Các bổ sung (nếu có) sẽ đưa xuống dưới.
---
Ở Nga bùng nổ vụ tranh cãi liệu có nên tổ chức kỷ niệm 100 năm Cách mạng tháng 10?
18:08 26.10.2017
MATXCƠVA (Sputnik) - Hai nhà lãnh đạo hai đảng trong Duma Quốc gia: ông Gennady Zyuganov từ ĐCS LB Nga và Vladimir Zhirinovsky (Đảng Dân chủ tự do Nga) không đồng ý với nhau về việc liệu có nên kỷ niệm 100 năm cuộc cách mạng năm 1917.
Hôm thứ Năm trong Hạ viện đã tổ chức phiên điều trần về chủ đề "100 năm cuộc Cách mạng Nga năm 1917: các dự án quốc tế".
Theo ông Zhirinovsky, ngày này là "sự phá hủy đất nước" không thể là một lý do cho lễ kỷ niệm, ngược lại, đối với sự kiện đó cần phải được tổ chức lễ tưởng niệm nạn nhân của cuộc cách mạng và xây dựng đài tưởng niệm họ.
Trong khi đó, ông Zyuganov kêu gọi hãy "nhìn vào chủ đề này từ những góc độ khác nhau".
"Thành tựu nổi bật nhất của người Nga — là việc thiết lập một nhà nước 1000 năm tuổi. Lenin không chỉ cứu đất nước, ông đã kiến tạo ra Liên Xô, nơi không có tư bản — nơi lao động là tất cả, nơi mà kiến thức và khoa học là trên hết", — nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Nga nói.
Ông cũng nhắc lại rằng trong 20 năm thời đại Stalin, tiềm năng của Liên Xô đã tăng lên 70 lần, đã đánh bại chủ nghĩa phát xít, cũng như đạt được nhiều thành tựu khác.
"Hãy lấy và đặt lên bàn tất cả những thành tựu của nhà nước Nga trong ngàn năm qua. Và nếu bạn không thành kiến, bạn sẽ thấy là: trong thời kỳ Xô viết, chúng ta là những người có học vấn nhất, mạnh mẽ nhất. Dũng cảm nhất, công nghệ tiên tiến nhất… Tôi chắc chắn rằng ngày lễ 100 năm chúng ta sẽ kỷ niệm rất xứng đáng… Nó sẽ là một sự kiện trọng đại". — Nghị sĩ từ Đảng Cộng sản Nga kết luận.
https://vn.sputniknews.com/russia/201710264224068-nga-ky-niem-cach-mang-thang-10/
Thứ sáu 27/10/2017 5:55
Tin liên quan:
Kỷ niệm 100 năm Cách mạng tháng 10 Nga, Cung điện Mùa đông đỏ rực trong đêm (27/10)
Những điều cần biết về Cách mạng Tháng Mười Nga 100 năm trước (25/10)
http://baonga.com/xa-hoi-nga.nd129/o-nga-bung-no-vu-tranh-cai-lieu-co-nen-to-chuc-ky-niem-100-nam-cach-mang-thang-10.i88596.html
---
BỔ SUNG
.
2.
https://vn.sputniknews.com/opinion/201710314244837-nha-khoa-hoc-viet-nam-cach-mang-nga/
1.
Hai nhà lãnh đạo hai đảng trong Duma Quốc gia: ông Gennady Zyuganov từ ĐCS LB Nga và Vladimir Zhirinovsky (Đảng Dân chủ tự do Nga) không đồng ý với nhau về việc liệu có nên kỷ niệm 100 năm cuộc cách mạng năm 1917.
Hôm thứ Năm trong Hạ viện đã tổ chức phiên điều trần về chủ đề "100 năm cuộc Cách mạng Nga năm 1917: các dự án quốc tế".
Theo ông Zhirinovsky, ngày này là "sự phá hủy đất nước" không thể là một lý do cho lễ kỷ niệm, ngược lại, đối với sự kiện đó cần phải được tổ chức lễ tưởng niệm nạn nhân của cuộc cách mạng và xây dựng đài tưởng niệm họ.
Trong khi đó, ông Zyuganov kêu gọi hãy "nhìn vào chủ đề này từ những góc độ khác nhau".
"Thành tựu nổi bật nhất của người Nga — là việc thiết lập một nhà nước 1000 năm tuổi. Lenin không chỉ cứu đất nước, ông đã kiến tạo ra Liên Xô, nơi không có tư bản — nơi lao động là tất cả, nơi mà kiến thức và khoa học là trên hết", — nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Nga nói.
Ông cũng nhắc lại rằng trong 20 năm thời đại Stalin, tiềm năng của Liên Xô đã tăng lên 70 lần, đã đánh bại chủ nghĩa phát xít, cũng như đạt được nhiều thành tựu khác.
"Hãy lấy và đặt lên bàn tất cả những thành tựu của nhà nước Nga trong ngàn năm qua. Và nếu bạn không thành kiến, bạn sẽ thấy là: trong thời kỳ Xô viết, chúng ta là những người có học vấn nhất, mạnh mẽ nhất. Dũng cảm nhất, công nghệ tiên tiến nhất… Tôi chắc chắn rằng ngày lễ 100 năm chúng ta sẽ kỷ niệm rất xứng đáng… Nó sẽ là một sự kiện trọng đại". — Nghị sĩ từ Đảng Cộng sản Nga kết luận.
Nguồn: vn.sputniknews.com
http://baonga.com/xa-hoi-nga.nd129/o-nga-bung-no-vu-tranh-cai-lieu-co-nen-to-chuc-ky-niem-100-nam-cach-mang-thang-10.i88596.html
---
BỔ SUNG
.
2.
Ở Nga và ở Việt Nam đang tiến hành rất nhiều hội thảo khoa học và cuộc gặp mặt nhân kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng Mười vĩ đại, đây cũng là dịp để tưởng nhớ nhà khoa học Việt Nam, mà chủ đề Cách mạng Tháng Mười chiếm vị trí chủ đạo trong các công trình nghiên cứu của ông, nhà bình luận phân tích Piotr Tsvetov của Sputnik viết.
© SPUTNIK/
Đây là Giáo sư, Viện sĩ Nguyễn Khánh Toàn. Nhà hoạt động cách mạng từng tham gia những công tác của Quốc tế Cộng sản, ông đã kết hợp hoạt động cách mạng thực tế với các cuộc nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học xã hội. Ông đã bước lên con đường này khá sớm. Ông Nguyễn Khánh Toàn bắt đầu làm việc trong Trường Đại học Lao động Cộng sản Phương Đông tại Matxcơva khi chưa đầy 30 tuổi, nơi ông đã viết một số tác phẩm bằng tiếng Nga về phong trào cách mạng ở Việt Nam, ví dụ, "Khởi nghĩa Yên Bái", "Chế độ ruộng đất và phong trào nông dân ở Đông Dương". Cũng ở Matxcơva vào năm 1933, ông Nguyễn Khánh Toàn đã soạn cuốn sách giáo khoa đầu tiên dạy tiếng Việt cho người Nga.
Sau khi thành lập nước Cộng hòa Dân chủ Việt Nam, ông Nguyễn Khánh Toàn đã giữ chức Thứ trưởng Bộ Giáo dục, Giám đốc Viện Sử học Việt Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Xã hội. Là nhà khoa học xã hội hàng đầu của đất nước, ông Nguyễn Khánh Toàn đã soạn tác phẩm về nhiều chủ đề: lịch sử, triết học, ngôn ngữ học. Nhưng, đề tài "Cách mạng Tháng Mười và Việt Nam" chiếm vị trí đặc biệt trong các cuộc nghiên cứu của ông. Về chủ đề này, ông đã chuẩn bị một số chuyên khảo, chưa kể đến nhiều bài viết và báo cáo.
Một số tác phẩm đã được dịch ra tiếng Nga và được xuất bản trong năm 1979 ở Matxcơva dưới dạng một cuốn sách mang tên "Cách mạng Tháng Mười vĩ đại và Việt Nam". Tôi muốn trích dẫn một đoạn từ cuốn sách này, trong đó ông Nguyễn Khánh Toàn đánh giá rất ngắn gọn tầm quan trọng của Cách mạng Tháng Mười đối với Việt Nam: "Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam giành thắng lợi vì Liên Xô đã nghiền nát cỗ máy chiến tranh của khối Phát-xít, do đó làm cho chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa thực dân suy yếu, tạo điều kiện cho thắng lợi của chúng ta. Chiến thắng của Liên Xô trong cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít là sự tiếp nối và phát triển của Cách mạng Tháng Mười, đây là chiến thắng của hệ thống xã hội chủ nghĩa đang phát triển chống lại hệ thống tư bản chủ nghĩa mục ruỗng. Nói cách khác, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám là kết quả của thắng lợi Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười".
Năm 1976, ông Nguyễn Khánh Toàn được bầu làm viện sĩ nước ngoài Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô.
Nhà bình luận Piotr Tsvetov viết: Tôi đã may mắn có dịp gặp ông Nguyễn Khánh Toàn mấy lần ở Liên Xô và ở Việt Nam. Tôi ghi nhớ mãi thái độ thân thiện của ông, sự quan tâm chân thành đến tất cả những gì diễn ra ở đất nước Xô viết. Ở Nguyễn Khánh Toàn luôn tỏa ra tinh thần lạc quan ấm áp và tình yêu cuộc sống sâu đậm.
1.
VOV.VN - Cho đến ngày nay, sự kiện Cách mạng Tháng Mười Nga 1917 chấn động địa cầu vẫn là nguồn cảm hứng lớn cho giới văn nghệ sĩ và giới nghiên cứu.
Một thế kỷ đã trôi qua tính từ cuộc Cách mạng Nga vào năm 1917. Thế nhưng sự kiện này cho tới nay vẫn là một trong các sự kiện trọng đại nhất trong lịch sử Nga nói riêng và lịch sử thế giới nói chung.
Cuộc Cách mạng tháng Hai năm đó đã đặt dấu chấm hết hoàn toàn cho triều đại Romanov nói riêng và chế độ quân chủ Nga nói chung. Quần chúng nhân dân, do quá mệt mỏi với chế độ chuyên chế, đã lật đổ Sa hoàng II. Sau vài tháng tranh đấu chính trị, bằng cuộc Cách mạng Tháng Mười (7/11/1917), các thành phần cấp tiến nhất của phái tả Nga khi đó – đảng Bolshevik, đã giành chiến thắng, lật đổ giai cấp tư sản, lần đầu tiên đưa giai cấp công nhân và nông dân lên nắm quyền ở quốc gia có lãnh thổ rộng nhất thế giới. Những người cộng sản sau đó dẫn dắt nước Nga thêm 7 thập kỷ nữa.
Dưới đây là một số thông tin đáng chú ý về chiến thắng huy hoàng này của đảng Bolshevik (tiền thân của Đảng Cộng sản Liên Xô sau này).
1. Vì sao Cách mạng Tháng Mười lại xảy ra vào tháng 11?
Thực sự thì Cách mạng Tháng Mười xảy ra vào tháng Mười Một và Cách mạng tháng Hai diễn ra vào tháng Ba. Điều này là do khác biệt trong hệ thống lịch. Cho đến năm 1918, nước Nga vẫn sử dụng lịch Julius – lịch này chậm khoảng 2 tuần so với lịch Gregorius, tức Công lịch hay Tây lịch mà quốc tế sử dụng rộng rãi như hiện nay.
Một trong những điều đầu tiên mà đảng Bolshevik thực hiện sau khi nắm được chính quyền là bãi bỏ việc sử dụng lịch Julius – điều này làm hài lòng tất cả người dân Nga.
2. Vì sao cuộc Cách mạng này lại diễn ra?
Những người đam mê thuyết âm mưu thích đưa ra các đồn đoán về các lý do ngầm đằng sau sự sụp đổ của chế độ quân chủ Nga. Một số người tin rằng Cách mạng này là âm mưu của người Đức (khi đó đang đánh nhau với Nga trong Thế chiến thứ nhất), người Anh (đồng minh của Nga khi đó) hoặc thậm chí là các thành viên của Hội Tam Điểm.
Tuy nhiên, giới sử gia tin rằng có những nguyên nhân logic và đơn giản hơn nhiều dẫn tới sự phẫn nộ của quần chúng.
Khi ấy, mệt mỏi với Thế chiến 1, người dân Nga chỉ mong sao có hòa bình nhưng chiến tranh cứ kéo dài liên miên.
Trong khi đó, do cơ sở hạ tầng yếu kém nên giới chức cũng không thể cung cấp đủ lương thực cho thủ đô Nga lúc đó là Petrograd (tức Saint Petersburg ngày nay). Các cuộc “bạo động bánh mì” thực sự là dấu hiệu cho một cuộc nổi dậy Bolshevik.
Giai cấp nông dân – bộ phận chiếm đa số dân cư Nga khi ấy, cũng bất mãn với chính phủ. Mặc dù Sa hoàng Alexander II đã “giải phóng” họ vào năm 1861 bằng việc bãi bỏ chế độ nông nô, cho đến năm 1917, đa số các cựu nông nô này vẫn không có tài sản nào ghi tên họ. Còn giai cấp công nhân thì phải chịu đựng điều kiện làm việc khắc nghiệt, đôi khi tới mức vô nhân đạo.
Bản thân Sa hoàng Nicolas II và các chính sách của ông ta cũng gieo thêm mầm cho Cách mạng nổ ra. Vào mùa xuân năm 1917, ngay bản thân nội bộ hoàng tộc cũng xem Nicolas II là một vị vua yếu kém, bất tài. Trong nhiều năm liền, hoàng gia Nga bị nhân vật bí hiểm Grigory Rasputin đứng đằng sau thao túng. Rasputin bị cả nước Nga oán giận. Đến khi Cách mạng nổ ra thì đa phần người Nga không còn vương vấn gì với chế độ quân chủ nữa.
3. Các gương mặt tiêu biểu của Cách mạng
Ngoài Lenin ra, còn có nhiều nhân vật nổi bật nữa trong hàng ngũ Bolshevik khi ấy, như các nhân vật mà về sau đã tích cực tham gia xây dựng Hồng quân để giành chiến thắng trong Nội chiến Nga.
Bản thân Nadezhda Krupskaya, phu nhân của lãnh tụ Lenin, cũng là một nhà cách mạng chuyên nghiệp và quan trọng trong sự kiện Cách mạng Tháng Mười. Krupskaya trung thành với chồng mình cũng như chủ nghĩa Marx. Trong suốt quãng đời chung sống với Lenin, bà luôn tận tụy giúp đỡ ông vô bờ bến.
Những người Bolshevik không sợ ai bởi vì họ đã có cả một lịch sử dài lâu chiến đấu chống lại nhà nước áp bức. Từ thập niên 1890 đến thập niên 1900, đảng Bolshevik phải hoạt động bất hợp pháp ở Nga. Để có ngân sách hoạt động, họ phải áp dụng nhiều biện pháp khác nhau.
Diễn biến kịch tính của Cách mạng tháng Mười Nga kinh thiên động địa
VOV.VN - Cuộc khởi nghĩa Bolshevik trong Cách mạng tháng Mười Nga 1917 đã diễn ra vô cùng kịch tính, trở thành mẫu mực cho các cuộc cách mạng XHCN sau này.
4. Thay đổi thời đại
Các cuộc Cách mạng Nga nói trên đã thay đổi tiến trình lịch sử Nga mãi mãi. Ngay sau Cách mạng Tháng Mười, nước Nga trải qua nhiều biến cố lớn lao nữa, như cuộc Nội chiến Nga và cuộc can thiệp vũ trang của hàng chục nước đế quốc.
Cách mạng Tháng Mười Nga thậm chí để lại dấu ấn sâu đậm lên cách ăn mặc của xã hội Nga.
Trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, cuộc Cách mạng này cũng nhận được sự chú ý đặc biệt. Các nghệ sĩ Nga đã sản xuất nhiều bộ phim, viết nhiều sách và thơ ca về đề tài này – trong tương lai, họ sẽ tiếp tục làm vậy. Một số nghệ sĩ, như nhà thơ Vladimir Mayakovsky, đã lấy đó làm nguồn cảm hứng và lẽ sống của mình.
5. Phản ứng của người nước ngoài đối với cuộc Cách mạng
Có nhiều phản ứng khác nhau. Nhà báo Mỹ John Reed ủng hộ nhiệt thành cho cuộc Cách mạng Tháng Mười và là một người bạn của Liên Xô – sau khi qua đời, ông đã được chôn cất ở Moscow. Trong khi đó, tác giả người Anh Somerset Maugham thì lại thù địch với cuộc Cách mạng. Ông ta là gián điệp được phái tới Nga để ngăn chặn cuộc Cách mạng. Nhưng Maugham đã thất bại.
Hàng chục người nước ngoài trực tiếp chứng kiến Cách mạng tháng Hai và Tháng Mười năm 1917 (chủ yếu là các nhà ngoại giao và nhà báo) đã viết hồi ký về thời kỳ đó.
Cựu Đại sứ Anh tại Nga George Buchanan viết: “Tôi sẵn sàng thừa nhận rằng Lenin là một con người xuất chúng...”.
Trung Hiếu/VOV.VN
Theo Russia Beyond
http://vov.vn/the-gioi/ho-so/nhung-dieu-can-biet-ve-cach-mang-thang-muoi-nga-100-nam-truoc-686536.vov
0.
https://www.vietnamplus.vn/hoi-thao-ho-chi-minh-va-100-nam-cach-mang-thang-10-tai-nga/447325.vnp
.
0.
Cộng đồng Người Việt tại Nga đã đến đặt hoa tại tượng đài Hồ Chủ tịch trong khuôn viên Viện Hồ Chí Minh. (Ảnh: Tâm Hằng/Vietnam+)
Mở đầu cho loạt hoạt động kỷ niệm 127 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và chào đón 100 năm cuộc Cách mạng Tháng 10 vĩ đại, ngày 18/5, Viện Hồ Chí Minh ở Saint Petersburg, Liên bang Nga), đã tổ chức hội thảo khoa học “Hồ Chí Minh và 100 năm Cách mạng Tháng 10 tại Nga.”
Tham dự hội thảo là các sinh viên, thạc sĩ của Khoa Phương Đông học trường Đại học Tổng hợp St. Peterburg, các nhà nghiên cứu nước ngoài. Phó giáo sư, tiến sỹ Lê Quốc Lý, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, dẫn đầu đoàn đại biểu học viện tham dự và đóng góp năm tham luận cho hội nghị.
Phát biểu khai mạc hội thảo, giáo sư Vladimir Kolotov, Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh, đã ôn lại cả chặng đường ra đi tìm nước cứu nước, cả cuộc đời hoạt động của Bác Hồ, trong đó thành phố Saint Peterburg là chặng dừng chân đầu tiên của Bác trên quê hương của Lenin.
Nước Nga và Cách mạng Tháng 10 đã đưa Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Marx-Lenin và chọn đây là kim chỉ nam cho cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam. Năm 2017 là năm nước Nga kỷ niệm 100 năm cuộc Cách mạng vô sản vĩ đại, còn Việt Nam kỷ niệm 127 năm ngày sinh vị lãnh tụ kính yêu mà cuộc đời hoạt động đã được rất nhiều học giả Nga và Việt Nam nghiên cứu và viết sách cho đến tận ngày nay.
Trong tham luận của mình với tựa đề Cách mạng Tháng 10 Nga với Hồ Chí Minh và Hồ Chí Minh với Cách mạng Tháng 10 Nga, giáo sư Lê Quốc Lý chỉ ra rằng cuộc Cách mạng Tháng 10 Nga có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với cách mạng thế giới, trong đó có cách mạng Việt Nam.
Trong quá trình đi tìm đường cứu nước, với nhạy cảm chính trị của mình, qua phân tích lịch sử, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh đã khẳng định chủ nghĩa Marx-Lenin là con đường cứu nước duy nhất đúng cho dân tộc mình. Từ vai trò người tìm đường, Hồ Chí Minh đã trở thành người mở đường, dẫn đường cho cả dân tộc Việt Nam đi theo con đường Cách mạng Tháng 10, giải phóng dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Trong các tham luận khác, các giáo sư, tiến sĩ của Việt Nam đã đưa ra những phân tích về tầm vóc và ý nghĩa về giá trị trường tồn của Cách mạng Tháng 10 Nga, đặc biệt là về tầm nhìn của Hồ Chí Minh trong quá trình chọn lựa một hệ tư tưởng cho Cách mạng Việt Nam kể từ buổi ban đầu còn khủng hoảng về đường lối và khẳng định hơn 100 năm qua tấm gương của Bác, tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn mãi mãi trường tồn.
Nghiên cứu về Bác là nội dung lớn, có dung lượng quan trọng nhất trong ngành Việt Nam học tại Nga nói chung và Saint Petersburg, cái nôi của ngành này tại Liên bang Nga, nói riêng. Các tham luận mà các em sinh viên ngành Việt Nam học đọc tại hội thảo đã cho thấy mối quan tâm thực tiễn của thế hệ trẻ tại Nga đối với vị lãnh tụ dân tộc của Việt Nam.
Với kiến thức ban đầu về tiếng Việt và đất nước Việt Nam, các em đã dày công tìm tòi các tư liệu còn chưa được khai thác về hoạt động của Hồ Chí Minh tại Nga. Đáng chú ý là mối quan tâm của các em trong so sánh các tư liệu bằng tiếng Nga về tiểu sử Hồ Chí Minh, với vốn tiếng Việt và tiếng Nga các em đã góp sức hoàn thiện cả các tư liệu đã được khai thác rất lâu.
Vì những đóng góp cho việc nghiên cứu và truyền bá lòng kính yêu với Hồ Chủ tịch và để động viên khích lệ thế hệ trẻ của ngành Việt Nam học tại Liên bang Nga, giáo sư Lê Quốc Lý đã đại diện cho Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trao tặng cho các em sinh viên, cho Cơ quan Lưu trữ Liên bang Nga những cuốn sách mới xuất bản tại Việt Nam về vị lãnh tụ thiên tài của nhân dân Việt Nam, Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới, người đã hiến dâng toàn bộ cuộc đời mình cho độc lập của Tổ quốc và tự do, hạnh phúc của nhân dân.
Cũng tại Saint Petersburg, ngày sinh Hồ Chí Minh đã được kỷ niệm trang trọng trong ngày 19/5. Đông đảo sinh viên Việt Nam đang theo học tại Saint Petersburg, đại diện Hội người Việt tại Saint Petersburg, bà con cộng đồng đã đến đặt hoa tại tượng đài Hồ Chủ tịch trong khuôn viên Viện Hồ Chí Minh. Mang tấm lòng biết ơn và kính yêu đến bên Người ngay hôm nay còn có các cựu chiến binh Nga, đại diện chính quyền thành phố, lãnh đạo và sinh viên khoa Việt Nam học trường Đại học Tổng hợp Saint Petersburg.
Nhân dịp kỷ niệm 127 năm ngày sinh Hồ Chí Minh, Thống đốc tỉnh Saint Petersburg Gheorghi Poltavchenko đã gửi thư chúc mừng Viện Hồ Chí Minh cùng toàn thể các sinh viên ngành Việt Nam học.
Đặc biệt hơn, tại trụ sở chính quyền thành phố - Điện Smolnyi, ngay bên cạnh phòng làm việc của lãnh tụ của Cách mạng Tháng 10 Vladimir Ilich Lenin, đã diễn ra triển lãm nhỏ của họa sĩ Aleksey Kuznesov, 1916-1993, người đã vẽ Bác Hồ trong giai đoạn họa sĩ làm việc tại Việt Nam 1960-1962 và có rất nhiều tranh được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Chia sẻ với phóng viên TTXVN tại Liên bang Nga, vợ và con gái họa sỹ cho biết, cố họa sĩ Kuznesov đã vẽ hơn 100 bức tranh trong giai đoạn làm việc tại Việt Nam và những bức vẽ Bác Hồ luôn được ông coi là sáng tạo quan trọng bậc nhất của mình.
Cho đến nay gia đình họa sĩ vẫn lưu giữ chiếc bàn mây làm việc mà Bác Hồ tặng họa sỹ, như một kỷ vật vô giá về một vị lãnh tụ giản dị, về đất nước Việt Nam anh hùng.
Cuộc triển lãm lần này chính là dịp để gia đình cố họa sĩ Kuznesov một lần nữa thể hiện với các vị khách Việt Nam tình yêu với đất nước, với Bác Hồ mà họa sĩ đã để lại cùng với các di sản tinh thần của mình, một tình yêu mà các thành viên trong gia đình ông đã thấm đượm và tự nguyện gìn giữ./.
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.
LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.
Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.