Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

15/02/2015

Vụ con ruồi và Sở Y tế : Thanh tra là như thế ư ?

Vẫn là vụ con ruồi với "Dr. Thanh".

Liếc qua các tin về thanh tra dây chuyền sản xuất của Tân Hiệp Phát, với kinh nghiệm cá nhân (chủ yếu qua các lần giúp bạn trong việc hợp tác với đối tác truy tìm ra lỗi kĩ thuật trên sản phẩm), mình đặt nghi vấn vào kết quả thanh tra.

Thế gọi là thanh tra sao. 

14/02/2015

Đà Nẵng sau Đổi Mới : chàng trai quê hương có tên Nguyễn Bá Thanh

Mắt nhìn thẳng và chân ta bước tiếp
Xây thành phố này vươn tới tầng cao
Qua năm tháng những gì ta có được
Một bước tự hào Đà Nẵng của tôi ơi!

(thơ của Nguyễn Bá Thanh - do chính con người con trai là Nguyễn Bá Cảnh đọc trong lễ truy điệu)


Hình ảnh anh chủ nhiệm hợp tác xã dưới đây được sưu tầm dần. Có bốn phần. Phần I gồm những ghi chép lẻ, của nhiều tác giả. Phần II gồm những ghi chép dài hơi của những tác giả viết dài về Nguyễn Bá Thanh. Phần III gồm những ý kiến trái chiều với Phần I và Phần II. Cuối cùng phần IV là ghi chép của những người bạn quốc tế về Nguyễn Bá Thanh.

Đà Nẵng sau Đổi Mới : một ngôi trường thiện nguyện từ đầu 1990s của hội phụ nữ Nhật Bản

Mình nghe tên trường này, nhưng chưa một lần có dịp ghé thăm.

Một vị tướng được Hồ Chủ tịch trực tiếp phong năm 1959 vừa tới tuổi bách niên

Trong bài toàn văn (sẽ lưu ở dưới đây), có một đoạn nói về việc phong tướng năm 1959 do Hồ Chủ tịch trực tiếp kí (mà một người được nhận năm đó là cụ Nguyễn Trọng Vĩnh), như sau:

"Nhân khi cuộc vui đang nồng, Đại tá Nguyễn Đăng Quang – một đảng viên – xin phép được bật mí, nói một vài điều Cụ Nguyễn Trọng Vĩnh mới tâm sự với ông, cũng trong tư cách một đảng viên đàn anh. Ông cho biết Cụ Vĩnh là Ủy viên trung ương Đảng được bầu từ khóa III năm 1960; vai trò quyết định trong Đại hội ấy là Hồ Chủ tịch. Nay khóa đó còn lại 3 người thì hai người đã trở thành gần như tàn phế, chỉ duy nhất Cụ là còn minh mẫn. Ông cũng cho biết, Cụ Vĩnh được phong tướng vào năm 1959, sắc lệnh do Hồ Chủ tịch trực tiếp ký, và những người được Cụ Hồ trực tiếp phong tướng thuở đó thì nay duy nhất còn lại một mình Cụ Vĩnh. Những con số độc đắc, có một không hai."

Có lẽ cụ là vị tướng duy nhất của thời đó mà hiện còn tráng kiện. Một trăm tuổi mà vẫn minh mẫn như cụ quả là hiếm. 

Học giả Lê Văn Hảo (qua kí ức Nguyễn Đắc Xuân)

Bây giờ, nhiều người không còn biết, chứ chính thực Lê Văn Hảo là một trong những người soạn giáo trình Dân tộc học sớm nhất tại Việt Nam. Cuốn đó đã xuất bản ở Sài Gòn vào đầu thập niên 1960, nhưng chỉ có tập 1 (mà không có tập 2). Sau này, ông cũng không để lại một công trình nào, mà theo tôi, có thể là dân tộc học. 

Hành động vi chính, và một giấc chiêm bao

Đã viết từ 12 tháng 5 năm 2013. 

Đọc lại ở đây. Và cũng đọc lại ở đây (dừng lại với ngày 13/2/2015).

13/02/2015

Một từ mới trong tiếng Việt, hay là thêm nghĩa của một từ cũ : BẠN ĐỜI

Thường thì chữ "bạn đời", theo nghĩa quen trước nay, là chỉ hoặc là chồng hoặc là vợ của một ai đó. Nhưng, bây giờ, rõ nhất qua hình ảnh gia đình của ông tân Đại sứ Mĩ tại Việt Nam, chúng ta đã thấy: bạn đời chưa hẳn là "chồng" hay cũng chưa hẳn là "vợ".

Con người ở thế kỉ 21 quả đã khác thế kỉ 20 và cả hai mươi thế kỉ trở về trước.

Nhà sử học Tạ Chí Đại Trường từng dùng chữ "giống giữa".

Thiên cơ và tiết lộ thiên cơ : ông Đạo Dừa và Ngô Tổng thống

Triết lí tịnh khẩu (không nói) để thấy được thiên cơ của Đạo Dừa ở Nam Bộ: "Chúng sinh sở dĩ khổ là vì thân, khẩu và ý, đây là căn tạo ra nghiệp chướng. Tai nghe không thích thì nổi lòng sân si, mắt thấy sắc đẹp thì nảy ý tà dâm, mũi ngửi mùi ngon thì nảy lòng tham ăn, lưỡi nếm vị ngọt ngào thì lòng sinh ưa thích. Cuối cùng ông đạo Dừa cho rằng: Miệng nói độc ác, nói dối, nói đâm thọc, thân làm việc giết chóc, đánh đập, ý tưởng tội ác… đều do bởi các giác quan khởi nguồn, nên phải “trói” chúng lại. Chính điều đó mà chủ trương đạo Dừa “khóa” lưỡi trước, tức là “tịnh khẩu”.".

Tức thiên cơ thì phải tu hành khổ hạnh như Đạo Dừa mới có thể nhìn thấy. Và thiên cơ thì không thể tiết lộ.

Chuyện cũ kể lại.

Trồng cây cao su và phát triển thủy điện ở Lai Châu (ghi chép của Nguyễn Thị Hồng Ngát)