Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn võ-nguyên-giáp. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn võ-nguyên-giáp. Hiển thị tất cả bài đăng

06/11/2013

Viện trưởng của anh Cát khẳng định là răng ... lợn, nhưng đã bị đuổi ngay tại trận !

Viện trưởng của anh Cát là anh Hòa. Tin sốt dẻo, báo chạy luôn, nên chính tả còn sai nhầm (chẳng hạn "chung thực", hay "hài cốt" sao lại là "răng").

Tôi đã xin phép được rồi, sẽ công bố sau đây ảnh của cái răng. 

Anh Hòa bị đuổi cũng có cái hay. Để anh về bàn với bên Bộ Quốc phòng của anh tổ chức ngay một cái hội thảo khoa học nữa cho đối xứng. Kính mong anh Hòa và anh Cát nhớ chuẩn bị phần trả lời câu hỏi của tôi đấy nhé. 

Trong khi chờ đợi, các báo sẽ đăng bài của anh Hòa, nên thế.

Thủ cấp của anh Kiên có giá hơn cái của anh Văn 1 tạ muối với 1 nén bạc, và ai là cháu đích tôn

Hình như là gần ngang thời điểm này, nhưng là tháng trước, đã lên entry về giá trị bằng 3 tạ muối của chiếc thủ cấp tướng Phùng Chí Kiên. Đó là lời kể lại của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, được phóng viên của Tiền phong ghi lại từ những năm 2002 - 2008, và công bố vào năm 2009. Thật ra, chưa rõ là ngày tháng năm nào cụ thể, nhưng hẳn còn tư liệu hình và tiếng.


Thiếu tá Nguyễn Văn Việt, ông Hoàng Quốc Việt, ông Chu Huy Mân tại Lễ đưa hài cốt tướng Phùng Chí Kiên về Nghĩa trang Mai Dịch ngày 10.3.1990 (ảnh do anh Nguyễn Văn Việt cung cấp)

Đang có hội thảo khoa học, về sự kiện "chiếc răng ... lợn"


 Các vị khách mời trong buổi Hội thảo.

03/11/2013

Ông Vò con cụ Vẹo : VTC vừa gỡ băng Bích Hằng giúp

Chi tiết hai cha con cụ Vẹo ông Vò đã được Tiền phong đi bài từ khá lâu rồi. Chứ không phải đến bây giờ mời được "tiết lộ" như một vài chỗ đang loan. Vấn đề thú vị là ở cách đưa thông tin.

Hôm qua, tính nhờ bạn nào đó gỡ hộ cái băng đã được Năng lượng mới phát đi vào 1/11/2013, nhưng hôm nay thì VTC đã giúp cho rồi (hiện chưa rõ VTC tự gỡ băng, hay cũng lại đi lấy từ chỗ khác về). 

Viện Pháp y Quân đội (2007): Giám định chính xác hài cốt các đồng chí Nguyễn Đức Cảnh và Hồ Ngọc Lân (hi sinh năm 1932)

Ảnh trong bài (mục 3),  không nên bỏ sót mục 5

(Ghi bổ sung ngày 14/11/2013: cảm giác là cái ảnh này đang bị xóa trong mấy ngày qua, hoặc máy chủ đang bị tắt, nên phải post lại ở dưới)





Lá thư của Đại tướng chỉ sau thời gian của cái ảnh trên khoảng 2 tháng

02/11/2013

May quá, vừa có thêm tư liệu trực tuyến để đối chứng với tư liệu cuộc tìm kiếm ở Bắc Kạn năm 2008

http://www.youtube.com/watch?v=9ZtdhSY62JU (mới có đường link, chưa đưa được về blog, đợi vậy)

Tư liệu mới toanh, vừa ra lò vào 1/11/2013. Là những lời kể, dù của người trong cuộc (các cháu Đông, Quang, và Bích Hằng), nhưng vẫn chỉ là tua lại, và cách xa sự kiện tới 5 năm, nên chỉ tham khảo tàm tạm thế thôi.

01/11/2013

Báo của Bộ Quốc phòng (2006): Muốn biết danh tính của nhà ngoại cảm từ Hà Nội vào Con Cuông năm đó

Từ lúc vô tình biết được rằng, tạm thời, Bộ Quốc phòng Việt Nam hình như không có một số Đại tướng và Đại tá quen biết trước nay, lại thử đọc tờ báo là cơ quan của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng, lướt lướt, xem sao. 

Chỉ lướt thế thôi, cũng tìm ra nhiều thứ khá vui cho thấy: có cả một khoảng thời gian không thể nói là ngắn, Bộ Quốc phòng Việt Nam vốn khá thân thiện với giới ngoại cảm. Thái độ trọng thị có thể thấy rõ.

Các nhà ngoại cảm được huy động vào việc tìm hài cốt của các liệt sĩ (thường là lâu rồi; có niên đại xa với ngày nay nhất, có lẽ, là trường hợp thủ cấp cụ Phùng Chí Kiên: hi sinh năm 1941, mãi năm 2008 mới đi tìm). 

Không những thế, họ còn được mời để tìm ra cho bằng được những người vừa mới mất. 

Báo của Bộ Quốc phòng năm 2011: Anh em ngoại cảm được Võ Đại tướng và cụ Lê Khả Phiêu khen, bởi 20 vạn hài cốt

Ông Bộ trưởng có thể xem lại chính bản báo của mình, ở bài dưới đây.

Như lời ông Bộ trưởng đương nhiệm, vậy hóa ra: không có Đại tướng Giáp, Đại tá Huyên, và chính Đại tướng Thanh ư ?

Ngay vừa rồi, bên hành lang Quốc hội, ông Phùng Quang Thanh - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam - đã trả lời báo chí (có cả video và bản gỡ băng). Trong đó, ông có trả lời hai câu như sau (xem ảnh chụp màn hình ở dưới).

31/10/2013

Đại tướng vừa ra đi, các cháu liền lật đất tìm luôn, thấy ngay chiếc răng ... lợn


Qua tư liệu tổng hợp cho đến thời điểm hiện tại, có thể nêu hai điểm chính sau. Một là, Đại tướng Võ Nguyên Giáp chính là người đầu tiên, vào năm 2007, bằng văn bản, đề nghị đi tìm đầu tướng Phùng Chí Kiên (nguyên văn là "đầu") với sự tham gia của giới ngoại cảm. Hai là, qua một cơ duyên nào đó (hiện chưa rõ), từ đầu năm 2008, Bích Hằng đã tham gia, và trên thực tế chính là người chỉ đạo, lúc ở bên cạnh, lúc qua điện thoại di động từ xa, để cả đoàn người đi tìm.

30/10/2013

Lần thứ hai đọc Phạm Đình Trọng : Về với dân (30/10/2013)

Lời dẫn: Như đã viết, lần đầu tiên tôi đọc ông, là ở entry về tiểu thuyết Đại gia của Thiên Sơn (đầu tháng 10). Cũng có nghĩa là chưa từng đọc một văn phẩm của ông.

Bài dưới đây của ông về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vừa xuất hiện trên BVN. Tôi đưa về như một tài liệu tham khảo về sử quan cá nhân.

21/10/2013

Trên báo Công Thương, cụ Vũ Khiêu khóc tướng quân (2013)

Thấy một vài đoạn lẻ, cho là của cụ, ở một vài chỗ khác, còn bán tín bán nghi. Bây giờ đã thấy nguyên bài trên tờ Công Thương. Cụ kí tên ở cuối bài. Qua bài, được biết: sắp tới, Hồi kí của cụ sẽ ra mắt bạn đọc.

Để đọc tham khảo, có thể xem lại bài nhà thơ Hữu Loan khóc tướng quân.

20/10/2013

Trần Dân Tiên đánh máy nhầm, nên bản dịch của Trương Niệm Thức cũng nhầm theo

Về chi tiết tác giả Trần Dân Tiên đánh máy nhầm "ngày 16-8-1945" (đúng với thực tế) thành "ngày 16-7-1945", trong sự kiện liên quan đến Chủ tịch Ủy ban Quân sự Võ Nguyên Giáp ở thời điểm đó, thì đã nói ở các entry trước.

Do bản tiếng Việt của Trần Dân Tiên bị nhầm như vậy, nên bản dịch của Trương Niệm Thức (bản in năm 1949) cũng nhầm theo. Đoạn tiếng Trung sau trong cuốn Hồ Chí Minh truyện do Trương Niệm Thức dịch (chú ý đến đoạn đánh dấu đỏ đầu tiên, có nghĩa là "ngày 16 tháng 7 năm 1945"):

Xem đoạn đã nhầm, thật ra là đánh máy nhầm, của Trần Dân Tiên (bản in đầu năm 1955)

entry trước, đã nói về chi tiết sai nhầm trong sách của Trần Dân Tiên, ở đoạn liên quan đến Võ Nguyên Giáp và Đàm Quang Trung.

Vấn đề sai nhầm, thực chất chỉ là đánh máy nhầm của Trần Dân Tiên. Nhưng cũng cần nói lại, rằng: chỉ là lỗi đánh máy, nhưng làm sai lạc sự kiện đi tới cả một tháng, nên cũng không thể nói là lỗi nhỏ.

Và điều đáng ngạc nhiên, như đã nói ở entry trước, lỗi này đã được duy trì suốt từ năm 1949 (1955) đến tận khi Hồ Chủ tịch từ trần. Mọi suy luận để sau, phải có thêm dữ liệu. Bây giờ, xem cận cảnh bản in năm 1955, như dưới đây.

Trang 108, bản in lần đầu năm 1955

Trần Dân Tiên đã viết sai đúng 1 tháng (liên quan Võ Nguyên Giáp và Đàm Quang Trung)

Liên quan đến Cách mạng Tháng Tám, và sự xuất hiện của Võ Nguyên Giáp cùng Đàm Quang Trung trong thời khắc lịch sử đó, cuốn sách của Trần Dân Tiên, có lẽ chỉ là do đánh máy sai, mà đã nhầm sự kiện của tháng nọ sang tháng kia.


Ho Chi Minh & Company
Trong ảnh có cả Đàm Quang Trung

19/10/2013

Trần Dân Tiên đã hoàn thành cuốn sách trước tháng 1 năm 1948 (liên quan đến anh Văn)

Ở trong bản tiếng Việt xuất bản chính thức lần đầu năm 1955 của cuốn sách do Trần Dân Tiên viết, tác giả - tức Trần Dân Tiên - tự ghi là hoàn thành bản thảo (thoát cảo để chuyển nhà xuất bản) vào "Mùa xuân năm 1948". Ghi như vậy, ta chỉ biết đại khái là "mùa xuân", nhưng quả thực, không rõ là tháng mấy của năm 1948.

Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân chính thức được thành lập lúc mấy giờ ?

Trong bức ảnh nổi tiếng dưới đây, có một cụ vừa từ trần, có một cụ hiện vẫn còn sống. Có một cụ, trong 34 cụ, thì con cháu hiện nay tôi đã lên gặp. Có một cụ thì ở cách nhà chỉ một con sông đào nho nhỏ.