Tin từ các nơi.
Bổ sung dần.
---
I. Nga
II. Việt
Món quà bất ngờ Tổng thống Putin nhận được tại chân cầu thang máy bay
11/11/2017 19:41 GMT+7
Chiều nay, thay mặt Chính phủ Việt Nam, Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn đã chủ trì lễ tiễn Tổng thống Nga Vladimir Putin về nước, kết thúc Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn kinh tế châu Á- Thái Bình Dương APEC 2017 tại Đà Nẵng.
Tại chân cầu thang chuyên cơ của đoàn Nga, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn tặng Tổng thống Putin một món quà “bất ngờ” mang đậm dấu ấn tình cảm Việt – Nga suốt ngót 1 thế kỷ qua.
Bộ trưởng Trương Minh Tuấn tiễn Tổng thống Nga Putin cùng đoàn rời sân bay Đà Nẵng về nước |
Đó là Tuyển tập thơ “Đợi anh về”, gồm 180 tác phẩm của 24 nhà thơ thuộc nền thơ Chiến tranh Vệ quốc Xô Viết. Tuyển thơ do TS Nguyễn Huy Hoàng (hiện sống và làm việc tại Liên bang Nga) và dịch giả Nguyễn Văn Minh tuyển chọn, dịch từ nguyên bản tiếng Nga (NXB Thông tin và Truyền thông, 2017).
Tuyển thơ đặc biệt này vừa ra mắt tại Hà Nội ngày 31/10, nhân tròn 100 năm Cách mạng Tháng Mười Nga (1917-2017).
Trong Lời giới thiệu tập thơ (in song ngữ Nga-Việt), ông Trương Minh Tuấn viết: “Đây là lần đầu tiên thơ ca chiến tranh Nga được giới thiệu một cách hệ thống và chọn lọc, giúp cho bạn đọc Việt Nam có một cái nhìn tổng thể về một mảng văn học đặc trưng và nổi tiếng, góp phần tôn vinh nền văn học Nga...
Tuyển tập thơ "Đợi anh về" sẽ là một nhịp cầu văn hoá, góp phần củng cố tình hữu nghị hai nước Việt Nam - Liên bang Nga; là nén tâm nhang biểu thị lòng thành kính tưởng nhớ của bạn đọc Việt Nam tới những người con của nhân dân Nga đã ngã xuống cho sự nghiệp giải phóng Liên Xô và nhân loại trong cuộc chiến tranh chống phát xít".
“Đợi anh về” - tên của tuyển thơ, là bài thơ nổi tiếng của Konxtantin Ximonov, từ năm 1947 đã được nhà thơ Tố Hữu dịch từ tiếng Pháp sang tiếng Việt, để lại ấn tượng sâu sắc cho nhiều thế hệ độc giả Việt Nam.
Tập thơ Bộ trưởng Trương Minh Tuấn tặng Tổng thống Nga Putin, ghi dòng chữ bằng tiếng Nga: “Kính tặng Ngài Tổng thống – Trương Minh Tuấn”.
Bìa tuyển tập thơ “Đợi Anh Về” |
Một phần lời giới thiệu của Bộ trưởng Trương Minh Tuấn về tuyển tập thơ Đợi anh về |
Bản tiếng Nga lời giới thiệu của Bộ trưởng Trương Minh Tuấn về tuyển tập thơ Đợi anh về |
Sách tặng Tổng thống Nga Putin ghi - Kính tặng Ngài Tổng thống - Trương Minh Tuấn. Ảnh Tr.T |
Tại lễ tiễn, một chi tiết bất ngờ, đó là chiếc đồng hồ do Nga sản xuất ghi chữ CCCP mà Bộ trưởng Trương Minh Tuấn đang đeo trên tay đã khiến Tổng thống Putin tỏ ra thích thú.
Tổng thống Nga Putin tỏ ra thích thú với chiếc đồng hồ do Nga sản xuất ghi chữ CCCP mà Bộ trưởng Trương Minh Tuấn đang đeo trên tay.
|
Tổng thống Nga Putin rời Đà Nẵng
Chỉ ít phút sau khi Tổng thống Mỹ Donal Trump rời khỏi Đà Nẵng, đến lượt ông chủ điện Kremlin - Tổng thống Putin tạm biệt thành phố biển.
Lãnh đạo APEC tươi cười chụp ảnh selfie
Các nhà Lãnh đạo cũng đã có những khoảnh khắc thư giãn, cởi mở tại sự kiện quan trọng nhất của Tuần lễ Cấp cao APEC 2017:
Những khoảnh khắc đời thường của các nhà lãnh đạo APEC tại VN
Các nhà lãnh đạo APEC đã có những khoảnh khắc đời thường khi được hòa mình vào dòng người tản bộ trên phố, thưởng thức ẩm thực bình dân...
Hội nghị cao cấp APEC 25 bế mạc, thông qua Tuyên bố Đà Nẵng
Dưới sự chủ trì của Chủ tịch nước, hội nghị các nhà lãnh đạo Kinh tế APEC lần thứ 25 đã bế mạc, thông qua Tuyên bố Đà Nẵng.
Phu nhân Tổng thống Hàn Quốc tươi cười nón lá, thăm làng bích họa
Nhân dịp Hội nghị cấp cao APEC tại Đà Nẵng, bà Kim Jung-Sook, Phu nhân Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In đã tới thăm Làng bích họa Tam Thanh (Quảng Nam).
Theo Tiền phong
ĐÂY LÀ BÀI VIẾT CỦA ANH BÙI ĐỨC LẠI, THEO QUAN NIỆM CỦA TÔI LÀ MỘT TRONG NHỮNG BÀI VIẾT SÂU SẮC, CÔNG BẰNG VÀ NGHIÊM TÚC NHẤT . ĐƯỢC SỰ ĐỒNG Ý CỦA ANH, TÔI ĐƯA BÀI VIẾT NÀY LÊN TRANG NHÀ. TRÂN TRỌNG MỜI CÁC BẠN THAM KHẢO VÀ CÓ TYHỂ THẢO LUẬN NGHIÊM TÚC
Còn mấy ngày nữa là đầy trăm năm Cách mạng Tháng Mười Nga.
Cuộc cách mạng gọi là “long trời lở đất” này thực sự đã làm xáo động số phận toàn nhân loại trong thế kỷ thứ hai mươi. Đã có lúc nó được đăt tên chính thức là Cách mạng Xã hội chủ nghĩa Tháng Mười vĩ đại .Bây giờ thì nó mang lại cái tên cũ, cái tên đã có điều trớ trêu là nó xẩy ra vào tháng mười một, nhưng lại gọi là Cách mạng Tháng Mười . Âu nó cũng là một điềm báo về sự bất toàn của nó trong tương lai.
Chế độ và nhà nước xô viết, con đẻ của CMT10 đã chết một cái chết tự nhiên, sau hơn bẩy mươi năm tồn tại. Nhưng vẫn còn tồn tại vài đứa con tự nhận có huyết thống xa gần với nó, kể cả những đứa con lạc loài đã chết hoặc đang ngắc ngoải. Sáu mươi năm trước, người Nga đã tin và làm cho một phần nhân loại tin rằng, cuộc cách mạng của họ đã làm thay đổi số phận loài người và nước Nga đang mấp mé bước vào chủ nghĩa cộng sản “mùa xuân của nhân loại” cùng với sự cáo chung của chủ nghĩa tư bản, chế độ người bóc lột người cuối cùng.
Lịch sử đã không phát triển theo hướng đó.
Dù rằng cái chết của chủ nghĩa xã hội hiên thực không ai có thể phủ nhận được, nhưng những ý kiến khác nhau về chủ nghĩa xã hội và bà mẹ của nó -CMT10- và về chủ nghĩa xã hội nói chung vẫn tiếp tục tồn tại.
Những lời nguyền rủa nó tăng lên cả về cường độ lẫn về giọng điệu, xem nó là tội ác, mở đầu cho nhiều tội ác hệ quả diễn ra trên quy mô thế giới.
Một số tiếp tục khẳng định nó là một cuộc cách mạng vĩ đại, mở ra một kỷ nguyên mới cho nhân loại, sự thất bại của Liên Xô chỉ là thất bại của một mô hình cụ thể, do sự tấn công của kẻ thù, do những sai lầm chủ quan và sự bội phản của những kẻ đứng đầu chế độ.
Điều đáng quan tâm ở đây là ở chỗ cùng với cách nói như vậy, người ta có vẻ vẫn hứa hẹn một chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa khác- tương lai của loài người, thậm chí làm như đã tìm ra cái đó.
Chắc chắn họ không dám nhận chủ nghĩa xã hội là mô hình Triều Tiên, vì như vậy thì nhục mạ quá đối với lương tri thông thường.
Những người thích đại ngôn trong Hội đông lý luận chắc cũng chưa dám chủ nghĩa xã hội đó là mô hình Việt Nam, vì còn đang loay hoay mô tả nó- dù là phác thảo vài nét sơ bộ- mà thật ra chưa hình dung ra nó là cái gì cho giống với Mac Lê nin và còn không biết một trăm năm nữa, nó có hình thành hay không ở Việt Nam.
Chỉ còn người Trung Hoa can đảm đưa ra mô hình chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, gần đây được đại hội đảng của họ cụ thể hóa thêm bằng tư tưởng Tập Cận Bình. Cái mô hình này giống với giấc mơ về một nước Trung Hoa thống trị thế giới hơn là một cái gì có thể gọi cố gượng tên là xã hội chủ nghĩa.
Việc đánh giá Cách mạng Tháng Mười phải gắn với nhìn nhận bản chất của chủ nghĩa xã hội đã tồn tại ở Liên Xô và các nước trong “phe xã hội chủ nghĩa” gồm cả Trung Hoa thời đó (dù nước này không thừa nhận tư cách thành viên của phe vào những năm sau này).
Để làm được việc đó, cần tránh thói điêu toa hay mắc:
-Những ai ghét nó thì gán cho nó tất cả những khuyết nhược điểm, những tội ác, những lỗi lầm, xem như đó là vấn đề của riêng nó, mà phần còn lại của nhân loại chưa hề mắc phải cả trong quá khứ lẫn hiện tại.
-Những ai muốn tìm cách bênh vực nó thì chọn loc ra những gì lời lẽ tốt đẹp nhất mà nó nêu ra trong cương lĩnh của mình (phần nào thực hiện được trong thực tiễn trong những thời kỳ nhất định), và khẳng định sự tốt đẹp của nó, rằng nó sẽ vẫn là tương lai của loài người.
Sự “ăn gian hiển nhiên” này vẫn nhan nhản trên các diễn đàn, các phương tiện thông tin đại chúng. Nó lấn át các cuộc thảo luận đích thực, thay vào đó bằng những cuộc cãi vã, khiến người ta càng xa rời hơn bức tranh hiện thực, chẳng góp ích gì trong việc nhìn về tương lai.
Tôi muốn trình bày một số điều mình nghĩ ngợi xung quanh các vấn đề này.
1-Học thuyết của Mác có những điểm hôm nay bị phê phán là không tưởng, viển vông (và cuối đời mình, Mác và Ang ghen cũng thừa nhận), có một luận đề rất quan trọng về vai trò lịch sử của giai cấp công nhân trong việc xóa bỏ chế độ tư bản, chế độ người bóc lột người cuối cùng trong lịch sử, thiết lập chủ nghĩa cộng sản.
Giai cấp công nhân Châu Âu, trong tình trạng khốn khó của nó suốt từ khi chủ nghĩa tư bản ra đời cho đến giữa thế kỷ thứ 20, đã tìm thấy ở đây điều nó muốn tìm, để chuyển từ giai cấp tự nó sang giai cấp vì nó- theo cách diễn đạt bóng bảy quen thuộc. Từ đó dẫn tới sự ra đời của các đảng công nhân, các tổ chức quốc tế của chúng và cuộc chiến đấu thực hiện chủ nghĩa cộng sản trên quy mô thế giới (ít ra là ở Châu Âu).
Thực tế phong trào công nhân bị đàn áp đẫm máu trong suốt thế kỷ 19, khiến người ta tin rằng không thể tránh được việc sử dụng bạo lực cách mạng- chuyên chính vô sản để tước đoạt quyền tư hữu tư liệu sản xuất và công hữu hóa nó-nguyên lý cơ bản đầu tiên của chủ nghĩa xã hội.
Mác không bao giờ thừa nhận rằng chủ nghĩa cộng sản (mà giai đoạn đầu của nó là chủ nghĩa xã hội) có thể thắng lợi ở các nước chưa phát triển tư bản chủ nghĩa, chưa có một giai cấp vô sản đại công nghiệp. Nói khác đối với những nước nông nghiệp, chưa phát triển công nghiệp như Nga, Trung Hoa, Việt Nam… không đặt ra vấn đề cách mạng xã hội chủ nghĩa. Bước đường phát triển “tự nhiên” của các nước đó đương nhiên là chủ nghĩa tư bản.
Số phận của giai cấp vô sản càng bi đát hơn trong Đại chiến thế giới 1. Việc họ phải cầm súng đứng trên hai chiến tuyến, bắn vào nhau đã làm phá sản tư tưởng về một cuộc cách mạng toàn thế giới của giai cấp vô sản.
Trong các nước tham chiến thì nước Nga của Nga hoàng là nước rệu rã nhất vì những yếu kém vốn có của một nước kém phát triển cộng với tình trạng bị giằng xe bởi những mâu thuẫn trong và ngoài nước. Các thế lực (chống chế độ Nga hoàng) nhìn thấy cơ hội lật đổ chế độ này, đưa nước Nga sang giai đoạn phát triển mới.
Con đường thông thường mà nước Nga có thể đi là cuộc cách mạng tư sản lật đổ Nga hoàng và tiến hành công nghiệp hóa nước Nga, như ở nhiều nước châu Âu khác. Nhưng trong điều kiện lịch sử cụ thể của nước Nga lúc đó, giai cấp tư sản đã yếu, lại không biết làm sao thoát ra khỏi cuộc chiến, trong khi vô sản và những người nhân danh họ thì đã được tôi luyện và trưởng thành nhiều năm trong các tổ chức của phong trào công nhân châu Âu.
Lê nin và các đồng chí của ông đã nhìn thấy cơ hội giành lấy chính quyền, và sẵn sàng chấp nhận những giá rất đắt để làm việc này, mà Hòa ước Brest Litovsk với Đức là bằng chứng.
Lê nin và những người cùng cánh đương nhiên là muốn sử dụng ngọn cờ cộng sản do Mác khai sáng và những khẩu hiệu chính trị của phong trào công nhân châu Âu mà các ông là thành viên tích cực trong nhiều năm. Ông tìm cách chứng minh rằng Nga dù rằng chưa phải là môt nước tư bản phát triển, nhưng chính là nước sẵn sàng cho cách mạng xã hội chủ nghĩa. Bằng những lý luận về sự phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản, về chủ nghĩa đế quốc, giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản, bằng việc cách mạng vô sản có thể nổ ra và giành thắng lợi ở khâu yếu nhất, không nhất thiết phải là những nước tư bản phát triển.
Chiếc áo mà ông cắt từ những mảnh vải của Mác và của ông thích hợp với nước Nga vào thời điểm đó (hoặc nói đúng hơn, hợp với mục tiêu của Lê nin và các đồng chí của ông), đáp ứng đúng tâm trạng của đa số vô sản và lao động nghèo khổ của nước Nga đang kiệt quệ vì chiến tranh. Ông đã giành được chính quyền từ tay chính phủ Kerenski yếu đuối và bất lực. Vì ông đưa ra được khẩu hiệu chính trị đáp ứng tâm trạng tức thời của nhân dân Nga và khát vọng từ ngàn xưa của nhân loại về một xã hội bình đằng, không có bóc lột người. Nước Nga của vô sản và những người nghèo chấp nhận những hy sinh to lớn đi theo những người bôn sê vich trong cuộc đấu tranh này.
Và những người trí thức có lương tri, những trực tiếp chứng kiến bộ mặt man rợ của thế giới tư bản thế kỷ 19 và chán ghét nó đến tận cổ, cũng nhìn thấy ở đây niềm hy vọng giải phóng cho nhân loại cần lao. Họ ủng hộ cuộc đấu tranh này, dù không ít người dự cảm rằng chính nó có thể làm tổn thương lý tưởng tự do .
Tất cả những điều đó làm nên thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười.
Sau những trải nghiệm đầu tiên về một chính sách cộng sản thời chiến bạo liệt (nói chung chế độ nào, không riêng gì chế độ cộng sản của Lê nin, trong chiến tranh nguy cấp cũng thực hành một chính sách tương tự như vậy) và những trải nghiệm khác thì Lê nin đưa ra NEP.
NEP không hề là giải pháp tình thế mà là những chính sách nghiêm túc khởi đầu công nghiệp hóa nước Nga theo con đường phát triển chủ nghĩa tư bản, trước khi muốn chuyển qua một giai đoạn phát triển khác.
Nhưng nếu đi theo đường đó thì cũng có nghĩa là xóa bỏ tính chính danh của đảng cộng sản cầm quyền, phản bội lại tất cả những gì đã làm nên sức mạnh của cách mạng, và đảng cộng sản sẽ đơn giản trở thành chính đảng cầm quyền theo hình mẫu mà chính nó từng nguyền rủa. Đó là điều không chỉ Stalin mà tất cả những người bôn sê vich không thể chấp nhận.
Nước Nga tiến vào con đường đồng thời thực hiện hai cuộc cách mạng gộp lại trong cùng một thời gian, công nghiệp hóa lần thứ nhất và cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Đặc điểm này sẽ quán xuyến toàn bộ tính chất nền chính trị và đời sống xã hội Nga dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản từ thời Stalin nắm quyền cho đến khi Liên Xô sụp đổ.
2- Tích lũy ban đầu là điều kiện không thể thiếu để công nghiệp hóa. Đó luôn luôn là một thời kỳ lịch sử đẫm máu và nước mắt của thợ thuyền, của nông dân, của các dân tộc thuộc địa... Những tội ác kinh hoàng của thời kỳ này vẫn in đậm trong ký ức nhân loại, dù nhiều thế kỷ đã trôi qua. Nước Nga công nghiệp hóa (trong vòng vây của thế giới tư bản, không có thuộc địa trên danh nghĩa), do nhà nước trực tiếp thực hiện, nhưng cũng không thể không có tích lũy ban đầu. Nó không có con đường nào khác là phải khai thác (bóc lột) lao động trong nươc, nông dân, công nhân, tước đoat của cải của các tầng lớp hữu sản, khai thác tài nguyên… Và muốn thực hiện những điều đó thì không tránh được những chính sách hà khắc của nhà cầm quyền, đặc biệt với giai cấp hữu sản-kể cả nông dân. Xét trên phương diện lịch sử những biện pháp đó tương đương con đường tích lũy ban đầu của chủ nghĩa tư bản, dưới một cái tên gọi khác. Người ta tin và bộ máy tuyên truyền làm cho người ta tin thêm rằng tất cả những cái ác đó (nhân danh chuyên chính vô sản) là cần thiết cho sự ra đời của nhà nươc công nông, cho bước đột phá vào tương lai, đúng theo khẩu hiệu “cứu cánh biện minh cho phương tiện” ở dạng trần trụi nhất.
Thêm nữa, vị thế của công nông đã được nâng cao, đời sống vât chất của của họ được cải thiện nhiều so với chế độ Nga hoàng, chỗ đứng của nươc Nga trong thế giới đã động viên mạnh mẽ khí thế toàn xã hội. Đó chính là cơ sở để xã hội chấp nhận chế độ chuyên chế để áp đặt, chấp nhận một sự tập quyền cao độ về chính trị, thậm chí chấp nhận cả những thủ đoạn tàn ác của nhà cầm quyền. Chính sự chấp nhận (và cam chịu) đó làm cho chế độ độc đoán càng đắc thắng, chà đạp lên cả những nguyên tắc sinh hoạt dân chủ của đảng cộng sản, làm cho mầm ung thư trong cơ thể chế độ có điều kiện phát tác triển nhanh chóng, hủy hoại chế độ.
Chế độ chính trị độc đoán là anh em sinh đôi của nền kinh tế công hữu, kế hoạch hóa tập trung, xóa bỏ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, biến toàn bộ lao động xã hội thành người làm thuê của “nhà nước”.
Về mặt đối ngoại để có thể sống sót trong vòng vây của thế giới tư bản, nhà nước đó sẽ chắc chắn không từ chối các biện pháp, kể cả việc thỏa hiệp tạm thời với thế lực thù địch này để tập trung chống thế lực thù địch khác, để ngăn chặn nguy cơ các thế lực đó liên minh với nhau. Để thực hiện được chính sách đó, nó không từ dẫm đạp lên lợi ích của dân tộc khác. Chính sách của nhà nước xô viết đối với Đức và Ba Lan trước Đại chiến thế giới lần thứ hai là một ví dụ.
Để công nghiệp hóa nước Nga trong chế độ xã hội chủ nghĩa xô viết, trong những điều kiện cụ thể của đầu thế kỷ 20, nước Nga không có con đường nào khác.
Để làm được điều đó thì nước Nga cần một người cầm đầu sắt đá, độc đoán và quyền biến. Con người đó là Stalin. Về phương diện cá nhân, Stalin phải chiu trách nhiệm về những tội ác phạm phải, nhất là sự tàn bạo do việc lạm dụng quyền lực, nhưng xét về phương diện lịch sử thì ông là nhân vật lịch sử cần có. Đó là tính hai mặt của nhân vật này, cũng là tính hai mặt của chủ nghĩa xã hội xô viết, chủ nghĩa xã hội hiện thực duy nhất mà loài người biết đến.
Có thể nói rằng những tội ác của quá trình công nghiệp hóa trong thế giới tư bản không nhỏ hơn, nếu không phải là lớn hơn những gì mà nhà nước xô viết đã phạm phải. Cái khác là trong thế giới tư bản tội ác đó được “chia nhỏ” cho nhiều địa chỉ cụ thể, nhiều khi tội phạm không có danh tính. Còn ở nước Nga thì nó được tập trung cho nhà nước xã hội chủ nghĩa Liên Xô và người đứng đầu là Stalin.
Nước Nga đã công nghiệp hóa thành công trong một thời kỳ lịch sử tương đối ngắn. Đó là điều rõ như ban ngày, không cần phải chứng minh. Công nghiệp Nga đã sản xuất ra tất cả những gì mình cần để sống và làm chiến tranh thắng lợi với những thế lực hùng mạnh và hung hãn nhất của chủ nghĩa tư bản thế kỷ 20. Đó là một thành tích kỳ diệu, có lẽ chưa hề có trong lịch sử. Thành tích càng kỳ diệu thì cái giá phải trả lại càng đắt, như lịch sử sau này chứng minh, nhưng có lẽ không đắt hơn giá công nghiệp hóa ở các nước tư bản trong những thế kỷ trước.
3- Stalin cũng đã thành công trong việc xây dựng chủ nghĩa xã hội theo đúng thiết kế của mình. Chế độ đó đã sống nhiều thập kỷ, đã đương đầu ngang cơ với những lực lượng thù địch với nó trong nước và trên bình diện quốc tế, đã từng có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với nhiều dân tộc, nhất là những nước thuộc địa. Nhưng vấn đề là ngay từ trong cấu trúc của nó, chế độ đã mang mầm mống của căn bệnh ung thư chết người. Mầm bệnh đã lớn lên cùng với chế độ để cuối cùng giết chết chế độ. Chế độ cần có quyền lực tuyệt đối tập trung để hình thành và tự bảo vệ. Nhưng quyền lực tuyệt đối tất yếu dẫn tới tha hóa, làm tiêu vong mọi động lực phát triển, triệt tiêu mọi sự phê bình, mọi sáng kiến, biến tất cả những con người trong chế độ thành những chiếc đinh ốc thụ động của bộ máy xơ cứng, do một nhúm người, thậm chí một cá nhân nắm quyền vận hành, điều khiển. Không thấy vấn đề nằm ở chế độ, đổ thừa tất cả cho sai lầm của người lãnh đạo, không chịu sửa đổi những điểm yếu chết người, không dám động chạm đến cấu trúc của chế độ mà cứ loay hoay trong những giải pháp vụn vặt, cụ thể, khiến tất cả những người lãnh đạo xô viết sau Stalin (Khơ rút sốp, Brê giơ nhep, Andropop. Goocbachop…) đều thất bại trong mưu toan cứu vãn nó. Cỗ xe cứ điên cuồng lao dốc đến khi vỡ tung ra, vào thời điểm mà cả một số đối thủ của nó chưa sẵn sàng, thậm chí không mong muốn.
Chủ nghĩa xã hội, nếu không phải là không tưởng thì cho đến nay chỉ có một hình thức tồn tại duy nhất trong hiên thực, đó là chủ nghĩa xã hội xô viết do Stalin dựng lên và được những nhà lý luận xô viết cụ thể hóa nhân danh chủ nghĩa Mác, được xây dựng thành lý luận hoàn chỉnh ở Liên Xô, được các Hội nghị quốc tế các đảng cộng sản và công nhân nêu thành quy luật, là sách giáo khoa trong tất cả các trường đảng các nước trong phe xã hội chủ nghĩa trước đây. Đó là chế độ xã hội với nền kinh tế công hữu vận hành theo cơ chế chỉ huy tập trung thông qua những kế hoạch năm năm (và do đó đương nhiên không thừa nhận tư hữu tư liệu sản xuất, kể cả đất đai, không chấp nhận kinh tế cá thể, không thừa nhận thị trường), đó là thực hiện chuyên chính vô sản, nhân danh nó đàn áp mọi thế lực, cá nhân, tư tưởng trái với ý chí của người cầm quyền đã được đảng biến thành nghị quyết.
Chưa từng tồn tại ở đâu một chế độ xã hội chủ nghĩa hiện thực nào ngoài chủ nghĩa xã hội đó. Điều này là sự thật.
Các nước xã hội dân chủ chưa khi nào tự nhận mình là xã hội chủ nghĩa cả.
Cái mà hôm nay người ta thực hiện ở Trung Hoa, ở Việt Nam (kinh tế nhiều thành phần, trong đó thành phần tư nhân ngày càng có vị trí quyết định, cơ chế thị trường) không phải là xã hội chủ nghĩa, theo đúng những gì mà chính Mác - Lê nin và toàn bộ học thuyết về chủ nghĩa xã hội khẳng định. Nó là thứ do những người ở đó tự sáng tạo ra cho mình, chẳng được ai thừa nhận ngoài chính họ, cũng chẳng liên hệ gì đến học thuyết của Mác,Lê nin cả. Giả thử Mác và Lê nin sống lại thì các ông sẽ nói: Các ngài muốn xây dựng chế độ gì là thuộc quyền các ngài, nhưng đó không phải là chế độ xã hội chủ nghĩa (cộng sản chủ nghĩa) mà chúng tôi quan niệm, nó không phải con đẻ mà cũng chẳng phải con nuôi của chúng tôi, nó là “tu hú đẻ nhờ”.
Có những người nghĩ rằng có một thứ xã hội chủ nghĩa của Lê nin, một thứ xã hội chủ nghĩa “có bộ mặt người”, không có quốc hữu hóa, không có tập thể hóa nông nghiệp, không có chuyên chính vô sản. Nếu thế thì nó chính là chế độ xã hôi dân chủ Bắc Âu.
Để thực hiện một chế độ như vậy đòi hỏi Lê nin và các đồng chí của ông từ bỏ sự thù địch với tư tưởng xã hội dân chủ, từ bỏ việc dùng bạo lực lật đổ chế độ tư bản và tước đoạt tư liệu sản xuất tư nhân. Điều đó thật khó như tìm đường lên trời, nhưng về lý thuyết vẫn có thể. Nhưng Lê nin cũng như bất cứ ai không thể tạo ra ở nước Nga đầu thế kỷ 20 những điều kiện khách quan để cho chủ nghĩa xã hội dân chủ ra đời: Một xã hội công nghiệp phát triển, một nền “dân chủ tư sản” vận hành thành thục, một cơ sở đạo đức Tin lành được dân chúng thừa nhận rộng rãi. Những điều kiện đó nước Nga không có. Lại càng không có ở Trung Quốc ngày nay, dù rằng Lưu Á Châu và nhiều người khác cổ võ cho chủ nghĩa xã hội dân chủ. Cái mà hôm nay ông Tập Cận Bình đang chủ trương và đã được đại hội lần thứ 19 của đảng cộng sản Trung Hoa quyết nghị, xét về thực chất là đi lại con đường tập quyền nhân danh đảng để xây dựng một nước Trung Hoa tư bản chủ nghĩa, với động lực tinh thần là tư tưởng dân tộc hẹp hòi dưới cái khẩu hiệu “phục hưng Trung Hoa”. Nó sẽ hoặc là chết yểu, hoặc sẽ đẻ ra một quái vật đầu Ngô mình Sở made in China tác yêu tác quái trên trái đất này. Nó không có liên quan gì đến chủ nghĩa xã hội hay Mác - Lê nin cả.
4- Sự xuất hiện và cáo chung của chế độ xã hội chủ nghĩa xô viết đã tác động mạnh mẽ đến toàn bộ tiến trình phát triển của loài người trong thế kỷ 20, ảnh hưởng đó cho đến nay vẫn chưa chấm dứt hẳn. Sau khi Liên Xô sụp đổ, người ta đã nói quá nhiều những mặt tiêu cực của nó, thích thú với việc xem xét vấn đề một cách phi lịch sử nhằm phủ định sạch trơn vai trò của nó.
Đây chính là một vấn đề cần được nghiên cứu đầy đủ, nghiêm túc, khoa học.
Tôi thấy ít nhất chủ nghĩa xã hội xô viết đã có những đóng góp tích cực sau đây cần được khẳng đinh:
4.1. Nhà nước xã hội chủ nghĩa xô viết tồn tại trên 70 năm, hệ thống xã hội chủ nghĩa tồn tại trên 40 năm, đã tạo ra một thế giới “hai phe”, hai hệ thống cạnh tranh nhau. Sự tương tác giữa hai hệ thống, đã tác động mạnh mẽ đến chủ nghĩa tư bản, thúc đẩy những sự phát triển tiến bộ về mọi mặt chính trong lòng nó, nhất là theo hướng những chính sách xã hội, đồng thời thúc đẩy sự phát triển khuynh hướng xã hội dân chủ trong nhiều nước.
4.2. Chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa đã thúc đẩy sự cáo chung của chủ nghĩa thực dân cũ, khiến cho phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ và bắt buộc các đế quốc thực dân nhanh chóng đi theo con đường phi thực dân hóa. Những tác động của chủ nghĩa xã hội có thể trực tiếp hoặc gián tiếp, nhưng nếu không có nó thì quá trình này sẽ còn kéo dài và đẫm máu hơn nhiều.
4.3. Sự thất bại của chủ nghĩa xã hội xô viết chứng tỏ con đường do Mác - Lê nin vạch ra là không hiện thực, nhưng chính điều đó lại thúc đẩy nhân loại tiếp tục những nỗ lực tìm đường khác đi tới tương lai.
Thế giới sau sự sụp đổ của Liên Xô chẳng hề trở nên an toàn và hạnh phúc hơn, mà trái lại, xung đột giữa các cộng đồng trở nên dữ dội, khó kiểm soát, khó đối phó hơn nhiều. Chủ nghĩa tư bản và nền dân chủ của nó đang đứng trước những thách thức lớn lao, không chứng tỏ sức mạnh của nó giải quyết những vấn nạn đang đặt ra trước nhân loại. Tìm đường vẫn là vấn đề cấp bách đặt ra.
5- Tác động đối với Việt Nam. Như đã nói Cách mạng tháng Mười và sự tồn tại của chủ nghĩa xã hội đã tác động mạnh mẽ đến việc xóa bỏ chủ nghĩa thực dân trên phạm vi thế giới.
Việt Nam đã là một trong những dân tộc đầu tiên đứng lên thực hiện con đường đấu tranh giải phóng dân tộc, đã sớm thực hiện cuộc đột phá lớn vào chủ nghĩa thực dân cũ thông qua chiến thắng Điện Biên Phủ. Cuộc kháng chiến chống Pháp là không thể tránh được, do thực dân Pháp quyết tâm chiếm lại Việt Nam với sự toa rập của những nước lớn vì quyền lợi ích kỷ của họ. Vì là người khai phá, Việt Nam phải gánh chịu những tổn thất và khó khăn lớn. Có những dân tộc sau đó đã giành được độc lập mà không phải tiến hành chiến tranh. Nhưng nếu không vấp phải những thất bại thảm hại như ở Việt Nam thì thực dân Pháp và các nước đế quốc nói chung còn lâu mới “giác ngộ” chịu từ bỏ hệ thống thuộc địa của mình. Trong chiến tranh giải phóng, Việt Nam được sự giúp đỡ về tinh thần, vật chất của phe xã hội chủ nghĩa cùng với nhân loại tiến bộ.
Nhưng cùng với đó Việt Nam đã bị lôi cuốn trên thực tế vào con đường phát triển xã hội chủ nghĩa, đã phải thực hiện những chính sách được xem là quy luật phổ biến của chế độ đó một cách gượng ép, không phù hợp với thực tế Việt Nam. Điều này khiến cho khối đại đoàn kết thống nhất dân tộc bị tổn thương nặng nề, gây ra những tổn thất lớn, cả trong chiến tranh, trong xây dựng đất nước, cả trước và sau 1975. Cuộc chiến tranh giải phóng nhuốm màu sắc ý thức hệ đã trở nên phức tạp và đau đớn hơn nhiều.
Trong tình thế khốn quẫn, Việt Nam phải bắt đầu đổi mới. Sau sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội xô viết, nếu phân tích đúng đắn thực chất của tình hình và nguyên nhân, Việt Nam sẽ có quyết tâm đổi mới toàn diện, dứt khoát hơn nhiều. Những người lãnh đạo nhậy cảm nhất sau năm 1986 đã hiểu rằng cần phải đổi mới toàn diện chính trị, kinh tế, tư tưởng, nhưng bắt đầu phải bằng đổi mới kinh tế- vấn đề cấp bách nhất, rồi từng bước đổi mới chính trị- vấn đề phức tạp nhất. Sự thận trọng trong đổi mới chính trị là đúng đắn và cần thiết để tránh cho dân tộc sa vào sự hỗn loạn và phải trả giá đắt, như thực tế đã chứng minh đối với nhiều nước.
Nhưng trước thất bại của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, những người lãnh đạo Việt Nam đã không dám và không thể nhìn thẳng vào nguyên nhân thất bại của nó, co về lập trường bảo thủ quen thuộc, áp dụng những những thủ đoạn đối phó để “cứu vãn chủ nghĩa xã hội”. Trên thực tế là dị ứng với mọi yêu cầu đổi mới chính trị thực chất.
“Đổi mới kinh tế” ngập ngừng đã dẫn đến việc hình thành một giai tầng xã hội, chủ yếu là những người nắm quyền và phe cánh hưởng lợi lớn từ trạng thái đổi mới dừng lại giữa chừng. Lực lượng này vừa lợi dụng danh nghĩa xã hội chủ nghĩa (?), vừa lợi dụng ngọn cờ đổi mới, chẳng những không bị trấn áp mà ngược lại còn lạm dụng quyền lực chính trị, tiền và vũ lực để trấn áp mọi khuynh hướng tiến bộ. Nó đã phát triển mạnh cả về thế và lực, trở thành những con quỷ ba đầu sáu tay, biến hóa khôn lường,chi phối nền chính trị Việt Nam dưới cái mặt nạ lý tưởng xã hội chủ nghĩa.
Lúc này, đấu tranh giữa hai con đường ở Việt Nam trở thành cuộc đấu tranh thực lực giữa những thế lực yêu nước lành mạnh và những kẻ đục khoét, bóc lột đất nước. Yêu nước ngày nay là đấu tranh đổi mới toàn diện đất nước, trước hết là đổi mới chính trị, để hòa nhập chung vào bước tiến của thế giới, để chống lại mọi thế lực muốn khống chế, nô dịch hóa Việt Nam.
BÙI ĐỨC LẠI Hà Nội tháng 10 năm 2017
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=407581109657326&id=100012163200431
07/11/2017 05:00
Từ bỏ chủ nghĩa xã hội là một sai lầm lớn
QĐND - Sự sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Liên Xô và các nước Đông Âu cuối thập niên 80 đầu thập niên 90 là một cơn động đất chính trị lớn của thế kỷ 20. Nó có ảnh hưởng lớn không chỉ đối với thế giới XHCN và độc lập dân tộc mà còn cả đối với thế giới tư bản chủ nghĩa.
Các ông trùm chiến lược, chiến lược gia và chính khách cỡ bự của chủ nghĩa tư bản đều hoan hỷ ăn mừng rằng đây là hồi chuông báo tử, rằng chủ nghĩa xã hội (CNXH) sẽ diệt vong vào cuối thế kỷ 20. Ta nhận định hoàn toàn ngược lại. Sự sụp đổ ở Liên Xô và các nước Đông Âu kéo theo thoái trào của phong trào cộng sản và công nhân thế giới là một tổn thất lớn, nhưng đó là tạm thời chứ không phải tất yếu, tin rằng, các nước XHCN còn lại sẽ giữ vững trận địa, đảng cộng sản và công nhân sẽ khôi phục hoạt động trong điều kiện mới, và xu thế XHCN sẽ tiếp tục đi dưới hình thức này hay hình thức khác.
Lãnh tụ V.I.Lenin phát biểu tại Quảng trường Đỏ nhân kỷ niệm một năm Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại. Ảnh: Topwar.ru
Câu trả lời bước đầu đã có vào cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21. CNXH không hề diệt vong. Các nước XHCN còn lại không những giữ vững trận địa mà còn định hướng vững vàng cho sự phát triển tiến lên. Từ vùng Trung-Nam Mỹ đã phát sinh phong trào XHCN kiểu Mỹ Latinh, khởi đầu từ Venezuela rồi lan ra một số nước khác... Chủ nghĩa tư bản thế giới không thể chứng minh được rằng nó là lực lượng thống trị toàn cầu và xã hội tư bản là xã hội tốt đẹp cuối cùng của loài người. Ngay giữa lúc thế giới tư bản chủ nghĩa huênh hoang về sức sống dài lâu của nó cũng lâm vào khủng hoảng cục bộ, rồi đến khủng hoảng toàn diện hơn, kể từ năm 2008 đến nay, vẫn còn chưa hoàn toàn hồi phục. Thế giới từ lưỡng cực thành đơn cực, rồi nay lại thành đa cực. Các nước thuộc các chế độ chính trị, xã hội khác nhau đều tham gia "toàn cầu hóa" và "hội nhập quốc tế", vừa cạnh tranh, vừa hợp tác dưới nhiều cung bậc khác nhau.
Điểm qua như thế để thấy rõ rằng, gần 30 năm qua, xung quanh vấn đề nên theo hay không theo CNXH, diễn biến tư tưởng trong cán bộ, đảng viên và trong xã hội ở nước ta cũng không thuần nhất và khá phức tạp, nhưng về cơ bản vẫn kiên định con đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn.
Quan điểm "phê phán quan điểm cho rằng CNXH sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu, vì thế Việt Nam không nên và không thể gắn liền mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH" không phải bây giờ mới có mà đã có từ lâu, từ sau khi CNXH ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ. Nhưng từ đó đến nay, những kẻ chống đối không còn nói nhẹ nhàng như thế, họ thẳng thừng đòi "Đảng Cộng sản Việt Nam tự giác và chủ động thay đổi Cương lĩnh, từ bỏ đường lối sai lầm về xây dựng CNXH, chuyển hẳn sang đường lối dân tộc và dân chủ, trọng tâm là chuyển đổi thể chế chính trị từ toàn trị sang dân chủ một cách kiên quyết nhưng ôn hòa...". Và đến thời điểm chúng ta đang tiến hành "phê phán các quan điểm sai trái, xuyên tạc cuộc đấu tranh chống sự suy thoái về tư tưởng chính trị, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ", có người mang danh đảng viên, còn ngạo mạn nói rằng, trong lựa chọn đường lối, Đảng ta đã sai lầm không chỉ từ Hội nghị thành lập Đảng (năm 1930) mà là từ Hội nghị Tua (năm 1921). Ý tứ đằng sau những giọng điệu ấy là gì, chắc mỗi người chúng ta đều biết.
Với quan điểm ấy, họ đã sai lầm ít nhất là ở 8 điểm sau đây:
Về sự sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu:
Thứ nhất: Sự sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu là sự sụp đổ của một mô hình xây dựng CNXH, chứ không phải sự sụp đổ của CNXH nói chung, với tư cách là một nấc thang phát triển của xã hội loài người, theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin.
Thứ hai: Chế độ Xô viết ngay từ lúc mới ra đời ở Nga sau Cách mạng Tháng Mười (năm 1917) và sau này trên toàn Liên bang Xô viết, đã tỏ rõ được tính ưu việt so với các chế độ chính trị-xã hội trước đó. Chính quyền Xô viết thực sự là chính quyền của công-nông-binh và của nhân dân lao động nói chung. Nhờ tính ưu việt đó, nó đã đánh thắng cuộc chiến tranh can thiệp của các nước đế quốc sau Cách mạng Tháng Mười, lập lại hòa bình và xây dựng chế độ mới, thực hiện công nghiệp hóa và tập thể hóa nông nghiệp thành công, đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược của phát xít Đức-Nhật, dẫn tới sự ra đời của hệ thống XHCN thế giới. Vào thập niên 60 và 70 của thế kỷ 20 sự nghiệp xây dựng CNXH ở Liên Xô đạt được những thành công lớn, khiến cho Đảng và Nhà nước Xô viết ngộ nhận là CNXH đã xây dựng xong và chủ trương Liên Xô bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa cộng sản. Sự thật thì cũng thời gian đó, nhiều nhược điểm và khuyết tật trong nội bộ Nhà nước Xô viết cũng bắt đầu hé lộ, nhất là khi so sánh với những bước phát triển của hệ thống tư bản chủ nghĩa thời đó. Nếu vì sự sụp đổ sau này mà phủ nhận sạch trơn những gì chế độ Xô viết đã giành được là một sai lầm trong cách nhìn lịch sử.
Thứ ba: Vào những năm cuối thập niên 70, đầu thập niên 80 của thế kỷ 20, sau khi phát hiện sự chậm trễ của mình, Liên Xô đề ra chính sách cải tổ; các nước XHCN Đông Âu cũng đề ra cải cách. Cải tổ và cải cách nhằm mục tiêu tăng tốc về kinh tế và thực hiện chế độ dân chủ rộng rãi hơn. Sai lầm của Liên Xô và các nước Đông Âu lúc đó là đã sa vào chủ nghĩa đa nguyên, đa đảng đối lập, buông lỏng vai trò lãnh đạo của Đảng, gây hoang mang, dao động trong đông đảo quần chúng, dẫn đến hỗn loạn xã hội, khiến cho ở Đông Âu, chính quyền bị các thế lực thù địch cướp lấy, còn Liên Xô thì chia rẽ sâu sắc trong nội bộ lãnh đạo, cuối cùng chính quyền cũng lọt vào tay nhóm chống đối trong Bộ Chính trị, những kẻ chống chính quyền Xô viết từ rất sớm. Không thấy nguyên nhân trực tiếp của sự sụp đổ là ở đây, mà coi sự sụp đổ là tất yếu của chính quyền Xô viết cũng là sai lầm trong cách nhìn lịch sử.
Thứ tư: Bên cạnh những nguyên nhân chủ quan nêu trên (tuy chưa hết), còn có một nguyên nhân trực tiếp khác nữa là âm mưu và thủ đoạn trong chiến lược "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch đế quốc chủ nghĩa. Sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, chúng đẩy mạnh chạy đua vũ trang. Trong khi lãnh đạo Liên Xô chủ trương thi đua hòa bình thì chúng một mặt đẩy mạnh chạy đua vũ trang, mặt khác đề ra chiến lược "diễn biến hòa bình" để xóa bỏ CNXH mà không cần chiến tranh và súng đạn. Liên Xô và nhiều nước khác đã sa vào cái bẫy này của chúng mà không tự giác phát hiện.
Về sự lựa chọn độc lập dân tộc gắn liền với CNXH ở Việt Nam.
Thứ năm: Đúng là ngay từ ngày mới thành lập, Đảng ta đã đề ra chủ trương "làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới chủ nghĩa cộng sản". Như cách nói ngày nay, đó là làm cách mạng giải phóng dân tộc, tiến lên làm cách mạng XHCN. Đường lối độc lập dân tộc gắn liền với CNXH được đề ra xuất phát từ thực tế tình hình nước ta lúc bấy giờ là thuộc địa của Pháp, cũng xuất phát từ xu thế phát triển có tính quy luật của thời đại mới sau Cách mạng Tháng Mười Nga là tiến lên CNXH. 87 năm qua, những chặng đường phát triển của cách mạng Việt Nam và những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử đạt được đã chứng minh sự đúng đắn của đường lối này, cớ sao vì sự sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu mà phải từ bỏ nó?
Thứ sáu: Trong xây dựng CNXH, Việt Nam học tập kinh nghiệm của Liên Xô và các nước XHCN đi trước nhưng hoàn toàn không có sự sao chép. Mô hình xây dựng CNXH ở Việt Nam không phải là mô hình Xô viết của Liên Xô, bởi sự khác biệt cơ bản là ở chỗ, một bên là từ cơ sở của chế độ tư bản đi lên, một bên từ độc lập dân tộc đi lên. Bác Hồ từng nói: "Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”(1). CNXH đối với Bác, như ngày nay chúng ta vẫn nói, là dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Nhầm lẫn giữa mô hình xây dựng CNXH ở Việt Nam với mô hình Xô viết là một sự sai lầm lớn.
Thứ bảy: Vào những năm Liên Xô và Đông Âu tiến hành cải tổ và cải cách, Việt Nam cũng đề ra đuờng lối đổi mới. Những nhân tố đầu tiên của đổi mới xuất hiện từ những năm 70 đầu những năm 80 của thế kỷ 20, nhưng đổi mới toàn diện trở thành đường lối chính thức của Đảng Cộng sản Việt Nam vào cuối năm 1986 theo Nghị quyết Đại hội VI của Đảng. Đổi mới của chúng ta không đi theo vết xe đổ của cải tổ và cải cách ở Liên Xô và Đông Âu. Đảng ta đã nêu rõ 6 nguyên tắc của đổi mới, trong đó vấn đề giữ vững định hướng XHCN, đổi mới chứ không đổi màu là nguyên tắc đầu tiên. Chúng ta cũng bác bỏ quan điểm cho rằng “đổi mới là nửa vời, không nhất quán”. Sự thật là đổi mới của chúng ta qua hơn 30 năm đã đưa lại những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, làm cho Việt Nam càng vững bước đi lên trên con đường độc lập dân tộc và CNXH. Đánh đồng đổi mới của Việt Nam với cải tổ và cải cách ở Liên Xô và Đông Âu là một sai lầm có dụng ý.
Thứ tám: Tổng kết 30 năm đổi mới cho thấy: Nhận thức của Đảng ta về CNXH và về con đường đi lên CNXH ở Việt Nam ngày càng sáng tỏ hơn.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011) chỉ rõ: "Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử"(2) .
Cương lĩnh nêu lên 8 đặc trưng của CNXH mà nhân dân ta xây dựng, trong đó 3 đặc trưng đầu tiên là: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp.
Thử hỏi, con đường độc lập dân tộc đi lên CNXH xán lạn như vậy tại sao chúng ta phải từ bỏ chỉ vì mô hình XHCN ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ?
Trong khi nêu lên 8 sai lầm cơ bản như trên, người viết bài này muốn đặt ra câu hỏi đối với các tác giả đòi chúng ta từ bỏ con đường XHCN, ý đồ thực sự của các vị phía sau đòi hỏi này là gì?
HÀ ĐĂNG, Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương
(1) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.187.
(2) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia-Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.70.
http://www.qdnd.vn/chong-dien-bien-hoa-binh/tu-bo-chu-nghia-xa-hoi-la-mot-sai-lam-lon-5228452017.11.7 09:55
ロシア、社会主義革命100年 プーチン大統領は距離置き、祝わず
ロシアは7日、1917年の社会主義革命から100年を迎える。ロシア国内では、政治弾圧で批判されたスターリンを再評価する声が増え、革命を肯定的にとらえる国民も多い。来年3月に大統領選挙を控え、プーチン大統領は、ソ連時代の弾圧を糾弾し、政府として祝賀行事を開催せず、革命と距離を置いている。
プーチン氏は革命を「国民共通の歴史」として尊重すべきだとしながらも、現在、重要なのは「信頼と安定」だと訴えている。また、ソ連時代に数百万人が処刑や強制労働の犠牲になったのは「正当化できない犯罪」だと非難。10月30日には、政治弾圧の犠牲者の追悼碑を国として初めてモスクワに建て、ソ連体制の負の側面を強調した。大統領選でリベラルな有権者の支持取り付けを狙っているとみられる。
独立系世論調査機関レバダ・センターによる3月の調査では、革命の歴史的役割を肯定的に評価する回答は48%で、否定的評価(31%)を上回った。最も好まれる革命後の人物としては、スターリンが24%。(共同)
http://www.sankei.com/world/news/171107/wor1711070021-n1.htmlロシア革命100年
2017年11月7日(火)(愛媛新聞)
中国蘇州市郊外の農村を取材で訪れたのは27年前だった。社会主義国なのに、同じ村の中でも貧富の差は歴然。平均的労働者の5倍以上の年収がある富裕層「万元戸(まんげんこ)」が生まれていた▲
経営を各農家の請負制に変更、能力次第で稼げるようにしたことが要因。それ以前の「人民公社」体制では、いくら懸命に働いても収入は同じ。勤労意欲を失い、貧農に甘んじる悪循環に陥っていた▲
取材の前年には、北京で民主化を求める学生らのデモを当局が武力で制圧した天安門事件が起きていた。「搾取されず、全員が働き、公平に分配される」はずだった理想と現実の落差を実感した▲
今日はソビエト政権が誕生したロシア革命(十月革命)から100年。社会主義国は一時、数十カ国に膨らみ、世界人口の4割を占めるまでになったが、1991年のソ連崩壊により急速に退潮した▲
一党独裁、経済統制、言論弾圧はその特徴と言えよう。ソ連時代には100万人以上が処刑され、約2千万人が強制収容所などに送られたとされる。今も中国や北朝鮮では個人の自由が大きく制限されている▲
生まれ変わったロシアでも、プーチン政権下で強権的な政治体制が続く。東西冷戦後の国際社会での地位低下や、解消されない格差への不満から、国民の間には「超大国」ソ連を再評価する動きが出ているという。「20世紀最大の実験」とも言われた社会主義。最終結果はまだ出ていない。
https://www.ehime-np.co.jp/article/news2017110745212017.11.07 06:00
https://thepage.jp/detail/20171107-00000001-wordleaf?page=1
IV. Trung Quốc
新华社北京9月26日电 9月26日,在俄国十月革命胜利100周年前夕,“十月革命与中国特色社会主义”理论研讨会在京举行。中共中央政治局委员、中央书记处书记、中宣部部长刘奇葆出席并讲话,强调要深入学习贯彻习近平总书记系列重要讲话精神,深刻认识十月革命的伟大意义和深远影响,在新的时代条件下更好地坚持和发展中国特色社会主义。
刘奇葆指出,十月革命开辟了人类历史新纪元,给中国送来了马克思列宁主义。一百年来,我们国家和民族发生历史巨变,归根于选择了十月革命开辟的社会主义道路,归根于党带领人民把马克思列宁主义基本原理同我国具体实际相结合,走出了一条实现民族复兴的阳关大道。今天,我们纪念十月革命、沿着社会主义道路继续前进,就是要紧密团结在以习近平同志为核心的党中央周围,毫不动摇坚持和发展马克思主义,毫不动摇坚定社会主义、共产主义理想信念,毫不动摇坚持和发展中国特色社会主义,毫不动摇坚持党对中国特色社会主义事业的坚强领导,毫不动摇推进人类和平与发展的崇高事业,奋力实现“两个一百年”奋斗目标和中华民族伟大复兴的中国梦。
中央和国家机关有关部门负责同志,各省区市党委宣传部、社科院负责同志,以及有关专家学者参加会议。
“十月革命与中国特色社会主义”理论研讨会举行
刘奇葆出席并讲话
《 人民日报 》( 2017年09月27日 04 版)
本报北京9月26日电 9月26日,在俄国十月革命胜利100周年前夕,“十月革命与中国特色社会主义”理论研讨会在京举行。中共中央政治局委员、中央书记处书记、中宣部部长刘奇葆出席并讲话,强调要深入学习贯彻习近平总书记系列重要讲话精神,深刻认识十月革命的伟大意义和深远影响,在新的时代条件下更好地坚持和发展中国特色社会主义。
刘奇葆指出,十月革命开辟了人类历史新纪元,给中国送来了马克思列宁主义。一百年来,我们国家和民族发生历史巨变,归根于选择了十月革命开辟的社会主义道路,归根于党带领人民把马克思列宁主义基本原理同我国具体实际相结合,走出了一条实现民族复兴的阳关大道。今天,我们纪念十月革命、沿着社会主义道路继续前进,就是要紧密团结在以习近平同志为核心的党中央周围,毫不动摇坚持和发展马克思主义,毫不动摇坚定社会主义、共产主义理想信念,毫不动摇坚持和发展中国特色社会主义,毫不动摇坚持党对中国特色社会主义事业的坚强领导,毫不动摇推进人类和平与发展的崇高事业,奋力实现“两个一百年”奋斗目标和中华民族伟大复兴的中国梦。
中央和国家机关有关部门负责同志,各省区市党委宣传部、社科院负责同志,以及有关专家学者参加会议。
http://paper.people.com.cn/rmrb/html/2017-09/27/nw.D110000renmrb_20170927_1-04.htm普京就十月革命100周年表态
2017年11月07日 01:19:34
来源:参考消息
原标题:普京谈十月革命100周年:强调对待历史应客观尊重
参考消息网11月7日报道 俄媒称,克里姆林宫网站公布电报称,俄罗斯总统普京对1917年革命100周年国际纪念活动的参与者表示欢迎。他指出,这一事件对俄罗斯和全世界的发展产生了重大影响。
据俄新社11月3日报道,俄总统在电报中说:“我对参加俄国革命100周年国际纪念活动的人表示欢迎。1917年轰轰烈烈、跌宕起伏的事件是我们历史不可分割而又复杂的组成部分。这场革命对俄罗斯和全世界的发展产生了重大影响,很大程度上决定了20世纪的政治、经济、社会面貌。”
他表示:“因此,在这个具有纪念意义的年份,社会活动家、学者和媒体代表对这一时期进行深刻、全面的反思,表达各种各样、有时相反的观点和评价是理所当然的”,“同时我相信,即使是最激烈的论战也应基于事实和文件,基于对过去客观、尊重的态度。”
报道称,他说:“我希望各国代表齐聚一堂为这种建设性讨论作出贡献。当然,这也有助于巩固外国同行和伙伴的友好关系。”
报道表示,最后,普京祝与会者进行卓有成效、内容丰富的交流。(编译/贺颖骏)
http://news.ifeng.com/a/20171107/53021186_0.shtml
专访:“十月革命”为中国带来了什么?
俄国10月革命迎来百年纪念日。这场革命是对世界历史产生了深远影响的一次重大事件。它不仅对俄国和欧洲,而且也对中国产生了持久的影响。伯林自由大学历史学教授余凯思(Klaus Mühlhahn)阐述了俄国10月革命对中国的影响以及相关观点在当代中国的发生了哪些变化。
德国之声:您能先阐述一下,1917年俄国十月革命对中国产生了哪些根本的影响吗?
余凯思:这要将1917年至1919年的直接影响与长期影响加以区分。十月革命对中国的直接影响相对来说很小。中国有位名叫李大钊的知识分子和记者写了一篇有关十月革命的文章,称十月革命是俄国布尔什维克的一个胜利。这一思想因此流传开来。
不过接触到这一思想的只是很少一部分人。当然,从长远来看,十月革命对中国是非常重要的,因为它从根本上影响了中国的历史。由此发展出一个完整的模式:中国革命吸取其精华,甚至直接将十月革命作为样板,将列宁的思想作为指导方向。从长远来看,十月革命影响力巨大。但是从短期来看影响力则很小,因为中国几乎没有能够驾驭十月革命思想的知识分子和有识之士。
德国之声:十月革命对中国共产党形成有哪些具体影响呢?
余凯思:显然,十月革命与列宁和列宁主义的概念紧密相关。对于中国来说,在马克思主义的运用上,列宁主义比马克思的着作或者斯大林主义更具权威性。因为无论是斯大林主义还是马克思、恩格斯最初的理论对中国来说都用处不大。
但是列宁主义认为,即便是一个以农业为主的国家也可以进行革命。强调党的严格领导以及具体的列宁主义革命理论,对中国来说至关重要,最终导致中国共产党取得胜利。
德国之声:您是否认为,这种榜样作用一直延续到毛泽东时期文化大革命的开始?
余凯思:是的,对于毛来说也是如此。革命道路, 群众奋起反抗压迫者和统治者以及动员群众进行革命始终激励着毛。他对此表示赞赏。因此十月革命或许是能够在中国共产党内获得共识的为数不多的几件事情之一。与之后的斯大林所不同的是,列宁和十月革命在中共党内一直受到积极的评价。
德国之声:今天是一种什么样的状况呢? 中共一方面提倡继续坚持马、列主义;然而习近平的崛起不是越来越具有沙皇的特点吗?现在人们难道不担心会爆发一场新的革命吗?
余凯思:这是肯定的。但是我相信,共产党已经背离了"革命"。党不再认为自己是一个革命党,而是如其自己所描述的那样,视自己为执政党或者是一个掌管权力的党。而直至1978年毛一直积极倡导的革命思想,中国共产党则已经背离。或许与俄罗斯所不同的是,中国共产党还一直继承着马、列主义的传统。
列宁继续是中共崇拜的偶像之一:马克思、列宁、毛泽东,现在又加上了一个习近平。显然,共产主义的遗产仍然存在。但是共产党已经不再想革命,也不再以革命为本,但依旧坚持对列宁主义的解读。还有一个原因可以解释为什么十月革命的影响力在中共党内越来越淡薄。中国共产党越来越多的视自己为民族主义政党,对自己的定义越来越多地绑定于国家的历史。中国共产党认为中国早在十月革命前的就有了革命传统,革命传统不是源于俄罗斯,而是产生于中国。因此,发生在俄国的一个陌生事件能够对中国产生如此的影响,在今天看来似乎很奇怪。
余凯思(Klaus Mühlhahn)教授是柏林自由大学副校长以及东亚研究学院副院长。中国和亚洲现代史是他研究的主要课题。
德国之声致力于为您提供客观中立的新闻报道,以及展现多种角度的评论分析。文中评论及分析仅代表作者或专家个人立场。
DW.COM
http://www.dw.com/zh/%E4%B8%93%E8%AE%BF%E5%8D%81%E6%9C%88%E9%9D%A9%E5%91%BD%E4%B8%BA%E4%B8%AD%E5%9B%BD%E5%B8%A6%E6%9D%A5%E4%BA%86%E4%BB%80%E4%B9%88/a-41259999?&zhongwen=simp游兆和:从“十月革命”看共产革命本质
——对“十月革命”发生100年历史的反思
【大纪元2017年11月07日讯】有关“十月革命”的历史真相一直被共产专制国家掩盖着,苏联、东欧和中国等共产专制国家有关“十月革命”的历史论著大多都是赝品。今天,当其发生100年之际,俄共、中共等还在其纪念活动中继续掩盖、歪曲历史,而我们则有必要更深入地认识与揭露其邪恶本质,有必要依据一些陆续披露的史料、史实还原其真相,并进一步认清作为“十月革命”或共产革命理论基础的马列主义的邪恶本质。
一、“十月革命”及一切共产革命的邪恶本质
我们从“十月革命”的过程来看,它实际上就是“两次兵变”的过程。
一次兵变就是1917年11月7日(俄历10月25日)列宁鼓动俄国社会民主党布尔什维克派以武力占领冬宫,推翻了临时政府,同时许诺召开立宪会议。这年11月在列宁布尔什维克主持下举行了俄国立宪会议代表选举,但布尔什维克遭到惨败,在703个立宪会议席位中仅获163席,不足四分之一。于是列宁推迟召开立宪会议。第二次兵变就是1918年1月5日召开立宪会议,列宁再次动用武力占领会场,驱散代表,解散了立宪会议。从反民主的邪恶性质及其作用来看,第二次兵变比第一次兵变更露骨,从而招致孟什维克、社会革命党、人民社会党等民主革命党派的一致声讨。而从“十月革命”两次兵变的过程来看,列宁的布尔什维克政权一开始就具有非法性,它一开始就是一个依靠反民主、反宪政、破坏民主选举而建立的违背人民意志的非法政权。
再从“十月革命”的性质来看,它具有所谓“二次革命”的特征。按照列宁及后来毛泽东的邪说,俄国和中国革命都是“分两步走”,第一步就是“资产阶级的民主主义革命”,第二步就是“无产阶级的社会主义革命”。实际上,所谓“无产阶级的社会主义革命”,就是对第一次革命即民主革命的革命,或者说,就是对革命的革命。所以,这种“社会主义革命”即共产革命在本质上实为一种反革命。
“十月革命”或共产革命的“革命物件”就是民主革命及其民主政府,以及各个民主党派、阶级、阶层、团体、群体,实际上,共产革命是把整个社会或全体人民都当作革命物件。这样,它自己就站到了反革命、反人民的立场上去了。当大家商议革命时,一个自诩“最革命”的疯子跳出来把别人都杀了,或者流放了,这样的人是革命还是反革命?这又是什么“革命”逻辑呢?显然,这就是革命阵营中的叛徒,是真正的反民主、反人民的反革命。
“十月革命”或共产革命是一种变态的革命,并非传统意义上的革命。“革命”的本意是革新人类命运而顺应天命,汉语“革命”一词源自周易:“汤武革命,顺乎天而应乎人,革之时大矣哉!”(《周易‧革》)这种“革命”虽也使用暴力,但其目的、过程、范围与结果都是有限的,主要是推翻暴君,改朝换代。此种“革命”可谓“有限使用暴力的革命”。但共产革命不同,它是一种“无限使用暴力的革命”,血腥的暴力充斥其整个过程、范围与结果,而暴力本身即是其革命目的。因此,共产革命就不再是“顺天命之革”,而只是“革人命之革”,其间伴随与包含无数暴力、杀戮与人间惨剧。“十月革命”100多年来,俄共、中共及东欧的共产党,或者柬共(赤棉)、朝共(朝鲜劳动党)等,都是这种血腥的“暴力革命党”,干了无数坏事,杀人无数,成为祸乱人间的妖魔或红色恶龙。但这些恶魔又无不打着“革命”的旗号,“以革命的名义倒行逆施”,这就是共产革命的逻辑。
如此卑劣、邪恶的“十月革命”或中国革命又为何得逞呢?可以看到,这主要有两方面原因。一方面原因就是共产革命利用俄国或中国社会的落后而乘虚而入。中共自己也奇怪:“社会主义革命为何在东方而不是在西方取得胜利?”中共自己的解释也是俄国与中国落后,受压迫、要革命。但落后本身并不意味着需要共产革命,而是意味着需要建立民主宪政体制,然而,落后又确实为共产革命提供了土壤和条件。俄国和中国(特特别是中国)缺乏民主、法治传统,推翻帝制后,民主革命党也没能及时建立有效的宪政体制,整个社会还缺乏法治运行的机制,就像大街上还缺乏完善的交通规则一样,这时邪党兴起横冲直撞、杀人越货,再加之本性狡诈,就蒙蔽、绑架大量民众“一起闹革命”。
另一方面原因就是共产革命利用战争、战乱并通过卖国而篡权成功。“十月革命”发生于第一次世界大战,当时俄国作为协约国和英、法联盟与德国作战。有苏联和德国解密档案表明,列宁实际上就是德国皇帝选定的一个秘密代理人,布尔什维克的革命经费主要就来自德国的资助(在“十月革命”前后的一年,德国的资助高达6,000万马克,相当于现在的30亿欧元),交易条件就是德国支援列宁的夺权斗争,而列宁则鼓动反战、促使俄国退出战争。1917年4月,在德军总参谋部的安排和护卫下,列宁从他流亡的瑞士苏黎世启程,与其他流亡者一起借道德国、瑞典和芬兰潜回圣彼德堡。回国后,列宁鼓动“变帝国主义战争为国内战争”,煽动、组织反战游行、罢工、怠工,瓦解军队,同时伺机夺取政权。发动“十月革命”夺权后,列宁进一步履行与德协议促使俄国退出战争,最后撇开英法盟国与德国单独签订和约,不惜付出割地、赔款的巨大代价。
中共也同样是利用战乱坐大,不打外战、专打内战窃国成功。1931年日军侵华国难临头,中共却提出“保卫苏联”,着手建立“中华苏维埃共和国”,并提出每个省都可“独立建国”、“脱离中国”。在抗日战争中,中共通过它的特务系统与侵华日军签订密约,联手打击国民党军队,并把通过国共合作得到的国军作战计划告诉日方。为此,日本情报机关每月也支付中共特务系统大额港元。抗战胜利后,国家百废待兴,中共撕毁停战协议,发动“三大战役”,颠覆了从辛亥革命延续下来并领导全国抗战胜利的中华民国政府,也最终造成国家分裂。篡政后毛泽东一再表示感谢日本人发动侵华战争,卖国嘴脸暴露无遗。
“十月革命”的恶劣历史影响在于开了一个共产革命一党专制的先例。“十月革命”等共产革命都是靠暴力起家的,因此得逞以后它也必然要依靠暴力维持,一刻也离不开暴力。也因此,共产国家必然压制民主,打压宪政,背离法治。列宁宣称,苏维埃政权是不与任何人分享的政权,是不受任何法律约束的政权,
毛泽东也说自己是“马克思加秦始皇”,在使用暴力上“要比秦始皇厉害100倍”,共产革命对人民暴戾专制的程度确实空前绝后。共产党的一党专制,也不是什么“无产阶级专政”,实际上,它也会专政无产阶级,这是对包括“无产阶级”在内的全体人民或整个社会的专制,是一种单凭共产党统治集团意志而独断专行、操纵一切、任意妄为的独裁政体。同时,它还是一种思想暴力,它强制“改造”、“转化”人的思想,剥夺人的信仰。1999年“7‧20”以来,中共江泽民集团残酷打压、迫害信仰“真善忍”的法轮大法修炼者,甚至活摘被关押迫害的修炼者器官,这是人类历史上前所未有的惨无人道的反人类罪行!无数历史事实证明,共产党就是一个背离人类正统信仰与文化、毁灭人类社会的邪教。
二、“十月革命”或共产革命的理论基础马列主义的邪恶本质
“十月革命”是马列主义这一共产邪灵的实体化,而马列主义则是其思想基础。可以简要地说,马克思主义或马列主义的核心与本质,就是通过煽动阶级斗争、暴力革命建立一党专制,这是一种具有撒旦魔教基因、反传统文明特征,并具有原始暴力革命特性的邪教邪说。
俄共、中共一直宣讲马克思主义有“三个思想来源”,即德国古典哲学、英国古典政治经济学和法国社会主义思想。实际上,这只是马克思主义在表层显现的来源,是一种由其盗用、篡改才具有的“思想来源”,因而这些来源都不能决定其思想本质。真正能决定马克思主义本质的应是以下三方面的深层思想来源,也就是说,马克思主义主要具有以下三方面的思想来源,这些思想来源才决定其思想本质。
首先,马克思主义具有撒旦魔教的来源与特征。马克思上大学时就是撒旦教信徒,他写了大量撒旦教诗歌,参加撒旦教聚会,他的发式、病中的祈祷即作法方式以致家人对他的一些称呼(如称其为“牧师”、“魔鬼”)也都是撒旦教的,他死后也葬在撒旦教的高门墓地。马克思充满“向上帝复仇”的欲望,也极度仇视人类文明,意欲毁灭人类社会的一切现实存在。他后来宣扬的“改变世界”或“物质力量只能用物质力量去摧毁”等,也都基于这种仇视上帝、意欲毁灭人类的观念。马克思青年时代就具有的这一魔教基因,事实上影响了他的一生,并构成“马克思主义”的深层本质,进而也决定了共产党或共产革命的本质。
在西欧,共产党起源于光照帮这一撒旦教的周边组织,而马克思、恩格斯跻身于其中的“正义者同盟”(即“共产主义者同盟”,是世界上第一个共产党组织)又是“光照帮”的一个周边组织。1848年,马克思、恩格斯受这个同盟委托,发表《共产党宣言》,为共产革命编造了理论基础,由此也使撒旦教的教义、基因得以伪装并延续下来。“一个幽灵,共产主义的幽灵,在欧洲徘徊”,这个宣言的开场白已暗示了撒旦“幽灵”开始借助共产革命而登场。
其次,马克思主义具有近代西欧反传统文化思潮的来源与特征。马克思、恩格斯编造其邪说时,正值近代西欧古典哲学与文化衰落而非理性主义、实证主义、进化论以及社会主义等各种思潮涌起之时,这些思潮的一个共同特征就是反叛传统。例如,法国孔德提倡“实证哲学”,认定人类智力或精神在经历神学、哲学阶段之后就要最终进入科学阶段。他说“科学阶段,又名实证阶段”,由此产生“实证科学”概念,同时也兴起了以“科学”代替或消解神学和哲学的实证主义的反传统浪潮。马克思、恩格斯深受实证主义影响,他们一再宣称自己的学说是“科学”,是“真正的实证科学”、“历史科学”或“科学共产主义”。然而,由于这种“科学”否定宗教、否定哲学、否定道德,宣扬无神论或反神论,因此这种“科学”一开始就成为邪教。马克思、恩格斯在思想深处都具有以“科学”或“革命”来否定与对抗传统文化的本性或偏激性,这又主要表现为下述几点。
一是反宗教。马克思、恩格斯把宗教说成“人民的鸦片”、“对世界的颠倒反映”,完全否定了宗教给人类以超验的正统信仰的合理性。
二是反哲学。马克思、恩格斯宣称“终结哲学”、“消灭哲学”“哲学将消失在实证科学的发展中”。马克思的墓碑上也写着:“哲学家们只是用不同的方式解释世界,问题在于改变世界”。这就是说,社会发展已不再需要哲学或哲学家,而只需要革命或革命家了。马克思主义是没有哲学的,正像没有宗教一样。也因此,所谓“马克思主义哲学”、“辩证—历史唯物主义哲学”等提法都是不成立的。
马克思的“唯物辩证法”完全是在盗用和篡改黑格尔辩证法的过程中形成的一种假辩证法,它完全不具有辩证法或真正哲学的超验性与思辨性,也如马克思、恩格斯自己所说,那只是一种“纯粹经验的方法”、“对现实的描述”或“对现实世界的反映”。至于马克思提出的“否定的辩证法”以及列、毛等一再宣扬的“矛盾学说”,则把“否定”、“矛盾”、“对立”“斗争”等绝对化,从而也完全违背了辩证法在否定中寻求肯定、在对立中寻求统一,乃至在“阴阳”分而不离、互异互补中寻求与遵循宇宙万物和谐演变规律的基本精神。这种马列主义“辩证法”也只是一种煽动阶级斗争、暴力革命毁灭人类一切文明的邪法。
由于马克思主义在本质上反信仰、反哲学,因而它必然反对与对抗一切具有哲学意义或普世意义的价值观念与价值标准,时至今日“普世价值”等词在中国大陆还是被批判、被遮罩的“敏感词”。也因此,“马克思主义”也就成了一个完全封闭的黑箱,在这个黑箱里,大量民众被欺骗、蒙蔽,而一些信徒或专家、学者研究来、研究去,有如身处柏拉图所说的“洞穴”,看不到外面的光明与真相。
三是反道德。马克思主义无视道德在人类社会发展中的重大作用,历来以“阶级性”或“党性”否定人性和人的一切道德。恩格斯鼓吹只有在“共产主义”的“自由王国”才有“真正人的道德”,这就完全否定了人类的一切传统道德。马克思主义还善于搞诡辩,抹杀善恶界限,颠倒善恶关系,并将“恶”认作“历史发展的动力”。恩格斯宣扬“恶”作为历史动力就是实现“新的进步”,就是“对每一神圣事物的亵渎”,或是对一切现存秩序的“叛逆”。由此,在马列主义、毛泽东思想以及江泽民“三个代表”那里,“恶”——“人的恶劣的情欲,贪欲和权势欲”,就成了“历史发展的动力”,也成了共产党以腐败和专制治国的动因。
最后,它具有早期社会主义原始暴力革命思想的来源与特征。在18—19世纪的西欧,社会主义理论层出不穷、五花八门,但马克思认为那些理论都不科学、都不革命,《共产党宣言》批判了“资产阶级的社会主义”、“空想的社会主义”等各种社会主义理论,而马克思最后选择与编造的就是崇尚暴力革命的所谓“科学共产主义”。实际上,“科学共产主义”就是以他的“科学”邪教本质及魔教基因为基础的“共产主义”,就是一种具有早期社会主义者巴贝夫、布朗基密谋与暴动性质、实行暴力革命红色恐怖的非常粗陋、野蛮、原始的“共产主义”。
马克思、列宁、毛泽东直到江泽民都是血腥暴力的使用者。马克思十分崇尚暴力,宣扬“暴力是每一个孕育著新社会的旧社会的助产婆”。但依靠暴力“助产”,胎儿还没降生就会夭折。在被摧毁的“旧世界”的废墟或尸骸上不可能生成“新世界”,被暴力摧毁的“旧社会”怎么可能孕育出一个“新社会”呢?
一个事物的发展是由其本质决定的,一个事物的本质或本性,既决定事物发展过程和形式,也决定事物发展的目标与结局。马列主义的本质、本性也决定了它的演变过程以及共产革命或共产党的历史命运。而人类历史也不过是人性即人的本性或人的道德的实现过程。共产革命及其共产党由于背离了人类本性与文明,终将会被历史彻底抛弃,这就是我们今天对“十月革命”历史教训做出反思所得出的主要结论。
责任编辑:高义
http://www.epochtimes.com/gb/17/11/7/n9812644.htmV. Phương Tây
Vuong Tran Ngoc
Trả lờiXóa18時間前 ·
ĐÂY LÀ BÀI VIẾT CỦA ANH BÙI ĐỨC LẠI, THEO QUAN NIỆM CỦA TÔI LÀ MỘT TRONG NHỮNG BÀI VIẾT SÂU SẮC, CÔNG BẰNG VÀ NGHIÊM TÚC NHẤT . ĐƯỢC SỰ ĐỒNG Ý CỦA ANH, TÔI ĐƯA BÀI VIẾT NÀY LÊN TRANG NHÀ. TRÂN TRỌNG MỜI CÁC BẠN THAM KHẢO VÀ CÓ TYHỂ THẢO LUẬN NGHIÊM TÚC
MẤY ĐIỀU SUY NGHĨ VỀ CÁCH MẠNG THÁNG 10 NGA
Còn mấy ngày nữa là đầy trăm năm Cách mạng Tháng Mười Nga.
Cuộc cách mạng gọi là “long trời lở đất” này thực sự đã làm xáo động số phận toàn nhân loại trong thế kỷ thứ hai mươi. Đã có lúc nó được đăt tên chính thức là Cách mạng Xã hội chủ nghĩa Tháng Mười vĩ đại .Bây giờ thì nó mang lại cái tên cũ, cái tên đã có điều trớ trêu là nó xẩy ra vào tháng mười một, nhưng lại gọi là Cách mạng Tháng Mười . Âu nó cũng là một điềm báo về sự bất toàn của nó trong tương lai.
Bùi Đức Lại! Lại là hắn- Hắn đã từng thề thốt trung thành với CNCS và đảng của hắn, đã từng là thành phần cốt cán trong ban tổ chức TƯ của đảng CS. Nay hắn đã đổi màu, bội tín. Một kẻ có tâm địa như vậy thì gọi là gì được nhỉ?
Trả lờiXóa