Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

02/02/2014

Một dự đoán về bức tranh Việt Nam năm 2014 và những năm sau đó

Hãy tạm thời chưa tính đến bối cảnh của dự đoán này, mà xem nó thuần túy như là một bài báo có nội dung. Để đọc tham khảo, có thể xem lại cái này.

Cần đọc cái kết luận của bài trước: "Hãy hành động, hành động và hành động ! Vì dân sinh, dân quyền, dân chủ và dân trí ! Thay đổi của xã hội cũng là hệ quả cho phản biện và cơ hội cho dân chủ cùng xã hội dân sự ở Việt Nam.//. Phải thay đổi về não trạng của chính quyền và nhận thức của người dân để có thể cống hiến cho xã hội nhiều hơn nữa. Phong trào dân sự và những điều kiện cho một xã hội dân sự ở Việt Nam đang nằm trong xu thế và lộ trình khởi động trong 3-4 năm tới. Và nếu được tổ chức tốt, xã hội dân sự hoàn toàn có thể góp sức cho xã hội về những triển vọng lạc quan trong tương lai dài hạn của dân tộc".

Còn toàn văn, đọc ở dưới đây.

27/01/2014

Mừng xuân mới 2014 ở tổ dân phố

Ông tổ trưởng tổ dân phố là con cháu của thổ ti người Tày. Tổ tiên đã nối đời hùng cứ một phương trời đất bắc hàng thế kỉ, quan hệ sâu sắc với Tây Tàu Nhật các loại. Bởi vậy, dù gì thì gì, cho đến tận bây giờ, ông vẫn làm việc rất có nguyên tắc, cứ theo đúng chỉ thị bên trên mà làm.

Nhiều năm nay, ông đã cho kẻ ở nhà hội họp của tổ dân phố hàng chữ như sau:


23/01/2014

Một ngôi đình của người Việt trên đất Trung Hoa : Vẫn dáng dấp và lối nghĩ Việt

Ở giữa đất Trung Hoa, nhưng cái kiểu mái nhà, hình lưỡng long chầu nguyệt ở trên mái, các hàng cột quấn long, cho ta cảm nhận được phong khí Việt khá rõ ràng.

Có một ngôi đình như vậy, của người Việt (người Kinh) đang cư trú ở Trung Quốc, ở thời điểm hiện tại. Tổ tiên họ đã sang Trung Hoa từ trước thời mà Lê Quí Đôn đi sứ thiên triều.

Lê Quí Đôn đã nghe họ khóc, dĩ nhiên bằng tiếng Việt, trong một buổi chiều bảng lảng hoàng hôn. Hai bên bịn rịn khôn nguôi.

Ngôi đình

22/01/2014

Phải chăng Mẫu Liễu đã giáng trần thành bà Hoàng Thị Loan (thân mẫu của Nguyễn Ái Quốc) ?

Có thể xem đây là một phát kiến lớn nhất, tân kì bậc nhất từ trước đến nay trong nghiên cứu về Mẫu Liễu ở Việt Nam.

Xin trân trọng giới thiệu bài viết mới đăng trên tờ Văn hóa Nghệ An của nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Yên.


Bản in trên giấy, Văn hóa Nghệ An số 256

Dừng lại ở đền Mẫu Liễu ngay trước cửa khẩu quốc tế Lào Cai (dòng Nậm Thi và Hà Khẩu)


Mỗi lần đứng ngắm cửa Hà Khẩu từ đền Mẫu Liễu này, dù là hè hay là đông, tôi đều thấy một cánh chim bay từ bờ Nậm Thi bên này sang bên kia hoặc ngược lại. Không rõ giống chim gì, và chưa từng chớp được hình của nó. 

Mùa hè thì thường có người bán tào phớ dạo đi loanh quanh khu vực đền cửa khẩu. Bây giờ, không thấy anh, cũng đâm ra nhớ, bởi đó là một trong những người có thâm niên ở đây mà tôi thường gặp đầu tiên mỗi khi đến.

Đền Mẫu Liễu ở đây, theo tư liệu của phía Sở Văn hóa Lào Cai (gọi tắt) cộng với tư liệu điều tra của tôi, thì đã có từ thế kỉ 19. Vài năm trước, đền được công nhận là di tích cấp quốc gia.


Tạm thời, tôi chưa đưa ảnh của mình, mà tạm xem ở đây

21/01/2014

Chuyện vãn trên đường du lãng : Xem lại chùm ảnh cũ nhân lúc dừng lại ở nhà ga xe lửa Mông Tự (Vân Nam)

Mông Tự là tên một huyện ở tỉnh Vân Nam, nằm trên đường biên chung với tỉnh Lào Cai của Việt Nam. Hai bên đi qua lại nhau bằng cửa Hà Khẩu. Tuyến đường sắt Hà Nội - Côn Minh chạy qua đó từ thời Pháp thuộc.

Chúng tôi đi Mông Tự lần này theo chỉ dẫn của tư liệu cũ. Tới chỗ vừa in dấu bàn chân của các lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và Phùng Chí Kiên, lại cũng có in dấu bàn tay của các lãnh tự Nguyễn Hải Thần và Nguyễn Tường Tam (Nhất Linh). Nhất Linh đã từng viết khá chi tiết về Mông Tự trong Giòng sông Thanh Thủy

Nhưng không phải để tìm những dấu bàn chân và dấu bàn tay ấy. Mà là tìm bước chân của một nữ thần Việt đã xuất ngoại dẫn lối cho các nhà cách mạng giải phóng dân tộc. Bà đã đi tiên phong, sớm hơn lúc Nguyễn Ái Quốc hay Vũ Hồng Khanh đến đó hoạt động tới cả nhiều chục năm.