Đền Quán Đôi thuộc phường Nghĩa Đô quận Cầu Giấy ngày nay. Đền nằm ngay bên cạnh dòng sông Tô Lịch, nhìn ra khu vực được xem là có trấn yểm của Cao Biền ngày trước.
Có nhiều câu chuyện thú vị xung quanh ngôi đền và khu vực xung quanh.
Đi hai tư liệu cơ bản đầu tiên.
Tiếp dưới đó sẽ là tư liệu bổ sung sẽ được cập nhật dần dần.
Tháng 5 năm 2021,
Giao Blog
----
ĐỀN QUÁN ĐÔI
- Địa chỉ: Số 176, phố Nguyễn Đình Hoàn, phường Nghĩa Đô.
- Loại di tích: Lịch sử và kiến trúc nghệ thuật.
- Cấp xếp hạng: UBND Thành phố Hà Nội.
- Năm xếp hạng: 2008.
- Quyết định xếp hạng: số 17/QĐ-BT ngày 02/01/2008.
- Nhân vật thờ phụng: Thánh Mẫu; thái tử Thống Hoàng Đế Đại vương và Trần Hưng Đạo.
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ QUẬN CẦU GIẤY Trụ sở: 36 Đường Cầu Giấy, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, TP Hà Nội Điện thoại: (+84) 243 8332680; Fax: (+84) 243 8336329 Email: cttdt_caugiay@hanoi.gov.vn |
https://caugiay.hanoi.gov.vn/di-tich-lich-su1/-/view_content/2961559-den-quan-doi.html
..
Bí ẩn ngôi đền Quán Đôi bên bờ sông Tô Lịch
Các trưởng lão làng An Phú và người coi đền là cụ Xe, cụ Thạch đều thuộc lòng sự tích đền Quán Đôi với bức hoành phi ghi rõ "Linh Từ Quốc Mẫu" kể lại rằng: Ngọc phả xưa ghi công tích của khai quốc công thần triều Lý, có công lớn, một vị công chúa, một vị hoàng tử Đại Vương trong bản chính của Bộ lễ quốc triều về công thần. Trước đây dân chúng truyền lại rằng: Ở trang Yên Dũng, huyện Tứ Kỳ, phủ Hạ Hồng, trấn Hải Dương, có một vị tù trưởng họ Trần, tên là Lữ, vợ là Vũ Thị Hoàn, vợ chồng hòa hợp, bản tính hiền lành, lấy việc nông trang làm nghề sinh sống. Vào giờ mão, ngày 4 tháng 8 năm Bính Thân, bà sinh được một người con gái. Hai vợ chồng vô cùng mừng rỡ, nuôi dưỡng hết sức chu đáo. Cô bé hồng hào, rạng rỡ, dung mạo đẹp đẽ, trong lòng bàn tay trái có chữ Chủ màu đỏ. Ông bà rất lấy làm lạ, cho rằng không phải người thường. Cô bé được chăm sóc đầy đủ, lên 2 tuổi được đặt tên là Phương nương (nàng Phương).
Khi đã lớn, những lúc mẹ đi hái dâu, nàng Phương đều đi theo. Thường có đám mây che trên đầu nàng Phương, bà mẹ trông thấy cho là việc kỳ lạ liền về kể lại với chồng. Lữ công biết chuyện song vẫn giấu kín trong lòng, không lộ ra với ai. Ngày tháng trôi qua, nàng Phương đã 18 tuổi. Bấy giờ có một vị quan trong triều trên là Lý Công Trinh nghe tiếng nàng Phương vừa đẹp lại vừa hiền hậu, đảm đang, liền đến xin được cưới nàng Phương về làm vợ. Ông bà Lữ vô cùng mừng rỡ, ưng thuận cho Lý Công Trinh được cử hành hôn lễ, rước nàng Phương về làm vợ. Hai năm sau, nàng Phương sinh được một người con trai (vào giờ Tý ngày mùng 8 tháng 12 năm Ất Mão). Đứa bé mặt mày sáng sủa, tai to, ngực lớn, thân dài, tướng mạo khác thường. Tròn 100 ngày cậu bé được đặt tên là Thống. Năm cậu Thống 18 tuổi, giặc Ma Na đến xâm phạm bờ cõi nước ta. Tin ở biên giới liên tục cấp báo về triều đình. Vua cho quan Bộ chủ Lý Công Trinh thay mặt vua cầm quân đi dẹp giặc. Vừa tiến quân đến nơi đồn sở của giặc, quan Bộ chủ đã bị tướng giặc giết hại ngay tại trận (ngày 17 tháng 5). Mẹ con nàng Phương nghe tin dữ liền lên Bàng Châu nhận xác quan Bộ chủ về mai táng. Tướng giặc trông thấy nàng Phương, rắp tâm muốn ép làm vợ, song hai mẹ con nhất định không chịu. Tướng giặc nói: Nếu ưng thuận thì mẹ sẽ được phong làm Hoàng hậu còn con sẽ được phong làm Hoàng tử. Hai mẹ con nàng Phương vẫn dứt khoát từ chối, tướng giặc liền truyền quân lính đưa hai người đến bờ sông Bàng Châu chém đầu.
Hai mẹ con nàng Phương giả vờ ưng thuận, nhưng tìm cách chạy trốn đến ngôi quán ở trang Dịch Vọng Tiền thuộc huyện Từ Liêm, phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây. Lúc ấy trời đã xế chiều, cả hai vừa đói vừa khát. Bấy giờ trong trang có ông Lê Công Đoan vốn nhà giầu có lại hay làm việc thiện, thấy tình cảnh mẹ con như thế mới hỏi rõ tên tuổi, ngọn ngành rồi chu cấp cho tiền của để sống qua lúc ngặt nghèo. Ba ngày sau bỗng dưng thấy trời đất tối tăm, mưa to gió lớn nổi lên, hai mẹ con hóa ngay tại quán (ngày 21 tháng 5). Một lát sau trời lại quang đãng sáng sủa. Dân làng kéo nhau ra xem đã thấy mối đùn lên thành ngôi mộ. Từ đó nơi đây rất thiêng. Ai có trắc trở, khó khăn đến khấn cầu sẽ được bình yên. Nhân dân bèn lập miếu thờ phụng.
Lại nói, lúc đó nhà vua nghe tin Bộ chủ thất trận, bèn thân chinh đem quân đi dẹp giặc Ma Na. Quân lính đi qua bản trang Dịch Vọng Tiền tự nhiên xa giá bị níu lại không thể tiến lên được. Vua lấy làm lạ, đến nửa đêm mộng thấy hai người, một chàng trai và một đàn bà tự xưng là hai mẹ con, tâu rằng: Chúng thần nghe tin nhà vua thân chinh đi dẹp giặc nên cùng nhau đến yết kiến trước xa giá, xin đi theo lập công âm phù giúp nước. Nói xong bỗng thấy hai khối lửa sáng bay ngay trước mắt. Vua tỉnh dậy biết là Thần báo mộng, lập tức triệu dân trong vùng đến hỏi rằng: Đêm qua ta bỗng nằm mơ thấy hai mẹ con tâu bày rất rõ ràng, vậy ngôi miếu đó thiêng đến như thế nào? Bấy giờ mọi người mới kể lại đầu đuôi câu chuyện. Vua bèn truyền cho dân chúng làm lễ tạ trước miếu. Lễ xong bỗng thấy gió nổi lên, xa giá đi như bay. Một khắc sau đã đến đồn sở của giặc, đánh một trận giáp công ồ ạt. Quân tướng giặc đại bại chạy tan tác. Sau khi thắng trận trở về triều, vua lệnh đem sắc chỉ đến, truyền cho nhân dân sửa sang đền miếu để thờ phụng hai mẹ con. Vua lại ban thêm cho dân 100 quan tiền để chi dùng vào việc đèn hương và sắc phong mỹ tự cho được thờ mãi, cùng hưởng lộc nước, làm mẫu cho muôn đời. Phương nương được phong làm Lý Hoàng hậu, Lý Công Thống được phong làm Thống Hoàng đế Đại vương, cho phép dân trang Dịch Vọng Tiền được làm Hộ nhi trông nom đèn hương thờ phụng, được miễn phu phen tạp dịch.
Huyền sử cũng kể rằng, nhà Trần khi giành được quyền lực của nhà Lý, do muốn hạ uy thế của Vương triều cũ nên đã sai một viên quan đem một đạo bùa đến yểm tại khúc sông này. Nếu như bỏ qua huyền sử, chúng ta cũng biết rằng dưới triều Lý, đạo Phật rất phát triển và có nhiều cao tăng tu hành theo phái Mật tông rất thạo bùa, chú, ấn, quyết. Chuyện sư tổ chùa Thày thi triển pháp lực để báo thù trước khi thành đạo cũng xảy ra trên sông Tô Lịch dưới chân thành Thăng Long. Xem ra thì chứng cứ dân dã nghiêng hẳn về phía nhận xét đây là bùa trấn yểm kinh thành hoặc bùa yểm Long mạch nhằm làm giảm bớt vượng khí của nhà Lý. Tuy chưa có báo cáo giám định khảo cổ nhưng các chuyên gia khai quật xác định các di vật gốm chắc chắn thuộc thời đại cuối Lý, đầu Trần, và như vậy vô tình càng làm tăng thêm sự huyền bí của bãi cọc bát quái tại sông Tô lịch.
Cũng có một giả định khác về việc yểm bùa tại sông Tô Lịch, có thể là một hiện tượng trấn yểm nhằm cắt và bế Long mạch, chặn đường của Khí. Tuy nhiên, một câu hỏi đặt ra là ai đã trấn yểm vị trí này và mục đích sự trấn yểm này để làm gì? Theo ý kiến của nhiều người đây có khả năng là tác phẩm của Cao Biền, một Tiết độ sứ của Trung Quốc vào thế kỷ 8, tức là trước thời nhà Lý khoảng 200 năm. Chính GS Trần Quốc Vượng trước đây cũng đồng ý rằng đây là một sự trấn yểm sông Tô Lịch, song không chỉ căn cứ vào niên đại của một số đồ gốm nhặt được mà cho rằng sự việc xảy ra vào thời Lý - Trần. Nếu theo truyền thuyết "Tại sao sông Tô Lịch và sông Thiên Phù hẹp lại" hay truyền thuyết "Sự tích Ông Dầu bà Dầu", tác giả của sự việc trên là các vị vua nhà Lý, nhằm trấn yểm sự báo thù của Ông bà Dầu, thì không có sự việc sông Tô Lịch và Thiên Phù cứ ngày càng hẹp lại, đến nay chỉ còn là một con sông nhỏ xíu, làm nhiệm vụ thải nước bẩn cho Hà Nội. Ta nhớ rằng theo sử sách sông Tô lịch ngày xưa rất rộng, trên bến, dưới thuyền, là trục Giao thông chính thủa ấy. Mặt khác, thời Lý Trần có rất nhiều nhà phong thủy Việt nam tài giỏi như: Thiền sư Định Không làng Cổ pháp (Sư thọ 79 tuổi - mất năm Bính Tuất 808), Sư La Chân Nhân (852 -936), Sư Vạn Hạnh... Dĩ nhiên các vị sư đó không thể nào để cho các vua Lý trấn yểm sông Tô Lịch và Thiên Phù, để đến nỗi sông Tô Lịch và Thiên Phù cứ ngày càng hẹp lại và ngôi báu vua Lý chẳng bao lâu về tay nhà Trần. Dòng họ Lý bị tuyệt diệt đến nỗi chỉ có người nào đổi qua họ Nguyễn mới thoát khỏi…
Sự trùng hợp...
Vào ngày 27-9-2001, đội thi công số 12, của một công trình xây dựng trong khi nạo vét sông Tô Lịch, thuộc địa phận làng An Phú, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội đã phát hiện được di vật cổ rất lạ và huyền bí. Đó là 7 cây gỗ được chôn đứng dưới lòng sông, tạo thành một đa giác đều, tại đó có các bộ hài cốt bị đóng đinh bả vai, táng giữa các cọc gỗ đó. Ngoài ra còn phát hiện được tấm gỗ vàng tâm có hình bát quái, một số đồ gốm, xương Voi, Ngựa, dao, tiền đồng. Sau khi đã rút những cọc gỗ đó lên, lấy các bộ hài cốt đem lên Bát Bạt, thấy có rất nhiều hiện tượng kỳ lạ xảy ra. Nào là các việc chuẩn bị tiến hành thi công bị rối tung lên, chiếc máy xúc khổng lồ tự nhiên lao xuống sông. Rồi một số người đang làm việc tự nhiên ngã lăn ra đất. Địa tầng của cả khu vực thi công tự nhiên biến đổi, không giống như khảo sát ban đầu, thử đưa la bàn vào khu vực đó thấy kim la bàn quay tít. Một năm sau sự việc trên, có hàng loạt sự kiện ngẫu nhiên xảy ra, gây kinh hoàng cho toàn đội xây dựng số 12. Sự việc lên đến đỉnh cao khi có tới 43 người thợ bỏ không dám tiếp tục làm việc tại công trường này nữa. Trong số đó nhiều người không nói rõ lý do, cũng không đòi hỏi vật chất mà đáng ra họ được hưởng.
Ngày 9-10-2001, những người thợ đã mời một thày theo đạo Tứ phủ đến giải thích, theo nhận định của thày thì đây là một đạo bùa bát quái trận đồ được chôn yểm lâu đời để trấn yểm Long mạch của khu vực này. Các nhà khoa học đã có những đánh giá sơ bộ, song cho đến nay vẫn chưa có kết luận nào khả dĩ có thể lý giải và khắc phục các sự việc trên. Một giáo sư sử học đã kết luận: “Trước đây, cổng Hoàng thành ngoài lính còn có Thần trấn giữ 4 cửa (Thăng Long tứ trấn) và có yểm bùa hay còn làm lễ Hiến Sinh. Như vậy đây là cổng thành phía Tây của La Thành. Thông qua tính tương đối thống nhất giữa niên đại của Tiền và đa số đồ gốm cho thấy niên đại của địa điểm này trong khoảng thế kỷ 11 cho đến 14, thuộc vào cuối thời Lý đầu thời Trần Việt Nam hay thời Tống của Trung Quốc. Sự trùng hợp ngẫu nhiên giữa hiện tượng sông Tô bị lở do đổi dòng và mắt nhà Vua bị đau, đã tạo ra một lễ trấn yểm, trong đó có những bộ xương người cùng những hiện vật khác. Ở đây GS Trần Quốc Vượng muốn nhắc đến sự tích ông Dầu bà Dầu trong chuyện cổ tích Việt nam.
Trấn yểm để giảm vượng khí
Theo Việt sử lược, thành Đại La được xây dựng vào thế kỷ 7 có tên là Tống Bình. Năm thứ 2 niên hiệu Trường Khánh (Nhâm Dần - 822 ), vua Mục Tông nhà Đường dùng Nguyên Hỷ làm quan đô hộ. Nguyên Hỷ thấy cửa thành có dòng nước ngược sợ rằng dân ở thành có ý đồ phản nghịch, liền sai thầy bói gieo 1 quẻ. Thầy bói nói rằng: Sức ông không đủ để bồi đắp thành lớn, 50 năm sau, có một người họ Cao đóng đô tại đây mà xây dựng Vương phủ. Tới đời vua Đường Y Tôn (841 -873), Cao Biền được cử sang đất Việt làm Tiết Độ sứ. Cao Biền là một con người đa hiệu, vừa là một vị tướng,vừa là một nhà phù thủy, một đạo sĩ, cũng là một nhà Phong thủy có tài. La Thành được Cao Biền sửa chữa, chỉnh đốn lại cho hợp Phong thủy vào các năm: 866, 867, 868. Theo truyền thuyết, khi Cao Biền xây dựng lại thành Đại La, thì khu vực thi công có hiện tượng sụp lở đất. Cao Biền liền tiến hành trấn yểm Thần sông Tô lịch và một số điểm khác như đền thờ Thần Bạch mã, núi Tản Viên.
Sau đó công viêc xây dựng mới có thể hoàn tất. Theo định nghĩa của môn Phong thủy, Long mạch xuất phát từ những rặng núi cao. Núi mà từ đó khởi nguồn Long mạch gọi là Tổ sơn. Ngoài ra Long mạch còn xuất phát từ những khu vực khác gọi là Thiếu sơn. Ta cũng biết rằng thiên khí từ trên trời luôn có tính chất giáng xuống, các đỉnh núi cao là những ăng ten tiếp thu sinh khí. Từ những sự việc trên, có thể cảm nhận được rằng có một Long mạch rất lớn bắt nguồn từ núi Tản Viên và các rặng núi phía tây, tây bắc của thành Đại La kéo dài qua thành Đại La theo dọc sông Tô Lịch (khí thường đi theo nước), chạy qua khu vực hồ Tây bây giờ (hồ Tây trước kia là một khúc của dòng sông Hồng), sau đó sang tới tận địa phận Cổ Loa - Đông Anh và còn theo hướng đông, đông Bắc đi tiếp. Chính vì có Long mạch này mà Cao Biền phải vô cùng bận tâm, khổ trí nhằm tiêu diệt hoặc trấn yểm.
Có thể kể ra đây những câu chuyện về "hoạt động" của Cao Biền liên quan đến các khu vực của Long mạch này. Đầu tiên là truyền thuyết Cao Biền trấn yểm núi Tản Viên, đã sử dụng đến 8 vạn cái tháp bằng đất nung. Gần đây người ta còn đào được những cái tháp đất nung đó tại khu vực này. Tiếp theo là truyền thuyết Cao Biền dùng hơn 4 tấn sắt, đồng… chôn để trấn yểm đền Bạch Mã là nơi vị thần sông Tô Lịch trú ngụ. Cao Biền còn nhiều lần dựng đàn tràng, dùng 4 thứ kim loại: sắt, đồng, vàng, bạc trấn yểm nhiều nơi trên bờ sông Tô Lịch. Theo sử sách, Cao Biền đã đặt bùa chấn yểm tới 19 nơi dọc theo sông Tô Lịch. Thời bấy giờ nước Nam có nhiều vị đại sư tài ba lỗi lạc, hiểu biết rất giỏi về Nho, Y, Lý Số và thuật Phong thủy đã hóa giải sự trấn yểm của Cao Biền bằng phép Huyền môn. Các đại sư thường tụ tập tại ngôi đền Sơn tinh-Thủy tinh ở núi Ba Vì, hay ở đền Bạch Mã, dùng những hiểu biết về Phong thủy để chấn áp bùa phép của Cao Biền.
Trở lại, đạo bùa tìm thấy trên lòng sông Tô Lịch, có rất nhiều lý do để có thể kết luận rằng đó là tác phẩm của Cao Biền. Cao Biền đời nhà Đường, thuộc về thế kỷ 9, tức là trước thời các nhà Lý khoảng 200 năm (Lý Thái Tổ dời đô năm 1010). Nếu xét về niên đại của cổ vật tìm thấy dưới lòng sông Tô Lịch, thì trong khoảng 200 năm các cổ vật trên cũng không có sự thay đổi nhiều. Cũng không loại trừ trường hợp các cổ vật ở trên đất liền rớt xuống lòng sông thời gian sau khi Cao Biền trấn yểm.
Bây giờ ta lại xét đến mục đích của Cao Biền khi trấn yểm sông Tô Lịch. Cho tới tận giờ phút này, Đông y vẫn sử dụng các thủ thuật châm cứu, diện chẩn, xoa bóp, bấm huyệt… để chữa bệnh. Tất cả các thủ thuật đó đều dựa trên lý thuyết về hệ thống kinh mạch, huyệt, lạc trong cơ thể con người. Vẫn biết rằng Thiên, Địa, Nhân là hợp nhất. Mọi vật thể từ vi mô cho đến vĩ mô đều phải tuân theo những quy luật chung của sự tương tác vũ trụ. Như vậy, trên trái đất này cũng phải có những đường kinh mạch, huyệt, lạc như trong cơ thể con người. Trái đất này là một cơ thể sống chứ không phải là một cục đất chết như nhiều người vẫn nghĩ. Cũng có thể suy ra một hệ quả rằng tại một điểm nào đó, người ta có thể dùng một thủ thuật nào đó, có thể ngăn, bế hoặc chặn đường đi của một Long mạch như Cao Biền đã làm. Thủ thuật này người xưa gọi là trấn yểm.
Có thể hàn lại Long mạch?
Đây là một câu hỏi hết sức khó vì tính chất phức tạp của nó. Trước hết, cần xem xét hậu quả của việc trấn yểm của Cao Biền và những sự việc sẽ xẩy ra khi rút bỏ đạo bùa đối với khu vực sông Tô Lịch và các vùng phụ cận. Hiện nay, không có tài liệu nào chính thức về các biện pháp trấn yểm đất của bộ môn Phong thủy. Chỉ biết rằng từ xa xưa đã có các hiện tượng trấn yểm của Mã viện (Trụ đồng Mã viện ), các hiện tượng trấn yểm của Cao Biền, các biện pháp dùng bia đá để trấn yểm nhà, các tấm Bài ếm ở quanh khu vực Thất sơn (tấm ếm ở Bài Bài, thuộc làng Nhơn Hưng, Tịnh Biên, Châu Đốc, cây ếm ở núi Nước...).
Để có thể hiểu rõ tính chất và hậu quả của việc trấn yểm, cũng cần phải biết rõ lý thuyết trấn yểm và từ đó mới có thể khắc phục được tác hại của nó. Từ xưa,việc trấn yểm được coi là thuật bí truyền của các thầy địa lý, không được tiết lộ ra ngoài, sợ lộ Thiên cơ. Do vậy mà lý thuyết về sự trấn yểm đến tận giờ phút này vẫn được coi là một cái gì đó huyền bí, ma thuật, không có tài liệu nào được truyền ra. Tuy nhiên theo nguyên lý Thiên, Địa, Nhân là một, thì có thể dùng lý thuyết của Đông y để tìm hiểu vấn đề này. Mặt khác, thuyết Âm Dương, Ngũ hành với cơ sở là Hà đồ, Lạc thư là một công thức siêu vũ trụ có thể lý giải tất cả các vấn đề từ vi mô tới vĩ mô, nó là công thức tổng quát của vũ trụ mà khoa học ngày nay đang ao ước, tìm kiếm.
Trở lại lý thuyết của Đông y về Kinh, Mạch, Huyệt, Lạc là một sự ứng dụng rất cụ thể và phong phú của thuyết Âm Dương, Ngũ hành. Lý thuyết của Đông y về Kinh, Mạch, Huyệt, Lạc rất phức tạp và có từ rất lâu đời, cuốn sách đầu tiên có thể là cuốn Hoàng đế nội kinh, có thời điểm khoảng 5000 năm, nếu kinh mạch được khai thông thì khí huyết tuôn trào, sức mạnh vô đối, nhưng nếu kinh mạch bị "bịt" thì khí tàn lực kiệt. Do vậy, cũng như con người khi Long mạch bị tác động thì dĩ nhiên vận nước sẽ không lên (điều này chính là mục đích của Cao Biền), vậy làm thế nào để "hàn" lại được Long mạch đã bị Cao Biền trấn là một vấn đề khá nan giải. Vẫn biết có trấn sẽ có giải nhưng giải bằng cách nào sẽ hiệu quả nhất?
Theo nhận xét của một vài ý kiến của những nhà nghiên cứu Phong thủy, khu vực đó thuộc phía tây của La thành nên có hành khí là Dương kim và độ số của nó là 9. Như vậy ta cũng thấy rằng khi tiến hành trấn yểm, Cao Biền cũng biết rất rõ điều đó, chỉ có sai lầm về độ số của phương tây. Theo sách cổ chữ Hán đến tận ngày hôm nay, phương Tây thuộc Kim và có độ số theo Lạc thư là 7. Đó là sai lầm cơ bản của cổ thư chữ Hán và tất nhiên khi ứng dụng thì Cao Biền sẽ sai theo. Tại một số vùng của đất Phong châu ngày xưa, các nhà Phong thủy vẫn áp dụng tính độ số khi ứng dụng những việc cụ thể trong Phong thủy theo Hà đồ và số của Hậu thiên Bát quái.
Như vậy phương tây có hành khí Dương kim và độ số là 9 mới chính xác. Lạc thư và độ số Tiên thiên Bát quái chỉ áp dụng cho những vấn đề có tầm vóc vĩ mô như khi tính toán các dải Ngân hà, Thiên hà, có tầm vóc vũ trụ. Để có thể trấn được khu vực bị hở của Long mạch, nên chăng dùng hình thức Trấn - tức là đè lên vùng bị hở theo đúng quy luật Âm dương Ngũ hành. Ta có thể dựng một cây cầu sắt có 9 nhịp hay 9 cột sắt, hoặc có cái gì đó có biểu tượng cho số 9 đè lên khu vực đã rút đạo bùa…
Thần cây ở đền Quán Đôi
Cây đại hoa trắng nằm sát vị trí bên trái đền Quán Đôi trên 200 tuổi, có chu vi 1,2m, cao 10m. Đây là cây gỗ nhỡ thân sần sùi, có mủ trắng, mang nhiều cành mập. Lá cây mọc so le, phiến to hình trứng ngược thuôn, màu xanh bóng, có mũi ngắn không lông hoặc ít khi có lông ở mặt dưới; gân nổi rõ. Cây thường được trồng ở các đình chùa, công viên.
Cây sanh nằm ngay vị trí trước đền Quán Đôi trên 100 tuổi, có chu vi tổng (bao gồm toàn bộ rễ phụ) 34m, chu vi thân chính 2m, cao 13m. Đôi khi từ rễ phụ mọc thành hàng chục thân mới, như một khu rừng nhỏ. Cây có dáng đẹp, dễ uốn tỉa nên được trồng lấy bóng mát và đặc biệt làm cây thế cây cảnh.
Cây đa lông nằm ở vị trí bên trái trước đền Quán Đôi, trên 150 tuổi, có chu vi 6,4m cao 25m. Cây tái sinh bằng hạt và chồi, phân bố hầu hết các vùng miền ở Việt Nam. Cây có dáng đẹp dễ trồng; lớn nhanh, tuổi thọ cao nên thường được trồng tại đình, chùa hoặc nơi công cộng để lấy bóng mát.
Sưu tầm.
..
CẬP NHẬT
..
BỔ SUNG
..
Năm 2020
..
https://phunuvietnam.vn/van-co-den-chua-o-ha-noi-mo-cua-nguoi-dan-den-le-khong-deo-khau-trang-dung-rat-gan-nhau-20200423204700291.htm
..
..
Năm 2019
..
Người Hà Nội "mắt tròn, mắt dẹt" ngắm sông Tô Lịch trong xanh thơ mộng
Ngày 9/7, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội đã cho mở hai cửa xả nước hồ Tây tại khu vực phố Trích Sài (quận Tây Hồ) chảy về sông Tô Lịch. Đây là công tác phục vụ thoát nước mùa mưa trên hệ thống ao hồ của thành phố. Ảnh: Zing. |
Công ty Thoát nước Hà Nội dự kiến xả hơn 1 triệu mét khối nước ra sông Tô Lịch để đưa mực nước hồ Tây xuống mức bình thường. Thời gian mở cửa xả kéo dài khoảng 2 ngày. Ảnh: Dân Việt. |
Được biết, việc xả nước từ Hồ Tây ra sông Tô Lịch không ảnh hưởng đến các công trình đang thử nghiệm làm sạch sông Tô Lịch. Việc làm sạch sông Tô Lịch từ các dự án vẫn diễn ra bình thường. Ảnh: CAND. |
Có rất nhiều người tỏ ra hứng thú với việc nguồn nước sông Tô Lịch bỗng trở nên xanh ngắt và thơ mộng. Ông Nguyễn Văn Sơn sống tại phường Quan Hoa (Cầu Giấy) cho biết: "Lâu lắm mới được thấy dòng Tô Lịch có màu xanh thế này, nhìn rất thích mắt và dễ chịu, thật sự mong muốn sau này sông Tô Lịch lúc nào cũng được như thế này và không còn bị ô nhiễm". Ảnh: Dân Việt. |
Ông Bùi Trường (người dân sinh sống tại ngõ 91 Hoàng Quốc Việt) cho biết: "Vài năm nay tôi mới lại thấy nước sông Tô Lịch chảy lớn như vậy, mùi hôi thối cũng giảm hẳn so với đợt nắng nóng trước". Ảnh: Zing. |
Anh Cường một người hay di chuyển gần sông Tô Lịch cho biết từ hôm qua tuyến sông này đã không còn ngửi thấy mùi hôi thối. Nhiều người dân sống ven sông cũng cho biết họ thấy sự thay đổi chóng mặt của nước sông trong 24h qua. Ảnh: CAND. |
Phía trên bờ, những bãi tập trung rác thải dọc sông Tô Lịch được công nhân VSMT thu dọn hàng ngày. Ảnh: Zing. |
Tại khu vực đặt máy làm sạch Nano-Bioreactor của Nhật Bản, nước sông Tô Lịch đạt độ cao gần 4 m. Ảnh: Zing. |
Trên bờ sông thi thoảng xuất hiện cả người câu cá. Ảnh: CAND. |
Tại khu vực thí điểm xử lý bùn gần đầu đường Hoàng Quốc Việt, cũng xuất hiện nhân viên tới trục vớt rác do dòng chảy mang vào. Ảnh: CAND |
Nước sông Tô Lịch đoạn chảy qua đền Quán Đôi đổi màu xanh trong. Ảnh: Zing. |
Từ một dòng sông chết, sông Tô Lịch dường như đang hồi sinh mạnh mẽ với các công nghệ mới. Hà Nội hiện nay đang thí điểm nhiều biện pháp để làm sạch sông Tô Lịch, trong đó có việc áp dụng công nghệ của Nhật và Đức. Bước đầu, các công nghệ này đã đưa ra kết quả tích cực, trong đó nước đã giảm mùi hôi, và lượng ô xy trong nước cũng cao hơn… Ảnh: Dân Việt. |
..
https://kinhtexanh.vn/nguoi-ha-noi-mat-tron-mat-det-ngam-song-to-lich-trong-xanh-tho-mong-6969.html
..
Năm 2013
..
“Giải oan” cho ngôi đền từng bị nghi có “thánh vật” ở Hà Nội (kỳ 1)
H.Sơn |
(Soha.vn) - Đã nhiều năm trôi qua, câu chuyện “thánh vật” sông Tô Lịch đã lắng xuống. Tuy nhiên, gần đây, hiện tượng nhiều người từ các nơi kéo đến cúng bái, tế lễ ở đền Quán Đôi vào các ngày sóc, vọng đang có xu hướng tăng lên, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an ninh trật tự. Nhiều người trong số đó vẫn ngộ nhận rằng câu chuyện “thánh vật” là có thực và lôi kéo, thuyết phục nhiều người khác.
Trước hiện tượng trên, PV đã tìm hiểu và một lần nữa, toàn bộ sự thực về cái gọi là câu chuyện “thánh vật” sông Tô Lịch đã được phơi bày ra trước ánh sáng.
Nằm bên bờ sông Tô Lịch, đền Quán Đôi thuộc địa phận làng An Phú, phường Nghĩa Đô (Cầu Giấy, Hà Nội) một thời từng được xem là “nhân chứng quan trọng” không thể thiếu trong kịch bản câu chuyện về “thánh vật” ở dòng sông Tô.
Sau khi câu chuyện “thánh vật” ở sông Tô Lịch được đăng tải lên báo, nơi đây đã trở thành một “thánh địa”, một “xứ thiêng” để từng dòng người ùn ùn kéo đến làm lễ cúng bái.
Thậm chí, khi chúng tôi đến thăm đền Quán Đôi, dù là ngày bình thường nhưng bên trong đền vẫn có nhiều người đang hành lễ, xì sụp khấn vái.
Cụ Nguyễn Thị Điển, năm nay đã hơn 80 tuổi, là người đang trông coi ngôi đền Quán Đôi hiện nay. Cụ Điểm cũng là một trong bốn cụ cao tuổi nhất của làng An Phú (gồm các cụ Đặng Thị Xe, Đặng Thị Thạch, Nguyễn Thị Điển và Nguyễn Thị Chiển) đã tự nguyện đứng ra ủng hộ tiền để trùng tu, xây dựng lại đền Quán Đôi, cho biết:
“Khi xưa đoạn sông Tô Lịch chảy qua làng An Phú không chảy thẳng mà có một khúc cua. Khúc cua đó chính là vị trí trước đền Quán Đôi. Đối diện với làng An Phú, phía bên kia bờ sông Tô Lịch kéo dài cho đến Dốc Bưởi bây giờ khi đó gọi là Trại Đoài Môn, còn có tên gọi là Đường Thành vì là một phần của thành Đông Quan xưa.
“Sông Tô Lịch chảy từ phía chợ Bưởi xuống dưới này, dưới lòng sông khi đó chỉ trồng toàn sen và rau muống. Một phần nhỏ diện tích hai bên bờ sông người dân trồng rau thơm, còn lại đều là ruộng lúa. Chỗ gần gốc cây đa to đầu làng An Phú sát với bờ sông Tô Lịch khi ấy có một cái miếu nhỏ gọi là miếu Quán Đôi, tức đền Quán Đôi bây giờ”.
Về lịch sử của đền Quán Đôi, cụ Điển cho rằng: “Trong sử sách không thấy ghi chép về ngôi đền này, nhiều nhà văn hóa và sử học gần đây cũng cố công đi tìm hiểu nhưng không thấy tư liệu nào ghi chép lại, chỉ có truyền thuyết còn lưu lại trong dân gian thôi.
Hiện nay trước đền Quán Đôi còn có tấm văn bia bằng đá niên hiệu Bảo Đại thứ 16. Nội dung văn bia ghi: Sắc phong cho xã Dịch Vọng, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông, vốn thờ Dục Bảo Trung Hưng, hậu Lý Nam Đế Hoàng Thái Hậu bảo vệ nước che chở cho dân có nhiều công đức, đã được ban cấp sắc chỉ cho phép dân thờ phụng – phải kính tuân theo”.
Nhiều người dân quá mê tín
Theo cụ Điển, truyền thuyết dân gian còn lưu lại kể rằng: Vào thời vua Lý Nam Đế, ở Hải Dương có vị tộc trưởng họ Trần tên là Lữ, vợ là Nguyễn Thị Hoàn. Hai người sinh hạ được một người con gái xinh đẹp, đặt tên là Phương Nương.
Năm nàng 18 tuổi, có viên quan nhà Lý tên là Lý Công Trinh đến xin hỏi nàng về làm vợ và được ông bà họ Lã đồng ý. Nàng sinh hạ được một người con trai đặt tên là Thống.
18 năm sau, giặc Ma Na xâm phạm bờ cõi, triều đình lệnh cho quan Bộ chủ Lý Công Trinh đi dẹp giặc. Nhưng thế giặc mạnh, quan Bộ chủ bị tướng giặc giết hại, xác đem bêu ở Bàng Châu. Hay tin dữ, mẹ com nàng Phương Nương đến Bàng Châu nhận xác quan Bộ chủ về mai táng.
Tướng giặc thấy Phương Nương là người có nhan sắc nên ép nàng phải lấy mình nhưng Phương Nương không chịu, cùng con trai bỏ trốn tới ngôi quán ở trang Dịch Vọng Tiền (nay là làng An Phú) và chết ở đây.
Khi dân làng phát hiện ra thì mối đã đùn lên thành hai ngôi mộ, dân làng bèn lập miếu để phụng thờ. Từ đó nơi này rất linh thiêng, ai có việc gì khó khăn, trắc trở đến cầu khấn đều linh ứng…
Khi được hỏi về di tích đền Quán Đôi có liên quan gì đến câu chuyện “thánh vật” sông Tô Lịch mà một thời dư luận từng đồn đại, cụ Điển khẳng định: “Đền Quán Đôi hoàn toàn không liên quan gì đến câu chuyện “thánh vật” sông Tô Lịch.
Đây là ngôi đền đã có từ rất lâu và dân làng An Phú trước nay vẫn thường xuyên hương khói, lễ chính của đền được tổ chức vào ngày 21/5 âm lịch hằng năm.
Sau khi có dự án cải tạo sông Tô Lịch cùng với câu chuyện “thánh vật” thì rất nhiều người từ khắp nơi đổ về đây làm lễ, thắp hương khấn vái…”.
“Nhiều người khi đến đây còn hỏi tôi rằng có phải từ khi “trận đồ bát quái” ở sông Tô Lịch bị phá vỡ và ngôi đền được xây mới thì cây đa ở trước cửa đền cũng “bỗng nhiên” xanh tốt lạ thường không, tôi bảo làm gì có chuyện đó.
Cho đến những năm cuối của thập kỷ 70 thế kỷ trước, cả làng An Phú vẫn còn làm nghề nông là chủ yếu, gốc đa khi đó là nơi người làng dừng chân nghỉ mát mỗi khi làm đồng về.
Ngoài ra, người dân thường buộc trâu bò vào dưới gốc đa. Cây cối mà buộc trâu bò thì làm sao mà xanh tốt được, trâu bò sẽ giày xéo làm đén hết gốc, chẳng riêng gì cây đa, mà cây nào cũng vậy. Nay cây đa không bị buộc trâu bò, được bảo vệ và chăm sóc thì xanh tốt hơn trước kia là lẽ đương nhiên rồi. Chẳng có gì lạ lùng hay khó hiểu cả”, cụ Điển giải thích.
https://soha.vn/xa-hoi/giai-oan-cho-ngoi-den-tung-bi-nghi-co-thanh-vat-o-ha-noi-ky-1-20130203230018354.htm
“Giải oan” cho ngôi đền từng bị nghi có “thánh vật” ở Hà Nội (kỳ 2)
H.Sơn |
(Soha.vn) - Một trong những chi tiết khiến nhiều người tin vào câu chuyện “thánh vật” sông Tô Lịch chính là những khó khăn mà đội thi công dự án cải tạo sông gặp phải tại đây. Tuy nhiên, những khó khăn đó lại do những nguyên nhân khác…
Không hề có "trận đồ trấn yểm"
Năm 2001, khi thực hiện dự án cải tạo sông Tô Lịch đoạn qua làng An Phú (Nghĩa Đô, Cầu Giấy), đơn vị thi công đã gặp phải một số khó khăn như cọc thép dù chôn sâu tới bốn mét để làm cừ thép chắn nước nhưng không hiểu sao cứ bơm hút hết nước thì cừ lại bị vỡ. Điều này càng khiến nhiều người thêm tin vào “trận đồ bát quái trấn yểm” là có thực và đây là những hệ lụy do phá bỏ “trận đồ” đó (!)
Tuy nhiên, theo một số nhà khoa học thì đây chỉ là những tình tiết ngẫu nhiên, không liên quan gì nhau, hiện tượng cừ chắn nước luôn bị vỡ chính là do đơn vị thi công mắc phải sai lầm nghiêm trọng ở khâu khảo sát trước lúc thi công.
Đoạn sông Tô Lịch trước đền An Phú là nơi mà đội thi công dự án cải tạo sông gặp nhiều khó khăn nhất. Theo TS Vũ Văn Bằng thì vị trí này chính là điểm giao nhau giữa sông Tô Lịch và con lạch cổ.
Tiến sĩ Vũ Văn Bằng – nguyên Phó Viện trưởng Viện Công nghệ nước và Môi trường khẳng định: “Việc đơn vị thi công dự án cải tạo sông Tô Lịch gặp khó khăn do vỡ cừ chắn nước hoàn toàn do yếu tố vật lý cơ học, không liên quan gì đến yếu tố tâm linh cả. Nếu trước khi thi công, đơn vị thi công dự án khi ấy chỉ cần “chịu khó” tìm hiểu về lịch sử hay tiến hành khảo sát địa chất kỹ càng một chút thì sự việc đã không phức tạp như vậy”.
TS Vũ Văn Bằng giải thích: “Qua tìm hiểu tôi được biết xưa kia, vị trí đoạn sông Tô Lịch trước đền Quán Đôi chính là điểm giao nhau với một con lạch. Con lạch này nối với hồ công viên Nghĩa Đô bây giờ. Sau này không hiểu vì lý do gì mà con lạch cổ này bị lấp đi.
Bởi thế, dù trải qua hàng mấy trăm năm, nhưng nền địa chất của khu vực này vẫn yếu hơn các vùng xung quanh rất nhiều vì sâu bên dưới chính là nền đất bùn. Đơn vị thi công trước đó đã không hề tiến hành khảo sát kỹ đặc điểm địa chất nơi mình sẽ thi công, bởi vậy khi gặp sự cố nền đất yếu và bị sụt, vỡ cừ thì hoàn toàn bị động và lúng túng”.
Cũng theo TS Vũ Văn Bằng, những cọc gỗ chôn dưới sông mà đơn vị thi công vô tình phát hiện không phải là “trận đồ trấn yểm” nào cả, mà đó thực chất chính là dấu tích còn sót lại của hàng cọc cừ chắn cửa con lạch để san lấp ngày xưa.
Đầu hàng "thánh vật" là sai lầm
Ngoài ra, TS Vũ Văn Bằng cũng thẳng thắn bày tỏ: “Qua vụ việc ở sông Tô Lịch, tôi cảm thấy thất vọng về cách phản ứng của một số nhà khoa học. Có người là giáo sư, tiến sĩ chuyên ngành kiến trúc, xây dựng hẳn hoi thế mà khi gặp sự cố lại không hề tìm hiểu nguyên nhân để giải thích và khắc phục theo hướng khoa học.
Thay vào đó lại cho người lập đàn tế lễ, coi đó là nguyên nhân chính của những sự cố nói trên. Làm khoa học mà như thế thì thực sự không ổn chút nào”.
Như để chứng minh cho điều mình nói, TS Vũ Văn Bằng dẫn chứng: “Năm 1990, I-rắc tiến hành xây dựng kênh đào Hussein, khi đó tôi cũng tham gia cùng đội kỹ sư thi công. Có một lần, khi thi công đến một đầm lầy thì xảy ra sự cố: Một công nhân I-rắc khi vừa bước xuống con hào mới đào xong thì bỗng nhiên bị ngất xỉu. Hai công nhân khác xuống đưa người này lên cũng bị ngất xỉu tại chỗ.
Sau cùng phải cho người đeo mặt nạ và trang phục chống độc, đeo bình ô-xy xuống mới đưa được ba công nhân này lên, nhưng khi lên đến nơi cả ba đều đã chết.
Sau khi nghe đơn vị thi công báo cáo tình hình sự cố, chính quyền I-rắc đã cử ngay các nhà khoa học từ thủ đô Bát-đa cùng các thiết bị khoa học đến để khảo sát tìm hiểu nguyên nhân.
Họ đã tìm ra nguyên nhân cái chết của ba công nhân là do bị ngạt vì khí mê-tan, ở bên dưới hào rất nhiều loại khí này. Các nhà khoa học I-rắc đã sử dụng các biện pháp khoa học cần thiết để can thiệp và xử lý ngay lập tức và công việc thi công kênh đào vẫn được tiến hành bình thường”.
“Còn sự cố khi cải tạo sông Tô Lịch của ta thì đơn vị thi công và một số nhà khoa học lại làm khác. Đổ hết trách nhiệm cho yếu tố tâm linh, lập đàn tế lễ, khiến cho dư luận thêm phần hoang mang. Đầu hàng thánh vật là sai lầm. Làm nhà khoa học ai lại nói thế”, TS Vũ Văn Bằng nói.
https://soha.vn/xa-hoi/giai-oan-cho-ngoi-den-tung-bi-nghi-co-thanh-vat-o-ha-noi-ky-2-20130203230909637.htm
..
Năm 2012
..
Ngày 13 Tháng 7, 2012 | 07:13 AM
Chuyện ảnh:
Chọi gà đền Quán Đôi
Cụ Nguyễn Thị Điển - Trưởng Ban quản lý di tích lịch sử đền Quán Đôi cho biết: Năm nay nhân dịp cây đa của nhà đền được công nhận là cây di sản nên lễ hội được bà con nhân dân tổ chức rất trang trọng. Cũng vì thế mà lượng người đổ về đây tham dự lễ hội đông đúc, nhộn nhịp hơn mọi năm. Riêng đối với trò chơi chọi gà, năm nay BTC lễ hội đã cắt cử hẳn một bộ phận tổ chức các xới gà và nhận đăng kí của các câu lạc bộ chọi gà để trao giải.
Theo nhiều người dân ở đây cho biết, ngay từ sáng ngày 7/7 (nhằm ngày 19/5 âm lịch) đã có hàng nghìn người đổ về đây để tham dự các trận đá gà. Hơn 20 xới gà được dựng lên rất hiếm khi còn xới trống. Sau mỗi trận đá, đội nào thắng đều nhận được cờ lưu niệm của BTC cuộc thi. Tuy nhiên, bên cạnh những trận đá gà mang tính chất giao hữu thì cũng có rất nhiều trận đá mang tính cá nhân mà mục đích chủ yếu là để "cá cược" ăn tiền.
Có mặt tại các xới gà gồm chủ yếu là nam giới. Họ có thể ngồi say mê xem đá gà từ sáng đến chiều. |
Lễ hội mà đền thì vắng tanh còn xới gà thì lúc nào cũng đông đúc, nhộn nhịp. |
Ôm gà "lính nhà" trên tay như một vật cưng bất khả xâm phạm. |
Trong biển thông báo chương trình lễ hội dành tới 3 ngày cho trò chơi chọi gà. |
Mỗi ngày có hàng chục lá cờ được trao cho các đội thắng trận. |
Một tay chơi đang băng bó vết thương cho "lính nhà" sau khi kết thúc trận đấu. |
Cờ thắng trận được các tay chơi truyền nhau xem. |
Mặc “áo bào” để “rước” “lính nhà” về dinh. |
Chia tiền cá cược ngay tại xới gà sau khi kết thúc một phiên đấu gà nảy lửa. |
Vừa đi vừa đếm tiền - một cảnh tượng phổ biến trong lễ hội chọi gà ở đền Quán Đôi. |
https://giadinh.net.vn/xa-hoi/choi-ga-den-quan-doi-20120712104748980.htm
..
Một số hình ảnh Lễ công nhận Cây Di sản Việt Nam tại Đền Quán Đôi, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Thứ Hai, 09/07/2012 | 02:17:00 PM
Các vị bô lão tại địa phương làm lễ tế nhân lễ hội truyền thống và lễ đón nhận Bằng công nhận cây Di sản Việt
Ông Bùi Văn Tứ, Bí thư Chi bộ Cụm dân cư giới thiệu đại biểu
đọc Quyết định công nhận Cây Di sản Việt Nam
trao Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam
cho đại diện Ban quản lý Di tích và UBND phường Nghĩa Đô
thay mặt địa phương phát biểu tại buổi lễ
Lễ mở bia vinh danh Cây Di sản Việt Nam
Chụp ảnh lưu niệm
Rước Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam vào Đền
Phóng viên truyền hình phỏng vấn Chủ tịch Hội về Cây Di sản
Giấy phép số 59/GP-TTĐT do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp
Địa chỉ: Tầng 9, Khách sạn Công Đoàn, 14 Trần Bình Trọng, Hà Nội
Sáng nay, 1 người đàn ông đang đi chiếc Honda SH trên đường đê Quán Đôi (Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội) bỗng dừng xe lại rồi nhảy xuống sông Tô Lịch tự tử.
Người đàn ông trên được xác định là ông Nguyễn Văn Ký (SN 1962, thôn Nam, quận Tây Hồ, Hà Nội). Sau khi sự việc xảy ra, nhiều người hiếu kỳ dừng lại, một người đàn ông tên Tuấn (ở gần nhà nạn nhân) đi ngang qua cũng ghé vào thì nhận ra đó là người quen.
Ông Ký là lao động tự do đã có vợ và 2 con. Cách đây không lâu, ông Ký đi khám phát hiện bị bệnh đau dạ dày, và có biểu hiện trầm cảm.
Cũng theo người dân, mặc dù nước sông Tô Lịch nước không sâu, nhưng khi nhảy xuống, đầu ông Ký đập vào bờ kè bên sông nên tử vong.
Xác của nạn nhân đã được đưa về bệnh viện 354 để làm thủ tục mai táng.
Dưới đây là một số hình ảnh tại hiện trường vụ tự tử:
Chiếc xe máy BKS 30F8- 9029 của nạn nhân để lại trước khi tự tử
Vụ việc xảy ra khoảng 8h sáng nay, 8/8, tại khu vực đền Quán Đôi (phường Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội). Đang lưu thông trên đường, một người đàn ông đi xe SH bỗng dừng lại, nhảy xuống sông Tô Lịch tự tử.
Mặc dù nước sông Tô Lịch sâu không ngập quá người nhưng khi nạn nhân nhảy xuống đã đầu đập vào bờ kè bên sông nên chết ngay tại chỗ.
Nạn nhân được xác định là Nguyễn Văn K. (SN 1962, ở Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội).
Nhận tin báo, Công an phường Nghĩa Đô đã xuống hiện trường, giải quyết vụ việc. Xác của nạn nhân đã được đưa về bệnh viện 354 để làm thủ tục mai táng.
Hiện nguyên nhân vụ tự tử đang được làm rõ.
Tiến Nguyên
..
Năm 2007
Ngày 8 Tháng 7, 2007 | 05:50 PM
thánh vật, sông Tô Lịch
Trở lại đền Quán Đôi: Mọi chuyện dần trở về đúng nghĩa
Giadinh.net - Hơn 3 tháng sau chuyện hoang đường "Thánh vật trên sông Tô Lịch", chúng tôi trở lại đền Quán Đôi (làng An Phú, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, HN) đúng ngày đền có lễ hội lớn nhất trong năm. Đoàn xe viếng đền không còn đông nghẹt, nhưng vẫn có người tìm đến, trước là để vái đền, sau quay ra vái... sông.
* Thánh vật hay... người vật ?
Đường cái thành “sân hành lễ”
Mặc dù đã được cụ Chiển - thủ từ của đền khẳng định đền không dính dáng gì đến chuyện “thánh vật”, thế nhưng sau bài báo “thánh vật sông Tô Lịch”, khúc sông đoạn ngang qua đền bị “phù phép” nhuốm một màu huyền bí.
Hàng ngày ngôi đền dập dìu khách tứ xứ thập phương. Con nhang, đệ tử cứ đến vái đền xong lại quay sang vái sông như một... hiệu ứng mà không cần quan tâm đền thiêng như thế nào (?).
Lễ hội của đền sáng 5/7 cũng vậy, báo khai mạc từ 8h sáng nhưng 7 giờ đã có hàng đoàn khách thập phương thuê ô tô kéo nhau từ Hà Tây, Bắc Ninh... đến vái đền.
Chúng tôi gặp lại người thanh niên tự nhận mình có tên giang hồ là Côn Thừa Khúc. So với hồi có bài báo “Thánh vật”, giờ anh ăn mặc nghiêm túc chỉn chu, ít vòng vía xủng xoẻng hơn. Anh ta kể, theo thần phả, đền Quán Đôi để thờ Hậu lý mẫu nghi và con trai là Thái tử thống hoàng đế. Tương truyền cách đây khoảng 1 nghìn năm, Mẫu nghi đi tránh giặc cùng con trai và hoá thân ở đền này. Vì thế người ta lập đền Quán Đôi để thờ họ.
Bên phải điện thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo đại vương. Đến 21/5 âm lịch hàng năm (tức 5/7/2007 năm nay), lễ hội đền viếng Mẫu được tổ chức quy mô hoành tráng từ sáng cho đến đêm. Vì không có sân nên Phường sở tại đã cho phép đền “trưng dụng”... đường cái trong vòng 5 tiếng đồng hồ làm sân hành lễ.
Vái đền, vái sông
Người thanh niên có cái tên nửa giang hồ, nửa kiếm hiệp Côn Thừa Khúc kể, lễ đền năm nay đông hơn mọi năm nhiều. Cả đêm hôm trước, đội nhang đèn của đền đã phải thức trắng đêm để luộc gà, thổi xôi. 4h sáng 5/7, ba thầy cúng được mời về đền làm lễ. Đúng 8h sáng, một đội nhạc lễ của làng gồm trai thì áo the khăn xếp, gái thì áo yếm lụa đào thi nhau hát quan họ và làm lễ dâng hương cho Mẫu.
Trước mặt tôi là một “diễn viên” đang cố giấu đôi tay cáu vàng vì phèn trong bộ quần áo lượt là. Chị bảo, mình là Ngô Thị Thơ, diễn viên đoàn Ngọc Phật (huyện Sóc Sơn). Ở đây toàn anh em các đền, các huyện lân cận phần lớn tự nguyện mang tấm lòng về dâng Mẫu.
Tôi nhìn sang ngôi miếu đối diện cửa đền, một phụ nữ đang xì xụp khấn vái. Bà cho biết nhà mình ở tận Bạch Mai, hồi có bài báo, bà đến đền xem một lần. Giờ nghe có người bảo đền có lễ hội lớn nên quay lại đây khấn cho con thi đỗ đại học (?!). Dân mê tín là vậy nhưng theo cụ thủ từ đền, người cung cấp bài báo với những lời lẽ mê tín cho báo chí hôm lễ to thế này lại “lặn mất tăm”(!?).
Hạnh Nguyên
https://giadinh.net.vn/xa-hoi/tro-lai-den-quan-doi-moi-chuyen-dan-tro-ve-dung-nghia-8596.htm
..
Người gặp chuyện 'Thánh vật' nói gì?Ông Nguyễn Hùng Cường. (Ảnh nhỏ, bên trái) và Đoạn sông Tô Lịch - Nơi ông Cường đã kể nhiều chuyện khó tin. |
Có ý kiến cho rằng “những chuyện ông Nguyễn Hùng Cường kể là bịa đến 90%”. Ông nghĩ thế nào về chuyện đó?
Nhiều người dân làng An Phú (nơi có khúc sông này) cũng được mắt thấy tai nghe. Lẽ nào tôi lại đem chuyện tôi và gia đình bị ốm đau, bệnh tật, chết chóc, tù tội ra làm trò đùa, đắc tội với người quá cố.
Thêm nữa, theo tôi, trong câu chuyện này, có thể còn những yếu tố địa chất, địa lý, kỹ thuật thi công... mà chúng tôi chưa lường hết được.
Trong gia đình ông có một người (bà Nguyễn Thị Bích Hợp) bị vướng vào vụ án Trần Nghĩa Vinh - Tổng Giám đốc Cty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (PJICO) có hành vi tham nhũng chiếm đoạt tài sản Nhà nước, đưa và nhận hối lộ. Ông có định nhân dịp này thanh minh cho bà Hợp?
Đến nay, tôi vẫn nghĩ rằng, tôi và gia đình mình gặp những hậu quả rất nghiêm trọng từ việc đụng phải trận đồ bát quái đó. Còn chuyện của em gái tôi (Nguyễn Thị Bích Hợp) là việc của đời sống hôm nay, chịu sự quy định của luật pháp hiện hành.
Tôi nghĩ, em tôi có sai phạm đến đâu thì các cơ quan pháp luật sẽ kết luận, xử lý đến đó, tôi có bênh cũng chẳng được.
Vậy ông viết chuyện “Thánh vật” tường tận như thế để làm gì?
Viết những điều đó ra, tôi muốn được bạn đọc cùng tôi chia sẻ những điều đã xảy ra với tôi, cùng chia sẻ đời sống tâm linh và quan niệm, văn hóa phương Đông.
Theo tôi được biết, qua sách vở và qua tiếp xúc với nhiều nhà khoa học thì nơi chúng tôi thi công là một di tích của thành cổ La Thành mà chúng ta phải tôn trọng. Khi phát hiện được các di vật lịch sử dưới lòng sông, tôi đã giao cho anh em công nhân trong đội (tôi làm Đội trưởng) gom nhặt và báo cho các cơ quan hữu quan, trước hết là Bảo tàng Hà Nội (chỉ tiếc rằng chúng tôi báo cáo hơi chậm).
Ngày càng có nhiều người đến lễ ở hai cây gỗ tại Đền Quán Đôi.
Việc chúng tôi báo chậm cũng có lý do khách quan. Chúng tôi vừa thi công vừa lo lắng, không hiểu sao, vì chúng tôi chưa gặp chuyện kỳ lạ đáng sợ như thế bao giờ.
Tôi vốn người vô sư vô sách, cũng có tổ chức cúng lễ trước khi khởi công, nhưng cứ tưởng hương khói sơ sơ là ổn rồi. Nào ngờ, khi đào lên gặp toàn những thứ đáng kinh hãi, chúng tôi mới biết mình đã gặp chuyện rất hệ trọng.
Khoảng ngày 23 – 24/9/2001, ngay sau khi đào được di vật (cọc gỗ, đồ gốm, sứ, xương người và động vật...), tôi đã yêu cầu anh em trong đội thu lượm đầy đủ, rồi báo cáo lãnh đạo Cty và xin ý kiến. Nhưng chờ mấy hôm không thấy lãnh đạo Cty cho đường hướng giải quyết thế nào; trong khi đó nhiều người nói đây có thể là một trận đồ bát quái từ xưa và liên quan chuyện tâm linh...
Ngày 4/10/2001, sau khi biết chắc các hiện vật chúng tôi đào được là đồ cổ vô giá, tôi đã tìm số điện thoại và báo cáo với Bảo tàng Hà Nội. Ông Đỗ Kim Ngọc, Giám đốc Bảo tàng Hà Nội là người đầu tiên ngoài công ty chủ quản nghe tôi báo cáo.
Ngày 4/10/2001, ông Ngọc dẫn một số cán bộ tới hiện trường và chúng tôi đã đề nghị ông Ngọc đem các di vật đó về Bảo tàng Hà Nội.
Trong bài viết ông có nêu một số chi tiết khiến người đọc thấy nghi ngờ tính chân thực của sự việc. Đó là: Thượng tọa Thích Viên Thành có mặt tại một buổi lập đàn tế lễ đó và sau đó chết vì “Thánh vật”; GS Trần Quốc Vượng bị “Thánh vật” vì giữ đồ cổ nghiên cứu; ông Đỗ Kim Ngọc (Giám đốc Bảo tàng Hà Nội) được tin báo ngay sau khi đội thi công của ông đào được các di vật đó. Vậy ông có thể nói rõ hơn về việc này không?
Một số hiện vật đào được từ đoạn sông Tô LịchĐoạn sông Tô Lịch - Nơi ông Cường đã kể nhiều chuyện khó tin |
Về cái chết của Thượng tọa Thích Viên Thành, tôi không có cơ sở để giải thích vì sao. Tôi chỉ biết, sau khi nghe thỉnh thị của chúng tôi, thầy Thích Viên Thành đã đến hiện trường lúc đó. Thầy đặt la bàn xuống đất, cho hai đệ tử căng dây đo, thấy kim la bàn quay tít, không chỉ được rõ đâu hướng Bắc đâu hướng Nam.
Thầy nói: “Tôi đến đây nhìn thấy nhiều âm khí nặng nề, u ám quá. Bác hãy cùng anh em đang làm việc ở đây hết sức cẩn thận trong khi thi công. Đây là trận đồ bát quái ai đó lập nên để chặn long mạch...”.
Tôi nhờ thầy ra tay cứu vớt những kẻ vô tội như chúng tôi. Thầy hẹn ngày tôi lên chùa nơi thầy trụ trì để thầy hướng dẫn lập đàn tràng hóa giải. Hôm lập đàn tràng, thầy cho một số đệ tử về chứ thầy không về.
Trường hợp GS Trần Quốc Vượng, tôi không dám khẳng định ông bị “Thánh vật”. Theo tôi, đây là vấn đề tâm linh, chỉ có thể ghi nhận bằng cảm quan từng người. Trường hợp ông Đỗ Kim Ngọc (Giám đốc Bảo tàng Hà Nội) được chúng tôi báo cáo sớm muộn đến đâu thì như tôi đã nói trên.
Xung quanh vấn đề “Thánh vật ở sông Tô Lịch”, Tiền phong dự kiến sẽ có bài viết tiếp theo. Tuy nhiên, vì lý do khách quan, Tiền phong sẽ ngừng đăng toàn bộ các bài viết liên quan đến vấn đề này. Kính mong bạn đọc thông cảm. |
https://tienphong.vn/nguoi-nbsp-gap-chuyen-thanh-vat-noi-gi-post82364.tpo
Nhà sử học Dương Trung Quốc |
Trao đổi với Tiền phong, ông Dương Trung Quốc nói:
Tôi vừa phát biểu với Hội Nhà báo Việt Nam là chúng ta không phản ứng kịp, để kéo dài quá, thành hiệu ứng xã hội rồi. Tôi nói với tư cách cá nhân, không phải đại diện cho Hội Lịch sử Việt Nam.
Thời điểm đó, họ mời tôi - người của Hội Lịch sử Việt Nam để tập hợp anh em tổ chức một cuộc tọa đàm. Tại tọa đàm mới nảy ra điều này: tất cả đều là sự liên tưởng hết chứ không trên cơ sở một hiện thực nào.
Giáo sư sử học Trần Quốc Vượng nói về các tập tục xưa, GS Đỗ Văn Ninh nói về cấu trúc thành xưa. Thế rồi, các hiện tượng được người ta quy thành một giả thiết.
Và không có kết luận nào?
Điều rõ nhất và chắc chắn nhất là những hiện tượng trên không có một cơ sở khoa học nào. Địa điểm thi công, theo một số ý kiến chuyên môn, nằm trên điểm hợp lưu của những con sông cổ dẫn đến hai hệ quả: Kết cấu không bền vững, phức tạp, phải chăng nó tạo ra nhiều khó khăn trong việc thi công?
Yếu tố thứ hai, vì là hợp lưu của nhiều con sông cổ nên tạo ra yếu tố đặc thù về tâm linh, phong thủy, cũng là điểm tập trung của nhiều cổ vật trôi về đấy. Người ta lại kết hợp với ngôi đền cổ gần đó để liên tưởng.
Nói thật, lòng con sông cổ trong một đô thị ngàn năm bới đâu chả ra cổ vật. Cái quan trọng nhất của khảo cổ học là phải có mặt bằng khai quật một di chỉ nhưng tôi được biết người ta dùng gàu múc di vật lên bờ. Vài ngày sau, giới khảo cổ mới tới. Chỉ có điều người ta lại tưởng tượng ra chúng được sắp xếp theo hình thù bát quái, kết hợp những giả thiết vụn vặt khác nhau để tạo thành câu chuyện “Thánh vật”.
Cố GS Trần Quốc Vượng cho rằng đó có thể là trận đồ trấn yểm của thành Đại La?
Trong 5 năm - một thời điểm hơi dài, lẽ ra giới khoa học nên có những nhận định để người dân an tâm? Không có gì để bàn cả. Đã khai quật khảo cổ học đâu. Cuộc tọa đàm do tôi phối hợp với báo GĐ-XH cùng cuộc hội thảo “đầu bờ” trong đó có đại diện một số cơ quan quản lý của Hà Nội đều không đưa ra kết luận nào. Và sau đó, công việc nạo vét và kè đá bờ sông Tô Lịch ở đoạn này vẫn xong xuôi. |
Có thể thôi. Mọi người đều có quyền đưa ra giả thiết. Báo Bảo vệ Pháp luật cuối tuần làm rất ẩu ở chỗ này: Giáo sư đã mất lâu rồi bây giờ anh đặt ra câu hỏi như phỏng vấn một người đang sống vậy.
Về nghiệp vụ báo chí, tôi cho đấy là điều không minh bạch. Anh phải lục lại hồ sơ cũ, nói rõ ai là người chịu trách nhiệm cung cấp và chịu trách nhiệm về tính chính xác của tài liệu.
Có người nói Thượng tọa Thích Viên Thành đã giải yểm trừ tà ở sông Tô, có người lại nói ông chưa bao giờ đến đó?
Hai hôm trước, tôi vừa gặp một người rất thân thiết với ông Thích Viên Thành tại Tam Đảo. Ông Thành chả liên quan gì đến việc này. Tại sao lại dùng từ “Thánh vật”?
Thánh là những đấng mà người dân hết sức trọng vọng, tôn sùng bằng tâm linh của mình. Đó là những người đại diện cho một quyền lực siêu nhiên, như Thánh Trần, Thánh Mẫu.
Biểu tượng Thánh trong tâm linh người Việt là những đấng hộ quốc an dân, khuyến thiện trừ tà. Những người vận vào mình là bị “Thánh vật” thì có khi chết thật đấy. Bởi lẽ, Thánh chả bao giờ “vật” người tốt cả. Nhưng đừng vận điều ấy cho người khác.
Ông có nói: Đời sống tâm linh chỉ có ý nghĩa khi mang lại điều tốt lành cho con người...?
Đúng vậy, nó chỉ ý nghĩa khi khuyến thiện. Ngược lại gọi là tà đạo. Dùng từ “Thánh vật” là xúc phạm những người liên quan, như Thượng tọa Thích Viên Thành, cố GS sử học Trần Quốc Vượng. Tại sao Thánh lại “vật” ông Thành và GS Vượng? Hai ông là người xấu, làm gì sai trái, phi đạo lý, phi pháp hay sao?
Theo ông, GS Trần Quốc Vượng có giữ món đồ cổ nào không?
Cái đó tôi không biết. Một giáo sư khảo cổ cả đời đi khai quật nghiên cứu thì trong nhà chứa nhiều đồ cổ là đương nhiên. Nói cho cùng, câu chuyện này là hiện tượng xã hội, chứ không có vấn đề khoa học gì ở đây, kể cả khoa học tâm linh. Đời sống tâm linh đem lại sự yên ổn cho con người, chứ không phải sự lo sợ.
Cảm ơn ông.
http://tienphong.vn/thanh-vat-o-song-to-lich-tat-ca-chi-la-su-tu-quy-ket-post82365.tpo
..
'Nếu có chuyện Thánh vật, tôi đã chịu đầu tiên'
Trao đổi với VnExpress, chuyên gia khảo cổ, PGS. TS Nguyễn Lân Cường, cho rằng, không thể có chuyện trấn yểm tại đây, vì mục đích yểm để bảo vệ, chứ không phải làm chết người.
> Nhiễu loạn quanh con sông Tô Lịch
> Nói GS Trần Quốc Vượng chết vì cổ vật là phỉ báng
- Là một chuyên gia khảo cổ, ông nghĩ sao trước những thông tin huyền bí về sông Tô Lịch?
- Không thể có chuyện Thánh vật người. Tôi đã làm nghề đào mộ 43 năm, khai quật 3 xác ướp và 800 ngôi mộ cổ mà không có vấn đề gì. Những người làm cùng tôi nhiều năm qua cũng khỏe cả. Nếu người bị Thánh vật thì tôi có thể phải chịu đầu tiên vì "động" tới các cụ.
Tôi biết GS Trần Quốc Vượng mất do bị ung thư. Những chuyện khác mà tôi đọc được như ông Phó chủ tịch thị trấn bị mất chức là việc hoàn toàn do con người gây ra. Họ tham ô, tham nhũng thì bị mất chức, vào tù là rõ ràng.
- Theo lời kể của ông Nguyễn Hùng Cường, có đến cả chục trường hợp là những người tham gia thi công ở sông Tô Lịch và người thân của họ bị ốm đau thậm chí thiệt mạng. Liệu có thể lý giải như thế nào về việc này thưa ông?
- Theo tôi, những người thợ thi công trên tuyến sông bị đau ốm có thể là do khí độc. Không loại trừ có ám khí tại khu vực này. Khi chúng tôi khảo cổ một hang ở Mai Châu, một người trong đoàn đã bị chết vì máu trắng. Nhiều người trong vùng đó cho biết, trẻ con sinh ra bị dị dạng. Sau đó, giới khoa học cho biết cái hang đó đó có bị nhiễm chất Uranium.
Chuyện tìm mộ thì có thể tin được vì mỗi người có trường sinh học khác nhau.
- Có thông tin khu vực này được người xưa trấn yểm, ông nghĩ sao?
- Tôi không tin có chuyện trấn yểm. Vì yểm để bảo vệ người chứ không thể làm chết người. Khúc sông Tô Lịch mà đội của ông Cường thi công là ngã ba sông nên nhiều hiện vật trôi về, người ta vin vào đó để nói về việc trấn yếm. Họ đưa ra vì mục đích gì thì tôi không biết.
- Vậy 8 bộ hài cốt ở dưới sông đóng đinh sẽ được giải thích thế nào, thưa giáo sư?
- Khảo cổ thấy xương người là chuyện bình thường. Chúng tôi nghiên cứu ở Hoàng Thành Thăng Long, đường Trần Phú, thậm chí Đàn Xã Tắc đều thấy hài cốt. Thông tin là chôn người để tế là không xác thực vì khi tế họ phải chôn theo những đồ chuyên dụng, còn những đồ cổ tìm thấy thì không phải đồ tế.
- Ngay từ năm 2001 đã có cuộc hội thảo về vấn đề liên quan đến sông Tô Lịch, tại sao thời điểm đó những nhà khoa học chuyên môn như ông không lên tiếng?
- Hồi đó tôi đi công tác nước ngoài, chỉ nghe anh em thuật lại. Tôi vẫn cho rằng, các vấn đề thi công là do địa chất khu vực đó yếu, còn số đồ cổ tìm thấy là do những nơi khác trôi về. Tôi khẳng định là không có chuyện Thánh vật. Tuy nhiên, tôi cho rằng, nên có một cuộc hội thảo để giới khoa học thảo luận về trường hợp này, giúp người dân hiểu rõ.
Ông Nguyễn Đức Hòa, Phó giám đốc Sở Văn hóa thông tin Hà Nội: "Nếu Thánh vật thì kè sông Tô Lịch không thể xây được như hiện nay" Khi đó, tất cả chuyên gia khảo cổ, sử học, văn hóa đã kết luận là không có trận đồ bát quái tại đây. Theo tôi, trận đồ phải xếp theo ngũ hành song các hiện tượng ở sông Tô Lịch thì không có. Ngoài ra, cũng không có hiện tượng của lễ hiến tế, chỉ thấy một ít xương động vật, đồ cổ. Địa chất tại 200 mét sông Tô Lịch yếu, bất cứ kè vào đó đều bị lún nứt. Sau khi đơn vị thi công thay đổi phương án thi công thì lại thực hiện được. Nếu cho là Thánh vật thì ai làm cũng không được, không thể thành được tuyến đê hoàn chỉnh như hiện tại. Tính nhân quả của những người mà tác giả đưa ra là do làm sai thì phải chịu, không thể áp đặt đổ cho chuyện tâm linh, huyền bí. Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa giáo dục Quốc hội Nguyễn Viết Chức: Đừng nên xâu chuỗi những rủi ro để nói là Thánh vật Ai cũng có lúc gặp hoạn nạn, nhưng không thể lấy những điều không may mắn của bản thân và gia đình mình đem xâu chuỗi lại nói là Thánh vật. Đã là Thánh thì chỉ phù hộ những người tốt, chứ không thể ủng hộ những kẻ xấu, cơ hội... Trong hội thảo năm 2001 về vấn đề này, có nhiều ý kiến tranh luận, nhưng nhìn chung ý kiến tập trung về 2 giả thiết. Thứ nhất, đây là trận đồ trấn yểm. Thứ hai, đây chỉ thuần túy là nơi hội tụ của 3 dòng sông nên các vật dụng như bát đĩa, ấm chén... trôi dạt về. Kết thúc hội thảo chưa kết luận được là có hay không có một trận đồ trấn yểm. Tôi luôn kính trọng giáo sư Trần Quốc Vượng và không ai có quyền xúc phạm đến ông, nhất là khi ông đã qua đời. Riêng cá nhân tôi không tin vào Thánh vật và nghĩ rằng đây chỉ là những sự kiện ngẫu nhiên xảy ra một cách trùng khớp. |
Đoàn Loan - Anh Đức thực hiện
https://vnexpress.net/neu-co-chuyen-thanh-vat-toi-da-chiu-dau-tien-2084283.html
..
Đền bên sông Tô Lịch tấp nập sau tin 'Thánh vật'
Sau loạt bài "Thánh vật sông Tô Lịch" liên quan đến đền Quán Đôi (Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội), được đăng trên báo, người dân tấp nập đổ đến đây cúng vái. Các dịch vụ ăn theo như trông xe, bán hàng mã, hương hoa... nở rộ. VnExpress ghi lại một số hình ảnh trong ngày 24/4.
> Thông tin 'Thánh vật' xôn xao dư luận
Phía trước đền Quán Đôi, vàng mã, đồ lễ, hương hoa bày bán la liệt. |
Mỗi bản photo bài báo "Thánh vật..." được bán với giá 5.000 đồng. |
Hai khúc gỗ được đưa từ trong đền ra cũng trở nên linh thiêng. |
Đoàn người này vượt hơn trăm cây số ra Hà Nội để được thắp hương ở Quán Đôi |
Và cầu mong.... |
Nhờ đó, lò hóa vàng luôn rực lửa. |
Người đến lễ cũng tranh thủ xem tướng số, cầu lộc. |
Những bãi xe tự phát mọc lên. |
|
Xem báo, bàn tán về "Thánh vật". Hoàng Hà |
https://vnexpress.net/den-ben-song-to-lich-tap-nap-sau-tin-thanh-vat-2084294.html
..
Năm 2002
..
NHỮNG TƯ LIỆU HÁN NÔM MỚI PHÁT HIỆN TẠI
ĐỀN QUÁN ĐÔI TẠI KHÚC SÔNG TÔ LỊCH, HÀ NỘI
ĐỖ THỊ HẢO
PGS.TS. Viện Nghiên cứu Hán Nôm
Đền Quán Đôi xưa thuộc xã Dịch Vọng Tiền, tổng Dịch Vọng, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông, nay thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Trong quá trình thi công xây kè bờ sông Tô Lịch đến đoạn đền Quán Đôi đã xảy ra một số sự kiện vừa qua được báo chí đăng tải khá nhiều. Báo Văn hoá (ngày 2-6/10/2002) đăng bức thư ngỏ của Đội trưởng đội thi công 12 gửi các nhà khoa học và các nhà nghiên cứu có những đoạn như sau: ... “Cách đây hơn một năm, tại nơi chúng tôi thi công(1) đã phát hiện di chỉ khảo cổ học bao gồm nhiều hiện vật như: xương răng động vật, đồ gốm sứ bị vỡ, liễn sành, nhiều cây cột gỗ vàng tâm, một số vũ khí sắt và tám bộ hài cốt người... Điều làm cho chúng tôi hoang mang và lo sợ nhất là sau khi phát hiện ra những hiện vật, trong đó có cả hài cốt người thì hầu hết những người thân trong gia đình anh em công nhân đều có chuyện bất hạnh xảy ra... Trong thời gian qua, cũng đã có một số nhà khoa học xuống hiện trường và đưa ra một số nhận định sơ bộ. Để đảm bảo và ổn định tinh thần của anh em công nhân trong thời gian tới, hơn nữa theo chúng tôi là cần có những ý kiến chính thức về mặt khoa học đối với di chỉ khảo cổ học này, kính đề nghị các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu và các cơ quan chuyên môn bắt tay nghiên cứu một cách cụ thể nhằm đưa ra kết luận xác thực”.
Vào khoảng cuối năm 2001, GS. Trần Quốc Vượng và PGS. Đỗ Văn Ninh đã tìm ra ủng thành duy nhất còn sót lại ở đây. Theo PGS. Đỗ Văn Ninh thì “có thể giả thuyết đây là một địa bàn trấn yểm mà bất kỳ công trình xây dựng nào cũng phải có khi động thổ, đặc biệt là đối với một vị trí quan trọng như cổng thành phía Tây của La Thành”. Và còn nhiều những ý kiến khác đề cập đến vấn đề phong thuỷ, vấn đề tâm linh, rồi “bùa yểm của Cao Biền”, hoặc là nơi diễn ra lễ hiến tế, mà vợ chồng người bán dầu họ Vũ đã chấp nhận làm vật hi sinh để vua Lý khỏi bệnh đau mắt, ...
Vừa qua chúng tôi được các cụ trong Ban quản lý đền Quán Đôi mời đến khảo sát một số tư liệu Hán Nôm hiện có trong đền. Trong bài viết này, chúng tôi không có ý định giải thích bất cứ vấn đề gì đã nêu ở trên mà chỉ muốn giới thiệu những tư liệu Hán Nôm tại đền Quán Đôi chưa từng được công bố nhằm góp phần thêm để rộng đường nghiên cứu.
Ngoài tấm bia Hạ Mã ngay cửa đền, hiện trong đền còn một số hoành phi, câu đối và tấm bia Mục lục Thái Hoàng bi ký, cùng bản thần tích (lưu tại Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm, mang ký hiệu AE). Nội dung bản thần tích của xã Dịch Vọng Tiền, tổng Dịch Vọng, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông tóm tắt như sau:
Tương truyền ở trang Yên Dũng, huyện Tứ Kỳ, phủ Hạ Hồng, trấn Hải Dương có vị tù trưởng họ Trần tên là Lữ, vợ là Nguyễn Thị Hoàn, vốn tính hiền lành, lấy việc nông tang làm nghề sinh sống. Vào giờ Mão ngày mùng 4 tháng 6 năm Bính Thân bà sinh được một cô bé mặt mũi rạng rỡ, dáng mạo đẹp đẽ, trong lòng bàn tay trái có chữ “chủ” màu đỏ. Ông bà vô cùng mừng rỡ, cho là điềm lạ và đặt tên là Phương. Ngày tháng trôi qua nàng Phương đã 18 tuổi. Bấy giờ có một vị quan trong triều họ Lý tên là Công Trinh nghe thấy nàng Phương nết na xinh đẹp liền đến xin cưới nàng làm vợ. Hai năm sau, vào giờ Tý ngày mùng 8 tháng 12 năm Ất Mão, nàng sinh được một cậu con trai đặt tên là Thống mặt mày sáng sủa, tai to ngực lớn, tướng mạo đường hoàng không phải người thường. Năm cậu Thống 18 tuổi, giặc Ma Na kéo đến xâm phạm bờ cõi nước ta. Vua liền cử quan Bộ chủ Lý Công Trinh thay mặt vua cầm quân đi dẹp giặc. Vừa tiến đến đồn sở của giặc, quan Bộ chủ đã bị tướng giặc bắn chết ngay tại trận (đó là ngày 17 tháng 5), xác bị bêu tại Bàng Châu. Mẹ con nàng Phương nghe tin dữ bèn cùng nhau đến nhận xác quan Bộ chủ về mai táng. Thấy nàng Phương xinh đẹp, tướng giặc rắp tâm muốn lấy làm vợ. Nàng Phương bèn giả vờ ưng thuận để thoát chết. Rồi một hôm mẹ con tìm cách chạy trốn đến ngôi quán ở trang Dịch Vọng Tiền thuộc huyện Từ Liêm, trời đã tối lại vừa đói vừa khát. May nhờ người trong trang là Lê Công Đoan chu cấp cho để sống qua lúc ngặt nghèo. Ba ngày sau, bỗng trời đất tối tăm, hai mẹ con tự nhiên hoá tại đền (đó là ngày 21 tháng 5). Dân làng kéo ra xem thấy mối đã đùn lên thành ngôi mộ. Từ đó nơi đây rất thiêng, ai có trắc trở khó khăn đến cầu khẩn đều được bình yên, nhân dân bèn lập miếu thờ phụng.
Nghe tin Bộ chủ thua trận, nhà vua thân chinh cầm quân đi đánh dẹp. Quân lính đi qua trang Dịch Vọng Tiền tự nhiên xa giá bị níu lại. Nửa đêm nhà vua mộng thấy hai người tự xưng là hai mẹ con tâu rằng: Nghe tin nhà vua đi dẹp giặc nên đến yết kiến xin đi theo lập công âm phù giúp nước, để lại tiếng thiêng sau này mong được hưởng lộc nước. Tỉnh dậy biết là thần báo mộng, lập tức vua truyền lệnh cho làm lễ tạ trước miếu. Lễ xong bỗng mưa gió nổi lên, xa giá đi như bay một khắc sau đã đến đồn giặc, đánh một trận giáp công quân tướng giặc đại bại chạy tan tác.
Sau khi thắng trận lập tức vua lệnh đem sắc chỉ đến miếu thiêng ở bản trang truyền cho dân sửa sang đền miếu để thờ phụng hai mẹ con. Vua lại ban thêm cho dân 100 quan tiền để chi dùng vào việc đèn hương và bao phong mĩ tự cho được thờ mãi mãi cùng hưởng lộc nước.
Bản thần tích còn ghi rõ mỹ tự và nghi thức tế lễ như:
- (Nàng Phương) được phong là Lý hoàng hậu, Trinh Khiết, Đoan Phương, tôn linh công chúa
- (Con) được phong là Dũng Vũ, Cương Nghị, Thống hoàng đế đại vương
- Cho phép dân trang Dịch Vọng Tiền làm hộ nhi (được miễn phu phen tạp dịch để trông nom việc đèn hương) đây là nơi chính sở, được thờ phụng mãi mãi.
- Ngày sinh của thần (mẹ) là mùng 4 tháng 6, lễ vật dùng cỗ chay, bánh chay.
- Ngày sinh của thần (con) là mùng 8 tháng 12, lễ vật dùng lợn, xôi, rượu.
- Ngày hoá của thần là 21 tháng 5, lễ vật trong cung dùng cỗ chay, bánh chay, ban ngoài là lợn, xôi, rượu. Tổ chức lễ tế.
- Phải kiêng không được đọc hai chữ tên huý Phương, Thống.
- Miếu dựng theo hướng Bắc Nam, đây là nơi đất “chính linh” (chính chỗ đất thiêng).
Ngày lành tháng 1 niên hiệu Hồng Phúc năm đầu (1572), Lễ Bộ, Hàn lâm viện Đông các Đại học sĩ Nguyễn Bính phụng soạn.
Ngày lành tháng 8 niên hiệu Vĩnh Hữu 5 (1739) Quản giám bách thần, Tri điện Hùng lĩnh Thiếu khanh Nguyễn Hiền phụng mệnh sao theo chính bản.
Còn tấm bia dựng trong đền đã ghi lại ngày, tháng, năm, trải qua các triều đại Hoàng thái hậu (tức nàng Phương) được bao phong, cụ thể là:
- Ngày mùng 3 tháng 6 niên hiệu Tự Đức 10 (1857) được ban sắc cho thờ phụng như trước.
- Ngày 24 tháng 11 niên hiệu Tự Đức 33 (1880) được ban sắc cho thờ phụng như trước
- Ngày mùng 1 tháng 7 niên hiệu Đồng Khánh 2 (1887) được ban sắc phong
- Ngày 11 tháng 8 niên hiệu Duy Tân (1909) được ban sắc cho thờ phụng như trước.
Đặc biệt bia có khắc nguyên văn đạo sắc phong ngày 25 tháng 7 niên hiệu Khải Định 9 (1924) như sau:
Sắc cho xã Dịch Vọng Tiền, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông vốn thờ Dực Bảo Trung Hưng, hậu Lý Nam Đế Hoàng Thái Hậu. Hoàng Thái Hậu bảo vệ nước, che chở cho dân có nhiều công đức, đã từng được ban cấp sắc chỉ cho phép dân thờ phụng. Đến nay đã ban cho chiếu quý, ơn lớn, về lễ đáng được xếp lên bậc.
Đặc biệt cho phép dân xã được thờ phụng như cũ, để ghi nhớ ngày vui của nước được thể hiện ở sự tôn trọng – Phải kính tuân theo.
Bia do xã Duệ Tú khắc ngày 17 tháng 8 giữa mùa thu niên hiệu Bảo Đại 16 (1941)
Hy vọng với sự phối hợp liên ngành, các nhà khoa học sẽ nghiên cứu và lý giải những điều nêu trên một cách thuyết phục, góp phần đáp ứng được nguyện vọng của người dân địa phương nói riêng và của những người quan tâm đến vấn đề này nói chung.
Chú thích:
(1) Đoạn đền Quán Đôi – trên khúc sông Tô Lịch, Hà Nội.
Thông báo Hán Nôm học 2002, tr.172-177
http://www.hannom.org.vn/detail.asp?param=325&Catid=490
..
..
..
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.
LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.
Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.