Có nhiều trang chia sẻ việc tu tập Phật trong đời thường bình dị bằng tiếng Việt. Trong số đó, có Chánh Tư Duy.
Ví dụ là một ít bài lấy về từ đó.
Dán nguyên ở bên dưới.
---
Một bài được viết bằng tiếng Việt, rồi được dịch ra tiếng Nhật.
1. Nguyên văn tiếng Việt
"
Hôm Thầy đến đã dặn trước là không được gọi “Thầy”, ấy mà tôi vẫn làm theo quán tính. Từ “Thầy” như đã lâu đời trong tâm thức, tôi không kềm được. Thế là tiếng Thầy khá vọng rõ trong cửa hàng nhỏ, khiến cho các em nhân viên vốn đã từng comments liền biết Thầy đến. Tôi đoan chắc nếu không thưa Thầy thì các em ấy còn ngờ ngợ vì chưa thể biết đích xác nếu chỉ nhìn qua hình ảnh trong trang mạng. Thầy là vậy, làm gì Thầy cũng chuẩn bị trước, căn dặn trước để khỏi phiền hà và được thoải mái. Đây cũng là một trong những đặc tính mà tôi được học từ Thầy rồi sau đó từ xứ sở Hoa anh đào…
Nhớ lại cách đâu không lâu, để chuẩn bị cho cửa hàng mới ở một quận khác khai trương, nhân viên chúng tôi được công ty phân công đi phát tờ rơi quảng cáo tới từng nhà ở các con phố xung quanh cửa hàng. Đeo balo với mấy trăm tờ rơi sau lưng, tôi hăm hở lên đường. Bất chợt, tôi nhớ tới những ngày đi phát tờ rơi ở thành phố Tomakomai trong thời gian tôi còn thực tập ở Nhật.
Tomakomai là một thành phố tương đối nhỏ, xa trung tâm của Hokkaido. Ấn tượng đầu tiên của tôi về Tomakomai là những con phố sạch sẽ, yên tĩnh, được thiết kế theo hình bàn cờ, những ngôi nhà rộng rãi với vườn bao xung quanh không một bóng người. Đi qua vài con phố, tôi tò mò nhòm qua khe cổng một căn nhà lớn, tôi thấy đằng sau bức vách bằng kính trong suốt là một người phụ nữ lớn tuổi đang ngồi nhâm nhi li trà chiều trong buồng bếp, ngắm nhìn khu vườn tuyệt đẹp với hàng cây cảnh được cắt tỉa gọn gàng . Dưới ánh nắng mùa thu vàng rực rỡ, ngắm nhìn từng cơn gió thu mát rượi thổi tung bay những chiếc lá vàng, tôi chợt đứng lặng giữa không gian rộng lớn ấy và tự hỏi “tôi có muốn một cuộc đời như thế không”. Một nỗi buồn thốt nhiên xâm chiếm tâm hồn tôi.
Song, không phải nỗi buồn của Hàn Mặc Tử với lời tự vấn “Tôi vẫn còn đây hay ở đâu/ Ai đem tôi bỏ dưới trời sâu” (Những giọt lệ). Hay là nỗi buồn vu vơ của “Ngô đồng nhất diệp lạc, thiên hạ cộng tri thu” (Ngô đồng một lá rụng, thiên hạ biết thu về), mà đó là nỗi buồn khi tôi nghĩ về một kiếp người, một kiếp người uổng phí khi không tu tập để rồi lại trôi lăn sinh tử. Chúng ta đang làm gì với cuộc đời mình khi những gì ta đang làm chỉ là để mình bị cuốn vào một vòng quay không hồi kết : sinh ra, lớn lên, đi làm , kiếm tiền, con cái, về già, và chết. Tôi nhìn cảnh nhiều người Nhật làm việc bất kể ngày đêm để rồi như báo đài vẫn đưa tin, khi thần kinh chịu đựng không nổi những căng thẳng, họ lại tìm tới cái chết như một sự giải thoát (mà khổ, muốn thoát nhưng nào có thoát được) mà không khỏi chạnh lòng.
Tôi nhớ một lần tôi từng hỏi Thầy “Thầy ơi, con muốn hỏi, mình sinh ra để làm gì ạ? Sự tồn tại của con người có ý nghĩa gì không?”. Tôi vẫn nhớ như in lời Thầy dạy ngày hôm ấy “Để tu tập thôi con ạ. Làm người để tu tập”. Và lúc đó, tôi đã không hiểu.
Tôi suy nghĩ rất nhiều về lời giải đáp của Thầy. Dần dà sau này, khi nghe nhiều bài giảng hơn về sự quý báu khi được làm người, về “tám tự do và mười thuận cảnh” thì tôi mới thấm thía. Dần dần tôi mới hiểu tại sao “Đã được làm người mà không tu tập Chánh pháp cũng giống như một người đến xứ sở ngọc báu mà trở về tay không, đó là một thất bại trầm trọng” (trích “14 thất bại trầm trọng của một đời người” – Thánh tăng Gampopa). Thật sự quá đáng tiếc, quá uổng phí.
Nói tới đây tôi mới chợt thấm thía tại sao Thầy không quản ngại đường xa, lại phải vất vả, không ngừng nghỉ, không gián đoạn trong công cuộc giáo hóa chúng sanh, chỉ dạy học trò như vậy. Bởi tôi trộm nghĩ, Thầy đã thấu hiểu những đau khổ của chúng sanh khi làm người mà không tu tập, xót thương cho con thuyền khi không người chèo lái nên cứ mãi trôi lăn trong sinh tử luân hồi nên dù có vất vả tới đâu, Thầy cũng không bao giờ ngừng hay từ bỏ vai trò của một “người lái đò bát nhã”.
Tôi không khỏi xúc động khi đọc những lời Thầy dạy trong “Thư gửi các trò 167: từ hiện tượng “Soái ca” ở sân bay đến những điều liên tưởng đạo pháp” “Thầy hứa rằng chẳng bao giờ rời xa các trò từ đây cho tới khi giác ngộ tối thượng, trừ phi các trò không còn nhận Thầy là Giáo thọ nữa…Thầy tin rằng, ở nơi Tịnh, Lạc, Chân, Thường chúng ta sẽ hạnh ngộ thường hằng trong từ quang vô lượng của Phật A mi đà”.
Vì thương lũ học trò căn cơ chậm lụt lại luôn bị ràng buộc bởi thế sự đa đoan mà Thầy đã đúc kết 25 năm tu tập để rồi truyền dạy cho chúng tôi những tu pháp rất dễ thực hiện (lục diệu pháp môn – tác quyền tâm linh của Mật gia Song Nguyễn, tương ứng với 6 âm của Thần chú Lục tự đại minh) cùng với những chỉ dạy luôn dựa trên tinh thần “pháp là cuộc sống”.
Có rất nhiều điều hay mà tôi học được từ vị Thầy, rồi lần hồi áp dụng vào cuộc sống, nhờ vậy mà đạt những thành công nhất định. Một ví dụ nhỏ như khi được Thầy dạy về thanh minh, về việc phải chú ý luyện tập ngữ điệu, cách nói chuyện từ tốn, rõ ràng, hay giữ gìn đạo phong, đạo hạnh khi tiếp cận trợ duyên cho chúng sanh, tôi cũng áp dụng luôn vào công việc khi tiếp cận nói chuyện với khách hàng, đào tạo nhân viên, trợ duyên cho các đồng nghiệp làm cùng. Thế là làm theo lời dạy của Thầy mà công việc của tôi lại thêm phần thuận lợi, việc thực hiện Bồ đề tâm dụng cũng bước đầu có kết quả. Tôi thực sự hạnh phúc và thầm cảm niệm ơn phước, sự gia hộ của Bổn tôn thông qua kênh vận chuyển vị Thầy để tôi có được ngày hôm nay.
Tôi cầu nguyện ngày càng nhiều hơn nữa chúng sanh hữu duyên tới được với chanhtuduy.com, với ánh sáng của chánh pháp, đừng trở về tay không khi đã tới nơi xứ sở đầy ngọc báu.
Con cầu nguyện sức khỏe và sự trường thọ của Thầy, Cô vì lợi lạc chúng sanh.
Cầu nguyện tất cả chúng sanh thành tựu hạnh phúc Phật tánh.
Om ah hum.
Thành phố Hồ Chí Minh – ngày 3/11/2016
Đệ tử Mật Thái Dương”
Bản tiếng Nhật: 本日の私
Nhớ lại cách đâu không lâu, để chuẩn bị cho cửa hàng mới ở một quận khác khai trương, nhân viên chúng tôi được công ty phân công đi phát tờ rơi quảng cáo tới từng nhà ở các con phố xung quanh cửa hàng. Đeo balo với mấy trăm tờ rơi sau lưng, tôi hăm hở lên đường. Bất chợt, tôi nhớ tới những ngày đi phát tờ rơi ở thành phố Tomakomai trong thời gian tôi còn thực tập ở Nhật.
Tomakomai là một thành phố tương đối nhỏ, xa trung tâm của Hokkaido. Ấn tượng đầu tiên của tôi về Tomakomai là những con phố sạch sẽ, yên tĩnh, được thiết kế theo hình bàn cờ, những ngôi nhà rộng rãi với vườn bao xung quanh không một bóng người. Đi qua vài con phố, tôi tò mò nhòm qua khe cổng một căn nhà lớn, tôi thấy đằng sau bức vách bằng kính trong suốt là một người phụ nữ lớn tuổi đang ngồi nhâm nhi li trà chiều trong buồng bếp, ngắm nhìn khu vườn tuyệt đẹp với hàng cây cảnh được cắt tỉa gọn gàng . Dưới ánh nắng mùa thu vàng rực rỡ, ngắm nhìn từng cơn gió thu mát rượi thổi tung bay những chiếc lá vàng, tôi chợt đứng lặng giữa không gian rộng lớn ấy và tự hỏi “tôi có muốn một cuộc đời như thế không”. Một nỗi buồn thốt nhiên xâm chiếm tâm hồn tôi.
Song, không phải nỗi buồn của Hàn Mặc Tử với lời tự vấn “Tôi vẫn còn đây hay ở đâu/ Ai đem tôi bỏ dưới trời sâu” (Những giọt lệ). Hay là nỗi buồn vu vơ của “Ngô đồng nhất diệp lạc, thiên hạ cộng tri thu” (Ngô đồng một lá rụng, thiên hạ biết thu về), mà đó là nỗi buồn khi tôi nghĩ về một kiếp người, một kiếp người uổng phí khi không tu tập để rồi lại trôi lăn sinh tử. Chúng ta đang làm gì với cuộc đời mình khi những gì ta đang làm chỉ là để mình bị cuốn vào một vòng quay không hồi kết : sinh ra, lớn lên, đi làm , kiếm tiền, con cái, về già, và chết. Tôi nhìn cảnh nhiều người Nhật làm việc bất kể ngày đêm để rồi như báo đài vẫn đưa tin, khi thần kinh chịu đựng không nổi những căng thẳng, họ lại tìm tới cái chết như một sự giải thoát (mà khổ, muốn thoát nhưng nào có thoát được) mà không khỏi chạnh lòng.
Tôi nhớ một lần tôi từng hỏi Thầy “Thầy ơi, con muốn hỏi, mình sinh ra để làm gì ạ? Sự tồn tại của con người có ý nghĩa gì không?”. Tôi vẫn nhớ như in lời Thầy dạy ngày hôm ấy “Để tu tập thôi con ạ. Làm người để tu tập”. Và lúc đó, tôi đã không hiểu.
Tôi suy nghĩ rất nhiều về lời giải đáp của Thầy. Dần dà sau này, khi nghe nhiều bài giảng hơn về sự quý báu khi được làm người, về “tám tự do và mười thuận cảnh” thì tôi mới thấm thía. Dần dần tôi mới hiểu tại sao “Đã được làm người mà không tu tập Chánh pháp cũng giống như một người đến xứ sở ngọc báu mà trở về tay không, đó là một thất bại trầm trọng” (trích “14 thất bại trầm trọng của một đời người” – Thánh tăng Gampopa). Thật sự quá đáng tiếc, quá uổng phí.
Nói tới đây tôi mới chợt thấm thía tại sao Thầy không quản ngại đường xa, lại phải vất vả, không ngừng nghỉ, không gián đoạn trong công cuộc giáo hóa chúng sanh, chỉ dạy học trò như vậy. Bởi tôi trộm nghĩ, Thầy đã thấu hiểu những đau khổ của chúng sanh khi làm người mà không tu tập, xót thương cho con thuyền khi không người chèo lái nên cứ mãi trôi lăn trong sinh tử luân hồi nên dù có vất vả tới đâu, Thầy cũng không bao giờ ngừng hay từ bỏ vai trò của một “người lái đò bát nhã”.
Tôi không khỏi xúc động khi đọc những lời Thầy dạy trong “Thư gửi các trò 167: từ hiện tượng “Soái ca” ở sân bay đến những điều liên tưởng đạo pháp” “Thầy hứa rằng chẳng bao giờ rời xa các trò từ đây cho tới khi giác ngộ tối thượng, trừ phi các trò không còn nhận Thầy là Giáo thọ nữa…Thầy tin rằng, ở nơi Tịnh, Lạc, Chân, Thường chúng ta sẽ hạnh ngộ thường hằng trong từ quang vô lượng của Phật A mi đà”.
Vì thương lũ học trò căn cơ chậm lụt lại luôn bị ràng buộc bởi thế sự đa đoan mà Thầy đã đúc kết 25 năm tu tập để rồi truyền dạy cho chúng tôi những tu pháp rất dễ thực hiện (lục diệu pháp môn – tác quyền tâm linh của Mật gia Song Nguyễn, tương ứng với 6 âm của Thần chú Lục tự đại minh) cùng với những chỉ dạy luôn dựa trên tinh thần “pháp là cuộc sống”.
Tôi cầu nguyện ngày càng nhiều hơn nữa chúng sanh hữu duyên tới được với chanhtuduy.com, với ánh sáng của chánh pháp, đừng trở về tay không khi đã tới nơi xứ sở đầy ngọc báu.
Con cầu nguyện sức khỏe và sự trường thọ của Thầy, Cô vì lợi lạc chúng sanh.
Cầu nguyện tất cả chúng sanh thành tựu hạnh phúc Phật tánh.
Om ah hum.
Thành phố Hồ Chí Minh – ngày 3/11/2016
Đệ tử Mật Thái Dương”
Bản tiếng Nhật: 本日の私
"
http://chanhtuduy.com/thu-sai-gon-toi-cua-ngay-hom-nay/
2. Bản dịch tiếng Nhật
"
本日の私
この間師匠が私の勤めている店にいらっしゃいました。いらっしゃる前に「師匠」と呼ばないでと注意されたのに、「師匠」という言葉がずっと前私の意識に思い込みました。
それで「師匠」という言葉が小さい店ではっきり大きく鳴りまして、ウェブサイトでコンメントした皆さんは師匠がいらっしゃっていると気が付きました。私が「師匠」と呼ばないとみんなさんもウェブサイトでの写真だけで正しく判断できないはずです。師匠はそうで、なんにをやっても迷惑をかけないように事前に予想できした。そういうこもを師匠により勉強になりました。
前月新店舗の準備のため、会社により店の周りにチラシ配りをやらせられました。チラシ配りと言って、日本での研修の間苫小牧市でチラシ配りのことを思い出しました。その時も今の安食店長にいろいろ世話になりました。
苫小牧市は北海道のセンタが遠く離れて、多くの静かな道、大きな庭の家があります。いくつかの道を歩いて、大きな家のゲートを覗きました。その時、お茶を飲んでいながら、庭を眺めているお祖母ちゃんを見えました。いきなり寂しさが私の心に盛り上がりました。そういう暮らしが本当にほしいのかと自問しました。それは人間のライフについて考えの寂しさです。
自分の暮らしはなんにをやっていますか。終わりのないサークルに巻き込まれ:生まれて、成長、就職、子供出産、死。多くの日本人が働いて、ストレスを我慢できないまで自殺するということを聞いてすごく寂しいです。
一回師匠に「師匠、人間の目的はなんですか。なんのため私たちが生まれましたか」と聞きました。その時師匠が「修行のためで」と返事してもらいましたが、分からなかった。
師匠の答えについてずっと考えて、それで、少しずつ理解するようになりました。師匠の説法をいろいろ聞いて、人間であることの貴重を分かりました。Gampopa聖者は
「人間であることなのに、正法により修まないといっぱい宝の所に行っても素手で帰ってしまった」と教えられました。本当にもったいないと思います。
そういうことについて話して、なぜ師匠が遠いところ、大変なことを超えて、、衆生の教育のため止めるということを分かっています。師匠が衆生の苦しみを深くりかいできたのからです。
「167号手紙」を読んで、師匠の言葉を思い出して、すごく感動いたします。
「あなた達が私を師匠として承認しないと除外して、あなた達を離れないと約束します」と描かれました。
師匠は弟子たちがかわいそうと思いましたので、25年間の修行をまとめて、「法は実際の暮らしだ」という精神を基づき、観音六字真言の6つ音と応して、簡単な6つ方法を総括して、弟子たちに伝えました。
とてもいいこと師匠により勉強になりまして、仕事と暮らしに適用して、マイナー成功になりました。例、声練習についてイントネーション、発音を師匠が教えていただいて、接客とスタッフ教育に適用しました。そのおかげで全部うまくいっています。本当に嬉しくて、今の私になるため師匠経由して仏陀の恩恵を感じられました。
これからもっと有縁のある読者がchanhtuduy.comを読んで、いっぱい宝の所に行って素手で帰えらないように祈ります。
師匠と奥様の健康及び長寿を祈ります。
一切衆生が仏陀の幸せを達成できるように祈ります。
ホーチミン市2016年11月3日
弟子
Mat Thai Duong.
"
http://chanhtuduy.com/%E6%9C%AC%E6%97%A5%E3%81%AE%E7%A7%81/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.
LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.
Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.