Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

19/05/2013

Mẩu về bà Lâm, vẫn trên tờ Dương Thành vãn báo (tháng 11 năm 2011)

Entry đã đi trên blog Yahoo vào ngày 16 tháng 5 năm 2012 (05/16/2012 11:08 pm)

1. Gọi là mẩu, tức một đoạn ngắn, là vì: cùng trên một số báo ra ngày 14/11/2011 của tờ Dương Thành vãn báo, có liền 2 bài liên quan đến 2 người phụ nữ Trung Quốc. Bài về bà Tăng người Quảng Đông (quê gốc ở Mai Châu) thì chiếm gần hết cả trang báo, với rất nhiều tư liệu cũ. Còn bài về bà Lâm thì chỉ là một trích đoạn rất ngắn, không có bất cứ tư liệu nào được trình ra.

Đây, chính là đoạn khoanh màu đỏ ở dưới đây. Tức "mẩu về bà Lâm" nằm ở dưới "bài về bà Tăng":

Lê Hiển Hoành, tác giả bài báo năm 2011 về bà Tăng Tuyết Minh

Entry đã đăng trên blog Yahoo vào ngày 18 tháng 5 năm 2012 (05/18/2012 12:38 am)



Ông Lê Hiển Hoành 黎显衡 vốn là Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Cách mạng Quảng Đông 广东革命历史博物馆. Tôi đã từng hai lần ghé thăm Bảo tàng này, nhưng chưa dịp may mắn được gặp ông Hoành.

Hiện ông Hoành đã nghỉ hưu. Có tham gia Ủy ban Chuyên gia Bảo hộ Văn vật tỉnh Quảng Đông với tư cách ủy viên 广东省文物保护专家委员会委员.



Theo lời tự bạch, ông đã gặp và tiếp chuyện các ông Trần Hậu Nguyễn Huy Hoan (đoàn của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam) tại Quảng Châu vào tháng 9 năm 2000. Trước đó, ông cũng đã hai lần tới Việt Nam, cả hai lần đều gặp ông Nguyễn Huy Hoan (vốn là Phó Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh).

Năm 2011, trên Dương Thành vãn báo, với tư cách là một nhà nghiên cứu lịch sử cách mạng và nhân chứng từng gặp cụ bà Tăng Tuyết Minh nhiều lần, ông Hoành đã công bố bài viết như đã nói ở entry trước.



Lê Hiển Hoành, đầu năm 2012, ảnh lấy từ mạng Văn hóa Quảng Đông

Bài về bà Tăng trên tờ Dương Thành vãn báo (Quảng Châu, tháng 11/2011)

Bài đã đi trên blog Yahoo vào ngày 15 tháng 5 năm 2012 (05/15/2012 12:21 pm). 
Từ đây trở xuống là đăng lại, nguyên theo bản  đã đăng trên blog Yahoo.
--



Bản chụp toàn trang B10 của tờ Dương Thành vãn báo, số ra ngày 14/11/2011

12/05/2013

Cống hiến lớn nhất của ông Thánh Ba

Tin chính thức đã xác nhận Thánh Ba thực sự rớt đài trong cuộc đấu vào Bộ Chính trị lần này. Hẳn có người đã mỉa mai ông ấy là dại, ra chơi vơi cảnh cơm niêu nước lọ ở Ba Đình làm chi, bây giờ ngay cả việc trở lại sân nhà Đà Nẵng cũng bị cụt mất, ở lại chỉ để ngắm hồ Trúc Bạch và vãn cảnh chùa Trần Quốc thôi. 

11/05/2013

Nữ doanh nhân Bổi Lạng ở Tứ Kỳ - 2 (Nguyễn Quí Đức và Tăng Bá Hoành)

Về Tứ Kỳ ngày hôm nay, ra ăn bún ở ngoài chợ, cũng thấy người ta còn kể chuyện bà Bổi Lạng. Một hạng nữ nhân giỏi giang, vua biết mặt chúa biết tên, danh vang cả xứ Đông xứ Tây lúc đương thời.

Nữ doanh nhân Bổi Lạng ở Tứ Kỳ - 1 (nhà Chúa và những thỏi vàng tự sinh)


Thứ nhất cô Đỏ Thanh Hoa

Thứ nhì Bổi Lạng, thứ ba Thạch Sùng




Từ đây trở xuống là bài lấy về từ báo Hải Dương ( 27/01/2010 15:10:57 PM).

---

Lăng (ảnh trên) và bia ghi công đức bà Bổi Lạng (ảnh dưới) ở xã Bình Lãng (Tứ Kỳ). Ảnh: TTG

10/05/2013

Nhà Mạc và hậu duệ trên đất Vĩnh Phúc - 2 (Mục lục kỷ yếu)

Sách Nhà Mạc và hậu duệ trên đất Vĩnh Phúc in 500 cuốn, khổ 16 - 24 cm, gồm 713 trang. In xong và nộp lưu chiểu tháng 5 năm 2013.

Quang cảnh Hội thảo "Nhà Mạc và hậu duệ trên đất Vĩnh Phúc" (21/9/2012)

09/05/2013

Nhà Mạc và hậu duệ trên đất Vĩnh Phúc - 1 (Kỷ yếu vừa ra lò)

Sách vừa ra. Tôi vừa nhận được vào chiều tối ngày hôm nay (09/5/2013).

Sách dày 713 trang (chưa kể mấy trang mục lục và lót bìa sau). 

Tạm đưa cái bìa sách lên trước, và trở lại các vấn đề nội dung của sách sau.

Mới đọc lượt một lượt, thấy sách bị in chạy trang hay mất chữ ở một vài chỗ.




---
Những entry liên quan đã đi trên blog này:
- Nhà Mạc và hậu duệ trên đất Vĩnh Phúc - 1 (Kỷ yếu vừa ra lò)

Tìm một ông Tây tên là Gia Kê (có bằng tiến sĩ luật, nhà ở Hà Nội)

Đang ở xứ Thanh. Nên lại phải đi tìm một ông Tây bí ẩn có tên là Gia Kê. Vì mấy bộ sách lớn về Thanh Hóa được biên soạn rồi in khắc gỗ thời đầu thế kỉ XX lại chính là do cái ông Gia Kê này đề nghị. 

Tục thờ thần ở Thanh Hóa (bài Lê Văn Tạo)

Lời dẫn: Tưởng cùng lắm là đến ngày 4 tháng 5 thì rút quân ra khỏi xứ Thanh được. Rút cục, đến nay vẫn nằm lại.

Đọc lướt lại bài của Lê Văn Tạo nhân lúc mắc kẹt giữa các "gái Thanh".

Viết "gái Thanh" mà lại nghĩ đến Bà Ngô ở Hà Nội. Họa may có ông Doãn Kế Thiện hiểu kẻ hậu học đang nghĩ gì. Lằng nhằng lại nhớ đến cái biển hiệu của công ty ông bạn trong phố Doãn Kế Thiện.