa học Viêt Nam lên tiếng

Mình còn chưa rõ việc gì. 

Nhưng thấy có các bài trần tình của hai bác Trần Đức Anh Sơn và Nguyễn Xuân Diện (cùng post ngày 14/5/2015), nên cứ vớt về đây đã. Tìm ngọn nguồn sau. Khi ngọn nguồn được truy ra thì để ở mục 1 (lúc đầu bỏ trống, và bổ sung dần). Việc này, lại phải nhờ Mr. Khoằm giúp cho một tay.