Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

04/06/2016

Bàn luận của các nhà khoa bảng trong cuộc, về bằng cấp Việt hiện nay

Tư liệu sắp xếp theo thứ tự từ dưới lên trên, đánh số từ 1 đến hết theo chiều cập nhật.

---
3.

2. Vương Xuân Tình và Trần Thị Vinh, cùng nhiều người khác

QUẢN LÝ NCS VÀ HỘI ĐỒNG BẢO VỆ LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Nhân đọc bài viết của GS.TS Nguyễn Đình Cống về đào tạo sau đại học, tôi đưa ra một cách thức cực kỳ đơn giản, rẻ tiền và hiệu quả tức thì cho quản lý đào tạo bậc học này như sau:
1. Trong trình bày luận án, NCS bắt buộc phải có 15 phút trình bày kết quả luận án bằng tiếng Anh (không được đọc).
2. Hội đồng phải hỏi, trao đổi với NCS bằng tiếng Anh (không được đọc).
3. Cho quay video toàn bộ buổi bảo vệ, và công bố công khai buổi bảo vệ cùng luận án trên website của cơ sở đào tạo.
Như vậy, sẽ lộ ra NCS "đểu" và Hội đồng "đểu" (từ của thầy Cống) ngay lập tức.
Chắc chắn 70 % NCS như trình độ hiện nay vãi linh hồn, bỏ bảo vệ.
Chắc chắn 70 % thành viên hội đồng như hiện nay chạy làng.
Và việc chấn hưng đào tạo bậc học này sẽ nâng lên từ đây.
Ai đồng ý nào ?

いいね!
コメントする
コメント20件
コメント
Van Nguyen Đồng ý quá. Thế thì khéo xoá sổ hết các cơ sở đào tạo ý chứ
Nguyễn Thị Hằng Nga Em sẽ là người đầu tiên trong số 70% sẽ không bao giờ dám làm NCS...thầy ạ.. hihi
いいね!返信153分前
Tinh Vuong Xuan Mừng cho em ! Hi hi...
いいね!返信153分前
Yu Yu

返信する…
Tinh Vuong Xuan Em thấy sáng kiến của anh vĩ đại hum, Van Nguyen ?!
いいね!返信153分前
Van Nguyen Vĩ đại thật, hơ hơ
いいね!返信152分前
Ngọc Quỳnh Nguyễn Quá hay chú ạ.
いいね!返信150分前
Hung Luu E hèm, thế thì kế hoạch đào tạo 20.000 TS (hình như thế?) chắc chắn đổ bể!
いいね!返信149分前
Tinh Vuong Xuan Có thể anh ạ.
Yu Yu

返信する…
Tinh Vuong Xuan Ha ha... Chú cũng còn ... phục chú nữa là, Ngọc Quỳnh Nguyễn ạ ! Rất đơn giản, và hết trò bẻm mép.
いいね!返信249分前
Ngọc Quỳnh Nguyễn Nhưng làm thế nào để Bộ áp dụng cách này lại ko đơn giản.
Van Nguyen Em sợ là yêu cầu trình bày hoặc trao đổi (không đọc) bằng tiếng Việt thôi cũng có ối ng k làm đc anh ạ, chả cần phải tiếng Anh
いいね!返信347分前
Châu Thị Hải Đây là một cuộc đại cải cách giáo dục, làm được như thế này thì thế giới kiêng nể chúng ta rồi
いいね!返信146分前
Isvan Campa Thế thì mất cơm của rất nhiều người đó chú ơi.
いいね!返信145分前
Chen XianSheng Không tưởng rồi!
Các NCS Viêt Nam sang Anh Bảo về vẫn đỗ 100/100!
Thiếu gì cách các chú !

Tinh Vuong Xuan Tôi biết là ở Anh không quay video !
Yu Yu

返信する…
Tinh Vuong Xuan Vâng, nhưng bác có thừa nhận với em là rất đơn giản không ạ ? Không lằng nhằng đúng quy trình quy chọt. Lộ mặt hết ! Bác Châu Thị Hải ?
いいね!返信144分前
Thị Vinh Trần Tôi nghĩ chưa cần đến tiếng Anh mà chỉ cần NCS làm nghiêm túc bằng tiếng Việt và trình bày đúng những đóng góp và đóng góp mới của LA. Các thành viên Hội đồng phải chọn đúng chuyên môn, luận án phải công khai toàn bộ nội dung trên trang Web của cơ sở Đào tạo. Xin nhớ là Hội đồng phải chọn những người đúng chuyên môn thì mới góp ý và nhận xét được. Đã nhiều năm nay, tôi thấy một vài cơ sở mời vào HĐ toàn là những người đến để đồng ý chứ không phải đến để góp ý và phần lớn đều là thân quen của những người có chức trách, thì không những chỉ đồng ý mà không biết cái gì để góp ý nên toàn bảo vệ cái không đúng, làm sao mà chất lượng được.
いいね!返信437分前
Tinh Vuong Xuan Vâng, em rất đồng ý với bác Thị Vinh Trần. Việc ấy là phải quan tâm đầu tiên. Nhưng để tránh tình trạng mua bằng ngoại ngữ, không có khả năng sử dụng ngoại ngữ (rất quan trọng để nâng cao chất lượng luận án) thì nên làm theo cách của em. Cách này đã bao gồm cả sự nghiêm túc chuẩn bị luận án bằng tiếng Việt rồi ạ.
いいね!返信132分前
Thị Vinh Trần Đúng rồi, bằng ngoại ngữ toàn mua, thậm chí khi phải dịch ra tiếng Anh trích yếu luận án, mấy người thực thi công việc còn bảo NCS cứ nộp tiền là xong, lúc đầu tôi tưởng nộp tiền để thuê dịch đã khó chấp nhận rồi, nhưng nộp tiền để "cho qua", ù xọe thế thì chất lựợng ở đâu. Tại NCS một phần tại cơ sở đào tạo mười phần. May NCS mà tôi hướng dẫn có bằng thứ hai về tiếng Anh, tôi bảo em cứ dịch cho mình đừng "dịch vụ" theo người khác nhé.
Tinh Vuong Xuan Cảm ơn bác đã chia sẻ.
いいね!返信123分前
Thị Vinh Trần Cái kiểu đào tạo bây giờ gay go lắm GS. Vương ạ.
いいね!返信122分前
Tinh Vuong Xuan Vâng, em cũng nghĩ vậy. Chỉ toàn dìu nhau xuống bùn thôi bác ạ.
いいね!返信121分前
Thị Vinh Trần GS.Tinh Vuong Xuan ơi, nhiều vấn đề lắm, một số bạn trẻ ngoài HN thậm chí ở Tp HCM viết thư nhờ tôi tư vấn cơ sở đào tạo, rồi kể chuyện bạn bè đang làm NCS ở một cở đào tạo (miễn nói tên) đã mất vài trăm triệu mà vẫn chưa thành LA, họ chỉ ăn tiền thôi, chứ có chú ý đến chất lượng đâu, buồn cho thế hệ NCS bây giờ.
いいね!返信117分前
Tinh Vuong Xuan Vâng, em cũng được nghe những tâm tư như thế của nhiều bạn trẻ chị ạ !
いいね!返信115分前
Thị Vinh Trần GS.Tinh Vuong Xuan ạ, không chỉ có thế mà cứ một lần đến hỏi một thủ tục lại một phong bì không thì thái độ của họ cứ lạnh như tiền , vì đang muốn tiền. Thật khổ cho NSC. Mà sao chính đó là công việc của họ mà lại vòi vĩnh thế. Đã thế thì làm sao mà chất lượng được.
いいね!返信112分前
Tinh Vuong Xuan Vâng, chuyện ấy rầm rĩ khắp cả nước rồi chị ạ !
いいね!返信19分前
Thị Vinh Trần GS.Tinh Vuong Xuan nhưng rầm rĩ lĩnh vực khác thôi, chưa đi vào cụ thể. Nhiều NCS nói rằng thương các thày cô hướng dẫn chẳng được gì mà người ngồi không lại được nhiều liên tục. Buồn.
いいね!返信17分前
Tinh Vuong Xuan Rầm rĩ về thông tin của bác đó bác ạ. Em cũng nghe được nhiều mà.
Yu Yu

返信する…
Đào Trương Bích Nhất trí với bạn tôi vì ngay cả tốt nghiệp cử nhân luật mà viết một cái đơn tiếng Việt cũng không đạt thật không thể nào hiểu nổi ...
いいね!返信117分前
Ngoc Tri Nguyen Là cuộc cải cách "lò đào tạo" cả trò lẫn thầy. Mở rộng "sát hạch" lại số TS đã "chui qua lò" theo kiểu này thì những người "thật" sẽ hãnh diện trước thiên hạ, những "đểu" lộ luôn cho đỡ tốn giấy mực!
Tinh Vuong Xuan Thanks Ngoc Tri Nguyen đã chia sẻ.
Yu Yu

返信する…
Bùi Xuân Mệnh Nghiên cứu thật. Học thật. Tiến sỹ thật. Đừng có: " Cũng cờ, cũng biển ,cũng cân đai - Nào cũng ông nghè có kém ai." ..!?
いいね!返信210分前
Tinh Vuong Xuan Vâng, để hướng đến điều đó bác Bùi Xuân Mệnh ạ !
いいね!返信16分前
https://www.facebook.com/tinh.vuongxuan/posts/966001506850403



1. Nguyễn Đình Cống

8571. THƯ NGỎ GỬI BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VỀ VIỆC ĐÀO TẠO TRÊN ĐẠI HỌC

Posted by adminbasam on 03/06/2016
Nguyễn Đình Cống
3-6-2016
Kính gửi ông Bộ trưởng Bộ Giáo dục
Tôi là Nguyễn Đình Cống, giáo sư của Trường Đại học Xây dựng, đã nghỉ hưu. Tôi viết thư này nhân dịp ông vừa nhận chức Bộ trưởng và báo chí đưa tin về đào tạo quá nhiều tiến sĩ kém chất lượng. Tôi tham gia khá nhiều công việc trong đào tạo trên đại học, biết nhiều chuyện vui buồn, xin kể vài chuyện để cung cấp thông tin, trao đổi về nhận định và góp vài ý kiến để chấn hưng nền giáo dục.
I- MỘT SỐ CHUYỆN VUI BUỒN
Chuyện vui và thành tích có nhiều, tôi không phủ nhận, hơn nữa ông biết nhiều và biết rõ hơn tôi, nên tôi xin không kể ra. Chỉ xin kể vài chuyện buồn mà tôi biết rõ còn ông chưa biết.
Chuyện 1– GS TSKH Nguyễn T đã hướng dẫn vài chục NCS làm luận án tiến sĩ, đã bảo vệ. Trong một lần làm phản biện cho một luận án bảo vệ ở cấp cơ sở, sau khi nghe các ủy viên hội đồng góp nhiều ý kiến về thiếu sót và nhầm lẫn, GS T phát biểu một câu làm tôi và nhiều người lạnh sống lưng: “Luận án tiến sĩ chứ có phải cái gì quan trọng đâu mà các anh đòi hỏi chính xác và chặt chẽ đến vậy”.
Chuyện 2- Ở một HĐ bảo vệ luận án TS nọ thuộc chuyên ngành mà tôi biết rõ. Trong lúc các phản biện (công khai và kín) khen hết lời thì chủ tịch HĐ vạch ra chỗ sai, yêu cầu NCS trả lời. Không những NCS mà cả thầy hướng dẫn đã công nhận chỗ sai đó. Tôi theo dõi, nghĩ rằng với sai sót như vậy thì may lắm luận án được đánh giá trung bình, còn không thì phải dừng bảo vệ để NCS về sửa chữa chỗ sai. Không ngờ phần đông các ủy viên cho điểm 9 và 9,5. Luận án đạt mức giỏi.
Chuyện 3- Trong một lần tôi ngồi chơi vui vẻ với 2 GS và một thầy giáo trẻ. Anh bạn trẻ nói: “Em xin lỗi trước, nhưng phải nói giáo sư các anh là một lũ tội phạm của dân tộc”. Tôi đã công nhận câu nói đó là đúng vì chính những GS thực thụ đào tạo ra các tiến sĩ dỏm bậc 1, đến lượt TS dỏm đó trở thành giáo sư dỏm, đào tạo tiếp tiến sĩ dỏm bậc 2, Thạc sĩ dỏm, cử nhân dỏm, và cứ thế mà nối tiếp, đến lúc phần lớn trí thức trên toàn quốc là đồ dỏm. Thế không phải tội phạm của dân tộc là gì.
Chuyện 4- Một lần ở nhà khách của Trung tâm đào tao thường xuyên tỉnh QB, thầy giáo P khi nghe giới thiệu tôi là giáo sư tiến sĩ đã phát biểu: “Cứ mỗi lần được nghe giới thiệu ai là giáo sư tiến sĩ, tôi cứ nghĩ không biết mình đang gặp một người nên trọng hay nên khinh”.
Chuyện 5- Giáo sư N, bạn tôi, được mời làm chủ tịch hội đồng bảo vệ luận án tiến sĩ của NCS tên T, ông đã từ chối vì theo ông thì luận án không có gì mới, chưa đạt yêu cầu. Người ta đã mời GS khác làm chủ tịch, cũng luận án ấy thôi, được HĐ đánh giá xuất sắc.
Chuyện 6- Tôi được mời làm phản biện kín cho một luận án tiến sĩ. Tuy các tên liên quan đã được cắt bỏ, nhưng là dân trong ngành, qua các thí nghiệm đã làm và các bài báo đã đăng, không những tôi mà nhiều bạn khác biết rõ ai đã làm, ai hướng dẫn. Tôi nhận xét là phương pháp nghiên cứu và kết quả chưa đủ độ tin cậy, đề nghị bổ sung, có nghĩa là luân án chưa hoàn chỉnh. Thế nhưng ngay sau đó luận án vẫn được bảo vệ với đánh giá xuất sắc.
Chuyện 7- Tôi thường được đi dạy môn Phương pháp luận NCKH cho một số lớp cao học ngành kỹ thuật xây dựng ở các địa phương. Các lớp này có một số môn phải dùng toán nhiều. Tôi hỏi các học viên: Với các môn toán nhiều và khó như vậy các cậu có hiểu hết không. Đa số trả lời không hiểu gì hết. Tôi nẩy ra ý nghĩ kiểm trình độ toán của các kỹ sư, học viên cao học xem sao. Tôi ra các bài toán từ trình độ tiểu học đến đại học, trong đó có bài cộng trừ phân số, tính diện tích hình thang, tính cạnh tam giác vuông dùng định lý Pythagore… Gần hai phần ba số học viên không làm được những bài toán cấp tiểu học và trung học cơ sở như vậy. Tôi nói, các cậu quên hết toán sơ cấp, thế mà khi thi đầu vào cao học phải thi toán cao cấp, làm sao mà học được, thi được. Câu trả lời: thi được chủ yếu bằng gian lận. Tôi hỏi, quy chế và coi thi nghiêm lắm kia mà, làm sao gian lận được. Trả lời: nghiêm chỉ là hình thức bịp bợm bên ngoài mà thôi.
Tạm kể 7 chuyện. Còn hàng trăm, hàng ngàn, hàng vạn chuyện dở khóc dở cười về đào tạo trên đại học, chắc Bộ trưởng cũng đã nghe nhiều.
II-MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH
Đã có nhiều người nói và viết về sự xuống cấp của nền giáo dục, về chất lượng quá thấp của nhiều tiến sĩ, thạc sĩ. Họ có bằng thật nhưng kiến thức dỏm. Đó là nói về đào tạo trên đại học. Còn dưới nữa thì ngay cả các học sinh phổ thông cũng đã có những phát biểu làm nhiều người lạnh sống lưng. Không biết trước đây Bộ trưởng đã được nghe chưa.
Nếu căn cứ vào quy chế, quy trình đào tạo thì mọi khâu đều rất chặt chẽ, rất nghiêm chỉnh, khó tìm ra sơ hở, nhưng cứ nhìn vào thực tế mới biết các lỗ thủng lớn đến mức nào. Trong một thư gửi Bộ trưởng trước đây về đào tạo tại chức, tôi có nhận định: “Thầy trò lừa dối lẫn nhau và cùng với đơn vị đào tạo lừa dối xã hội, càng lừa dối được nhiều, thành tích càng lớn”. Cả thầy, trò, đơn vị đào tạo và cơ quan quản lý đều thi nhau lừa dối, sống được, tồn tại được là nhờ lừa dối.
Một số nhà khoa học thời gian đầu không nỡ lừa dối và bị thiệt thòi, họ bảo nhau: “Cả xã hội này sống được nhờ lừa dối, cấp trên càng lừa dối nhiều hơn, vậy chúng ta dại gì mà giữ trung thực để chịu thiệt, thôi thì  gặp thời thế thế thời phải thế, lụt thì lút cả làng, cấp trên đang muốn có nhiều người có bằng tiến sĩ, chúng ta được giao quyền, có nhẹ tay một chút sẽ có lợi cho nhiều bên, thời buổi bây giờ làm được người trung thực là khó”.
Chính vì để làm người trí thức trung thực là quá khó trong một xã hội chịu sự toàn trị với  đầy rẫy tham nhũng, mua quan bán tước và xuống cấp đạo đức nên trong thư gửi Quốc hội tôi có nêu ý kiến là: “Cuộc cải cách giáo dục chưa thể thực hiện một cách toàn diện, nếu cứ cố mà làm vội, tiêu tốn nhiều tiền của và công sức thì có khả năng thay những sai lầm này bằng các sai lầm khác mà thôi. Để chấn hưng nền giáo dục, trước mắt chỉ nên chọn làm một vài việc cấp thiết”.
Về những vấn đề của nền Giáo dục tôi đã có thư gửi các Bộ trưởng trước đây, có 3 thư gửi Quốc hội trình bày một số ý kiến và nhận định, một số đề nghị, nhưng tất cả đều không được hồi âm. Viết thư này tôi cũng đã dự kiến rồi nó sẽ rơi tiếp vào im lặng. Thôi thế cũng được, Bộ trưởng không có thời gian đọc thì nhờ thư ký tóm tắt và báo cáo lại. Tôi viết là thấy cần phải viết, lương tâm bảo nên viết.
Trước hết xin Bộ trưởng chớ quá tin vào các quy trình, quy chế. Việc tổ chức thực hiện quan trọng hơn. Quyết định chủ yếu vẫn là con người với 2 phẩm chất cơ bản: Trình độ và trách nhiệm. Trong những người tham gia vào quá trình đào tạo thì những người ở trong các hội đồng đánh giá có vai trò then chốt. Tôi đã tham gia nhiều hội đồng và tạm phân ra 3 loại : 1-Hội đồng nghiêm chỉnh gồm các ủy viên có đủ trình độ và trách nhiệm cao, sẽ đánh giá tương đối đúng thực chất của luận án chỉ theo nội dung khoa học, không bị một áp lức nào cả, 2- Hội đồng gà mờ gồm một số ủy viên thiếu một  hoặc cả hai phẩm chất cần thiết, đánh giá luận án chủ yếu theo cảm tính, bị chi phối bởi các quan hệ ngoài khoa học. 3- Hội đồng đểu gồm phần lớn các ủy viên chỉ đánh giá luận án theo quan hệ xã hội, chạy theo thành tích dỏm. Hiện chưa có đánh giá nào về tỷ lệ phần trăm các loại HĐ bảo vệ đồ án ở đại học, bảo vệ luận văn thạc sĩ và bảo vệ luận án tiến sĩ của các ngành và các cơ sở đào tạo khác nhau.
 III-MỘT VÀI ĐỀ ĐẠT
Trong gần 60 năm làm việc trong ngành giáo dục và trong vài chục năm suy nghĩ vể các biện pháp chấn hưng nền giáo dục tôi cũng đã đúc rút ra được 7 phương sách quan trọng.
Trong những thư gửi Bộ trưởng và Quốc hội kể trên, tôi đã trình bày, phân tích và đề nghị nhiều vấn đề của nền giáo dục, trong đó có một vài phần thuộc các phương sách. Tôi đoán là Bộ trưởng chưa biết đến các thư đó. Nếu Bộ trưởng muốn xem chỉ cần bảo thư ký gọi điện thoại hoặc gửi Email cho tôi, yêu cầu cung cấp, tôi sẽ xin tuân lệnh ngay lập tức.
Tôi chưa biết được việc Bộ trưởng có muốn nghe toàn bộ 7 phương sách hay không nên không dám trình bày tất cả mà chỉ xin nêu 1 ý kiến thuộc sách số 4: Xiết chặt sự đánh giá.
Về đào tạo sau đại học, tôi đề nghị Bộ trưởng hết sức quan tâm vì tác dụng lan tỏa rộng lớn, vì tầm quan trọng của nó. Hơn nữa so với phổ thông và đại học thì việc đào tạo trên đại học có quy mô hẹp hơn nhiều và đang gây lắm bức xúc.
Khi chỉ có HĐ nghiêm chỉnh, không để có HĐ đểu hoặc gà mờ tồn tại thì tự khắc NCS, người hướng dẫn, cơ sở đào tạo phải lo đáp ứng, không thể làm qua loa, không thể lừa dối. Lúc đó người không có khả năng không dám làm NCS, người không đủ trình độ không dám nhận hướng dẫn, các cơ sở đào tạo không dám lừa dối và làm liều.
Nhưng làm sao để có được các HĐ nghiêm chỉnh và bằng cách nào kiểm tra, kiểm soát công việc của các HĐ. Nhà nước dùng HĐ để đánh giá công việc của người này người nọ, nhưng sẽ dùng ai, dùng cái gì để đánh giá công việc của HĐ. Tòa án cũng có HĐ, đó là HĐ xét xử. HĐ bảo vệ luận án và HĐ xét xử của tòa án có mục đích khác nhau nhưng phương pháp làm việc gần giống nhau. Tòa án có HĐ sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tối cao. Còn các HĐ bảo vệ luận án thì sao.  Phải chăng các giáo sư, các ủy viên HĐ sẽ trở thành tội phạm khi dùng quyền lực của mình để chứng nhận cho ai đó  được cấp  văn bằng không tương xứng với trình độ, dù xuất phát từ lý do gì. Ngoài ra có cách gì kiểm tra, đánh giá những văn bằng đã được cấp để nếu phát hiện gian dối thì thu lại, việc này gần giống như xét lại và đền bù cho các án oan sai.
Thư không thể viết dài. Trước khi kết thúc tôi xin cầu mong Bộ trưởng giữ được sức khỏe, có nhiều đóng góp xứng đáng để chấn hưng nền giáo dục.  Nếu Bộ trưởng muốn biết toàn bộ các kế sách tôi đã nghĩ ra, chỉ cần bảo thư ký thông báo, tôi sẽ xin trình bày.
Vì không tìm được đìa chỉ Email của Bộ trưởng nên tôi đã gửi thư này đến các địa chỉ của Bộ Giáo dục, nhờ chuyển:Toasoan@giaoduc.net.vn;  Bogddt@moet.edu.vn.
https://anhbasam.wordpress.com/2016/06/03/8571-thu-ngo-gui-bo-truong-bo-giao-duc-ve-viec-dao-tao-tren-dai-hoc/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.