Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

12/07/2013

Ghi chép thường ngày : Cơm từ thiện ở bệnh viện K cơ sở 1 (Quán Sứ, Hà Nội)


Những bệnh nhân nghèo có phiếu cơm của chùa Linh Sơn (do bệnh viện phát) sẽ được phát cơm trước. Sau giờ phát cơm, những suất dôi ra sẽ được trao cho những trường hợp khác

10/07/2013

Nhóm Mở Miệng : Giáo sư Phong Lê hai lần đề nghị xử lí thích đáng, ông ĐQT kêu bị đấu tố

1. Theo dòng sự kiện liên quan đến nhóm Mở Miệngluận văn cao học của Nhã Thuyên (Đỗ Thị Thoan), kể ra có được nguyên bản (thật ra chỉ cần bản photocopy) của luận văn này ở trong tay thì mới nói chuyện được. Bây giờ, chỉ mới đọc được một số đoạn trích do tờ Quân đội Nhân dân (tác giả kí tên ở cuối bài báo là Tuyên Hóa, lên mạng ngày 07/7/2013) dẫn lại mà thôi. Đọc cho vui là chính, chứ với bản thân tôi, kiểu trích lắt nhắt này không có giá trị tham khảo thực sự.

Nhóm Mở Miệng là người thực việc thực. Nhã Thuyên và luận văn cũng là người thực việc thực. Tờ Quân đội Nhân dân là tờ báo đích thực, có truyền thống. Nhưng Tuyên Hóa thì có thể là một cái tên không hẳn là thực.

Vui là chính, thì đọc vài cái trích như sau. Chẳng hạn (lưu ý là trích của Tuyên Hóa sát với nguyên bản đến đâu thì hiện chưa có cách nào kiểm chứng được):

"Và: Nhân văn Giai phẩm trước hết là một phong trào dân chủ… Mở Miệng cũng bắt đầu bằng một phản ứng CHỐNG một thứ quyền lực “vô hình” trong sự thiết lập sân chơi thơ trẻ của các sĩ phu Bắc Hà và họ tạo thành một nhóm chơi (trò) chơi thơ với sự thống nhất về bản sắc, ý hướng, dù thực hành cá nhân mỗi người lại khác nhau. Phản ứng của những người tin tưởng vào Cách mạng của quá khứ (tức nhóm Nhân văn Giai phẩm) cũng hoàn toàn khác với phản ứng có tính chất phá bỏ, giễu nhại, thiếu nghiêm trang của Mở Miệng (tr. 32)"

08/07/2013

Nhóm Mở Miệng (quen gọi là nhóm thơ rác) trở thành đề tài luận văn cao học của Nhã Thuyên năm 2010

1. Ở một entry trước, nhân chuyện về Bùi Chát - một trụ cột của nhóm Mở Miệng ở Sài Gòn - tôi đã dẫn lại một bài thơ của anh này. Đó là bài "Đâm ra", như sau:

"Tôi ném nước bọt lên tường
tôi yêu những người đàn bà đang là chuột dưới cống
tôi thấy em mặc quần lót mười ngàn ba cái mua ở vỉa hè
sách không làm tôi tốt hơn         mỗi khi chủ nhật
tôi nhìn tôi bay trên trời
tôi hành hạ tôi ba bữa
tôi đâm ra
tôi kêu đòi chữ nghĩa
tôi tổ chức chiến tranh
tôi nam mô vị chúa trời
tôi đánh răng vào buổi sáng
tôi đâm ra
tôi cải tạo âm hộ
tôi một tờ giấy li hôn"


2. Bây giờ (trước đó chưa hề biết), nhờ có cuộc "phê bình văn học" trên vanchuongplus, tôi mới biết là từ năm 2010, đã có một luận văn cao học về thơ của nhóm Mở Miệng. Đây, luận văn sau, của Đỗ Thị Thoan (tên thật của Nhã Thuyên).


Bìa luận văn của Đỗ Thị Thoan tức Nhã Thuyên



06/07/2013

"Khi tôi hú lên thật to//Không nghe tiếng tôi nữa" : Gia tài thi ca Văn Cao qua lời bình Thiên Sơn

Trước khi đọc lời bình về gia tài thi ca của Văn Cao, ta hãy đọc những dòng thơ của chính thi nhân:


Khi tôi hú lên thật to
Không nghe tiếng tôi nữa
Như viên đá rơi vào im lặng
Những ngọn núi dựng lên đen trũi
Bờ một cái vực khổng lồ
Nơi cả mặt trời mặt trăng
Thường lặn xuống không tiếng động”.
                                           (Lòng núi)

Có thể đọc rồi quên toàn bộ, nhưng nên nhớ những câu thơ ấy, của Văn Cao.

Chưa kịp đi xem, thì cổ vật vàng ròng dự định triển lãm cho đến hết tháng 10 năm 2013 đã bị dọn đi rồi

Đây, là cổ vật này (đã có kế hoạch trưng bày nó từ tháng 4 đến hết tháng 10 năm 2013):
Chiêm ngưỡng đồ ngự dụng của vua Nguyễn 2
Chiếc bình hoa bằng vàng ròng nặng 3,5 kg của nhà sưu tập Dương Phú Hiến được giới thiệu tại triển lãm


Nhưng bây giờ thì hết cơ hội được "chiêm ngưỡng" rồi. Lí do thì đọc ở bên dưới. Hơi bất ngờ rằng, bác Dương Phú Hiến là anh em của bác Dương Phú Hiệp (nhà triết học Mác-xít, từng là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nhật Bản).

Từ đây trở xuống là lấy về từ Dân trí.

05/07/2013

Người Việt ở EU, vậy là bao gồm cả Kinh, Nùng, Thổ, Mán, Hoa, Chăm, Ba Na...

Người Kinh (hay người Việt) ở Trung Quốc thì đúng là người Kinh/Việt. Đó là dân tộc thiểu sổ ở Trung Quốc còn có thể nói tiếng Kinh (ít hoặc nhiều, hoặc không còn biết). Việt chỉ là Việt, con cháu của các vua Hùng và các bà Trưng Triệu, không bao gồm Nùng, Mán, Hà Nhì, Lô Lô, Ba Na,...

Một gian hàng ẩm thực Việt (Việt thành phạn điếm) trong khu trung tâm Auckland - thành phố lớn nhất New Zealand

Tấm lòng một nhà giáo Nhật (bài Phan Quang viết về Yoshida)

Bài lấy về từ báo Lâm Đồng. Tác giả Phan Quang nguyên là Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam và Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam (theo Hồn Việt). Ông là người có trực tiếp tham gia vào việc xây trường học ở Việt Nam của ông bà Yoshida. 

pic
Ông Yoshida Kiyoshi và Lê Châu Anh

"Nhà khoa học sẽ không phải nói dối nữa", tức là anh ta đã và đang nói dối

Lời dẫn: Một nhà lập pháp của quốc hội vừa nói như vậy. Ông Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cũng vừa nói tương tự như vậy. Năm nay là năm 2013.

Mười năm trước, hãy tra lục tư liệu, cũng đã thấy câu tương tự như vậy (lúc khác sẽ trở lại câu chuyện mười năm trước).

Ngược tiếp về 20 năm trước, khoảng 1993 trở về trước, thì chưa thấy câu tương tự. Tức là trong khoảng 20 năm qua, nhà khoa học Việt Nam về cơ bản là nói dối.

Xem bài dưới đây, và những bài hay văn bản liên quan khác, thì có thể hiểu ra được khung cảnh của 20 năm tiếp theo.

04/07/2013

Lê Quí Đôn : Bảng Đôn không biết thì hỏi người đời (bài Bút Ngữ)

Câu chuyện dưới đây kể về việc sứ thần Lê Quí Đôn giải thích hai câu thơ "Trương phàm khuyến tửu chi ca/Phụ mễ hà biên chi thán" (Lời ca đương buồm chuốc rượu. Lời than gánh gạo bên sông) trong thời gian đoàn sứ bộ của ông trên đường đi tuế cống nhà Thanh. Đây là một giai thoại đi sứ, được nhà văn Bút Ngữ viết lại. 

Bài viết gọn đúng như phong cách Bút Ngữ, mang đến những gợi ý thú vị về câu ca dao lưu truyền bấy lâu nay: "Con cò lặn lội bờ sông/Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non".

Gần đây, tôi mới vỡ lẽ về cái gọi là "nỉ non" trong lời ca dao.

Từ đây trở xuống là bài của Bút Ngữ (bài đã đăng trên Hồn Việt).

03/07/2013

Chỉ báo trên màn hình của ATM ở Việt Nam, bạn có hiểu không ?

Đưa ví dụ cụ thể bằng người thực, việc thực. Tất nhiên, cũng là máy móc thực (một cây rút tiền ATM thực của hệ thống ngân hàng BIDV - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam).

1. Đầu tiên, lúc muốn rút tiền, qua một vài thao tác, màn hình máy tính hiện lên chỉ báo như sau:


Ảnh chụp thực tế bằng điện thoại di động, sáng ngày 3/7/2013

Phạm Thị Hoài : "Tai nạn giao thông là môn thể thao quốc dân ở Việt Nam" (4/2013)

01/07/2013

Những trùng hợp không dễ giải thích về ngày tháng trong lịch sử : 2 - Ngày 11 tháng 9 với nước Mĩ

Năm 1979, tấm áp-phích quảng cáo giới thiệu về hãng hàng không Pakistan mở đường bay đến New York và nhiều thành phố khác trên thế giới vô tình in hình ảnh của chiếc máy bay như đang lao vào tòa WTC của Mỹ. Và thật không may, điều này lại trở thành sự thật. 

Những trùng hợp không dễ giải thích về ngày tháng trong lịch sử : 1 - Đều là ngày 2 tháng 9

Trước đây, có một thời gian dài, chúng ta được biết ngày 3 tháng 9 năm 1969 là ngày mất của Hồ Chủ tịch. Nhưng rồi, sau những cải chính chính thức, sự thực đã được công khai: ngày mất của Hồ Chủ tịch đúng là mùng 2 tháng 9, trùng với ngày Quốc khánh của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và nay là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Nhật Bản bán công nghệ giữ tươi hoa quả lâu dài cho Việt Nam



Đó là công nghệ CAS (Cells Alive System), theo một tin mới xuất hiện trên tờ Thanh Niên.

Đại khái, theo mẩu tin trên thì:


1. CAS được 33 nước, lãnh thổ công nhận


Công nghệ CAS là sáng chế độc quyền của Nhật Bản và được áp dụng ở nhiều doanh nghiệp hải sản, thịt gia súc gia cầm, nông sản, thực phẩm ở Nhật Bản. Trên thế giới, bằng sáng chế của công nghệ CAS được công nhận ở 22 nước, vùng lãnh thổ và khối EU (11 nước). Hiện nay, CAS được áp dụng ở Mỹ (cá ngừ), Canada (quả thanh quất), Mexico (quả bơ và xoài), Ireland và Anh (hải sản, cá ngừ...), Hàn Quốc...