Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

25/10/2014

Nông trường Việt Đức ở Tây Nguyên và những chiếc cuốc hiệu con gà của Trung Quốc

Nông trường Việt Đức, sở dĩ có tên ấy là có chuyên gia Đức sang giúp. Các nông trường trồng cây công nghiệp ở Tây Nguyên thời trước Đổi Mới.

Còn cuốc con gà, thì là nông cụ được sử dụng ở nông trường ấy, vào thời đó. Khi du lãng ở khu vực các nông trường Việt Đức, tôi vẫn còn thấy những chiếc cuốc này. Mà nó đã được sử dụng từ cuối thập niên 1980 đến nay.

Về cái cuốc này, gần đây, có một ông trò chuyện như sau (xem trong tư liệu 1): 

"
TS Lê Hưng Quốc dẫn một vài câu chuyện nhỏ của bản thân ông: "Tôi có cái cuốc con gà của Trung Quốc dùng mấy chục năm rồi vẫn sắc bén, đặc biệt khi cuốc đất nó không hề bị bám đất, trong khi mỗi nhát cuốc Việt Nam là đất rơi cả vào đầu. Ngày trước tôi cũng nuôi lợn, nấu một chậu cám cho nó ăn nhưng được một nửa thì nó bỏ dở, không chịu ăn nữa. Tôi bốc một nắm thức ăn con cò trộn vào thì con lợn lại ăn hết.
Hay năm tôi đi Liên Xô mang về quả táo, bổ ra là chia cho cả xóm, mỗi người chỉ được một mẩu, quý lắm. Bây giờ, ở siêu thị trái cây toàn là hàng nhập khẩu, cái gì tốt nhất trên thế giới Việt Nam đều có cả. Sự hội nhập và mở cửa tạo cho nền kinh tế Việt Nam phong phú, trình độ văn minh tăng lên".
"


Dưới là mấy mẩu tư liệu.


1

Thứ Hai, 20/10/2014 13:55

Thành tích nông nghiệp Việt: Nhập khẩu hết, trừ... đất, nông dân?

(Thị trường) - Để có được những con số ấn tượng về số lượng xuất khẩu, ngoài đất và con người, hầu hết đầu vào của nông nghiệp Việt Nam đều nhập khẩu.

TS Lê Hưng Quốc, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Giống cây trồng Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) cho biết khi trao đổi với Đất Việt về tình trạng nông sản Việt bội thực những "người khổng lồ chân đất sét".
Nông sản Việt kiên trì về số lượng
Nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam như gạo, điều, cà phê, cao su... đều đang là những "người khổng lồ" khi có thành tích xuất khẩu hàng đầu thế giới, tuy nhiên chúng lại có "đôi chân đất sét" quá yếu về chất lượng, thương hiệu, uy tín, giá trị gia tăng mang lại và bị phụ thuộc.
Theo TS Lê Hưng Quốc, kể từ khi Việt Nam xuất khẩu tấn gạo đầu tiên vào năm 1989, đến nay đã được 25 năm. 25 năm xuất khẩu gạo là chỗ dựa của kinh tế Việt Nam, giải quyết khó khăn trong đời sống nhân dân, cân đối ngoại tệ.
"Có thể trong thời gian ấy có chỗ này chặt cây nọ, bỏ cây kia, giá có lên xuống đôi chút nhưng về tổng thể, bức tranh nông nghiệp đã sáng dần lên và tăng trưởng đều về lượng. Nông dân Việt Nam rất giỏi, vất vả hơn nông dân nước khác nhưng đã nuôi sống được 90 triệu người.
Có nhiều thứ lâu nay người ta vẫn nói nhiều nhưng chưa thật chính xác. Thái Lan có gạo 800 USD/tấn, Việt Nam chỉ bán được 450 USD/tấn, nhưng ít ai suy xét rằng Thái Lan khác Việt Nam rất nhiều. Thái Lan có 60 triệu dân, Việt Nam có 90 triệu người, đất nông nghiệp bình quân đầu người của họ gấp đôi, gấp ba lần Việt Nam. Chính vì thế, Việt Nam phải làm lúa ba vụ, thậm chí ở ĐBSCL hai năm phải 7 vụ, chọn giống 90 ngày, năng suất đạt 16 tấn/ha. Còn Thái Lan chỉ làm một vụ, chọn giống 160 ngày, năng suất 4 tấn/ha. Tính về năng suất trên mỗi ha, Việt Nam vẫn gấp rưỡi Thái Lan. Bởi thế, cứ đòi hỏi Việt Nam phải có lúa 800 USD thì không có bởi chúng ta đất chật người đông, phải thâm canh tăng vụ mới dư được 7 triệu tấn gạo xuất khẩu.
Tương tự, đậu tương Việt Nam mỗi năm làm 3 vụ, tổng cộng năng suất đạt 4,5 triệu tấn/ha, còn Mỹ chỉ làm 1 vụ, đạt 3 triệu tấn/ha. Họ làm được vậy là vì có đất rộng, làm giống dài ngày, công nghiệp hóa toàn bộ. Nhưng về hiệu quả trên mỗi ha của Việt Nam là cao hơn", ông Quốc chỉ rõ.
Chính vì thế, ông Lê Hưng Quốc cho rằng, phải thừa nhận nông nghiệp Việt Nam là người khổng lồ thực sự chứ không phải có "đôi chân đất sét". "Bao nhiêu nước đảm bảo được an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo mà Việt Nam lại làm được và được Liên hợp quốc công nhận?".
Mặc dù Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới nhưng giống lúa, phân bón, thuốc trừ sâu chủ yếu đi nhập khẩu
Mặc dù Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới nhưng giống lúa, phân bón, thuốc trừ sâu chủ yếu đi nhập khẩu
Để có được những con số ấn tượng về số lượng xuất khẩu, ngoài đất và con người, hầu hết đầu vào của nông nghiệp Việt Nam đều nhập khẩu.
Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, năm 2013, Việt Nam phải chi 500 triệu USD để nhập hạt giống rau, 12,4 tỷ USD để nhập vật tư nông nghiệp, có tới trên 90% thuốc BVTV và máy móc chúng ta phải nhập khẩu.
Nguyên Cục trưởng Cục Trồng trọt cho rằng, trong thế giới hội nhập không thể tự hào tự cung tự cấp như trước đây mà nhập là tốt.
"Việt Nam có làm được gì đâu mà không nhập?! Bao nhiêu năm nay nay vẫn thế. Cái gì thế giới không có mà Việt Nam làm hơn được thì làm, còn thế giới có mà Việt Nam không làm hơn được thì tốt nhất là nhập cho nhanh, tội gì không tận dụng tài nguyên của thế giới. Trong nhà mỗi người Việt Nam có cái gì không phải nhập khẩu?".
Với nông nghiệp Việt Nam, ông Quốc cho rằng chuyện nhập khẩu là đương nhiên. Những giống tốt nhất của Việt Nam hiện nay hoàn toàn là giống nhập. Trong 500 triệu USD dùng để nhập khẩu hạt giống rau, hầu hết đều là những hạt giống Việt Nam chưa làm được, nếu có làm thì hạt cũng lép, năng suất kém do điều kiện sinh thái, khí hậu... Hiện Việt Nam mới chỉ tạo ra được những giống rau bình thường, còn các mặt hàng cao cấp như bắp cải, súp lơ, hành tây, su hào, cà rốt, dưa chuột, cà chua Việt Nam hoàn toàn không làm được.
"Cây bắp cải Việt Nam phải chờ lạnh mới cuộn được, trong khi giống của nước ngoài là giống chịu nhiệt, nóng vẫn có thể cuộn", ông Quốc nói.
TS Lê Hưng Quốc dẫn một vài câu chuyện nhỏ của bản thân ông: "Tôi có cái cuốc con gà của Trung Quốc dùng mấy chục năm rồi vẫn sắc bén, đặc biệt khi cuốc đất nó không hề bị bám đất, trong khi mỗi nhát cuốc Việt Nam là đất rơi cả vào đầu. Ngày trước tôi cũng nuôi lợn, nấu một chậu cám cho nó ăn nhưng được một nửa thì nó bỏ dở, không chịu ăn nữa. Tôi bốc một nắm thức ăn con cò trộn vào thì con lợn lại ăn hết.
Hay năm tôi đi Liên Xô mang về quả táo, bổ ra là chia cho cả xóm, mỗi người chỉ được một mẩu, quý lắm. Bây giờ, ở siêu thị trái cây toàn là hàng nhập khẩu, cái gì tốt nhất trên thế giới Việt Nam đều có cả. Sự hội nhập và mở cửa tạo cho nền kinh tế Việt Nam phong phú, trình độ văn minh tăng lên".
Ông Quốc phủ nhận những lo ngại về việc Việt Nam bị phụ thuộc vào nước ngoài khi cứ mải đi nhập.
"Ý nghĩa tiếng Việt của lệ thuộc, phụ thuộc, tự chủ giờ sai hết. Bây giờ thế giới phẳng, cả thế giới phụ thuộc chặt chẽ vào nhau, không ai có thể tự làm được hết mọi thứ cho mình. Việt Nam cũng vậy, huống chi Việt Nam  chẳng làm được gì. Thành tích của Việt Nam có được chính là do mở cửa nhập vào và trong nông nghiệp thì càng rõ điều này".
Nông nghiệp Việt đã hết động lực phát triển?
Dù vậy TS Lê Hưng Quốc cho rằng, đã đến lúc nông nghiệp Việt Nam không thể chạy theo con số thành tích về xuất khẩu nữa.
"Việt Nam không thể mãi tự hào về 25 năm xuất khẩu gạo được nữa. 25 năm mà người dân vẫn không đủ sống, vẫn phải bỏ ruộng thì chứng tỏ nông nghiệp Việt đã không hết động lực phát triển. Thành tích giời bể gì nhưng nông dân trả ruộng, thanh niên bỏ ra thành thị là không thể chấp nhận được. Vấn đề của nông nghiệp Việt Nam hiện nay là vấn đề của thời kỳ hội nhập, thời kỳ của chất lượng, hiệu quả. Chính vì thế mới cần tái cấu trúc nông nghiệp", ông nói.
Theo ông Quốc, đề án tái cấu trúc ngành nông nghiệp của Bộ NN&PTNT nói rất nhiều, rất dài nhưng lại không rõ khiến các địa phương không biết chuyển đổi thế nào.
"Tái cấu trúc nông nghiệp trước hết phải tái cấu trúc đất đai, cho tích tụ ruộng đất. Miền bắc bình quân 3 sào/người, miền nam 1ha/người, như thế  thì không thể 'tái' bất cứ cái gì được. Phải nâng lên tối thiểu 3 ha/người, sửa đổi luật Đất đai, xóa bỏ chính sách hạn điền, kéo dài thời gian sử dụng đất", nguyên Cục trưởng Cục Trồng trọt chỉ rõ.
Cũng theo ông Quốc, các yếu tố khác cần tái cấu trúc trong nông nghiệp là thị trường, lao động, sản phẩm và đầu tư.
"Phải vạch rõ lộ trình, xây dựng các kịch bản cụ thể từ thấp đến cao thì mới tạo ra được sự bền vững cho ngành nông nghiệp", ông nói.
Thành Luân


Trang thông tin điện tử huyện Cư Kuin
Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân huyện Cư Kuin
Cơ quan thường trực: Văn phòng Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân huyện Cư Kuin
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đình Nhuận - Phó chủ tịch UBND huyện Cư Kuin - Email: bbtcukuin@cukuin.daklak.gov.vn
Ghi rõ nguồn tin "www.cukuin.daklak.gov.vn" khi phát hành lại các thông tin từ Trang TTĐT này.



Cư Kuin là một huyện của Việt Nam, thuộc tỉnh Đắk Lắk, cách trung tâm Thành phố Buôn Ma Thuột 19 km. Phía Đông giáp huyện Krông Pak và Krông Bông, phía Tây Nam giáp huyện Krông Ana và huyện Lắk, phía Bắc giáp thành phố Buôn Ma Thuột. Huyện được thành lập theo Nghị định số 137/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ Việt Nam về việc điều chỉnh địa giới hành chính
Vùng này trước đây Các buôn đồng bào người dân tộc Êđê sống du canh du cư. Đất bằng phẳng với rừng đại ngàn cổ thụ cao lớn. Địa hình khá hiểm trở, thú rừng chim chóc phong phú. Có một dãy đồi lớn trong đó có đỉnh Cư Kuin, thực vật nguyên sinh rất nhiều. Việc đi lại chủ yếu dùng voi và đi bộ tính khoảng cách bằng ngày đường.Cư Kuin là một huyện của Việt Nam, thuộc tỉnh Đắk Lắk, cách trung tâm Thành phố Buôn Ma Thuột 19 km. Phía Đông giáp huyện Krông Pak và Krông Bông, phía Tây Nam giáp huyện Krông Ana và huyện Lắk, phía Bắc giáp thành phố Buôn Ma Thuột. Huyện được thành lập theo Nghị định số 137/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ Việt Nam về việc điều chỉnh địa giới hành chính
Khoảng 1954-1956 một số hộ di dân từ miền Bắc vào hình thành dần các ngôi làng, sống láng giềng với các buôn người Êđê. Họ khai hoang núi rùng phát nương làm rẩy, làm ruộng nơi trũng. Đồng bào dân tộc tại chỗ cũng ổn định định cư cùng người kinh. Phần khai hoang chỉ canh tác vào mùa mưa, vào khô bắt đầu có các thảo nguyên cỏ tranh, cỏ gấu, cây bớp bớp. Dân số trước và sau năm 1975 dần được tăng lên chủ yếu tăng theo cơ học. Các đồn điền cao su, cà phê bắt đầu được trồng trên diện tích rộng. Quanh các đồn điền này có các dãy nhà công nhân lao động, bảo quản đồn điền. Phần còn lại vẫn rừng núi, rừng cổ thụ, suối nước, hồ rộng. Đất đai hoang sơ nhiều tre, nứa, lồ ô, một số ít đất quảng canh làm lúa rẩy của đồng bào Êđê và các đồn điền Cà phê, cao su. Năm 1974 chính quyền miền Nam thành lập xã Cư Bua trực thuộc quận Phước An, xã Ea Tiêu thuộc thị xã Buôn Ma Thuột. Sau 1975 thực hiện kế hoạch đi kinh tế mới, người dân di cư vào lập các nông trường quốc doanh cao su và cà phê. Thời kỳ đầu đang còn nhiều khó khăn, vì phải khai hoang gần như mới hoàn toàn diện tích. Săn bắn, xẻ gỗ đã trở thành một nghề của một số người. Công nhân của các nông trường làm việc tập trung theo chế độ bao cấp, trồng mới được nhiều diện tích cà phê, số ít điện tích được tiếp quản và phát triển từ các đồn điền cà phê cũ.
Thành lập huyện Krông Ana năm 1981
Huyện này thành lập từ các vùng TP.Buôn Ma Thuột, Lắk, Krông Bông, Cư Jút, Krông Pak. Chia làm hai cánh Nam và cánh Bắc, ngăn cách bởi đèo Ea Na. Cánh bắc nhờ được sự giúp đỡ các chuyên gia CHDC Đức (Đông Đức cũ) về con người và các thiết bị trong sản xuất nông nghiệp. Trong khoảng thời gian ngắn đã có nhiều thay đổi diện tích trồng mới phát triển liên tục, giao thông thủy lợi được mở rộng. Hình thành được 6 nông trường Việt Đức, đơn vị quản lý Xí nghiệp liên hiệp cà phê Việt Đức, quản lý phần diện tích rộng lớn chiếm 65% điện tích của huyện hiện tại. Sau đó chuyên gia Đức về nước, các nông trường được quản lý độc lập trực thuộc tổng công ty cà phê Việt nam. Sau thời kỳ bao cấp các doanh nghiệp quốc doanh khoán vườn cây lại cho công nhân và người dân làm liên kết. Sau khi các nông trường quốc doanh giao khoán, người dân đã phát triển vườn cây trong rẫy nông nghiệp của mình, trong khoãng thời gian ngắn cây cà phê được trồng xen lẫn với cây nông nghiệp. Lúc đầu mang tính thử nghiệm, nhưng với sự lao động người dân, cây cà phê ở các xã vùng sâu đạt được những bước phát triển nhất định. Nông trường cao su 19/8 được thành lập thuộc tổng công ty cao su Đắk Lắk tiếp quản đồn điền Lệ Xuân (Trần Lệ Xuân), nông trường này được tách từ Nông trường Ea Tiêu, phát triển trồng mới thêm cao su. Nhờ diện tích rộng địa hình bằng phẳng do khai hoang chưa sử dụng hết người dân gia tăng chăn nuôi, bò, trâu, lợn, gà v.v... Lúa rẫy, các loại cây họ đậu được gieo trồng theo mùa của Tây Nguyên. Trong thập niên 80 thế kỷ 20 huyện đã trở thành một nơi Xuất khẩu cà phê, cao su của tỉnh Đắk Lắk.

 
Công ty cà phê Việt Đức, trước đây là xí nghiệp cà phê Việt Đức đóng chân
Xí nghiệp liên hiệp cà phê Việt Đức năm 1985, chụp phía sau trên đồi cao
Các xã phía đông nam vẫn là núi rừng mênh mông. Dân di cư từ các vùng miền đông dần, tỉnh phải tiến hành thành lập xã mới. Cây trồng chủ yếu lúa nước và các cây lương thực ngắn ngày, sản lượng lương thực theo kiểu tự cung tự cấp. Cây công nghiệp thích hợp với cây điều nhiều hơn, các cây khác diện tích chiếm khá ít. Về công nghiệp chỉ mang tính sản xuất thô sơ gạch ngói thủ công, khai thác cát cho TP. Buôn Ma Thuột và các vùng xung quanh.
Hàng năm huyện cứ tiếp thêm một lượng di cư dân tự do của miền Bắc chủ yếu là các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Huế, Thái Bình v.v..., tạo sự hình thành nhiều vùng dân cư mới. Sự thay đổi dân số về cơ học và tự nhiên đã làm thay đổi cho huyện đáng kể về nguồn lực cho lao động. Các nghành nghề thay đổi chuyển biến, cơ giới hóa về sản xuất nông nghiệp tạo sự gia tăng về sản lượng. đầu tư của người dân tăng đáng kể cho nông nghiệp.
Thành lập huyện Cư Kuin năm 2007
Do địa hình phức tại đi lại khó khăn cách trở, huyện cũ được chia thành hai cách Nam và cánh Bắc, quản lý về mặt nhà nước khó khăn. Khoảng cách gần như độc lập giữa hai cánh, việc thành lập mới là điều tất yếu, trong quản lý hai cách gần như độc lập với nhau. Về các phần kinh tế, giao thông, điện, đường, trường, trạm gần như hoạt động độc lập.
Cánh đồng lúa nước của huyện
Kinh tế hai cánh thay đổi các dịch vụ mới để cung ứng phát triển theo, cho nhu cầu tiêu dùng của người dân. Giáo dục và y tế được người dân và chính quyền quan tâm hơn. Từ khoãng thập niên 90 thế kỷ 20, lượng lao động trẻ đổ ra Thành phố ngày một nhiều, mặc dù kinh tế phát triển đều nhưng vẫn là huyện thuần nông. Cơ sở hạ tầng phát triển điện, đường, trường, trạm. Huyện có điều kiện quản lý tốt hơn.
Ngày nay nếu ta lấy ví dụ một người đi xa 28 năm, khi quay lại đây thì phải ngạc nhiên vì sự thay đổi lớn hoàn toàn bộ mặt. Hiện tại kinh tế chủ đạo của huyện vẫn là cây công nghiệp dài ngày cà phê, cao su, cây điều. Người dân tự chủ đầu tư cho vườn cây của mình. Lượng di dân có kế hoạch hay tự do hiện đã dừng lại, người dân ngày càng tìm kiếm thêm nhiều diện tích đất, cho mình hơn để mở rộng nông nghiệp cho gia đình.
(Sưu Tầm)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.