Bà lão gần 100 tuổi cạnh nhà mình ngày trước thờ đại sư bằng một vị tượng nhỏ xíu, đặt ngay trên nóc của tủ đồ dạng thấp. Bà bảo bà thờ đại sư từ hồi khoảng 30 tuổi. Hàng ngày, bà lão dâng cơm lên cho đại sư trong một cái bát cũng nhỏ xíu.
Tượng đại sư của bà lão nhỏ xíu nhưng rất tinh xảo. Ngài ngồi trên ghế. Nét mặt trầm tĩnh, dung dị, và đặc biệt là toát ra cái cốt cách an nhiên tự tại. Vào nhà thấy nét mặt ngài là đã thấy vui ở trong lòng. Bây giờ, mỗi lần nhớ về bà lão là lại nhớ đến nét mặt của đại sư.
Tượng đại sư của bà lão nhỏ xíu nhưng rất tinh xảo. Ngài ngồi trên ghế. Nét mặt trầm tĩnh, dung dị, và đặc biệt là toát ra cái cốt cách an nhiên tự tại. Vào nhà thấy nét mặt ngài là đã thấy vui ở trong lòng. Bây giờ, mỗi lần nhớ về bà lão là lại nhớ đến nét mặt của đại sư.
Năm kia, năm 2016, lúc đến thắp hương cho bà lão ở ban Phật của gia đình, mình cũng không quên ra dâng một phong bánh đậu xanh Hưng Yên lên ban đại sư của bà lão. Vẫn ở trên nóc cái tủ đồ ấy, và bây giờ, hàng ngày làm thay công việc dâng cơm của bà lão là người con gái năm nay cũng sắp 80 rồi.
Hồi còn chưa xuống cạnh nhà bà lão, vào một mùa hè, thì mình đã đi du lãng vùng mà ngày trước đại sư tu hành rồi nhập định. Người gợi ý là cần phải đi, rồi trực tiếp chỉ dẫn chính cho mình ngày đó là thầy Shirakawa.
Cả một vùng rộng lớn trải dài qua mấy tỉnh ấy, đi rõng rã cả nửa tháng vẫn chưa hết các điểm chính, đều gắn với tên tuổi của đại sư. Xuống rửa chân dưới hồ nước lớn, người ta bảo ấy là hồ do đại sư kiến thiết để cứu hạn hán. Vào quán ăn mì, người ta bảo là mì do đại sư từng chế tác ra. Ngả người nằm ngủ trên phiến đá vắt vẻo dọc đường, người ta bảo đại sư cũng từng ngồi nghỉ chân ở đấy !
Những người cùng đi hành hương lần đó thì đủ các thành phần (học sinh sinh viên, hưu trí, nhân viên công ti, giáo sư đại học,...). Lúc đầu là một mình rồi cứ tụ thêm ít một, dần mà thành ra một toán với nhau vậy. Mọi người bảo nhau: đại sư đang cùng đi với chúng ta đó, ngài giúp chúng ta, nên đi bộ mà cứ như bay ! Mình có để ý thì thấy quả là đi có phần nhanh hơn lúc đi một mình, và tựa như không biết mệt mỏi là gì.
1. Bây giờ đang là tháng 2 năm 2018. Tuyết rơi, tuyết đọng lại hai bên đường dẫn lên am đá mà đại sư vẫn đang nhập định.
Đại sư đã nhập định hơn 1200 năm rồi. Lúc các đệ tử lên am đá mở cửa ra xem sau một thời gian đại sư nhập định, thì thấy ngài vẫn đang như sống. Cửa am đá được khép lại từ đó, tới hơn 1000 năm rồi vẫn chưa mở lại.
2. Đại sư vẫn đang còn sống. Nhân dân trong cả nước đều tin như vậy.
Bởi vậy, từ đó đến giờ, hơn 1200 năm, mỗi ngày cứ hai lần đều đặn, đệ tử lại dâng cơm lên mời ngài dùng. Gồm có cơm gạo tẻ, canh và các đồ chay mùa nào thức ấy.
3. Bây giờ, xem một ít ảnh chụp vào tháng 2 năm 2018. Cảnh mà các đệ tử cùng nhau gánh cơm lên dâng cho đại sư.
Trong ba đệ tử dâng cơm hàng ngày, thì vị đi dẫn lối ở phía trước được xem là người có khả năng nhìn thấy đại sư. Thầy vẫn đang sống ở đó, mỗi ngày dùng hai bữa cơm nhà chùa.
Viết tại Hà Nội, những ngày xuân đầu năm Mậu Tuất 2018
Giao Blog
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.
LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.
Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.