Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn tam-nông-Việt-Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tam-nông-Việt-Nam. Hiển thị tất cả bài đăng

08/11/2015

Hơn cả nửa thế kỉ, nông dân Đại Việt vẫn không thôi giấc mơ chế máy cấy

Nói hơn cả nửa thế kỉ, là bởi, từ thập niên 1950, nông dân ta đã miệt mài sáng tạo cỗ máy này. Đó là một người Tày bị lòa sinh sống ở vùng cao Việt Bắc, đọc lại ở đây.

04/10/2015

Đã hơn cả 50 năm, nông dân Đại Việt vẫn loay hoay một cách miệt mài, để sáng chế máy cấy

Gần đây, qua báo chí, chúng ta biết : nông dân ta phát huy óc sáng tạo, và không ngừng chế máy móc. Họ sử dụng xe máy để bơm nước tưới tiêu (ở đây và ở đây), hoặc chế máy cấy (ở đây).

Đó là chuyện của những năm thuộc thập niên đầu và thập niên thứ 2 của thế kỉ XXI (2000-2015).

13/07/2015

Nông thôn mới ở Bắc Giang : gà Tiên Yên (bài Nguyễn Lân Dũng)

Đọc nhanh thì thấy thú vị vì nông thôn mới ở ta đã có những bước tiến.

Nhưng đọc lại chút, thì lại ngẫm ra: ta đang rượt đuổi theo các tỉnh Quảng Tây và Quảng Đông.

28/10/2014

Đời lúa đời người

Đợt trước, đang nói về cây lúalúa cổ, rồi bản đồ biến dị gen của lúa.

Bây giờ, thì đang vào mùa gặt. Chuẩn bị có lễ cơm mới ở các nơi.

Ở Việt Nam, giờ này, cũng đã có nơi thu hoạch xong. Nơi thì mới bắt đầu. 

25/10/2014

Nông trường Việt Đức ở Tây Nguyên và những chiếc cuốc hiệu con gà của Trung Quốc

Nông trường Việt Đức, sở dĩ có tên ấy là có chuyên gia Đức sang giúp. Các nông trường trồng cây công nghiệp ở Tây Nguyên thời trước Đổi Mới.

Còn cuốc con gà, thì là nông cụ được sử dụng ở nông trường ấy, vào thời đó. Khi du lãng ở khu vực các nông trường Việt Đức, tôi vẫn còn thấy những chiếc cuốc này. Mà nó đã được sử dụng từ cuối thập niên 1980 đến nay.

12/10/2014

Với vốn 700 ngàn đồng năm 1997, đến nay, sau nhiều năm làm ruộng ở Đắc Nông, có tài sản 20 tỷ

Hôm trước, gặp các em từ Tây Nguyên trở ra, khoe về công việc thuận lợi trên vùng đất mới. Sau những năm tháng màn trời chiếu đất, giờ bản làng của các em đã trù phú. Các em hẹn chờ tôi đến nhà, có thể ở lại cả tháng cũng không sao.

Bây giờ, xem những đàn anh khác của các em, cũng ở trên vùng đất mới ấy.

04/10/2014

25 năm nhìn lại khoán 10 (tháng 4 năm 1988)

Năm 1988 là ngang với sự kiện bức tường Béc-lin được dỡ bỏ.

Tại Việt Nam, cuộc cách mạng trong nông nghiệp đã được chính thức thực hiện từ năm này. Ruộng đất được trả lại cho nông dân, HTX nông nghiệp được giải thể và chuyển hình thức kinh doanh.

Bài của Nguyễn Sinh Cúc và Phạm Mai Ngoc, trên website của Tạp chí Cộng sản tháng 1 năm 2014.

02/10/2014

Trâu đen ăn cỏ, trâu đỏ ăn gà

Đang viết, nên tạm ghi lại cho khỏi quên.

Đó là câu ca xuất hiện thời 1980s, thời "đỉnh cao" của hệ thống HTX bậc cao.

Có một giải thích ngắn mà tương đối rõ như sau (từ đây trở xuống, từ hồi 2006)

17/04/2013

Hồ Bá Quỳnh, kẻ sĩ độc nhất ở xứ Nghệ - 1 (một đời vẫn mang tiếng hoang tưởng)

Lời dẫn: Đã rất lâu không thấy anh Quỳnh tới chơi, mà mấy lần đi xứ Nghệ gần đây thì tôi cũng không có thời gian ở Vinh lâu. Do quan hệ gia đình, mà tôi gọi ông là "anh", dù thua cả tuổi người con nhỏ của ông nhiều.

Tủ sách gia đình, ở chỗ trang trọng, có một khoang dành cho anh. Trong có một cuốn Hưu nông dân (vốn là luận văn Phó Tiến sĩ mà anh đã đệ trình trường đại học Kinh tế Quốc dân). Và đặc biệt, có hàng trăm tờ trình được anh gửi ra, thường ở dưới cùng sẽ là đề dòng chữ: "Người trình: PTS Hồ Bá Quỳnh". 

Từ đây trở xuống là một bài báo lấy về từ tờ Pháp luật Việt Nam. Bài báo có một số chi tiết không chính xác.

---

“Vua hiến kế” tiền tỉ cho người nhưng không nuôi được vợ con



Cập nhật 13/06/2012 10:13 (GMT+7)



Vị Tiến sĩ được coi là một trong những cha đẻ của ý tưởng “Hưu nông dân”, có hàng trăm tờ trình ở tầm kinh bang tế thế, quốc kế dân sinh... làm lợi cho cộng đồng nhiều tỉ đồng, nhưng lại không nuôi nổi vợ con. Lần đầu tiên những góc khuất trong cuộc sống của ông “vua hiến kế” Hồ Bá Quỳnh (82 tuổi, nguyên cán bộ Ủy ban vật giá tỉnh Nghệ An, ngụ xã Quỳnh Bảng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) được hé lộ.

“Vua hiến kế” và chiếc xe đạp cà tàng
“Vua hiến kế” và chiếc xe đạp cà tàng