Bây giờ là xung quanh di sản mộc bản và những thần chú khắc/viết trên đó.
Tư liệu xếp ngược từ dưới lên.
---
4. Chánh Tư Duy tiếp tục lên bài
JJUN 8, 2016
CẢNH BÁO HIỆN TƯỢNG “PHÁT ẤN ĐỀN TRẦN”, “VAY TIỀN Ở MIẾU”, “XIN LỘC Ở CHÙA” SAU BÀI VIẾT CỦA BÁO THANH NIÊN “ĐIỀU KỲ BÍ XUNG QUANH NHỮNG TẤM MỘC BẢN”.
Thưa các bạn đọc chanhtuduy.com!
Các học trò nội ngoại viện Mật gia Song Nguyễn!
Hội viên Trung tâm Nghiên cứu & Ứng dụng và thực hành Yoga Tây Tạng!
Đã nhiều comments của các bạn đọc và học trò Mật gia Song Nguyễn phản hồi bài viết của báo Thanh Niên đăng vào ngày 02/06/2016, và tôi là tác giả 2 bài viết đã gửi đến tòa soạn báo Thanh Niên ngay từ ngày 03/06/2016 và một bài vào ngày 06/06/2016, cho đến nay là ngày 08/06/2016 có nghĩa là qua gần một tuần rồi, báo Thanh Niên chẳng hồi âm một dòng nào, phần bình luận cũng chẳng đăng một comments nào. Có gì khuất tất sau bài viết ấy, nhân vật Trinh Nguyên là ai mà có được sự bao che từ tòa soạn như vậy?
Nhận thấy tác hại khó lường từ những tư duy lệch chuẩn về giáo điển Phật môn do bài viết ấy đăng tải, tôi không thể làm người ngoài cuộc khi bản thân mình là người Phật tử với vai trò Giáo thọ tuệ tri thức, giảng dạy Phật pháp có trách nhiệm đả phá mầm tưởng tà kiến, bởi những điều kỳ bí huyền hoặc, không đúng với thực nghĩa giáo lý, gây ngộ nhận dẫn bạn đọc đến sự mê tín dị đoan. Do vậy, tôi viết tiếp bài thứ 3 gửi đến các bạn đọc và Ông Bộ trưởng Bộ Thông tin- Truyền thông tường lãm. Sau đây là nội dung tâm thư của người tâm đạo, mời bạn đọc và Ông Trương Minh Tuấn quá mục…
Kính gửi:
– Ông Trương Minh Tuấn, Bộ trưởng Bộ thông tin và truyền thông.
– Ban Thanh tra Bộ thông tin và truyền thông.
– Hội Nhà báo Việt Nam.
Tôi là Thinley Nguyên Thành – là một Phật tử, hành giả Phật giáo Mật tông Tây Tạng, dòng truyền thừa Ninh Mã, pháp hệ Quán Thế Âm, giáo thọ tuệ tri thức của Mật gia Song Nguyễn, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thực hành Yoga Tây Tạng, Chủ nhiệm Câu lạc bộ UNESCO khảo cứu và ứng dụng Yoga Tây Tạng, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Vừa qua, ngày 02/6/2016 Báo điện tử Thanh niên có đăng bài viết với tiêu đề “Điều kỳ bí quanh những tấm mộc bản” (http://thanhnien.vn/van-hoa/dieu-ky-bi-quanh-nhung-tam-moc-ban-709124.html). Sau khi đọc bài viết này của tác giả Trinh Nguyễn, tôi viết bài phản hồi những lập luận phi Phật pháp có thể gây ngộ nhận về công năng thần chú, khiến người dân Phật tử trở nên mê tín và tà kiến, sẽ bị lợi dụng bởi sự buôn thần bán thánh mang tựa đề “Từ một bài viết trên báo Thanh niên số 154 ra ngày thứ năm 02/06/2016: CẢNH GIÁC CHIÊU TRÒ BUÔN BÁN THẦN CHÚ” (http://chanhtuduy.com/tu-mot-bai-bao-tren-thanh-nien-154-ra-ngay-thu-nam-02062016-canh-giac-chieu-tro-buon-ban-chu), gửi đến báo Thanh Niên vào ngày 03/06/2016. Không biết trình độ ghi chép của Trinh Nguyễn như thế nào nhưng nội dung thể hiện trong bài đã khiến cho tôi nghi ngờ về “trái pháo” đang nổ trên bầu trời phiếm luận, chớ không phải là mảng xanh của Văn hóa Nghệ thuật của báo Thanh Niên. Ngay trong câu viết: “Mộc bản của 2 chùa ở Bắc Giang là Vĩnh Nghiêm (xã Trí Yên, huyện Yên Dũng) và Bổ Đà (xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên) ẩn chứa nhiều câu chú dùng để cầu siêu thoát cho người đã mất mà ít người dân địa phương biết được..(hết trích)”, bộc lộ rõ nét thần bí đến mức mê tín, gây ngộ nhận cho những ai muốn tìm hiểu Phật giáo.nhất là Phật giáo Mật tông.
Thưa Ông Trương Minh Tuấn, Bộ trưởng Bộ Thông tin- Truyền thông!
Những người không am tường giáo điển Phật đà lại làm vai trò người hướng dẫn công luận dễ gây ra hậu quả, hơn là kết quả. Bằng chứng cho thấy chính xác và nhanh nhất là những gì báo Whasinton Post đã viết vào ngày 25/05/2015, tôi sau một ngày Tiến sĩ Dương Ngọc Dũng đã tự ý lập ngôn ở chùa Ngọc Hoàng (xem bài http://chanhtuduy.com/ngan-ngam-cho-hoc-vi-tien-si-khoa-ton-giao-hoc-qua-bai-viet-tren-zing-vn). Tôi trích dẫn để minh họa: ““HO CHI MINH CITY, vietnam — President Obama stopped in front of a gold Buddha statue inside the ornate Jade Emperor Pagoda, where a guide explained that Vietnamese often portray the symbol of enlightenment as a female.
Still, he added, many Asian families prefer to give birth to a son.
“I like daughters,” Obama replied.
For the 54-year-old father of two teenage girls, the line was delivered with good humor and drew a chuckle from aides nearby. But it also served as a subtle message from a president who has tried to promote a set of democratic values to developing nations that includes equality for women.”(Nguồn: https://www.washingtonpost.com/politics/in-vietnam-obama-delivers-subtle-message-on-the-role-of-women/2016/05/25/c04aea3e-225d-11e6-aa84-42391ba52c91_story.html) (tạm dịch:
Still, he added, many Asian families prefer to give birth to a son.
“I like daughters,” Obama replied.
For the 54-year-old father of two teenage girls, the line was delivered with good humor and drew a chuckle from aides nearby. But it also served as a subtle message from a president who has tried to promote a set of democratic values to developing nations that includes equality for women.”(Nguồn: https://www.washingtonpost.com/politics/in-vietnam-obama-delivers-subtle-message-on-the-role-of-women/2016/05/25/c04aea3e-225d-11e6-aa84-42391ba52c91_story.html) (tạm dịch:
(“Hồ Chí Minh, Việt Nam – Tổng thống Obama dừng trước tượng Phật làm bằng vàng bên trong chùa Ngọc Hoàng, và người hướng dẫn giải thích rằng người Việt Nam thường khắc họa bức tượng của bậc giác ngộ dưới hình tướng nữ.
Tuy nhiên, ông ấy nói thêm, nhiều gia đình Châu Á thích sinh con trai.
“Tôi thích con gái” ông Obama trả lời.
Người cha 54 tuổi có hai đứa con gái ở độ tuổi vị thành niên như Tổng thống trả lời kèm theo sự hài hước và làm những người trợ lý đứng gần ông bật cười. Nhưng đây còn là một thông điệp tế nhị, khôn khéo của vị Tổng thống, người muốn phát huy các giá trị dân chủ tại các quốc gia đang phát triển, trong đó bao gồm sự bình đẳng đối với nữ giới”). Từ những điểm tham chiếu này, tôi liên tưởng đến hậu quả tương tự sẽ xảy ra trong tương lai khi mà người đọc ùn ùn kéo về Bắc Giang để xin “mật chú cầu siêu thoát” cho người thân đã mất.
Tuy nhiên, ông ấy nói thêm, nhiều gia đình Châu Á thích sinh con trai.
“Tôi thích con gái” ông Obama trả lời.
Người cha 54 tuổi có hai đứa con gái ở độ tuổi vị thành niên như Tổng thống trả lời kèm theo sự hài hước và làm những người trợ lý đứng gần ông bật cười. Nhưng đây còn là một thông điệp tế nhị, khôn khéo của vị Tổng thống, người muốn phát huy các giá trị dân chủ tại các quốc gia đang phát triển, trong đó bao gồm sự bình đẳng đối với nữ giới”). Từ những điểm tham chiếu này, tôi liên tưởng đến hậu quả tương tự sẽ xảy ra trong tương lai khi mà người đọc ùn ùn kéo về Bắc Giang để xin “mật chú cầu siêu thoát” cho người thân đã mất.
Nay với tư cách là bạn đọc, là người tu Phật pháp, giáo thọ tuệ tri thức đạo tràng Mật gia Song Nguyễn, tôi là Thinley- Nguyên Thành, đề nghị :
1/ Bộ trưởng Bộ Thông tin- Truyền thông và Thanh tra Bộ Thông tin- Truyền thông, cùng Hội nhà báo Việt Nam chỉnh lý thái độ thiếu tôn trọng bạn đọc, thiếu trình độ nghiệp vụ của Báo Thanh Niên ngang qua bài viết của Trinh Nguyễn.
2/ Xử lý tác nghiệp phạm luật báo chí vì rằng theo tin từ Bộ trưởng Bộ Thông tin – Truyền thông (TT-TT) Trương Minh Tuấn cho biết, Luật Báo chí mới vừa được Quốc hội khoá XIII, kỳ họp thứ 11 thông qua sáng nay (5.4) có một số nội dung mới so với Luật Báo chí hiện hành, trong đó có các quy định mới sau:
Điều 9 Luật Báo chí mới đã quy định các hành vi bị cấm trong hoạt động báo chí, trong đó đã quy định cụ thể hơn, rõ ràng hơn một số hành vi so với Luật Báo chí hiện hành, có bổ sung một số hành vi như: Thông tin về những chuyện thần bí gây hoang mang trong xã hội, ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội và sức khỏe của cộng đồng….
Cải chính và xử lý vi phạm: Nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị báo chí thông tin sai sự thật, Luật Báo chí mới đã bổ sung một số quy định mới về cải chính như: Báo chí điện tử, ngoài việc đăng, phát lời cải chính, xin lỗi còn phải gỡ bỏ ngay thông tin sai sự thật đã đăng, phát. Các cơ quan báo chí, trang thông tin điện tử tổng hợp đã đăng, phát thông tin của cơ quan báo chí khác có nội dung phải cải chính, xin lỗi cũng phải thực hiện đăng lại cải chính, lỗi của cơ quan báo chí vi phạm. Đồng thời quy định cụ thể vị trí cải chính đối với từng loại hình báo chí.”
(Đường link tham khảo: http://thanhnien.vn/thoi-su/bo-truong-bo-tttt-nguyen-bac-son-luat-bao-chi-moi-tao-hanh-lang-phap-ly-quan-trong-688794.html)
(Đường link tham khảo: http://thanhnien.vn/thoi-su/bo-truong-bo-tttt-nguyen-bac-son-luat-bao-chi-moi-tao-hanh-lang-phap-ly-quan-trong-688794.html)
Kính thưa Ông Bộ trưởng Trương Minh Tuấn
Có nói rằng, biết luật mà phạm luật, tội trạng sẽ nặng hơn. Chính báo thanh nien online đã đăng bài phỏng vấn này hẳn họ cũng biết rõ quy định về luật báo chí rằng đưa những tin thần bí gây ảnh hưởng vì định hướng sai lệch dư luận xã hội như bài viết của tác giả Trinh Nguyễn là hành vi bị cấm và khi đã vi phạm thì họ phải có lời cải chính và gỡ bài vi phạm. Nhưng hỡi ôi họ lại thuộc kiểu “cái tay nhanh hơn cái đầu”, lén lút ém nhẹm comment mà không có một lời xin lỗi độc giả, nhất là những độc giả tâm huyết có đôi lời góp ý với họ. Vậy lương tâm nhà báo họ để đâu? Chắc để đâu đó trong tủ mà lại quên chìa khoá chăng?
Đôi lời tâm huyết vì tiên lượng hậu quả tương lai có thể xảy ra tương tự như “phát ấn Đền Trần”, “Vay tiền ở Miếu”, “Xin lộc ở chùa”, dấy lên tệ nạn mê tín tràn lan trong đời sống văn hóa tín ngưỡng của người dân, tôi tha thiết mong đợi sự giải quyết vấn đề phòng khỏi rơi vào trường hợp mà người xưa khuyến cáo “Đừng khinh việc nhỏ, lổ nhỏ làm đắm thuyền”.
Trân trọng kính chào Ông với lời cầu chúc sức khỏe và thành đạt trong sự nghiệp Thông tin và Truyền thông đúng hướng.
Làng Phước Thành ngày 08/06/2016
Nay kính thư
Thinley- Nguyên Thành
http://chanhtuduy.com/viet-tiep-vu-mat-chu-cau-sieu-thoat/
3. Chánh Tư Duy tiếp tục lên bài
"
JUN 6, 2016
CÔNG LÝ MÀ PHI LÝ VÌ “THANH NIÊN” NHƯNG SỨC BẬT “ÔNG GIÀ”
Viết tiếp vụ mật chú cầu siêu thoát(!) ở 2 chùa tỉnh Bắc Giang do báo Thanh Niên đăng ngày 02/06/2016:
BÁO “THANH NIÊN”, SỨC BẬT “ÔNG GIÀ”
- Sau khi đọc bài viết của tác giả Trinh Nguyễn trên báo Thanh Niên ra ngày thứ năm 02/06/2016, tôi viết bài phản hồi những lập luận phi Phật pháp có thể gây ngộ nhận về công năng thần chú, khiến người dân Phật tử trở nên mê tín và tà kiến, sẽ bị lợi dụng bởi sự buôn thần bán thánh mang tựa đề “Từ một bài viết trên báo Thanh niên số 154 ra ngày thứ năm 02/06/2016: CẢNH GIÁC CHIÊU TRÒ BUÔN BÁN THẦN CHÚ” (http://chanhtuduy.com/tu-mot-bai-bao-tren-thanh-nien-154-ra-ngay-thu-nam-02062016-canh-giac-chieu-tro-buon-ban-chu), gửi đến báo Thanh Niên vào ngày 03/06/2016.
- Giờ đây, khi tôi đang viết những dòng chữ này, tôi được biết những bạn đọc chanhtuduy.com cũng đã gửi comments đến bài viết ấy ngay sau khi đọc. Đến nay, thời điểm này là 18.30 ngày 06/06/2016, báo Thanh Niên không đăng tải một comment nào, nhưng bên ngoài ghi dòng chữ “chưa có bình luận”. Tại sao? Chỉ có người phụ trách mảng Văn hóa của tờ báo mới biết! Sáng nay, bản thân tôi gửi thêm một comment phản hồi, đến chiều cũng chẳng thấy bóng dáng nào. Có lẽ bài viết của tôi và những comments bình luận “thuốc đắng dã tật” ấy bất lợi cho bài viết của Trinh Nguyễn sao mà không có hồi đáp?
Tôi viết bài phản hồi bằng tinh thần đóng góp xây dựng, đồng thời chỉ ra những lỗi sai về tri kiến Phật học, sẽ gây hậu quả về sau nếu không có sự đính chính và sửa đổi. Điều này không phải tôi nghiêm trọng hóa vấn đề mà thực tế đã chứng minh. Bạn đọc còn nhớ là trưa ngày 16 giờ chiều ngày 24/05/2016 Tổng thống Barack Obama đến thăm chùa Ngọc Hoàng, người hướng dẫn viên là Tiến sĩ Dương Ngọc Dũng nói ra những điều sai lệch về thực nghĩa đạo Phật, gây ảnh hưởng thể diện quốc gia và truyền thống dân tộc, nhất là gây ngộ nhận về bình đẳng giới qua sự giới thiệu cầu xin con trai ở chùa này. Tôi đã viết bài phản ánh mang tựa đề “Ngán ngẫm cho học vị Tiến sĩ qua bài viết của Zing.vn” (http://chanhtuduy.com/ngan-ngam-cho-hoc-vi-tien-si-khoa-ton-giao-hoc-qua-bai-viet-tren-zing-vn/).
Khi bài được đăng lên ông Nguyễn Công Lý cho rằng đây là việc cỏn con, đừng để bé xé ra to bằng một comment dài gửi đến chanhtuduy.com (Theo thiển ý của tôi,ta không nên vì một chuyện nhỏ nhặt cỏn con mà thổi phồng lên, tức ‘chuyện bé xé ra to’( trích nguyên văn). Tôi đã đối luận với ông Nguyễn Công Lý về vấn đề này qua bài “Đối luận với ông Nguyễn Công Lý về sự kiện ông Dương Ngọc Dũng..” (http://chanhtuduy.com/doi-luan-voi-nguyen-cong-ly-ve-su-kien-ong-duong-ngoc-dung-mot-nua-banh-mi-la-banh-mi-mot-nua-chan-ly-la-gi/). Ở trang Văn hóa báo Một thế giới, bạn đọc Thiên Lang lên tiếng cho rằng trò Mật Hạnh Giác (Phạm Đức Dũng) làm “nghiêm trọng vấn đề” (http://motthegioi.vn/giao-duc-c-69/ban-tron-lich-su-c-111/can-lam-ro-y-tong-thong-obama-thap-huong-le-phat-thi-khong-tot-ve-sau-34669.html).
Tôi và bạn đọc chanhtuduy.com, báo Một thế giới, học trò Mật gia Song Nguyễn lên tiếng như thế nào đi nữa thì Nguyễn Công Lý và Thiên Lang vẫn bảo thủ, cố chấp. Thậm chí Nguyễn Công Lý bí thế, yếu lý trong đối luận, liền chuyển sang kế “phóng hỏa mù” bằng ngôn từ vĩa hè, bịa đặt thông tin để gỡ gạc nỗi đắng cay vì ảo tưởng của mình. Còn Thiên Lang sau khi bài phản hồi do Ông Dương Ngọc Dũng gửi đến chanhtuduy.com vào ngày 03/06/2016, lộ nguyên hình “tuy hai mà một” với Dương Ngọc Dũng. Rồi thực tế diễn ra như thế nào? Hậu quả ra sao? Thì đây là “hậu quả nhãn tiền” tôi nêu ra nhận định của tờ Washington Post về sự cố tâm linh đó: “HO CHI MINH CITY, vietnam — President Obama stopped in front of a gold Buddha statue inside the ornate Jade Emperor Pagoda, where a guide explained that Vietnamese often portray the symbol of enlightenment as a female.
Still, he added, many Asian families prefer to give birth to a son.
“I like daughters,” Obama replied.
For the 54-year-old father of two teenage girls, the line was delivered with good humor and drew a chuckle from aides nearby. But it also served as a subtle message from a president who has tried to promote a set of democratic values to developing nations that includes equality for women.”
(Nguồn: https://www.washingtonpost.com/politics/in-vietnam-obama-delivers-subtle-message-on-the-role-of-women/2016/05/25/c04aea3e-225d-11e6-aa84-42391ba52c91_story.html) (tạm dịch:
Still, he added, many Asian families prefer to give birth to a son.
“I like daughters,” Obama replied.
For the 54-year-old father of two teenage girls, the line was delivered with good humor and drew a chuckle from aides nearby. But it also served as a subtle message from a president who has tried to promote a set of democratic values to developing nations that includes equality for women.”
(Nguồn: https://www.washingtonpost.com/politics/in-vietnam-obama-delivers-subtle-message-on-the-role-of-women/2016/05/25/c04aea3e-225d-11e6-aa84-42391ba52c91_story.html) (tạm dịch:
(“Hồ Chí Minh, Việt Nam – Tổng thống Obama dừng trước tượng Phật làm bằng vàng bên trong chùa Ngọc Hoàng, và người hướng dẫn giải thích rằng người Việt Nam thường khắc họa bức tượng của bậc giác ngộ dưới hình tướng nữ.
Tuy nhiên, ông ấy nói thêm, nhiều gia đình Châu Á thích sinh con trai.
“Tôi thích con gái” ông Obama trả lời.
Người cha 54 tuổi có hai đứa con gái ở độ tuổi vị thành niên như Tổng thống trả lời kèm theo sự hài hước và làm những người trợ lý đứng gần ông bật cười. Nhưng đây còn là một thông điệp tế nhị, khôn khéo của vị Tổng thống, người muốn phát huy các giá trị dân chủ tại các quốc gia đang phát triển, trong đó bao gồm sự bình đẳng đối với nữ giới”)
Tuy nhiên, ông ấy nói thêm, nhiều gia đình Châu Á thích sinh con trai.
“Tôi thích con gái” ông Obama trả lời.
Người cha 54 tuổi có hai đứa con gái ở độ tuổi vị thành niên như Tổng thống trả lời kèm theo sự hài hước và làm những người trợ lý đứng gần ông bật cười. Nhưng đây còn là một thông điệp tế nhị, khôn khéo của vị Tổng thống, người muốn phát huy các giá trị dân chủ tại các quốc gia đang phát triển, trong đó bao gồm sự bình đẳng đối với nữ giới”)
Từ những điểm tham chiếu này, tôi liên hệ đến tờ Thanh Niên đã đăng bài của tác giả Trinh Nguyễn. Nội dung bài viết này lệch chuẩn tâm linh về Phật giáo, nhất là Mật tông, sẽ vô tình gây ra tà kiến, thậm chí là mê tín như tôi đã viết trong bài “Cảnh báo chuyện buôn bán thần chú” như đã nêu trên. Báo Thanh Niên chắc có lẽ cho đó là chuyện nhỏ, cỏn con, đừng làm nghiêm trọng mà bé xé ra to. Người xưa có dạy “Đừng khinh việc nhỏ, lổ nhỏ đắm thuyền”, và mọi người cũng hiểu rằng tàn lửa nhỏ đốt cháy cả núi rơm, con rắn độc nhỏ nhưng cắn chết người. Xin đừng để hậu quả xảy ra rồi mới chữa cháy, tìm cách lấp liếm như tờ báo Zing.vn. Tôi là một Phật tử, là người hành trì và giảng dạy Mật giáo nên hiểu đâu là tác hại, dù chỉ là vài từ viết ra như ai đó cho rằng “mật chú cầu siêu thoát”…, được tôi luận giải và phân tích trong bài trước đã gửi báo Thanh Niên rồi ((http://chanhtuduy.com/tu-mot-bai-bao-tren-thanh-nien-154-ra-ngay-thu-nam-02062016-canh-giac-chieu-tro-buon-ban-chu),)! Với tinh thần hộ pháp và hoằng pháp trên nền tảng Bồ đề tâm, tôi đề nghị quý báo Thanh Niên đừng khinh suất và chủ quan về vấn đề tôi đã góp ý với bài viết của Trinh Nguyên. Hãy trả lời công khai cho bạn đọc biết dù muộn còn hơn không! Đừng hướng dẫn công luận đi vào chỗ “cầu siêu thoát” bằng thần chú được ẩn mật trong những mộc bản ở 2 chùa này. Tôi đề nghị báo Thanh Niên đừng mang vóc dáng và sức khỏe của một ông già lọm cọm, mắt bị mù, tai bị điếc, tinh thần bạc nhược trước 8 ngọn gió thế gian (vinh nhục khen chê được mất sướng khổ). Cầu nguyện tất cả chúng sanh sở hữu một ý thức tàm quý vì mình và người khác!
Làng Phước Thành ngày 06/0/06/2016
Thinley- Nguyên Thành
"
http://chanhtuduy.com/cong-ly-ma-phi-ly-vi-thanh-nien-nhung-suc-bat-ong-gia/
2. Chánh Tư Duy phản biện
"
JUN 3, 2016
Từ một bài báo trên Thanh niên số 154 ra ngày thứ năm 02/06/2016:
1. Bài trên Thanh Niên
Từ một thực nghĩa giải thoát, thần chú là bản tâm chư Phật bị biến dạng thành một giao dịch tâm linh không hơn không kém. Đó là những gì được thấy trong bài “Điều kỳ bí quanh những tấm mộc bản” tác giả Trinh Nguyễn đăng trên báo thứ năm ngày 02/06/2016.
TỪ NGỘ NHẬN VỀ THỰC NGHĨA THẦN CHÚ…
Trong bài viết tác giả Trinh Nguyễn hiện ra những bậc thức giả, học giả, có chức vị cao trong giới học thuật như PGS-TS Lê Thị Minh Lý, nguyên Phó cục trưởng Cục Di sản văn hóa, Bộ VH-TT-DL; nào là TS Phạm Văn Tuấn (Viện Hán Nôm); nào là PGS-TS Nguyễn Quốc Tuấn, Viện trưởng Viện nghiên cứu Tôn giáo; nào là TS Nguyễn Sử (Viện nghiên cứu Tôn giáo); nào là GS- TS Vũ Đức Nghiệu (Đại học Quốc gia Hà Nội); nào là PGS-TS Lương Hồng Quang…Đến đây là hết rồi, nếu còn thì tác giả Trịnh Nguyễn cũng đưa vào để bảo chứng cho bài viết của mình, nâng cao tâm và tầm của bản thân, người được hội kiến nhiều “bóng cả cây cao” trong làng học thuật nghiên cứu tôn giáo (!).
Không biết trình độ ghi chép của Trinh Nguyễn như thế nào nhưng nội dung thể hiện trong bài đã khiến cho tôi nghi ngờ về “trái pháo” đang nổ trên bầu trời phiếm luận, chớ không phải là mảng xanh của Văn hóa Nghệ thuật của báo Thanh Niên. Ngay trong câu viết : “Mộc bản của 2 chùa ở Bắc Giang là Vĩnh Nghiêm (xã Trí Yên, huyện Yên Dũng) và Bổ Đà (xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên) ẩn chứa nhiều câu chú dùng để cầu siêu thoát cho người đã mất mà ít người dân địa phương biết được..(hết trích)”, bộc lộ rõ nét thần bí đến mức mê tín, gây ngộ nhận cho những ai muốn tìm hiểu Phật giáo Mật tông.
Thần chú theo tiếng Phạn là “Mantra” có nghĩa là “bảo hộ tâm thức” thoát khỏi uế trược, phiền não (trích tác phẩm “Một đời người một câu thần chú” tác giả Nguyên Thành trang 35, NXB Văn hóa Thông tin). Từ đây suy ra, thần chú mang tác dụng và đạt hiệu quả dành cho người đang sống (bởi vì đã mất còn gì để bàn về “uế trược”, “phiền não”). Theo trước tác “Trung ấm giáo văn cứu độ đại pháp” của một đại thành tựu giả Mật tông là Liên Hoa Sanh đại sĩ (Padmashambhava), thần chú chỉ có tác dụng siêu thoát khi chính hương linh là người tu tập với thần chú, trở thành phản xạ tâm linh có điều kiện, chớ không phải thầy tu tụng kinh, niệm chú mà cầu siêu thoát được cho người đã mất. Vì vậy, tôi thắc mắc rằng những gì Trinh Nguyễn viết như trên là tự mình hiểu mà viết ra, hay ghi lại đại ý của mấy giáo sư tiến sĩ kia?
Lại nữa, không hề có một cụm từ như Trinh Nguyễn dùng “cầu siêu thoát” bởi vì trong từ “cầu siêu” đã có sự thoát cho nên gọi là “siêu thoát”. Chưa bao giờ thầy tu đạo Phật cầu cho ai đó mà họ được “siêu thoát” mà chính bản thân hương linh đó đã tu tập miên mật trong lúc sinh thời mới quyết định thành công. Trong kinh Tăng chi bộ I, ngài Ana hỏi Phật về sự niệm Phật, tụng kinh, trì chú cho hương linh siêu thoát. Bằng hình ảnh ném hòn đá xuống giếng, đổ dầu xuống giếng, Đức Phật dạy không thể làm gì được cho hương linh trừ phi nghiệp ác hay lành của họ khi còn sống đã gây tạo mà theo đó đọa xuống cõi thấp, hoặc lên cõi cao; hoàn toàn không dựa vào tha lực tâm linh từ cầu nguyện, cầu siêu, tụng niệm của thầy tu.
Từ những điểm tham chiếu này suy ra những gì lập luận của Trinh Nguyễn (hay là những vị giáo sư tiến sĩ kia) đều là tà kiến, trái với chánh kiến Phật đà, cụ thể là luật tắc Nhân Quả. Nếu thần chú từ mộc bản ở 2 chùa trên thực sự có công năng “cầu siêu thoát” thì người sống chẳng cần làm lành, tránh dữ, chẳng phải tu tập, tụng kinh, niệm Phật, trì chú, ngồi thiền! Lại nữa, để thần chú mà tôi khẳng định rằng không nên dùng từ “mật chú” bởi vì thần chú được tuyên thuyết từ đại định tam muội là để phổ hóa đến chúng sanh, nương theo phương tiện này mà hành trì giải thoát, cớ sao lại bí mật? Học giả, thầy tu người Tàu trước đây muốn dịch từ tiếng Phạn là “mantra” sang ý nghĩa là “bí mật”, “ẩn mật” là sai lầm. Chính vì từ “mật” này mà nhiều Phật tử bị tà sư lợi dụng và cũng là bức bình phong che đậy sự dốt nát của mình bằng lý do “bí mật” nên không “giảng thuyết”, rồi “bí mật” nên cao siêu cần phải đợi cơ duyên, thiên cơ mới hiểu, mới được truyền thụ…Thực ra, họ chẳng biết gì ngoài sự xảo trá, dối gạt đệ tử mình khi họ thỉnh cầu tu pháp Mật chú thừa!
…ĐẾN CHUYỆN TÀY ĐÌNH LÀ BUÔN BÁN THẦN CHÚ
Một bạn đọc tên là Nguyễn Kim Oanh ngụ quận Hà Đông, thuộc thành phố Hà Nội lên zalo hỏi tôi một cách thẳng thắn: “Thầy nghĩ sao về việc buôn “pháp”? Con thấy có người đem pháp ra bán cho học trò là những người muốn tu hoc. Họ bán những câu chú đơn giản với giá 1,5 triệu. Họ ra giá bán những câu chú phức tạp hơn một chút, và vài cách bắt ấn với giá 5 triệu. Họ muốn tu taapjj cao hơn, học thêm 7 cách bắt ấn và những bài chú nữa với giá 10 triệu. Họ còn nói biết thêm những cách bắt ấn và trì chú có thể chữa bệnh cho chúng sanh. Thầy nghĩ sao ah?” (trích nguyên văn trên zalo của trò Nguyễn Kim Oanh tự giới thiệu mình học Mật tông ở phía Bắc, theo dòng Drukpa, dưới sự hướng dẫn của thượng tọa Thích Minh Trí, và Sư Ông Đạo Ấn).
Khi tôi hỏi chính xác chùa nào, vị sư nào thì Nguyễn Kim Oanh không trả lời, và viết “Con có nói ra thầy cũng không biết, khi nào thầy Hà Nội con sẽ dẫn đến địa chỉ cụ thể”. Ngoài ra, trò Nguyễn Kim Oanh còn quả quyết rằng : “Con tận mặt gặp, ngồi đối diện và nghe người đó nói. Con ngồi nghe được một lúc thì con bỏ về…” (trích nguyên văn trên zalo). Đương nhiên, những vị Du già sư (Kim cang thượng sư) chân chánh thì không thể có “giao dịch” thương mại tâm linh này bởi vì lẽ họ biết thần chú bao gồm 5 công năng (kính ái; tăng ích; tiêu tai; hàng phục; câu triệu) nhưng không có công năng chữa thân bệnh. Năm xưa, Đức Phật đau bệnh cũng nhờ vào lương y Kỳ Đà bốc thuốc đó thôi! Cho nên những trao đổi tiền bạc bằng thần chú đều là chiêu trò lừa gạt.
Sau khi thấy trò Nguyễn Kim Oanh tỏ thái độ bất mãn, “người đó đổ lỗi cho một sư phụ là một vị thầy tu nào đó trong miền Nam, và tiền đó gửi cho thầy đó gửi pháp ra ngoài này cho đạo tràng tu học” (trích nguyên văn từ zalo Nguyễn Kim Oanh). Quả thật là một chiêu lừa “hiểm độc” vì tiền mình lấy lỗi thì người khác chịu, cụ thể ở đây là đổ hết qua thầy tu nào đó ở miền Nam. Tội này gọi là vu khống phạm vào Điều 122 Bộ luật hình sự phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm. Riêng với luật tắc Nhân Quả nhà Phật thì phạm giới đại vọng ngữ hại người; lại thêm buôn thần bán chú thì sau khi mạng chung bị đọa ngay vào địa ngục cắt lưỡi.
Tuy nhiên, hôm nay tôi mới được biết thì chắc rằng trước đây thực trạng này đã có diễn ra nơi đất Bắc, một mảnh đất màu mỡ cho những tên tà sư đội lốt tu hành Mật tông làm điều xằng bậy. Tôi nghĩ rằng Ban kiểm tăng của Giáo hội Phật giáo Trung ương nên điều tra thực trạng này để giúp Phật tử không bị lưới ma trói buộc mà tiền mất tật mang. Trở lại bài viết “Điều kỳ bí quanh những tấm mộc bản” ở 2 chùa nêu trên tôi thấy có đoạn văn : “Hiện tại, người dân vẫn có nhu cầu về những câu mật chú đó, phải đến chùa xin” (hết trích). Phải chăng từ chỗ bí mật này rồi sẽ được “bật mí” khi giao dịch tâm linh được thỏa thuận?
Riêng PGS-TS Nguyễn Quốc Tuấn, Viện trưởng Viện nghiên cứu Tôn giáo cho rằng “đây là những mật chú cần có để người mất biết tìm đường về chốn cực lạc” (trích dẫn nguyên văn trong bài báo). Rõ là một lập luận khinh suất trái với luật tắc Nhân Quả của Phật đà, biến thần chú vốn là phương tiện bảo hộ tâm thức để người tu chuyển hóa tâm từ phàm sang thánh thì nay lại dùng làm “chiếc xe” siêu tốc để về cực lạc quốc? Trong khi đó, làm ra vẻ chắc chắn cho sự hiểu biết của mình, ông Tuấn nói: “Họ dùng mộc bản in ra và dẫn vong. Những người đội dải lụa, mà vẫn đội câu dẫn vong ấy, sẽ dán cái đó lên dải lụa, ,sau đó thì đốt..” (trích nguyên văn mà ở đoạn này tác giả viết tối nghĩa -NV). Thật sai lầm! Trong “Thánh nữ kinh” đại sĩ Liên Hoa Sanh, Sơ tổ Mật tông Tây Tạng khuyến cáo rằng “Người tu chưa đắc thánh quả không được cầu siêu cho vong linh”, nay những dân thường là ai, trình độ tâm linh như thế nào mà nhờ vào mấy câu chú, dải lụa đội đầu mà dẫn vong? Không biết ông Nguyễn Quốc Tuấn dựa vào kinh điển đạo Phật nào mà mô tả phương thức dẫn vong như trên, trong khi đó hướng dẫn hương linh được mô tả cụ thể, chi tiết từng giai đoạn một trong “Trung ấm giáo văn cứu độ đại pháp” (Tử thư Tây Tạng) do đại sĩ Liên Hoa Sanh trước tác, không hề có mô thức dẫn vong như kiểu ông Tuấn nêu trên.
THAY LỜI KẾT
Những gì bài báo nêu ra trên luận chứng từ những nghiên cứu, trích dẫn luận điểm của các vị có học hàm, học vị nêu trên hoàn toàn trái với diệu lý Phật đà, trái ngược với giáo pháp Phật môn, nhất là liên quan công năng của thần chú mà họ gọi là “mật chú” (một cách dịch xảo biện của dân học giả và sư thầy Trung Quốc). Tôi mong rằng bạn đọc Phật tử nên hiểu thực nghĩa của câu thần chú là bản tâm chư Phật, là phương tiện chuyển hóa tâm hiện kiếp, chớ không phải là sự “quảng cáo” cầu siêu để trục lợi như thực trạng nêu trên. Vô tình chung không nắm vững yếu nghĩa giáo điển Phật đà, những nhà nghiên cứu không đi sâu vào tính uyên áo, thậm thâm thực nghĩa Giải thoát mà chỉ cổ súy hời hợt bên ngoài, khiến cho bạn đọc ngộ nhận, gián tiếp hỗ trợ cho đường dây buôn thần bán chú đang diễn ra như bạn đọc Nguyễn Kim Oanh phản ánh và bài báo đã nêu ra một hình ảnh “đặc trưng” của giao dịch tâm linh mà tôi phân tích ở trên. Thực tế vừa qua, sự cố tâm linh từ Giáo sư-Tiến sĩ Dương Ngọc Dũng đã phạm sai lầm nghiêm trọng khi thuyết giáo về giáo lý Phật đà là bài học còn đó tính thời sự. Mong rằng những ai viết bài về Phật học, đạo Phật nên cẩn trọng ngôn từ biểu đạt!
Tôi cầu nguyện cho ngọn đuốc chánh kiến Phật đà tỏa sáng muôn phương
Tôi cầu nguyện tất cả chúng sanh tĩnh thức với trạng thái Giác ngộ
Làng Phước Thành ngày 03/06/2016
Thinley- Nguyên Thành (Giáo thọ Tuệ tri thức Đạo tràng Mật gia Song Nguyễn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu & Ứng dụng thực hành Yoga Tây Tạng, Chủ nhiệm CLB UNESCO Khảo cứu và Ứng dụng Yoga Tây Tạng, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu)
"
1. Bài trên Thanh Niên
Mộc bản chùa Bổ Đà |
Mộc bản của 2 chùa ở Bắc Giang là Vĩnh Nghiêm (xã Trí Yên, H.Yên Dũng) và Bổ Đà (xã Tiên Sơn, H.Việt Yên) ẩn chứa nhiều câu chú dùng để cầu siêu thoát cho người đã mất mà ít người dân địa phương biết được.
Khi PGS-TS Lê Thị Minh Lý, nguyên Phó cục trưởng Cục Di sản văn hóa, Bộ VH-TT-DL, nói chuyện với những người bán nước ở cổng chùa Bổ Đà, họ gần như không biết gì về bộ kinh quý đang được lưu giữ trong chùa này. “Nếu như chính những người ở ngay cộng đồng quanh đó không biết đến di sản thì làm sao di sản có thể phát huy giá trị được”, bà nói. Trong khi đó, mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm đã được công nhận là di sản tư liệu thế giới ở châu Á - Thái Bình Dương.
Những mật chú cầu siêu
|
Nếu như mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm là bộ kinh còn lại của phái Trúc Lâm Yên Tử thì mộc bản Bổ Đà lại là bộ kinh còn lại của dòng thiền Lâm Tế. Tuy nhiên, chúng rất giống nhau vì đều hé lộ những phong tục trước đây. Cụ thể, theo TS Phạm Văn Tuấn (Viện Hán Nôm), một số trang mộc bản chùa Bổ Đà lưu những câu chú được dùng để cầu siêu thoát cho người đã mất. Người xưa in những câu này trên 6 miếng vải hoặc giấy để dán trên 6 tấm gỗ của quan tài hay bỏ vào trong quan tài.
PGS-TS Nguyễn Quốc Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu tôn giáo, cũng cho biết mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm có những câu mật chú để cầu siêu. Đây là những mật chú cần có để người mất biết tìm đường về chốn cực lạc. Người dân cũng có nhu cầu về những câu mật chú như vậy. “Họ dùng mộc bản in ra và dẫn vong. Những người đội dải lụa, mà vẫn gọi là đội cầu để dẫn vong sẽ dán cái đó lên dải lụa, sau đó thì đốt. Tôn giáo lo cho con người từ lúc sinh ra đến lúc cuối đời, mất đi là như thế”, ông Tuấn nói. Hiện tại, người dân vẫn có nhu cầu về những câu mật chú đó, phải đến chùa xin.
Bên cạnh đó, theo ông Tuấn, trên mộc bản ở chùa Bổ Đà còn có các hình khắc Đức Phật Tổ Như Lai, Phật Thích Ca tọa trên đài sen, Quan Thế Âm Bồ Tát, các vị La Hán... Các họa tiết này mang lại giá trị thẩm mỹ cao, nét đẹp hài hòa giữa chữ và tranh, góp phần làm tăng thêm ý nghĩa Phật giáo và có tác động trực diện đến việc truyền thụ, tiếp nhận Phật giáo. Theo TS Nguyễn Sử (Viện Nghiên cứu tôn giáo), những hình khắc này khi in ra cũng rất đẹp và gần gũi với người dân.
GS-TS Vũ Đức Nghiệu (ĐH KHXH-NV, ĐH Quốc gia Hà Nội) cho biết trong mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm có những nội dung khuyến thiện, giới hạn cái ác như bản khắc sách Kính tín lục được in phổ biến trong dân gian để làm phúc. Ở cuối sách là phụ lục 4 phương thuốc: Quyên tử đọa thai dị báo, Cứu cấp ngũ tuyệt lương phương, An thai thôi sinh phương, Bất xuất thiên hoa kinh nghiệm kỳ phương. 4 phương thuốc này được đưa vào phụ lục sách để truyền bá kinh nghiệm nhằm cứu người. Sách Kính tín lục không phải sách y học nhưng có một số nội dung về y học.
Để người dân tự chạm mẫu mộc bản
“Làm sao người ta có thể thấy mộc bản gần gũi khi hoàn toàn không đọc được những gì viết trên đó”, bà Lý nêu câu hỏi. Đúng là người dân đang thấy mình xa lạ với những câu chữ trên mộc bản do không hiểu điều gì viết trên đó. Tuy nhiên, theo bà Lý, nếu kể cho họ về quá khứ thì câu chuyện sẽ gần gũi hơn. Chẳng hạn, người dân sẽ rất muốn xem cả quá trình mộc bản đã được đục, được in, được vá khi rơi rụng chữ như thế nào. Từ đó, hoàn toàn có thể xây dựng khu tương tác, để người dân tự chạm mẫu mộc bản theo ý mình rồi mang về. Theo TS Nguyễn Sử, một số nội dung mộc bản hoàn toàn có thể in cho người dân, hoặc làm bản khắc giống hệt để họ tự in.
Việc trải nghiệm ngay trong chùa cũng có thể được xây dựng. Theo PGS-TS Lương Hồng Quang, chùa Bổ Đà lặng lẽ và kín tiếng, giống với một thiền viện hơn một chùa làng. Vì thế, đó là một trải nghiệm rất riêng trong hệ thống các chùa VN. Cũng theo ông Quang, bên cạnh các tour du lịch còn có thể hình thành các lớp tu tập cho tăng đồ trong và ngoài nước tới hai ngôi chùa này.
Trinh Nguyễn
http://thanhnien.vn/van-hoa/dieu-ky-bi-quanh-nhung-tam-moc-ban-709124.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.
LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.
Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.