Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn đại-học-Việt-Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn đại-học-Việt-Nam. Hiển thị tất cả bài đăng

02/06/2016

Nước Mỹ không còn ai ngoài Bob Kerrey thật sao ?

Đại học Việt Nhật thì đã suôn sẻ, bởi hiệu trưởng là Furuta - một Giáo sư nổi tiếng ở Nhật, đồng thời nguyên là một cán bộ cao cấp của Đảng Cộng sản Nhật Bản. Xem lại ở đây.

Đến đại học Việt Mĩ (tạm gọi thế) thì bắt đầu vướng. Bởi người đứng đầu vốn là cựu binh tham gia thảm sát ở Việt Nam.

12/05/2016

Công bố trực tuyến toàn văn luận văn học vị ở Việt Nam (tháng 5/2016)

Đến thời điểm hiện tại, tháng 5/2016, thì Học viện Khoa học Xã hội (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) mới công bố trực tuyến tóm tắt luận văn tiến sĩ. Ví dụ cho một luận văn mới hoàn thành gần đây, ở mảng Sử học, thì đã có nêu ở đây.

Phía Bộ Giáo dục thì có diễn giải như sau (tư liệu 1 ở đây): 

"Trả lời VietNamNet trong chiều 26/4, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT) Nguyễn Thị Kim Phụng cho biết: Việc Học viện Khoa học Xã hội không công bố toàn văn luận án tiến sỹ của nghiên cứu sinh trước khi bảo vệ trên website của đơn vị này là vi phạm điểm b, khoản 2, Điều 36 của Quy chế đào tạo trình độ tiến sỹ."

Có một số trường thì công bố trực tuyến toàn văn của luận văn tiến sĩ. Ví dụ như Đại học Kinh tế Quốc dân.

25/04/2016

‘tiến sĩ vui vẻ’

"
Giáo dục là một bộ phận của xã hội. Có thực tế là trong xã hội chúng ta giá trị thật đang mất đi nhanh, thay vào đó là giá trị ảo lại được cư xử như giá trị thật.
Tôi có 2 con gái học thạc sĩ, tiến sĩ vất vả bên Mỹ, trở về VN lương vẫn ngang bằng người làm nhàn hạ. Các con như “gà công nghiệp”, không thể cất nhắc vào chức nọ chức kia nên rốt cuộc lại là “quân” của các tiến sĩ vui vẻ trong nước.
Một trong những lý do khiến nhiều tiến sĩ đi đào tạo ở nước ngoài không muốn về nước làm việc, theo tôi, là do không chỉ chế độ dành cho họ không khác gì tiến sĩ đào tạo trong nước, mà còn phải làm cấp dưới của mấy ông tiến sĩ trong nước, tiếng Anh còn không thạo, kém hơn họ đủ thứ… Thử hỏi, họ chịu sao nổi?
Trong khi họ khó mon men được đến các chức vụ vì kém đứt khoản “quan hệ”, còn bị khó chịu, ghen ghét vì giỏi hơn.
"

Chi phí cho một tấm bằng tiến sỹ ở Việt Nam

Bài của Tiền Phong.

19/04/2016

Hoạt động kinh tế thời Mạc (một luận văn học vị, của Ngô Vũ Hải Hằng)


“Nói tiếng Anh như gió” có phải giỏi ?

Tôi cũng phải nhấn mạnh tôi không phải là người nói tiếng Anh giỏi và hay vì đôi khi tiếng Anh của tôi nói vẫn còn phảng phất “mùi nước mắm pha chanh đường” dù đã sống ở Mỹ hơn nửa đời người vì thế, phải học suốt đời bạn à! Ông Bà ta đã dạy: “học ăn, học nói, học gói, học mở!”

Tâm sự của một giảng viên thuộc Đại học Tân Tạo.

21/09/2015

Quan của "Hội đồng chức danh nhà nước" không ngại nặc danh

Trên thực tế, vị quan chức này đã nặc danh (giấu tên thật, dùng bút danh) để đưa ý kiến về việc "trường đại học được quyền tự chủ bổ nhiệm chức vụ GS và PGS" (đã nêu ở đây).

"Hội đồng chức danh nhà nước" ở tiêu đề là viết tắt. Viết đầy đủ thì là "Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước".

20/09/2015

Trường đại học được quyền bổ nhiệm Giáo sư và Phó Giáo sư là xu hướng toàn cầu

Ở Việt Nam, hiện đang có hai luồng ý kiến trái chiều về việc trường đại học (hay các cơ sở đào tạo) bổ nhiệm chức vụ Giáo sư và Phó Giáo sư. Một là ủng hộ, hai là phủ nhận (cho là sai trái, phạm luật).