Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

28/05/2016

chùa Ngọc Hoàng hậu Obama : những bàn luận liên quan đến người hướng dẫn Dương Ngọc Dũng

Về chùa Ngọc Hoàng, đã có entry riêng, tại đây. Trong đó, đã thấy sự xuất hiện của bác Dương Ngọc Dũng (người đeo kính trong tấm ảnh dưới đây).




Dưới là các bàn luận liên quan. Cập nhật dần.

---

7. Trả lời của bác Dương Ngọc Dũng và bàn luận tiếp tục của Nguyên Thành

ĐỐI LUẬN VỚI TIẾN SĨ DƯƠNG NGỌC DŨNG


Thưa các bạn đọc chanhtuduy.com!
Bài viết của tôi tựa đề “Ngán ngẫm cho học vị tiến sĩ Tôn giáo họcDương Ngọc Dũng qua bài viết trên Zing.vn” đăng ngày 26/05/2016, đến hôm nay ngày 04/06/2016, Tiến sĩ Dương Ngọc Dũng viết phản hồi. Tôi trích nguyên văn..
Dương Ngọc Dũng
0 approved

doctor9dung@yahoo.com
14.169.68.40
Tôi xin phép trả lời một vị tu sĩ Phật Giáo đã phê bình tôi bằng một văn phong rất ư là tham sân si và vu khống tôi bằng những lời lẽ thật không xứng đáng với một con người tu hành. Cách phê bình này, khá phổ biến trong xã hội ta hiện nay, chỉ cho thấy tâm trạng háo danh cực độ của một bộ phận không nhỏ người Việt và ngay cả một tu sĩ Phật Giáo cũng không thể “miễn nhiễm” được đối với tâm thế này. Xin tóm tắt những điểm đó như sau:

1-Khi giải thích ý nghĩa ba cây nhang là Tinh Khí Thần tôi có nói rất rõ trong hai bài phỏng vấn rằng bối cảnh lúc đó là đang đứng trước bàn thờ Ngọc Hoàng (tức là thần linh của Đạo Giáo) nên tôi mới giải thích như vậy. Khi ra trước bàn thờ Phật tôi lại phải nói lại rằng theo Phật Giáo thì ba cây nhang có ý nghĩa là Giới Định Tuệ hay Tam Bảo (Phật Pháp Tăng). Hai bài phỏng vấn đều thể hiện điều này rất rõ. Nếu muốn phê bình xin hãy xem lại cho kỹ lưỡng trước khi hạ bút.

2-Khi khẳng định rằng Phật Giáo không dùng ba thuật ngữ Tinh Khí Thần, tác giả cũng đã đưa ra một nhận xét không chính xác hoàn toàn. Thật sự Phật Giáo có dùng hai thuật ngữ “tinh” và “thần.” Trước hết hãy bàn về chữ Tinh. Trong Phật Giáo rất phổ biến các cụm từ có chữ “tinh”: tinh chân= bản tính của Chân Như. Tinh lam= già lam, tinh linh= tinh thần, u linh, thần thức của người hay vật, tinh linh bằng= đàn thiết lập để cúng vong linh trong dịp lễ Vu Lan (theo Phật Giáo Nhật Bản), tinh cúng= phép cúng tế 7 sao Bắc Đẩu, 9 Chấp Diệu, 12 cung, 28 sao, của Mật Giáo, tinh minh= sự trong sáng sẵn có trong tự tính thanh tịnh, tinh tấn= nỗ lực, tinh tấn Phật thất= pháp hội tu trì xưng tụng danh hiệu Phật A Di Đà trong 7 ngày. Tinh xá= nơi tu hành, thường bị đọc sai thành “tịnh xá.” Tinh thất= đạo tràng tu pháp của Mật Giáo.

Bản thân chữ “thần” còn phổ biến hơn. Chữ “thần” trong Phật Giáo chỉ diệu dụng khôn lường. Thần chú= tức chú Đà La Ni . Thần lực= thần thông lực, khả năng siêu phàm. Thần phận= năm loại chư thiên lưỡng thần cùng tụng Bát Nhã Tâm Kinh vào lúc mở đầu pháp sự. Thần sách= thẻ bói thần bí, có một trăm thẻ. Thần sách kinh= tên tắt của Quán đỉnh Phạm Thiên thần sách kinh. Thần tăng= tức cao tăng. Thập chủng thần thông= mười loại thần thông. Thần thông du hí kinh= tên gọi khác Kinh Đại Trang Nghiêm. Thần thông nguyệt= thần biến nguyệt, thần túc nguyệt. Thần thông như ý= tức thần cảnh thông trong lục thông. Thần thông thừa= chỉ Chân Ngôn Giáo tu tập theo cách dựa vào sức gia trì thần biến của Như Lai. Thần thức= tâm thức của các loài hữu tình linh diệu không thể nghĩ bàn. Thần vực= cảnh giới chứng ngộ chân thật.

2-Phật Giáo Trung Hoa chịu ảnh hưởng rất nặng (và cả sự chống đối quyết liệt của) của Đạo Giáo và Khổng Giáo. Chính điều này về sau góp phần hình thành Tam Giáo Hợp Nhất (Trung Hoa) và Tam Giáo Đồng Nguyên (Việt Nam).

3-Sư trụ trì chùa Phước Hải (Thích Minh Thông) là người Hoa và chính ông dùng thuật ngữ “Hoa tông” để chỉ tông phái Phật Giáo của chùa Phước Hải. Tôi chỉ là người thuật lại. Xin miễn bình luận.

4-Khi gợi ý với nhân viên đặc vụ về việc tổng thống Obama không nên thắp nhang mà nên nhờ sư trụ trì Thích Minh Thông thắp dùm tôi nghĩ rằng tổng thống Obama theo đạo Tin Lành nên bày tỏ sự tôn trọng của mình đối với tôn giáo của người khác và đồng thời giúp tổng thống hiểu rõ ý nghĩa và phương thức thắp hương theo Phật Giáo. Không có lý do gì lại đi trách cứ bản thân tôi về một việc làm có ý nghĩa tôn trọng cả hai tôn giáo như vậy. Nếu có ai gợi ý với một nhà sư nên chắp tay cầu nguyện Đức Giê Su Ki Tô hay Đức Mẹ Maria trong một nhà thờ Công Giáo thì nhà sư Phật Giáo kia sẽ nghĩ như thế nào?

5-Khi trả lời câu hỏi của tổng thống Obama: “Mọi người đến đây phần lớn là cầu nguyện điều gì?” tôi đã nói: “Phần lớn là họ cầu xin con. Có người có con gái rồi thì cầu xin con trai. Như ngài Tổng Thống đã biết, người Châu Á nói chung, người Việt nói riêng, rất thích con trai, do ảnh hưởng của văn hóa Nho Giáo.” Đây là nhận định tổng quát của tôi về văn hóa “nhất nam viết hữu thập nữ viết vô” của người Việt. Không hiểu sao lại bị xuyên tạc thành vi phạm chính sách nhà nước về việc sinh hai con?

4-Trước việc việc suy diễn vô căn cứ, thái độ tự cao phách lối cho mình là “trùm” về Phật Giáo và mọi vấn đề tôn giáo, văn hóa khác, cộng thêm thái độ mạt sát quyết liệt mang tính vu khống của vị sư ABC, cho phép tôi thách vị sư này cùng tôi tranh luận về bất cứ chủ đề Phật Giáo và tôn giáo học nào tại một nơi do chính vị sư chọn lựa.
TS. Dương Ngọc Dũng
Sau đây là hồi đáp của tôi để minh bạch về luận điểm và tri kiến Phật học với Ông Dũng.Mời bạn đọc và các trò Mật gia quá mục…

Gửi đến Tiến sĩ Dương Ngọc Dũng!
Tôi nhận thư phản hồi của Ông trong phần comments bài “Ngán ngẫm cho học vị Tiến sĩ khoa Tôn giáo học qua bài viết trên Zing.vn”. Bây giờ tôi hồi đáp những gì ông đã phản biện như sau:
I/ Về học thuật:
Trước tiên, tôi nhận thấy Ông đánh số sai từng phần, có số lặp lại như sau 1,2,2.3,4,5,4. Ngay cả số thứ tự từng đề mục, tiểu mục mà Ông còn nhầm trước lẫn sau, đừng nói gì đến sự kiểm soát ý tưởng và trình bày bố cục. Nhưng thôi, tôi thông cảm vì Ông viết trong sự sân hận nên sự “nhớ trước quên” sau là bìnhthường!
Nhờ Ông viết phản hồi tôi hiểu thêm thế nào là “văn tức thị nhân” (nét chữ nết người, hay có thể hiểu nôm na là người thế nào văn thế đó)! Trong bài viết, Ông khẳng định tôi là “Tôi xin phép trả lời một vị tu sĩ Phật Giáo đã phê bình tôi bằng một văn phong rất ư là tham sân si và vu khống tôi bằng những lời lẽ thật không xứng đáng với một con người tu hành” thì ngay ở đây đã thể hiện rõ tính chất “vu khống” của Ông rồi, bởi lẽ Ông quy chup tôi tham, sân, si mà chưa chứng minh được bằng những chi tiết nào trong bài viết của tôi, thì ai mới là “tham, sân, si”? Phàm là người thường, đừng nói gì đến Tiến sĩ, nói gì, viết gì thì phải “nói có sách, mách có chứng”, ngoài ra hồi lớp 8 chúng ta cũng đã được Thầy Cô dạy thể loại văn Chứng minh rồi, sao Ông lại nóng vội thế?
Bây giờ tôi chứng minh Ông nổi sân đây! Ông quy chụp văn phong bài viết của tôi rất ư là “tham, sân, si” ở chỗ nào? Tôi cũng chưa dùng từ thô tháo như Ông áp đặt nhân cách của tôi là “không xứng đáng mới một người tu hành”, rồi là “háo danh cực độ”, vì “phê bình” Ông, rồi ông bảo tôi có “ thái độ tự cao phách lối cho mình là “trùm” về Phật Giáo, và tiếp theo là cộng thêm thái độ mạt sát quyết liệt mang tính vu khống của vị sư ABC”, cuối cùng Ông “thách vị sư này cùng tôi tranh luận về bất cứ chủ đề Phật Giáo và tôn giáo học nào tại một nơi do chính vị sư chọn lựa”…
          Hàng loạt từ và ngữ do Ông viết như trên với cách dùng từ áp đặt thô ngữ mà tôi in đậm như trên, tự tố cáo Ông đã sân hận cùng cực nên mới phóng bút ra những từ như vậy một cách chủ quan trong khi toàn bộ bài viết của tôi, xin vui lòng đọc lại, không có những bóng dáng ngôn từ mà ông nêu ra. Tôi nghĩ người như Ông tuổi không còn trẻ, nên giữ khí huyết điều hòa, cần nên “nhĩ thuần”, “tâm tịnh”,,,sao lại lên giọng “thách đố” như võ sĩ háo danh, giang hồ tranh lãnh địa thế Ông? Quả là Ông quá sân si rồi! Vậy mà Ông bảo tôi viết có văn phong “tham, sân, si”!? Danh từ “trùm” đó phải là từ dùng của một học giả, trí thức khi viết trong bài của mình?
Bây giờ tôi chứng minh là Ông vu khống tôi đây. Trước tiên tôi cho Ông biết tôi không phải là tu sĩ Phật giáo, nếu Ông viết như vậy là Ông đụng chạm đến thanh danh Giáo hội khi đánh đồng như vậy! Ông dựa vào luận chứng nào mà khẳng định lời lẽ của tôi (bài viết) không xứng đáng là một con người tu hành? Bài viết Ông kể lại cho Hà Hương như thế nào, tôi là bạn đọc có quyền góp ý, đứng trên luận điểm Phật học thì đó là “tác pháp chiếu quang” (làm pháp chiếu soi cho kẻ tà kiến đã viết, nói sai thánh giáo) theo lời dạy của Như lai, sao Ông lại cho rằng tôi là phê bình, háo danh. Để tôi trích lại thánh giáo cho Ông đọc vậy :  Kinh Đại bát nhã Ba la mật đa, Phẩm Chuyển sanh, Phật dạy:
” Lại nữa, Xá Lợi Tử! Có Bồ-tát Ma ha tát, an trụ bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa, thường vì hữu tình bị tà kiến mù quáng mà làm pháp soi sáng; cũng đem ánh sáng này, thường tự soi mình, cho đến quả vị Giác ngộ cao tột, từng chẳng lìa bỏ pháp soi sáng này.
Từ chỗ riêng cá nhân tôi (không phải là tu sĩ Phật giáo mà là Giáo thọ Tuệ tri thức đạo tràng Mật gia Song Nguyễn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu &Ứng dụng thực hành Yoga Tây Tạng, Chủ nhiệm CLB UNESCO Khảo cứu và Ứng dụng Yoga Tây Tạng) mà Ông lại phỉ báng cả Tăng đoàn Giáo hội mà không đưa ra chứng cứ khi viết “chỉ cho thấy tâm trạng háo danh cực độ của một bộ phận không nhỏ người Việt và ngay cả một tu sĩ Phật Giáo cũng không thể “miễn nhiễm” được đối với tâm thế này.”. Thưa Ông Dương Ngọc Dũng, chừng đó trích dẫn trên đủ chứng tỏ ai là người vu khống! Chính Ông đó Ông Dũng ạ! Còn háo danh ư? Chắc Ông lầm hoặc tức quá mà quy chụp người khác, chớ tôi không cần danh nữa như ai kia mượn báo tự “quảng cáo” cho Ông nào là chức này, học vị nọ, trường đại học kia!
Ông là Tiến sĩ, chắc Ông trình nhiều luận văn và từng phản biện, cũng phải hiểu biết tối thiểu là phải dựa vào giả thuyết đặt ra mới có kết luận. Tôi viết bài “tác pháp chiếu quang” trước tiên là đưa ra những gì Ông đã viết, trên Zing.vn, còn Ông là người phản hồi thì phải dựa theo bài đó, đoạn văn đó, cụm từ đó mà đối luận, sao Ông lại đưa những chi tiết không có trong bài như “bối cảnh lúc đó là đang đứng trước bàn thờ Ngọc Hoàng (tức là thần linh của Đạo Giáo) nên tôi mới giải thích như vậy”. Do vậy, tôi trích lại nguyên văn Hà Hương viết trên Zing.vn như sau: “Khi đó Tổng thống Obama hỏi tôi ý nghĩa của ba cây nhang. Tôi nói: Nhang là tượng trưng cho tinh, khí và thần. Phải giữ lửa liên tục như là nguồn sống, do đó, đền chùa thường phải đốt nhang cả ngày”.  Từ 2 trích dẫn này (của tôi nguyên văn mà tôi nhân đó viết bài, khác với Ông tự luận (có thể là tự bịa đặt thêm vì đoạn này không có; nếu thực sự có như vậy thì sao Ông không ý kiến phản hồi với Zing. Vn khi Hà Hương đăng bài cho đến khi bị phản ánh. Điều này chứng tỏ Ông đã chấp nhận, vậy thì bây giờ lên tiếng gì nữa?). Hơn nữa, yếu lý của Ông còn phơi bày ở chỗ khi tôi  nêu rõ ràng ra những gì trên chanhtuduy.com mà Hà Hương viết bài về Ông đăng ở Zing.vn còn Ông tự nhiên bảo Hai bài phỏng vấn đều thể hiện điều này rất rõ.”..Ông mới chính là người nên đọc kỹ lưởng trước khi phản hồi đó Ông Dũng ạ! Mời bạn đọc chanhtuduy.com so sánh 2 đoạn trích dẫn là biết ai tự thêm vào, ai viết đúng như đang có!
Từ những điểm tham chiếu nêu trên phản ánh rằng Ông không đọc kỹ bài viết trích dẫn của tôi từ Zing.vn, Ông không bám sát giả thuyết, thậm chí tự thêm vào không có trong bài trích dẫn nguyên văn, thì Ông không thể kết luận bất kỳ một luận đề nào, đây gọi là thất bại trên luận trường. Đã như vậy, Ông không đủ điều kiện để đối luận tiếp theo những phần còn lại tựa như lên võ đài tranh giải Nhu đạo mà Ông lại dùng đòn pháp Hiệp khí đạo, sao mà cho tiếp tục khi bị phát hiện ra? Tuy vậy, tôi từ bi mà tiếp tục luận giải cho Ông tránh được sự cố chấp mà phát biểu lời lẽ mang tính quy chụp, chủ quan, thiếu văn hóa, không xứng đáng với phẩm chất của một tiến sĩ Tôn giáo học.

II/ Về nội dung đối chất:
1/ Tôi không cần dùng từ đối luận với Ông vì Ông chỉ một học giả, không có pháp danh, không phải Phật tử, chẳng có đạo tràng, trụ xứ, tôn sư, không đủ tư cách và điều kiện tâm linh để đăng đàn. Nêu biết “Muốn thưỡng lãm nghệ thuật cần phải có trình độ nghệ thuật”, Ông không đủ trình độ vì thiếu sự chứng minh về Phật học nên khó thuyết phục bạn đọc. Bởi vậy cho nên Ông không trích dẫn được thánh giáo lượng (một trong 5 phương tiện biện giải Phật môn), mà chỉ khoe ra đọc quyển này, tên kinh kia mà chẳng đi vào thực chất thánh ngôn nào, bậc thánh giả nào, và nhất là bậc Đạo sư tối thượng của chúng ta là Bổn sư Thích ca Mâu ni Phật.
2/Từ luận điểm tôi nêu ra, những gì Ông chứng minh chữ “tinh” ấy, chữ “thần” ấy với hàng loạt định nghĩa mà Ông cho rằng theo Phật giáo Nhật Bản là một lập luận khinh suất nếu không muốn nói là sai lầm. Phật giáo lấy trí làm nghiệp, lấy tâm làm chủ, thấu đáo tứ diệu đế, quán triệt tánh không chớ sao lại đưa ra loại hình Phật giáo Nhật Bản. Nếu vậy tôi muốn hỏi Ông, tại sao đạo Phật là chung một vị là Giải thoát, sao lại đưa ra Phật giáo Nhật Bản mà không chứng minh cụ thể giáo pháp họ là gì? Ông đang ở Việt Nam hay ở Nhật Bản? Nếu Ông trích dẫn chỉ là Phật giáo Nhật Bản vậy lẽ nào Nhật Bản đúng, Việt Nam sai?
Lại nữa, giới học thuật thế giới đặc biệt là nước Nhật người ta đã bài bác kinh Vu lan bồn, chỉ rõ nó là ngụy kinh (xem bài “Ngộ nhận về kinh Vu lan bồn” hay bài “Ngụy kinh” của Phạm Dzoản” trên thư viện Hoa sen). Lại nữa, kinh sách Mật giáo đâu có vụ lập đàn tràng cúng sao, mà Ông trích dẫn loại ngụy kinh này? Sẵn đây cho Ông hay, có vị sư dịch thuật những quyển kinh như vậy mà bây giờ nằm dưới đáy đại dương rồi! Như vậy, thử hỏi trích dẫn Ông thế nào? Theo nguyên tắc đối luận, trích dẫn sai thư mục (sai đầu đề, sai học thuật, sai tác giả, sai nguồn gốc) sẽ bị quy phạm trên luận trường, bị đánh trượt. Vậy thì Ông nghĩ sao hỡi ngài Tiến sĩ? Do vậy, Phần 2 của Ông có vẻ như đọc nhiều sách nhưng chỉ là “con vẹt chỉ biết đọc tụng” hoặc “ nhà giàu đánh mất chìa khóa mở khoa tàng của mình” như sự khuyến cáo của thánh sư Gampopa chỉ ra trong đề mục “14 thất bại trầm trọng của người tu Phật”. Đó là đối với người tu đó nghe! Còn người không tu như Ông không biết thất bại đến đâu? Ngoài ra, Ông chẳng luận giải được chữ “Khí” là gì nên tự nói rằng trong Phật giáo chỉ có 2 thuật ngữ “tinh” và “thần”. Sai lầm! Trong Mật giáo từ khí được sử dụng rất nhiều sao lại không có? Mời Ông xem tác phẩm mang tên “Trung ấm giáo văn cứu độ đại pháp” (còn gọi là Tử thư Tây Tạng) do đại sĩ Liên Hoa Sanh trước tác? Sao Ông lại nói không, hoặc thứ yếu? Từ đây mới thấy rằng Ông không đi sâu vào thực nghĩa là như thế nào, tự mình trích dẫn sai pháp liệu, rồi tự mình biện luận cho như tôi đã phân tích trên. Tôi e rằng do Ông cố gắng phô trương kiến thức mà rơi vào trường hợp kiến thức làm hại luận điểm của Ông!
3/  Ông viết rằng Phật giáo Trung Hoa bị ảnh hưởng nặng nề và quyết liệt của Đạo giáo và Khổng giáo, vậy mà Ông trích dẫn kinh điển Phật giáo từ Trung Quốc khi luận về 3 cây nhang có đúng thực nghĩa đạo Phật chính thống không? Trong khi đó bài viết của tôi không bàn luận đến góc cạnh tâm linh ấy, mà chỉ phản bác luận điểm Ông đưa ra là “3 cây nhang tượng trưng tinh khí thần”, “đốt nhang liên tục”, “giữ mạch nguồn sống”. Có nên lại một lần nữa Ông khoe kiến thức tôn giáo lại không ăn nhập gì đến đối luận từ bài viết của tôi qua bài trích từ Zing.vn. Điều này chứng tỏ Ông không đọc kỷ bài viết nên khi đăng đàn chỉ phóng bút theo tư duy chủ quan nên mới lạc đề như vậy. Điều này chẳng khác ghi tôi đang bàn luận đề tài xã hội, ông lại thêm vào đề tài nghệ thuật có liên quan như lạc chủ đề tranh biện.
4/ Trong phần này tôi cho rằng Ông đa sự bởi vì làm gì hay không làm gì là quyền của Tổng thông, sao Ông lại khuyên can? So với Ông, chắc hẳn Tổng thông là người trong đạo, ông là người ngoại đạo, cho nên Ông ấy hiểu hơn Ông thế nào là tốt hay không tốt. Ông cầm đèn chạy trước Ô tô rồi gây họa lại đi chữa cháy sao? Ông lại viết “tôi nghĩ rằng tổng thống Obama theo đạo Tin Lành nên bày tỏ sự tôn trọng của mình đối với tôn giáo của người khác và đồng thời giúp tổng thống hiểu rõ ý nghĩa và phương thức thắp hương theo Phật Giáo”, Ở đây thật là một sai lầm nữa vì ông nghĩ chớ không phải Tổng thống nghĩ, vì sao Ông đoán biết hay thấy được ý nghĩ của Tổng thống mà khuyên giúp? Thực tế bản chất là Ông muốn khoe hiểu biết của mình nhưng đó là sự hiểu biết hời hợt, không biết ứng dụng vào tình huống cụ thể nên cản trở một người có tâm với đạo Phật (dù họ có chân thành hay không). Đó, chính sự đa sự, đa ngôn khiến cho bạn đọc, trong đó có tôi bất mãn. Bây giờ tôi chứng minh Ông đa ngôn (nói càng) nhé! Trong bài tôi đâu đối chất Ông về vụ ngăn cản Tổng thống Obama thắp nhang đâu mà Ông viết vào đây, lại nêu đích danh đối tượng là tôi, comments vào bài viết của tôi. Luận điểm tôi không nêu ra mà Ông đối chất làm gì? Rõ là Ông bị loạn trí rồi! Vui lòng xem kỹ bài viết của tôi. Vụ này Ông nên đối luận với bạn đọc khác thì đúng hơn. Ừ, cũng phải thôi, nhiều bạn đọc đối chất, chất vấn Ông quá nên Ông nhầm chỗ này lẫn chổ nọ! Xin Ông giữ gìn sức khỏe thể chất nghe!
Ông lại đưa một ví dụ thừa khi nêu ra trường hợp ai đó gợi ý nhà sư chắp tay cầu nguyện Đức Giê su hay Đức Mẹ Maria thì nhà sư ấy nghĩ thế nào? Bây giờ tôi hỏi Ông: “Nhà sư có phải là Tổng thống Obama không?”, Ông Obama có phải là một tu sĩ không? Ở nhà thờ Công giáo với nhà thờ Phật giáo khác nhau không? Nhiệm vụ và hoạt động ngoại giao của Tổng thống thì ai cũng đã rõ, còn của nhà sư kia thì sao, vị trí gì, mục đích vào nhà thờ theo tư cách gì? Từ đây cho thấy ví dụ liên tưởng của Ông chẳng tương đồng, tựa như đang luận về sách hay với đề tài kinh tế của một nhà kinh tế học, Ông lại chứng minh bằng trích dẫn một quyển sách về đề tài tình yêu trong trong đó có tay giáo sư tiến sĩ hay gạ tình đổi điểm tại Hà Nội, hoặc thường xuyên đi hát karaoke với nghiên cứu sinh ở nơi không đúng với tư cách mô phạm của mình!
5/ Trong việc cầu xin con trai, rồi xem trọng con gái cũng do Ông đa ngôn mà xảo ngữ thôi! Tôi đã phân tích và nhiều bạn đọc, học trò tôi phân tích rồi, tôi không cần phải luận giải lại. Có chăng Ông nên đọc kỹ lại những gì viết ở bài viết của tôi và bài và comments trên báo Một thế giới. Tôi khuyên Ông rằng “nhập gia tùy tục”, đến nhà nào thì nên chú ý cái gì nên làm, điều gì nên tránh để khỏi mất lòng chủ nhân. Từ đây suy ra Ông làm ảnh hưởng đến điều mà Nhà nước đang chủ trương tuyên truyền bình đẳng giới, nay Ông không ủng hộ thì thôi, tai sao nhắc lại mà chưa hẳn người Việt hiện nay có tâm trạng, thái độ, sở thích như trước đây! Ông thực sự chủ quan trong lập luận.
6/ Phần cuối cùng sau khi quy chụp mang tính suy diễn cho là tôi “tự cao phách lối”, “mạt sát quyết liệt”, và quyết “thách đấu” với tôi! Ôi, lạy Phật, tôi không ngờ ngôn từ của Ông đến mức vĩa hè này! Đạo Phật và người tu Phật, nhất là Giáo thọ như tôi luôn hiểu rằng người tu nên tránh bát phong trần trược (8 ngọn gió thế gian ô nhiễm lạc tâm là được-mất; vinh-nhục; khen-chê; sướng-khổ), sao lại đi đấu với đá, thách với đố hả Ông Dũng? Như phần trên tôi đã luận rằng đây là “tác pháp chiếu quang” chớ không phải tranh biện hơn thua như luật sư ở Tòa vì tất cả đều dựa trên luận cứ Phật đà, luận chứng từ thánh giáo, bản thân tôi không tự ý lập ngôn. Cho nên Ông nên từ bỏ ý tưởng kỳ quặc này bởi vì Ông là Tiến sĩ Tôn giáo học chẳng lẽ không biết Đức Phật dạy như vậy hay sao? Rõ thực rằng “Gắng nói những lời hay ý đẹp mà không thấm sâu vào tâm trí, chẳng khác gì con vẹt chỉ biết đọc tụng. Đây là một thất bại trầm trọng của người tu” (trích “14 điều thất bại trầm trọng của người tu do thánh giả Gampopa giáo huấn).
Lại nữa, Ông chưa đủ điều kiện tâm linh để đối luận với tôi trên luận trường bởi vì Ông không phải là Phật tử (bằng chứng là Ông đưa bài kinh Tarot của Công giáo lên FB), thứ nữa là những gì Ông bị thất bại trên luận trường trước nhóm Giao điểm, nay vẫn chưa đối lại được. Mặt khác, nếu là Phật tử Ông cũng không đủ điều kiện tâm linh để đối luận với tôi là một Đạo sư Mật giáo vì Ông không tuyên xưng được Pháp danh, tông phái, trụ xứ, tôn sư. Nếu Ông đầy đủ như vậy, tôi sẳn s àng đối luận cùng Ông khi chúng ta tìm ra Luận chủ công minh và trình độ Phật học tinh thông và am tường.
III/ Lời kết:
          Xin cảm ơn phản hồi của Ông, chỉ mong sao sau này có dịp nữa Ông nên xem lại bài viết của luận thủ mà tìm cách đối luận cho ra bài bản, tránh lập luận bất nhất, tránh đa sự xảo ngôn, tránh tri kiến chủ quan mà gây nghiệp khẩu cho mình. Cầu nguyện tất cả chúng sanh có được ý thức hỗ thẹn!
Làng Phước Thành ngày 04/06/2016
Thinley- Nguyên Thành
http://chanhtuduy.com/doi-luan-voi-tien-si-duong-ngoc-dung/


6.


Độc giả không đồng tình việc ngăn Tổng thống Obama thắp hương ở chùa Ngọc Hoàng

   Sau khi đăng bài phản hồi của độc giả Phạm Đức Dũng về việc chất vấn 'Người hướng dẫn ông Obama ở chùa Ngọc Hoàng', báo điện tử Một Thế Giới nhận được rất nhiều ý kiến đóng góp của bạn đọc. Sau đây, báo điện tử Một Thế Giới xin trích đăng tiếp ý kiến của độc giả Mật Quang Minh.

Tôi nhất trí với những nhận xét của tác giả Phạm Đức Dũng. Quả thật, nội dung bài viết về những lời giải thích theo tri kiến Phật học khiến những Phật tử như tôi không khỏi giật mình trước những suy nghĩ không đúng theo quan điểm của Phật học và trái với sự tiến bộ của xã hội của Giáo sư Dương Ngọc Dũng.

Thứ nhất, ông Dương Ngọc Dũng đã có những phát biểu cổ súy mê tín, gây ảnh hưởng đến nhận thức và giáo dục bình đẳng giới. Ông Dương Ngọc Dũng nói: “Trước đó, đặc vụ nói nếu Tổng thống muốn thắp nhang thì có được không? Tôi nói: Tổng thống là người theo đạo Tin lành, cho nên việc thắp nhang không tốt sau này cho ông ấy. Nguyên tắc Tin lành không thờ ai ngoài Thiên Chúa” (trích nguyên văn từ bài "Người hướng dẫn ông Obama ở chùa Ngọc Hoàng kể gì?"). Điều này có nghĩa ông Dũng hiểu rằng niềm tin của người Tin lành chỉ một Chúa Trời, không chấp nhận luận thuyết, giáo lý đạo khác, thì tại sao ông Dũng lại đưa vấn đề cầu tự “Người hiếm muộn thường đến đây cầu xin và họ hay xin con trai vì tâm lý người Việt Nam thích con trai hơn” với ông Obama. Điều này chẳng khác nào rao truyền mê tín, ảnh hưởng đến nhận thức và giáo dục bình đẳng giới mà Nhà nước đang chủ trương vận động tuyên truyền.

Đồng thời, điều này lại cổ súy cho việc bất bình đẳng giới trong khi Luật Bình đẳng giới của Quốc hội khóa 11, kỳ họp thứ 10 số 73/2006/QH11 ngày 29.11.2006 đã nêu rõ trong điều 10 khoản 2 về vấn đề này; lời khẳng định chắc nịch của ông Dũng vô hình trung khiến chùa Ngọc Hoàng về sau sẽ ngày càng “đắt khách” đến cầu tự, đặc biệt là cầu con trai. Chính tư tưởng trọng nam khinh nữ, phân biệt giới tính đã gây bao hệ luỵ không đáng có. Từ chuyện phá thai, vỡ kế hoạch vì quan niệm “nối dõi tông đường” cho đến mất cân bằng giới tính... Hay là ông Dũng học ở nước ngoài lâu quá nên không biết nhà nước luôn chủ trương “Dù gái hay trai, chỉ hai là đủ”?

Thứ hai, giải thích sai về ý nghĩa 3 cây nhang, Ông nói: “Nhang là tượng trưng cho tinh, khí và thần. Phải giữ lửa liên tục như là nguồn sống, do đó, đền chùa thường phải đốt nhang cả ngày…”. Qua lăng kính của ông, đạo Phật đã mang màu sắc huyền hoặc đầy mê tín. Vì sao ở chùa phải “giữ lửa như là nguồn sống?”, phải “đốt nhang cả ngày?”. Đây là sự cổ súy, vận động tiêu thụ nhang, trong khi đó, khói nhang được chứng minh là nguy hại hơn khói thuốc lá.

Như lời phát biểu của ông Dũng, thì người phật tử cũng sẽ duy trì “nguồn sống” như vậy bằng cách thắp nhang cả ngày ở nhà? Thật là mê tín! Hậu quả sẽ ra sao? Người dân sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp, ô nhiễm không khí gia tăng, làm suy yếu hệ tim mạch nguy cơ hỏa hoạn tăng… Chúng ta đều biết rằng, đạo Phật không phải là một tôn giáo, mà là một hành trình Giác Ngộ. Mà đã là hành trình Giác Ngộ thì đạo Phật không chối bỏ bất kỳ chúng sanh nào, bởi Phật thuyết “Ta là Phật đã thành, các ông là Phật sẽ thành”. Sự giải thích “huyền bí” mang màu sắc mê tín đã không đúng với giáo lý nhà phật.

Đức Phật Kim Cương Trì III Wan Ko Yeshe Norbu chỉ ra rằng “Trong chân lý của Phật giáo, luật nhân quả không bao giờ có thể chối bỏ được. Nhân quả không thể bị tiêu diệt. Nói nhân quả có thể bị tiêu diệt là quan điểm của thuyết hư vô. Vì vậy, chúng ta có thể xây dựng một bức tường của nghiệp tốt, giống như xây dựng một bức tường bảo vệ. Bức tường của nghiệp tốt này sẽ ngăn chặn chúng ta khỏi những nghiệp xấu.” Trong kinh Pháp Cú Thí Dụ cũng nêu rõ: “Dầu hư không biển cả hay núi đá xa xôi, không nơi nào tránh khỏi Quả ác nghiệp gây rồi. (trích kinh Pháp Cú Thí Dụ, Phẩm ác hạnh thứ 19, trang 178, NXB Tôn giáo, 2010).




Hơn nữa, việc thắp nhang của Tổng thống Obama thuộc về “lễ lạy”, một trong 10 hoạt động tâm linh của nhà Phật. Việc ông Dũng giải thích ý nghĩa của ba cây nhang đã sai lệch quan điểm của Phật học đồng thời nhuốm màu Đạo giáo. Sự giải thích của ông đã trái với giáo lý Phật đà. Cụm từ “tinh, khí, thần” là học thuật của Đạo giáo (gọi là Tiên đạo), chỉ cho đạo sinh tu luyện theo diễn trình bế tinh, giữ khí, sau đó mới đạt thần, là quang sắc, là “biểu trạng của người tu Tiên đạo chứng quả vì hành vi thân, ngữ, tâm liên tục “không dừng nghỉ” mà Đức Phật đã nêu trong kinh Thủ lăng nghiêm. Cần nhấn mạnh rằng trong thuật ngữ đạo Phật không có cụm từ “tinh, khí, thần” mà chỉ phổ biến trong Tiên đạo. Ba nén hương theo quan điểm Phật giáo tượng trưng cho Tam bảo (3 báu vật của đạo Phật) là Phật bảo, Pháp bảo, Tăng bảo. Vì vậy cho nên ở chùa thường thắp nhang thường xuyên (không phải liên tục) để tỉnh giác (nhắc nhở) cho mình và chúng sanh về hoạt dụng của đạo Phật là luôn tinh tấn dùng trí tuệ diệt 3 độc nguy hại cho huệ mạng của người tu Phật là tham, sân, si.
Ngoài ra, nên hiểu “cây nhang thứ nhất tượng trưng cho Phật bảo là tượng trưng cho Bồ đề tâm; cây nhang thứ 2 là Pháp bảo tượng trưng cho Trí tuệ tánh không (khởi đầu là chánh kiến); cây nhang thứ 3 là Tăng bảo tượng trưng cho Xả ly (tức là người tu phải ly xuất khỏi 3 nhà lửa “thế sự gia”, “phiền não gia”, “tam giới gia”. Còn hương tinh khiết thực chất là Giới hương, Định hương giữ Huệ hương, giải thoát tri kiến hương mà những Phật tử thành tâm cúng dường lên chư Phật. Thứ ba, ông Dũng giải thích về phái Hoa tông là sai về nội dung vì không có phái Hoa tông...

Nói tóm lại, qua bài báo "Người hướng dẫn ông Obama ở chùa Ngọc Hoàng kể gì?", tôi xin được mạn phép trao đổi với ông Dương Ngọc Dũng những suy nghĩ của mình theo quan điểm Phật học. Đồng thời chúng ta thấy và hiểu được những lỗi sai cơ bản, sự nhầm lẫn tai hại của người hướng dẫn, dẫn đến hậu quả khiến dư luận hiểu sai lệch chánh pháp Phật đà, đặc biệt là chánh kiến Phật pháp. Bài viết này chỉ muốn làm sáng tỏ hơn những giải thích sai lầm theo quan điểm Phật môn.

Đức Phật thích ca đã từng nói “Bản chất của Phật không phải là thân xác mà chính là sự giác ngộ. Thân xác ta có thể tan rữa ra ở đây, nhưng sự giác ngộ của ta thì sẽ mãi tồn tại vĩnh cửu với pháp và đạo. Chính vì thế, kẻ nào chỉ thấy qua thân xác, chính là kẻ đã không thấy ta; kẻ nào hiểu được lời ta dạy mới chính là đã nhìn thấy ta” (trích “Lời dạy của đức Phật Thích Ca Mâu Ni, trang 23, NXB Hồng Đức, năm 2012).


Mật Quang Minh

http://motthegioi.vn/giao-duc-c-69/ban-tron-lich-su-c-111/doc-gia-khong-dong-tinh-viec-ngan-tong-thong-obama-thap-huong-o-chua-ngoc-hoang-34450.html



5.


Cần làm rõ ý Tổng thống Obama thắp hương lễ Phật thì 'không tốt về sau'

   Sau khi đăng bài phản hồi của độc giả Phạm Đức Dũng và Mật Quang Minh về việc chất vấn 'Người hướng dẫn ông Obama ở chùa Ngọc Hoàng', báo điện tử Một Thế Giới nhận được rất nhiều ý kiến đóng góp của bạn đọc. Sau đây, báo điện tử Một Thế Giới xin trích đăng tiếp ý kiến của độc giả Thiên Lang từ Quận 5, TP.HCM.

Tôi có đọc một bài phản biện của độc giả Phạm Đức Dũng về bài viết “Người hướng dẫn ông Obama ở chùa Ngọc Hoàng kể gì?” Rất nhiều thông tin và cách nhìn của độc giả là hay và chính xác. Mặc dù vậy tôi vẫn không đồng ý với độc giả Dũng ở một vài điểm mà tôi cho rằng chính việc không hiểu rõ ngữ cảnh và ngôn ngữ gây ra.

Thứ nhất, ông Dũng đã dùng rất rõ ràng cụm từ “the people believe that…” nghĩa là “người dân tin rằng”. Ông không hề nói rằng Phật dạy nên đến đây cầu tự hay quyền lực của Quan  m là cho con trai. Cụm từ “người dân tin rằng” thể hiện rõ ràng sự du nhập tôn giáo vào các tín ngưỡng địa phương. Thực tế đó là điều hoàn toàn đúng. Dù Phật không dạy sẽ ban các phép mầu nhiệm thỏa mãn dục vọng con người, nhưng khi đạo Phật đến từng quốc gia, địa phương nơi đó có những cách tiếp cận và suy nghĩ riêng. Chùa Ngọc Hoàng lúc đầu là chùa Minh Sư, sau mới thờ Phật, vốn nổi tiếng về việc cầu tự là một điều dân gian lưu truyền rất lâu. Việc cầu tự trong chùa cũng không có gì kỳ lạ vì trước đây gần ngàn năm, vua Lý Nhân Tông (1072-1128) cũng đã nhiều lần cầu tự khi tuổi đã cao vẫn chưa có con. Theo nghĩa đơn giản, ông Dũng đang giải thích cho ông Obama một tín ngưỡng dân gian trong quá trình hòa nhập với đạo Phật.


Tôi nghĩ độc giả Dũng cũng quá nghiêm trọng khi cho rằng chỉ một chi tiết này mà Obama hiểu sai về Phật. Nếu chúng ta qua châu Âu đến một vùng nào đó và người dân ở đây cho rằng Chúa có thể giúp họ trẻ hơn chẳng hạn, thì liệu chúng ta có nghĩ đó hoàn toàn là những gì Chúa làm được không? Tôn giáo là một phạm trù rộng lớn và tôi nghĩ một người như Obama sẽ không đợi tới những lời giải thích trong vài chục phút về một ngôi chùa mà đánh giá toàn bộ đạo Phật. Nhất là khi đạo Phật là một tôn giáo nhiều người biết đến chứ không phải chỉ gói gọn trong một địa phương.


Thứ hai, độc giả lại một lần nữa hiểu lầm chữ “không tốt về sau” mà ông Dũng dùng. Đối tượng không tốt ở đây chính là tôn giáo của ông Obama. Obama theo đạo Tin Lành, vốn cấm các hình thức lễ bái thờ phụng với các vị thần khác ngoài Thiên Chúa. Ông Dũng là một người am tường về tôn giáo nên nhắc nhở Obama, vì có thể chỉ vì ngoại giao mà ông Obama phạm phải điều luật của đạo mình. “Không tốt về sau” ở đây chính là trong sinh hoạt Tin Lành của ông Obama sau này. Đây là một lời khuyến cáo, ông Obama hoàn toàn có thể quyết định làm hay không. Và thực tế đoạn clip đó không có nên cũng không biết ông Obama có thắp hương không.

Tiếp nữa, việc thắp hương hay quì lạy vốn dĩ cũng không được qui định ngay từ đầu, mà trong thời kỳ Phật giáo phát triển mới đưa thêm vào. Lễ lạy cũng không phải công đức vô thượng nếu người lạy không thành tâm, và ngược lại người thành tâm vẫn có thể có phước đức chứ không chỉ hình thức. Với tinh thần từ bi bác ái và tôn trọng tôn giáo của đức Phật, ta có thể nghĩ rằng Phật không thể nào câu chấp những lễ nghi hình thức như vậy nếu nó khiến người lễ bái gặp tội đối với tôn giáo của chính họ. Việc để cho một người đáng kính đại diện mình thắp hương cũng không phải là hiếm.


Ở đây tôi lại thấy độc giả làm nghiêm trọng vấn đề. Một hành động thắp hương dùm với lòng tôn kính sẽ ngăn cản người khác đến với đạo Phật sao? Không làm lễ lạy hay thắp hương trực tiếp sẽ khiến người khác không hiểu đạo Phật sao? Tôi nghĩ đó là kết luận vội vàng.


Thứ ba, nói tiếp về chuyện hương. Tôi không đến xem trực tiếp nên tôi rất nghi ngờ phần trích của báo, và cả phần dịch, khi nói về những quan niệm Phật giáo. Nhưng thực tế khi Phật giáo mới hình thành không có đốt hương. Ấn Độ không đốt hương và trong thời kỳ đầu không có chùa cho các tăng sĩ. Rõ ràng hương cũng như rất nhiều nghi lễ khác được thêm vào sau này. Bên cạnh đó, không có kinh văn nào từ lời Phật dạy qui định về ý nghĩa của hương, chỉ có những giải thích của những nhà nghiên cứu, những vị sư thời kỳ sau. Hương đại diện cho nhiều ý nghĩa, như Tam Bảo, Tam Giới, Tam Thời, hay Giới Định Tuệ của phật giáo. Nhưng đốt ba nén hương chỉ là một nghi thức, thực tế số lượng có thể nhiều hoặc ít, vậy thì số 3 đó không thể là chứng minh của hình thức nào được. Nhiều ý kiến còn cho rằng 5 nén hương là ngũ hàng, 7 hay 9 tượng trưng cho hồn vía, hay số lẻ là số may mắn… Rõ ràng, ý nghĩa của hương và việc đốt hương vẫn chưa được thống nhất.

Tuy nhiên, có thể ông Dũng đã quá vội vàng khi khẳng định như thế. Nếu ông nói: “Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về việc thắp hương, một trong số đó là…” thì sẽ thuyết phục và hợp lý hơn. Ngoài ra, hương cũng không phải thứ cần duy trì liên tục mà chính là ngọn lửa. Đó là lý do Phật tử hay cúng dường dầu cho nhà chùa, dù hiện giờ nó chỉ còn là hình thức khi dùng đèn điện.


Thứ tư, một lần nữa tôi (và có lẽ chính độc giả) cũng chỉ xem trên báo chứ không xem trực tiếp cuộc đối thoại của ông Dũng và ông Obama, nên rất khó khẳng định ông dùng chữ gì. Việt Nam có thể có hai từ tông – phái nhưng trong tiếng Anh có thể không. Việc qui chụp là lỗi ông Dũng ở đây là hơi vội.

Ngoài ra, cụm từ Cao Tăng, Thạc Đức của độc giả Dũng cũng dùng sai. Giáo hội Phật giáo Việt Nam theo truyền thống cũ chỉ qui định các danh xưng: Tăng sĩ, Đại Đức, Thượng Tọa, Hòa Thượng. Cao tăng chỉ là một danh từ dùng chỉ những vị sư nổi tiếng chứ không nằm trong các từ tôn xưng, nên không phải viết hoa, Thạc Đức là một từ sai. Nếu viết đúng phải là các vị Thượng Tọa, Đại Đức hoặc nếu dùng chữ cao tăng thì không thể đứng chung với các từ tôn xưng kia vì ý nghĩa khác nhau, trong “cao tăng” đã bao gồm những từ kia.


Tóm lại, chùa Ngọc Hoàng – hay Phước Hải là một ngôi chùa bình thường trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Chuyến đi vài tiếng của ông Obama cũng không hề tượng trưng cho việc cầu Phật hay cầu đạo gì cả. Ông Obama có lẽ thừa thông minh để hiểu rằng đạo Phật to lớn không thể chỉ hiểu trong vài tiếng ngắn ngủi và trong một ngôi chùa. Và nếu thành tâm muốn tìm hiểu, ông hoàn toàn có đủ phương tiện để tìm hiểu nhiều hơn. Bên cạnh đó, Phật giáo cũng không phải tôn giáo đặc hữu hay quốc giáo của Việt Nam để chúng ta lo sợ rằng ông Obama sẽ hiểu sai về tôn giáo. Chuyến đi này đơn giản là một cuộc giới thiệu hình ảnh văn hóa dân gian, và rất nhiều thứ trong đó đã được làm rất tốt từ kiến trúc đến con người, các lễ nghi tôn giáo và cả tín ngưỡng mong cầu thần linh đều được giới thiệu qua. Qúa câu chấp vào một việc nào đó mà bỏ qua cái ý nghĩa chính có lẽ cũng là một trong những điều không tốt vậy.

Thiên Lang
http://motthegioi.vn/giao-duc-c-69/ban-tron-lich-su-c-111/can-lam-ro-y-tong-thong-obama-thap-huong-le-phat-thi-khong-tot-ve-sau-34669.html


4.


Độc giả chất vấn 'Người hướng dẫn ông Obama ở chùa Ngọc Hoàng'

   Vừa qua, báo điện tử Một Thế Giới có đăng bài “Người hướng dẫn ông Obama ở chùa Ngọc Hoàng kể gì?”. Sau khi bài viết này được đăng, độc giả Phạm Đức Dũng tại Tân Bình có gửi ý kiến phản hồi. Để rộng đường dư luận, báo Một Thế Giới xin trích đăng lại ý kiến của độc giả Dũng và mong nhận được ý kiến đóng góp khác từ mọi người.


Với mong muốn đóng góp một phần sức lực nhỏ bé của mình cho việc xây dựng hình ảnh Phật Giáo Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế, tôi có đôi lời góp ý về bài báo “Người hướng dẫn ông Obama ở chùa Ngọc Hoàng kể gì?”.

Tôi viết lên đây nhằm bày tỏ sự không đồng tình với những kiến giải Phật học sai lệch của tiến sĩ Tôn giáo Dương Ngọc Dũng, khi hướng dẫn Tổng thống Obama trong chuyến viếng thăm của Tổng thống tại chùa Ngọc Hoàng vừa qua.
Ts. Dương Ngọc Dũng được giao trọng trách hướng dẫn cho Tổng thống Obama về một ngôi chùa Phật giáo tại Việt Nam. Với tầm ảnh hưởng của mình, Tổng thống Obama hoàn toàn có thể tạo tác động rất lớn đến đông đảo người về hình ảnh Phật giáo trong chuyến viếng thăm của ngài.

Ts. Dương Ngọc Dũng đã có một cơ hội rất hiếm có để không chỉ hoàn thành đúng trọng trách của mình mà còn có thể đưa hình ảnh tốt đẹp về Phật giáo Việt Nam đến đông đảo bạn bè quốc tế khắp năm châu. Tiếc thay, bằng những sơ hở về mặt học thuật của mình, ông ấy đã thể hiện những tri kiến phần nào làm lệch lạc đi hình ảnh Phật giáo trong mắt ngài Tổng thống cũng như biết bao người theo dõi sự kiện này.

Thứ nhất, ông Dũng đưa ra vấn đề cầu tự (cầu để được sinh con trai kế tự thuộc về đạo Phật trong thời điểm ông nói) với ông Obama vì rằng chùa này linh thiêng, chẳng khác nào rao truyền mê tín.

Trong khi trong “Đại nguyện Quan Thế Âm Bồ Tát”, Ngài đã thuyết: ”Phật pháp không hiện hữu chỉ vì lợi ích tầm thường là nhằm bảo vệ các con khỏi nỗi sợ hãi và đáp ứng mọi ước muốn của các con. Phật pháp không đơn thuần là sự giả tạo như thế, vì vậy hãy nhìn vào tâm thức phi đạo đức của các con”.






Ad finishes in 22 seconds

Tôi thực sự không biết về sau khi nghĩ về Phật pháp, ngài Obama sẽ nghĩ về pháp Giải Thoát đầy tính khoa học Nhân Quả hay là về một thần linh phương Đông nào đó chuyên “ban con”, “cho con” một cách huyền hoặc như lời giới thiệu của tiến sĩ.

Thứ hai, tôi hiểu rằng Đạo Phật không phải là một tôn giáo, mà là một hành trình Giác ngộ. Mà đã là hành trình Giác ngộ thì đạo Phật không chối bỏ bất kỳ chúng sanh nào, bởi Phật thuyết “Ta là Phật đã thành, các ông là Phật sẽ thành”. Việc thắp nhang của Tổng thống Obama thuộc về “lễ lạy”, một trong 10 hoạt động tâm linh nhà Phật. Mà theo nguyên lý Nhân quả, lễ lạy đúng đối tượng thì rất có phước, không chỉ trong đời này, mà còn cả đời sau, không phải như tiến sĩ bảo rằng “không tốt về sau”.

Sự ngăn cản của Ts. Dương Ngọc Dũng với Ngài Obama đồng nghĩa với khẳng định chúng sanh ở các tôn giáo khác bị ngăn ngại khi muốn tìm hiểu và bày tỏ lòng ngưỡng mộ với Đức Phật. Lẽ nào người ở tôn giáo khác muốn đảnh lễ chư Phật đều phải thông qua một trụ trì như thầy Thích Minh Thông mới được hay sao?

Nếu người ở tôn giáo khác khó khăn khi tìm đến Phật giáo như vậy thì biết bao người đang ở trong gia đình Tin lành, Công giáo, Hồi giáo,…mãi mãi không thể đến với Phật pháp hay sao?

Thứ ba, tôi trích nguyên văn đoạn này “Tôi nói: Nhang là tượng trưng cho tinh, khí và thần. Phải giữ lửa liên tục như là nguồn sống, do đó, đền chùa thường phải đốt nhang cả ngày…” (hết trích)

Đây là sự giải thích tà kiến, trái với giáo lý Phật đà. Cần nhấn mạnh rằng trong thuật ngữ đạo Phật không có cụm từ “tinh, khí, thần” mà chỉ phổ biến trong Tiên đạo (Đạo giáo). Người học Phật ai cũng biết rằng thắp 3 cây nhang là tượng trưng cho Tam bảo (3 báu của đạo Phật) là Phật bảo, Pháp bảo, Tăng bảo. Ông Dũng đã hoàn toàn nhầm lẫn Phật giáo và Đạo giáo về vấn đề này.

Luận điểm tiếp theo của ông Dương Ngọc Dũng là thắp nhang liên tục để giữ mạch sống (nguồn sống) cũng là sai hoàn toàn với tinh thần đạo Phật vốn luôn quán Vô thường!

Thứ tư, Ts. Dương Ngọc Dũng bàn về phái Hoa tông: Đây là từ dùng hoàn toàn sai đối với thuật ngữ Phật đà. Đã viết từ “”Phái” thì không thể viết từ “Tông” bởi vì trong tông có phái. Trong thuật ngữ Phật giáo không có Hoa tông mà chỉ có Hoa nghiêm tông… Do vậy, đây cũng là một danh từ Phật học cần chỉnh sửa lại. Ngõ hầu tránh gây hiểu lầm cho cả một tông phái Đạo Phật.

Qua những phân tích nêu trên, tôi thấy những sự nhầm lẫn tai hại của người hướng dẫn, tiến sĩ Dương Ngọc Dũng trừ phi tác giả diễn đạt sai thuật ngữ.

Tuy nhiên, xét về nội dung mà ông Dũng tự nói ra thì không còn gì chối cãi vì đã quá rõ ràng trên bình diện bình giải Phật học mà tôi đã trình bày. Giá như một việc hệ trọng như hướng dẫn Tổng thống thế này, được giao cho một vị Cao tăng, Thạc Đức có đầy đủ kinh nghiệm và được phiên dịch lại thì có phải chuẩn xác hơn không?

Đồng thời với lỗi sai về Phật học của tiến sĩ Dương Ngọc Dũng, tôi cho rằng các báo đã trích dẫn bài viết này, đã đăng bài sai lệch gây ngộ nhận về Phật học. Từ đó, tôi kiến nghị tiến sĩ Dương Ngọc Dũng đính chính và trình bày nguồn gốc tư liệu của ông đến từ đâu.

Phạm Đức Dũng




3.


Anh Nhi Trầnさんが写真3件を追加しました — 友達: Tran Anh Nhiさん、他7人
(người hướng dẫn buổi viếng thăm của Tổng thống Obama tại chùa Ngọc Hoàng trong vòng 10 phút ngắn ngủi và chóng vánh)

1/ THỨ NHẤT 
Tôi quan sát trong Clip 50 giây của báo Zing.vn, tôi KHÔNG nghe thấy Ông Obama hỏi câu gì hết như ông trả lời với báo Zing là

<<<< Khi tôi đang giải thích về Quan Âm, Tổng thống Obama hỏi tôi: "Hầu hết mọi người đến đây cầu xin điều gì?". Tôi nói chùa này nổi tiếng cầu con. Người hiếm muộn thường đến đây cầu xin và họ hay xin con trai vì tâm lý người Việt Nam thích con trai hơn. Đôi khi có con gái rồi, họ đến đây để cầu xin con trai nữa. Ông Obama bật cười nói: "I like daughters" (Tôi thích con gái). Tôi nói: "Me too" (Tôi cũng vậy).>>>>
Nhưng thực ra tôi thấy ông đã nói một lèo như là đang trả bài học thuộc lòng trước mặt "thầy giáo Obama"
"Đây là Phật Thích Ca. Ngài là người sáng tạo ra Phật Giáo. Còn bên cạnh là tượng Phật Quan Âm. Bà là biểu tượng của lòng vị tha, từ bi với người dân."
Nên nhớ, có lẽ ông Obama đã biết đức Phật Thích Ca là ai từ rất lâu trước khi ngài gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma. 
Việc ông giải thích Phật Thích Ca và Phật Quan Âm là ai cho tổng thống Obama nghe là một việc làm rất ngô nghê. Giống như ông đang nói một điều mà ai cũng biết : OBAMA LÀ TỔNG THỐNG CỦA NƯỚC MỸ. BÀ MICHELLE LÀ ĐỆ NHẤT PHU NHÂN. BÀ LÀ NGƯỜI VỢ, NGƯỜI MẸ ĐẢM ĐANG TÀI GIỎI CÓ LÒNG YÊU MẾN NHÂN DÂN VÀ ĐẤT NƯỚC MỸ.

Tại sao ông không nói những việc thực tế và hay hơn để tổng thống và chúng tôi mến phục. Chẳng hạn như: Ngôi chùa này là của Người Hoa lưu vong xây dựng nên. Họ đã được người Việt cưu mang và giúp đỡ. Thể hiện rằng người Việt luôn sống chan hòa và yêu mến những người Hoa lưu vong và ngược lại Người Hoa lưu vong họ cũng đã yêu mến và đã bám rễ, chôn chân tại mảnh đất Việt để tạo dựng cơ nghiệp và một cộng đồng người Hoa lớn mạnh tại Sài Gòn. 
Như vậy tổng thống sẽ ghi nhận TỪ ĐÂY NGƯỜI BIẾT THƯƠNG NGƯỜI, TỪ ĐÂY NGƯỜI BIẾT YÊU NGƯỜI 
Người Việt và Người Hoa lưu vong đã từ lâu có mối quan gắn bó, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau v.v... 
Không vì 1000 năm đô hộ giặc Tàu mà người Việt thù hằn, không kết giao mua bán và xua đuổi người Hoa lưu vong trên đất Việt.

Đó mới chính là một bài học về TINH THẦN CAO THƯỢNG mà con cháu chúng ta cũng như cộng đồng Người Hoa lưu vong cần phải phát huy để xây dựng một xã hội phát triển đầy tính nhân văn, tương thân tương ái.
Như thế thì phóng viên nước ngoài họ sẽ ghi nhận được tình tiết đắc giá, có ý nghĩa sâu sắc này.

2/ ĐIỀU THỨ 2
Khi nghe ông đề cập đến vấn đề CẦU TỰ CON TRAI cho tổng thống nghe thì hỡi ôi rồi.

<<< Người dân đến chùa tin rằng: nếu muốn có con trai thì nên cầu nguyện Quan Âm để xin con trai.
Obama nói: Tôi thích con gái hơn >>>

Tại sao ông Dũng không nói là Người dân hiếm muộn đến chùa để cầu xin con cái. Ông nên nói chung chung như vậy để khỏi phân biệt giới tính. Mặc dù thông tin của ông đã thể hiện rất thật với thực trạng trọng nam khinh nữ vẫn còn tồn tại ở nước Việt Nam.
Tuy nhiên ông là thạc sĩ được học và tốt nghiệp tại Mỹ (đại học Havard) , MBA United Business gì đó ở Bỉ, cho thấy ông là người được thụ hưởng một nền giáo dục rất tân tiến, rất phát triển đặc biệt là VẤN ĐỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI 
Thì ông cũng nên lựa lời, lựa chủ đề mà nói.

Không phải là một mình tôi có ý kiến này. Mà ngay cả báo THE WASHINGTON POST cũng đã nêu ra quan điểm về vấn đề này như sau:
<<<< By David Nakamura May 25 
HO CHI MINH CITY, vietnam — President Obama stopped in front of a gold Buddha statue inside the ornate Jade Emperor Pagoda, where a guide explained that Vietnamese often portray the symbol of enlightenment as a female.

Still, he added, many Asian families prefer to give birth to a son.
“I like daughters,” Obama replied.
For the 54-year-old father of two teenage girls, the line was delivered with good humor and drew a chuckle from aides nearby. But it also served as a subtle message from a president who has tried to promote a set of democratic values to developing nations that includes equality for women. >>>
(họ đề cập đến vấn đề bình đẳng cho NỮ GIỚI )
(xin dịch sau)

Tổng thống Obama dừng trước tượng Phật vàng, bên trong chùa Ngọc Hoàng được chạm khắc tinh xảo, nơi hướng dẫn viên giải thích rằng Người Việt Nam thường miêu tả hình tượng của sự khai sáng là nữ giới. Anh ta nói thêm, nhiều gia đình châu Á vẫn thích sinh con trai hơn.
Ông Obama trả lời: "Tôi thích con gái."

Đối với một người cha 54 tuổi của 2 cô con gái ở độ tuổi thanh thiếu niên, câu trả lời đó hàm ý hài hước và còn khiến những người cận vệ gần đó cười tủm tỉm ( ý nói mỉa mai). 
Đồng thời đây còn là một thông điệp tinh tế từ ngài Tổng Thống về giá trị dân chủ dành cho những quốc gia đang phát triển. Thông điệp này bao gồm cả sự bình đẳng cho nữ giới.

(viết bởi David Nakamura, ngày 25/5)
3/ ĐIỀU THỨ 3:
Thật đáng tiếc cho tổng thống Obama và người đáng tiếc nhất là ông Dương Ngọc Dũng.
Ông đã có vinh dự và may mắn gặp được Ngài Tổng Thống với khoảng cách rất gần và ấm áp trong một ngôi chùa cổ. Với hoàn cảnh, không khí thân thiện này sẽ tạo điều kiện rất tốt để ông có thể trò chuyện cởi mở và thân mật với Tổng thống và trao đổi những thông tin hữu ích một cách chân thành không có cái rào cản nào hết. Cứ chân thành, giản dị như là một hướng dẫn cho du khách phương xa ghé thăm ngôi chùa cổ tại đất Việt thì hay biết mấy !
Nhưng ông hay ban tổ chức đã khiến cho buổi viếng thăm chùa như là một buổi trả bài chiếu lệ cho có khiến tổng thống cảm thấy nhàm chán (bored) không có gì thú vị hơn nữa để nán lại tìm hiểu và trò chuyện cùng ông.
Đến bây giờ thật sự tôi mới hiểu báo THE NEW YORK TIMES đã viết "A QUICK COMEBACK" tôi cứ ngờ ngợ là Obama giật lùi lại vì nghe lời đề nghị cầu con, nhưng COMEBACK ở đây là ông ấy BỎ RA VỀ MỘT CÁCH NHANH CHÓNG = A QUICK COMEBACK
QUÁ CHÓNG VÁNH ! QUÁ NGẮN NGỦI ! QUÁ CHƯNG HỬNG !
QUÁ THẤT VỌNG SO VỚI MONG ĐỢI !
Thì ra cuộc viếng chùa của Tổng Thống đến từ nước Mỹ xa xôi chỉ ngắn ngủi có 10 phút tại chùa Ngọc Hoàng.
Không phải vì Tổng thống không có thời gian mà vì ông ấy cảm thấy buổi viếng chùa chán chết đi được ! (theo cá nhân tôi cảm nhận là như vậy)

4/ ĐIỀU THỨ 4
Nếu đúng như báo Anh, báo Mỹ viết sư thầy đã nài nỉ tổng thống cầu con trai thì điều này càng khiến Obama thêm chán ngán.
Ông Dũng đã đứng trước mặt Phật và chứng kiến chuyện này có hay không thì ông và người trong cuộc biết. Nếu chuyện có mà ông Dũng nói là không thì ông không thể thoát khỏi lưới trời. Mọi chuyện đều tuân theo luật NHÂN QUẢ của nó !
Ông Dũng đã lên tiếng minh oan cho sư thầy trên các trang báo của Việt Nam thì ông cũng nên nhanh chóng liên lạc với báo Anh, báo Mỹ để đính chính thông tin có liên quan đến sư thầy THÍCH MINH THÔNG để tránh những hiểu lầm đáng tiếc càng nhanh càng tốt.

5/ ĐIỀU THỨ 5 
Tổng thống Obama đã lẫy Kiều thì ông Dũng cũng nên lẫy Kiều để Tổng Thống biết thêm câu thơ nổi tiếng khác của Đại thi hào Nguyễn Du:
Thiện căn kia bởi lòng ta
Chữ TÂM kia mới bằng ba chữ TÀI 
Nhằm nhấn mạnh chữ TÂM trong triết lý của đạo Phật và tinh thần Phật giáo truyền thống lâu đời của Dân tộc Việt luôn luôn đề cao chữ TÂM trong đạo Phật, trong văn chương và đời sống thực tiễn.
Nếu ông Dũng đọc được 2 câu thơ này trước mặt tổng thống Obama ngay trong chùa thì sẽ khiến cho phóng viên Anh, Mỹ họ sẽ có thêm cách nhìn nhận về chữ Tâm mà người Việt từ xưa nay đã vận dụng trong tôn giáo và ngoài xã hội như thế nào. Đây có thể nói là chi tiết hay mà phóng viên nước ngoài sẽ đề cập trên mặt báo.
Cuối cùng, cũng với chữ TÂM, tôi thành tâm góp ý đôi lời như vậy, để nếu có dịp gặp gỡ những chính khách quan trọng ông nên có những bài giới thiệu hấp dẫn và sâu sắc hơn để họ biết giá trị truyền thống về văn hóa, tâm linh tôn giáo của người Việt xưa và nay.
Tôi TIN rằng ông cũng như tôi luôn mong muốn giới thiệu những điều tốt đẹp của văn hóa Việt, của tôn giáo tại đất Việt cho bạn bè thế giới được biết.



いいね!
コメントする
https://www.facebook.com/thiennhan.khong.9/posts/273781629676246





2.
MAY 27, 2016
MAY 27, 2016
Posted by  in Giáo điển | 30 Comments

ĐỐI LUẬN VỚI NGUYỄN CÔNG LÝ VỀ SỰ KIỆN ÔNG DƯƠNG NGỌC DŨNG: một nửa bánh mì là bánh mì, một nửa chân lý là gì?


I/ Dẫn đề: Một bạn đọc xưng tên là Nguyễn Công Lý, không biết là Phật tử chùa nào, tăng hay tục, đạo tràng nào, gửi đến tôi comment đòi “công lý ” cho Dương Ngọc  Dũng chăng? Tôi đăng tải và đối luận. Mời bạn đọc quá mục…
Thưa thầy Nguyên Thành,

Hai thuật ngữ/khái niệm “Phật giáo Hoa tông” và “Hoa Nghiêm tông” mang nội hàm hoàn toàn khác nhau.

1. ‘Phật giáo Hoa tông’ là thuật ngữ/khái niệm dùng để chỉ Phật giáo của người Hoa/Tàu/TQ hiện tồn tại ở Nam Bộ, trong quá trình thiên cư (có thể do người Minh hương mang theo vào nước ta, lúc Mãn Thanh lật đổ nhà Minh, chiếm đất Hoa hạ,thành lập nhà Minh. Khi rời bỏ quê hương bản quán, người Hoa mang theo cả tín ngưỡng tâm linh, tôn giáo của cộng đồng đến vùng đất mới, rồi tái lập.

VN ta dùng thuật ngữ/khái niệm này để phân biệt với Phật giáo Bắc tông/Bắc truyền; Phật giáo Nam tông/Nam truyền.

2. Còn ‘Hoa Nghiêm tông’ là một trong những tông của Đại thừa Phật giáo. Các thuật ngữ/khái niệm thuộc Đại thừa Phật giáo như ‘Hoa Nghiêm tông’, ‘Pháp Hoa tông’, ‘Tịnh độ tông’, ‘Thiền tông’,… là do PGTQ chia ra để biện biệt, nhằm chỉ pháp môn hành trì tu tập.

Theo tôi, sự phân chia các bộ phái, các tông, các hệ phái là do người đời sau. Thực tế, đạo Phật chỉ có một thừa, tức Nhất thừa pháp là Phật thừa.

Chùa Ngọc Hoàng là do người Hoa thành lập nên thuộc PG Hoa tông. Ông DND dùng ‘phái Hoa tông’ là dùng sai khái niệm, thừa một chữ ‘phái’. Thầy Nguyên Thành lại chấp chỗ sai này! Thầy Nguyên Thành nói trong PG chỉ có ‘Hoa Nghiêm tông’ chứ không có ‘Hoa tông’ thì thầy nên xem lại, bởi thầy nói không chính xác.

Chùa này thể hiện sự dung hợp, chính xác hơn là thể hiện sự hỗn dung các tín ngưỡng và tôn giáo của người Hoa ở TP. HCM: Nho, Phật, Đạo và cả tín ngưỡng dân gian nữa.

Tổng thống, Chủ tịch, GS, TS … đều là người chứ không phải là Thánh. Là người vẫn có lúc nhầm lẫn, và về tri thức có nhiều điều chưa biết hết, có cái dù đã biết nhưng vẫn chưa thông tỏ. Kho tri thức văn hoá tư tưởng của nhân loại là vô hạn, mà kiến văn của mỗi người của chúng ta thì hữu hạn, nhỏ bé vô cùng. Hiểu biết tới đâu nói tới đó, nói ít hơn thì càng tốt.

Theo thiển ý của tôi,ta không nên vì một chuyện nhỏ nhặt cỏn con mà thổi phồng lên, tức ‘chuyện bé xé ra to’.

Có vài thiển ý. Kính chúc an lạc, kiết tường.


II/ HỒI ĐÁP:
Kính gửi Ông Nguyễn Công Lý!
Tôi cảm ơn Ông đã quá mục trang mạng chanhtuduy.com và góp ý.  Tôi là tác giả bài viết mà Ông comment nên hồi đáp, có gì gay gắt chỉ là nêu cao ngọn cờ chánh kiến, không nhầm lẫn vàng và thau, nên Ông chịu khó tiếp nhận.
1/ Luận về tên gọi người viết Nguyễn Công Lý:
Thưa Ông, dù ông là Nguyễn Công Lý hay Nguyễn Minh Tiến hay Nguyễn Phá Nhạc, Cao Tự Thanh, hay Huỳnh Ngọc Trảng xin vui lòng xét lại vị trí của mình. Trên luận trường Phật học, người không có pháp danh không đủ cơ sở tâm linh để luận đạo. Vì sao? Ví như người  không có thẻ Hội viên sao thể vào Câu lạc bộ Bóng bàn, hay Quần vợt, chỉ được xem giao đấu và góp ý với vị trí người ngoài cuộc thôi! Đằng này tự vào rồi phê bình, chỉ trích những vận động viên, huấn luận viên, e rằng khan giả nóng người mà đuổi ra chưa đợi đến nhân viên bảo vệ. Ông cũng vậy, thưa Ông!
Nguyễn Công Lý là ai? Là tăng, ni, cư sĩ, đạo tràng, trụ xứ chùa nào sao mà đủ đạo hạnh để luận bàn tông phái trên nền tảng tín ngưỡng và văn hóa tâm linh, nêu khái niệm này, bác luận điểm kia? Đó, Ông thấy chưa, một tiến sĩ Tôn giáo học như Dương Ngọc Dũng đó, cũng nói tầm phào khi đề cập đến Phật pháp mà chính Ông cũng công nhận rằng tiến sĩ này sai, thì Ông tự xét lại mình!
Tôi không biết tên thật Ông là gì! Song, tên Công Lý của chàng họ Nguyễn này đưa lên văn đàn trong bối cảnh như vậy không khỏi khiến cho bạn đọc nghĩ rằng Ông đang “đòi công lý” cho tiến sĩ DND, tựa như kẻ bị mắc hàm oan “Nguyễn Thanh Chấn”, “Huỳnh Văn Nén”. Tôi hy vọng tên này là thực của Ông nếu không phải thì Ông đừng kỳ vọng vào công lý, bởi đạo Phật không có công lý, chẳng có tư lý, chẳng có bất công, chỉ có CHÁNH KIẾN hoặc ngược lại là TÀ KIẾN.
Một lần nữa Ông nên quán xét lại bản thân trước khi đăng đàn quy chụp tôi là cố chấp trong khi Ông không có gì chứng tỏ mình. Giả như lên võ đài cần phải xưng danh tánh và môn phái, hạng cân; đăng đàn đối luận trên văn đàn Phật giáo nghiêm túc của chanhtuduy.com cần có điều kiện đạo hạnh người tu như pháp danh, trụ xứ, tôn sư. Nay Ông chưa gì đã “phi thân” vào, vậy đâu là văn hóa tâm linh? Muốn thưỡng lãm nghệ thuật phải có trình độ nghệ thuật, đó là lời nhắn gửi của tôi đén Ông.
2/ Luận về tính học thuật của comment Nguyễn Công Lý
Ông đã đăng đàn chỉ trích, khuyên dạy người khác đương nhiên Ông không thể nói khơi khơi, nói suông mà phải dẫn chứng, trích viện từ kinh giáo theo Nhân minh học Phật giáo trong đó đặc biệt là “ngũ lượng phương tiện biện giải” trong đó có thánh giáo lượng làm kim chỉ nam cho đối luận; ông không làm được điều này, chỉ tự ý lập ngôn, chẳng đưa ra kinh sách viện giải nào từ Đức Phật, Thánh chúng. Lẽ nào những gì Ông viết ra được thuyết phục khi không có bảo chứng từ kinh giáo? Cho dù Ông viết với trình độ như là nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, là người có nhiều tác phẩm tầm cở về văn hóa dân gian, nhưng đó không phải là cơ sở luận đạo bởi vì Phật pháp, Phật học phải dựa trên luận điển Phật đà là chánh kiến (Tứ y cứ, Tứ pháp ấn, Tứ niệm xứ….đặc biệt trong Ngũ minh có Nhân minh học…Ông vui lòng dành thời gian học lại những luận đề trên để đối luận đúng quỹ đạo Chánh pháp, nếu không e rằng lạc đề, có nghĩa là lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia…
Khi luận về từ “Hoa tông” mà tôi chỉ ra lỗi sai của tiến sĩ DND, ông cho rằng ông Dũng chỉ sai một từ “phái” nên “sai khái niệm” (cụm từ này Ông khẳng định), nhưng tôi chấp vào đây nên…sai luôn!? Vậy tôi hỏi Ông Nguyễn Công Lý thế này: “Một nửa bánh mì là bánh mì, một nửa chân lý có phải là chân lý không”. Do vậy, Ông thật sự sai lầm khi lập luận như vậy! Giả sử tên Ông là Nguyễn Công Lý, tôi đọc lên rằng “Nguyễn Công Lỳ, Nguyễn Công Ly, Nguyên Công Lý” thì Ông có bảo tôi sai, tôi chấp không? Vậy đó, cái tên mà cần phải tuyệt đối chính xác huống gì là chánh kiến và thuật ngữ Phật đà?
3/ Luận về tông phái “Hoa tông” và “Hoa nghiêm tông”
Ông đăng đàn dạy tôi về phân biệt thế nào là Hoa tông và Hoa nghiêm tông qua một số kiến thức Phật học như đã nêu trên. Bây giờ tôi xin được mời Ông làm một phép suy luận: Nguyễn Công Lý là ai, tăng, ni, cư sĩ, trụ xứ, tôn sư? Lấy gì mình chứng là trí tuệ khi không có gì bảo chứng cho Nguyễn Công Lý, vậy Nguyễn Công Lý còn hiểu và phân biệt được, lẽ nào tôi lại không? Có điều ông biết một mà không biết hai, biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe..Tôi sẽ đối luận như thế này:
3.1 Dù Phật giáo theo hướng Nam truyền  gọi là Nam tông, Bắc truyền gọi là Bắc tông nhưng chung một đặc điểm là mỗi hướng đều có đặc trưng Giáo pháp của đạo Phật, chẳng hạn như Nam tông hành trì Giáo pháp nguyên thủy (tiểu thừa) ngang qua tinh thần giữ đúng theo luật tắc, giáo nghi, giáo phái từ thời Đức Phật truyền lại mà các nước hiện nay đang theo là Srilanka, Myanma, Thailan, Campuchia, Lao…còn  Bắc tông hành trì Giáo pháp đại thừa ngang qua 10 tông phái lộ xuất từ Trung Quốc (duy Mật tông và Duy Thức tông đã có từ trước đó). Vậy tôi hỏi Ông thế Hoa tông tinh yếu pháp tu là gì? Không thể nêu ra được bởi vì mỗi chùa người Hoa thời ấy lập ra từ những người Triều Châu, Phúc Kiến, Quảng Đông đều không có cái chung, đặc điểm chung trong tu tập! Do đó, gọi Hoa tông là sai trên bình diện hành trì Giáo pháp Phật đà, từ này chỉ tồn tại trên ngữ nghĩa hành chính phụ thuộc vào điều kiện lịch sử thôi!
Trong khi đó, về Phật pháp khi đã là tiến sĩ Tôn giáo học, ông Dương Ngọc Dũng không nói được điều đó, khiến bạn đọc ngộ nhận, thầy tu Tàu ở nước Việt khai lập một tông môn mới gọi là Hoa tông!? Nếu người được xưng danh là tiến sĩ sao không biết nói  chính xác :“Chùa này do người Hoa thành lập, theo trường phái Đại thừa” là đủ! Người thường không ai chấp nhất gì, ông Dương Ngọc Dũng là tiến sĩ Tôn giáo học, đối tượng nghe là người thường không ai chấp nhất gì, nhưng đây là Tổng thống Hoa Kỳ, ông Obama. Hỏi ông Nguyễn Công Lý, làm sao có thể bỏ qua được? Theo tinh thần của đại sĩ Tông khách ba trong “Bồ đề chanh đạo, Bồ tát giới luận” và “Thập tụng Nan Thích kệ” có dạy : “Làm cho người khổ mà quay về Chánh pháp thì nên làm. Làm cho người vui mà rời xa Chánh pháp, thì không nên làm”; hoặc trong phẩm “Trường thọ” thuộc kinh “Đại bát Niết bàn” Đức Phật dạy: “ Nếu thấy tỳ kheo nào phá giới, đạo chúng phải vân tập khiển trách, cử tội. Làm như vậy gọi là chân thật tỳ kheo, là thanh văn giữ pháp. Nếu không thì biết họ  là những tỳ kheo phá pháp, là quyến thuộc của chúng ma””t.
Rồi chính Ông cũng khẳng định “Còn ‘Hoa Nghiêm tông’ là một trong những tông của Đại thừa Phật giáo. Các thuật ngữ/khái niệm thuộc Đại thừa Phật giáo như ‘Hoa Nghiêm tông’, ‘Pháp Hoa tông’, ‘Tịnh độ tông’, ‘Thiền tông’,… là do PGTQ chia ra để biện biệt, nhằm chỉ pháp môn hành trì tu tập”. Vậy tôi hỏi Ông rằng tham chiếu và cơ sở giáo pháp nào gọi là “Hoa tông”? Trong khi Giáo pháp Đức Phật là mô thức tâm linh chỉ ra con đường Giải thoát , chứ không biện lý hành chánh mà lập tông môn?  Từ điểm tham chiếu này cho thấy Ông đã mâu thuẩn trong lập luận, tiền hậu bất nhất!  Vì sao? Bởi lẽ, nếu tồn tại một thói quen ngôn ngữ được gọi do truyền thống lâu đời, nhưng Phật pháp không phụ thuộc vào ngôn từ mà biến chất hay nguyên chất!
Nay tôi là Giáo thọ tuệ tri thức đạo tràng Mật gia Song Nguyễn, Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng thực hành Yoga Tây Tạng, CLB Unesco Khảo cứu và Ứng dụng Yoga Tây Tạng, theo tinh thấn huấn thị của Đức Phật và Thánh tăng mà đăng đàn “tác pháp chiếu quang” (làm pháp sáng soi” theo chỉ dạy của Long Thọ Bồ tát được nêu trong “Tâm thư gửi bằng hữu Hoàng đế” : ““Bức Thư Của Bồ Tát Long Thọ Gởi Cho Vua Gautamiputra” có đoạn: “Hãy theo chánh kiến nếu mong muốn cõi cao và giải thoát, vì dù cho những người làm nhiều hành vi phước đức nhưng qua tà kiến cũng sẽ có những hậu quả kinh khủng.” .. thì đó là từ bi, là giữ pháp sao Ông gọi là chấp nhất? Ngược lại tôi gọi Ông là kẻ chấp sai, chấp đúng, chỉ y ngữ không ý nghĩa trái với tinh thần đối luận đạo Phật được ghi rõ trong “Tứ ý cứ” là “Y nghĩa bất y ngữ”.
4/Luận về tri kiến lập ngôn của Ông Nguyễn Công Lý:
Ông cho rằng Tổng thống, Chủ tịch, GS, TS … đều là người chứ không phải là Thánh. Là người vẫn có lúc nhầm lẫn, và về tri thức có nhiều điều chưa biết hết, có cái dù đã biết nhưng vẫn chưa thông tỏ. Kho tri thức văn hoá tư tưởng của nhân loại là vô hạn, mà kiến văn của mỗi người của chúng ta thì hữu hạn, nhỏ bé vô cùng. Hiểu biết tới đâu nói tới đó, nói ít hơn thì càng tốt.
Theo thiển ý của tôi,ta không nên vì một chuyện nhỏ nhặt cỏn con mà thổi phồng lên, tức ‘chuyện bé xé ra to’.
..thì tôi lập luận như sau:

4.1 Như tôi đã phân tích trên, nếu bánh mì một nửa cũng gọi là bánh mì, một nửa của chân lý không còn phải chân lý. Thuật ngữ do Ông DND dùng sai, tức là phá đi tinh chất giáo pháp Đức Phật mà Ông cho là nhỏ như tôi đã phân tích tổng hợp lỗi sai là “niềm tin cầu tự là mê tín, cổ súy con trai là bất bình đẳng giới, bảo chùa Ngọc Hoàng linh thiên là phỉ báng Giáo lý Phật đà, từ Phái Hoa tông là  sai học thuật..trong khi đó ông DND là tiến sĩ, không phải là kẻ dài hơi rỗi miệng như người khác! Ông được giao nhiệm vụ trọng đại liên quan đến tâm linh trong hoàn cảnh đại diện Việt Nam để thuyết giáo, lại loạn ngôn như vậy, tôi và bạn đọc lên tiếng Ông lại đi đòi công lý sao? Chính Ông mới là kẻ chấp chi tiết nhỏ nhặt tựa như mua nhà mà chê cửa sổ nhỏ, không hiểu đó là nghệ thuật kiến trúc!
Ông cũng cho rằng làm người ai cũng phạm lỗi, nhưng Đức Phật cũng giáo huấn trong kinh “Hai hạn người cao thượng” : “Nếu làm sai rồi sau đó liền quán xét lỗi lầm mà không tái phạm, gọi là người cao thượng thứ hai”. Tôi hỏi Ông từ lúc bài viết của tôi đăng lên đến nay hơn 1000 lượt đọc với 37 comments, Ông Dương Ngọc Dũng đã lên tiếng nhận sai chưa? Hay là Ông ấy chối lỗi, lo nhờ bạn bè “ngụy biện” cho mình?
Còn Ông nữa, thưa Ông Nguyễn Công Lý, Ông đã phê bình một Đạo sư Mật giáo trong khi không chỉ ra được lỗi sai cốt tử về giáo pháp và giáo điển ngang qua luận cứ, luận chứng Phật môn, tôi e rằng khó tránh hậu quả. Nay tôi từ bi mà đăng đàn đối luận và nhắc lại một điều duy nhất: TRONG PHẬT GIÁO KHÔNG CÓ SAI, ĐÚNG CHỈ CÓ CHÁNH KIẾN VÀ TÀ KIẾN”. Người tu Phật, học Phật theo gương thánh tăng cổ đức mà tác pháp chiếu quang.
3/ Lời kết:
Thưa Ông Nguyễn Công Lý!
Còn Ông cho rằng biển học mênh mông, tri kiến hạn hẹp thì “hiểu tới đâu nói tới đó, nói ít thì tốt hơn”, Ông nên nhắn gửi cho tiến sĩ DND và chính bản thân Ông nhé! Tôi cũng luận giải cho Ông hiểu: “Dù kiến thức rộng sâu, tri kiến con người giới hạn nhưng quỹ đạo Chánh pháp của Phật môn là kim chỉ nam soi chiếu, theo đó mà hiểu dù ít được lợi lạc, còn kẻ ngu đọc nhiều hiểu ít khiến cho luận kiến đưa lên bị việt vị vì tiền hậu bất nhất, tự ý lập ngôn. Bởi vậy, kinh pháp cú Đức Phật đã tiên lượng như thế này:
KẺ NGU BIẾT MÌNH NGU
ẤY ĐÁNG GỌI LÀ TRÍ
KẺ NGU TƯỞNG MÌNH TRÍ
GỌI LÀ KẺ CHÍ NGU
Vài dòng với Ông Nguyễn Công Lý như vậy, hy vọng rằng Ông hiểu đâu là ông lý. Tôi cầu nguyện chúng sanh tĩnh thức với trạng thái giác ngộ và hỗ thẹn với bản thân…
Làng Phước Thành ngày 27/06/2016
Nay viết
Thinley- Nguyên Thành
http://chanhtuduy.com/doi-luan-voi-nguyen-cong-ly-ve-su-kien-ong-duong-ngoc-dung-mot-nua-banh-mi-la-banh-mi-mot-nua-chan-ly-la-gi/




1.

MAY 26, 2016

MAY 26, 2016
Posted by  in Giáo điển | 66 Comments

NGÁN NGẪM CHO HỌC VỊ TIẾN SĨ KHOA TÔN GIÁO HỌC QUA BÀI VIẾT TRÊN ZING.VN!

NGÁN NGẪM CHO HỌC VỊ TIẾN SĨ KHOA TÔN GIÁO HỌC QUA BÀI VIẾT TRÊN ZING.VN

 1/ Dẫn đề:

Báo Zing.vn đăng bài “Người hướng dẫn ông Obama ở chùa Ngọc Hoàng kể gì?” vào ngày 25/05/2016http://news.zing.vn/nguoi-huong-dan-ong-obama-o-chua-ngoc-hoang-ke-gi-post652496.html, viết về tiến sĩ khoa Tôn giáo học Dương Ngọc Dũng là người hướng dẫn ông Obama ở chùa Ngọc Hoàng. Đọc lại bài phỏng vấn dưới đây (trích đoạn) khiến cho bạn đọc có tri kiến Phật học sẽ ngán ngẫm cho sự hướng dẫn này…Vì sao? Bởi vì vị tiến sĩ này “đi chân giấy”, sau đây là nội dung được trích dẫn và phân tích của tôi để bạn đọc đừng tin vào mác “tiến sĩ” mà hãy quán xét thực chất hành vi thân ngữ tâm của họ thế nào, cũng là bài học cho những ai đừng thấy hình thức, học vị mà cho rằng đó là “cán cân” đo lường trình độ Phật học…

2/ Nội dung chi tiết:

Nguoi huong dan ong Obama o chua Ngoc Hoang ke gi? hinh anh 2
GS Dương Ngọc Dũng và sư trụ trì Thích Minh Thông bên cạnh Tổng thống Obama tại chùa Ngọc Hoàng. Ảnh: Hải An.
“…Tổng thống bắt tay nói: “Xin chào, vui được gặp ông”. Tôi nói: “Chào mừng Tổng thống đến Việt Nam và thăm chùa Ngọc Hoàng”. Trợ lý của Tổng thống cũng tới giới thiệu tôi là giáo sư tôn giáo học và sư trụ trì Thích Minh Thông của chùa Ngọc Hoàng.
Khi trợ lý nheo mắt ra hiệu, tôi bắt đầu giới thiệu: Đây là ngôi chùa theo phái Hoa tông được xây vào cuối thế kỷ 19. Ông Obama hỏi một câu ngắn gọn: “When?” (khi nào?). Tôi nói: Năm 1894. Khi tôi giới thiệu về lịch sử ngôi chùa, Tổng thống Obama lắng nghe và bày tỏ ông thấy rất thú vị.
Ông Dương Ngọc Dũng tốt nghiệp Thạc sĩ khoa Đông Á học tại Đại học Harvard (Mỹ) năm 1995, tốt nghiệp Tiến sĩ khoa Tôn giáo học tại Đại học Boston (Mỹ) năm 2001, tốt nghiệp MBA của United Business Institute (Bỉ) năm 2007.
Nguoi huong dan ong Obama o chua Ngoc Hoang ke gi? hinh anh 1
Giáo sư Dương Ngọc Dũng giải thích cho Tổng thống Obama về ý nghĩa của việc thắp ba cây nhang. Ảnh: Hải An.
Khi bước vào chính điện của chùa, ý của sư thầy Thích Minh Thông là Tổng thống Obama có thể đi vào bằng cửa chính. Nhưng ông Obama nói rằng mọi người đi như thế nào, ông sẽ đi đúng như vậy. Tổng thống đi từ cửa bên trái, đi qua bàn thờ Phật Thích ca đến thẳng bàn thờ Ngọc Hoàng.
Trước đó, đặc vụ nói nếu Tổng thống muốn thắp nhang thì có được không? Tôi nói, Tổng thống là người theo đạo Tin lành, cho nên việc thắp nhang không tốt sau này cho ông ấy. Nguyên tắc Tin lành không thờ ai ngoài Thiên Chúa. Do vậy, tôi đề nghị Tổng thống chỉ nên cúi đầu để bày tỏ sự tôn trọng với tôn giáo khác. Còn nếu Tổng thống muốn thắp nhang thì sẽ nhờ sư thầy Thích Minh Thông. Việc này thực hiện đúng theo kịch bản.
Khi đó Tổng thống Obama hỏi tôi ý nghĩa của ba cây nhang. Tôi nói: Nhang là tượng trưng cho tinh, khí và thần. Phải giữ lửa liên tục như là nguồn sống, do đó, đền chùa thường phải đốt nhang cả ngày.
Tiếp đó, Tổng thống Obama đi ra cửa phụ bên phải để thăm tượng Phật. Tôi giải thích cho ông ấy ý nghĩa của Phật Thích ca, nguồn gốc ra đời của Đức Phật… Khi kết thúc, Tổng thống Obama nói lời cảm ơn về những lời giải thích thú vị của tôi. Tôi cũng bày tỏ sự cảm ơn vì đã dành cho tôi vinh dự được làm người hướng dẫn.
– Ông có kỷ niệm nào thú vị trong buổi hướng dẫn đó?
Nguoi huong dan ong Obama o chua Ngoc Hoang ke gi? hinh anh 3
Chùa Ngọc Hoàng là nơi đầu tiên ông Obama ghé thăm khi đến Sài Gòn. Ảnh: Hải An.
– Theo quy định của trợ lý, khi Tổng thống bước đi, tôi phải đếm từ 1 đến 8 giây mới bước theo. Tôi có hỏi lý do thì người trợ lý giải thích rằng: về nguyên tắc, phải giữ khoảng cách, tuyệt đối không đụng vào người Tổng thống, không được trao quà, tặng quà, hay gợi ý chụp hình trong bất cứ trường hợp nào. Khi ra đến cổng, Tổng thống đột ngột đứng lại, xoay qua nhìn ông thổ địa. Ông chỉ hình thổ địa hỏi, tôi nói đó là ông thổ địa, là thần tài. Sau đó chỉ sang môn thần, tôi nói đó là người canh cửa, để ma quỷ không vào nhà.

– Trở thành người hướng dẫn cho Tổng thống Mỹ Obama có ý nghĩa như thế nào với ông?
– Khi gặp, tôi giới thiệu mình là Dũng, ông nói: “Ồ Professor Dũng”. Ông đọc đúng tên với đúng dấu ngã và bắt tay tôi rất chặt. Ông hiểu công việc người khác làm cho mình rất nặng nề, căng thẳng. Khi Tổng thống đứng trong chùa, tôi lùi ra sau một chút thì Tổng thống gọi tôi đứng gần. Ông hiểu đây là vinh dự của mình chứ không phải của ông.
Trên đường đi ra khỏi tam quan, cô trợ lý trượt chân lảo đảo. Ông Obama nhanh chóng đỡ cô ấy và nói những lời động viên. Với hành động an ủi động viên đó, cô ấy có làm việc cả đời với ông ấy cũng vui lòng.
Tổng thống Obama là người có khả năng kết nối nhanh bằng chính sự rộng lượng, hào phóng như vậy. Ông chinh phục người khác ngay lập tức. Không phải sự ngẫu nhiên khi ông Obama vươn từ địa vị xã hội thấp như vậy lên làm Tổng thống, tôi cho rằng một phần là thiên bẩm nhưng một phần là học tập và rèn luyện.
Tổng thống Obama: Tôi thích con gái
Khi tôi đang giải thích về Quan Âm, Tổng thống Obama hỏi tôi: “Hầu hết mọi người đến đây cầu xin điều gì?”. Tôi nói chùa này nổi tiếng cầu con. Người hiếm muộn thường đến đây cầu xin và họ hay xin con trai vì tâm lý người Việt Nam thích con trai hơn. Đôi khi có con gái rồi, họ đến đây để cầu xin con trai nữa. Ông Obama bật cười nói: “I like daughters” (Tôi thích con gái). Tôi nói: “Me too” (Tôi cũng vậy).
Có một số tờ báo đăng trụ trì Thích Minh Thông gợi ý với Tổng thống Obama rằng ông hãy cầu xin một đứa con trai đi. Thông tin đó hoàn toàn sai sự thật.
Tôi là người trong cuộc và sư thầy Thích Minh Thông không nói câu gì trong suốt hôm đó. Tôi là người giới thiệu về toàn bộ ngôi chùa từ đầu đến cuối, cũng hiểu rất rõ bối cảnh tại sao Tổng thống Obama nói câu đó. Tôi cảm thấy cần phải giải thích rõ để mọi người hiểu và không trách lầm thầy Thích Minh Thông.  …” (hết trích)

3/ Phân tích vấn đề:

3.1 Niềm tin cầu tự ảnh hưởng nhận thức bình đẳng giới:
Đọc kỹ đoạn trích trên chúng ta dễ nhận ra những điểm sơ hở về tri kiến Phật học của vị tiến sĩ Tôn giáo học này. Đầu tiên ông Dương Ngọc Dũng nói : Trước đó, đặc vụ nói nếu Tổng thống muốn thắp nhang thì có được không? Tôi nói, Tổng thống là người theo đạo Tin lành, cho nên việc thắp nhang không tốt sau này cho ông ấy. Nguyên tắc Tin lành không thờ ai ngoài Thiên Chúa” (trích nguyên văn từ  bài viết của tác giả). Điều này có nghĩa ông Dũng hiểu rằng niềm tin của người Tin lành chỉ một Chúa Trời, không chấp nhận luận thuyết, giáo lý đạo khác, thì tại sao ông Dũng lại đưa vấn đề cầu tự (cầu để được sinh con trai kế tự thuộc về đạo Phật trong thời điểm ông nói) với ông Obama vì rằng chùa này linh thiêng, chẳng khác nào rao truyền mê tín, ảnh hưởng đến nhận thức và giáo dục bình đẳng giới mà Nhà nước đang chủ trương vận động tuyên truyền? Mặt khác, nếu nói chùa Ngọc Hoàng linh thiêng lẽ nào gián tiếp cho rằng Quán Âm Bồ Tát không linh ứng sao bởi lẽ ông Dũng cho rằng ở chùa Ngọc Hoàng này mới được, chùa kia lại không? Thật sự đây là điều phỉ báng Phật pháp!
3.2  Ba cây nhang tượng trưng cho “tinh, khí, thần”?
Tôi trích nguyên văn đoạn này “Tôi nói: Nhang là tượng trưng cho tinh, khí và thần. Phải giữ lửa liên tục như là nguồn sống, do đó, đền chùa thường phải đốt nhang cả ngày…” (hết trích). Đây là sự giải thích tà kiến, trái với giáo lý Phật đà. Cụm từ “tinh, khí, thần” là học thuật của Đạo giáo (gọi là Tiên đạo), chỉ cho đạo sinh tu luyện theo diễn trình bế tinh, giữ khí, sau đó mới đạt thần, là quang sắc, là “biểu trạng của người tu Tiên đạo chứng quả vì hành vi thân, ngữ, tâm liên tục “không dừng nghỉ” mà Đức Phật đã nêu đặc điểm tu tiên trong kinh “Thủ lăng nghiêm”.Cần nhấn mạnh rằng trong thuật ngữ đạo Phật không có cụm từ “tinh, khí, thần” mà chỉ phổ biến trong Tiên đạo (Đạo giáo).
Do vậy, thắp 3 cây nhang không phải tượng trưng cho “tinh, khí, thần” mà người học Phật ai cũng biết đó là tượng trưng cho Tam bảo (3 báu của đạo Phật) là Phật bảo, Pháp bảo, Tăng bảo. Vì vậy cho nên ở chùa thường thắp nhang thường xuyên (không phải liên tục) để tỉnh giác (nhắc nhở) cho mình và chúng sanh về hoạt dụng của đạo Phật là luôn tinh tấn dùng trí tuệ diệt 3 độc nguy hại cho huệ mạng của người tu Phật là tham, sân, si. Ngoài ra nên hiểu “cây nhang thứ nhất tượng trưng cho Phật bảo là tượng trưng cho Bồ đề tâm; cây nhang thứ hai là Pháp bảo tượng trưng cho Trí tuệ tánh không (khởi đầu là chánh kiến); cây nhang thứ 3 là Tăng bảo tượng trưng cho Xả ly (tức là người tu phải ly xuất khỏi 3 nhà lửa “thế sự gia”, “phiền não gia”, “tam giới gia”. Cho nên luận điểm của ông Dương Ngọc Dũng là thắp nhang liên tục để giữ mạch sống (nguồn sống) là sai hoàn toàn với tinh thần đạo Phật vốn luôn quán Vô thường!
Trên thực tế vào thời Đức Phật tại thế không có vụ thắp nhang, do thời đại, quốc độ, và dân tộc nên người theo Phật thêm vào những chi tiết lễ nghi để cho phần Giáo nghi Phật môn thêm long trọng, trang nghiêm và ý nghĩa. Còn nhang hay hương tỏa mùi thơm thoang thoảng trong tự viện, chùa chiền chỉ là nguyên tố thô, còn Đức Phật sách tấn đồ chúng nên thắp lên 5 loại hương sau đây: Giới hương, Định hương, Huệ hương, Giải thoát hương, Giải thoát Tri kiến hương.
3.3 Phái Hoa tông: Đây là từ dùng hoàn toàn sai đối với thuật ngữ Phật đà. Đã viết từ “”Phái” thì không thể viết từ “Tông” bởi vì trong tông có phái. Thí dụ: Phật giáo Mật tông, dòng phái Ninh mã, Pháp hệ Quán thế âm. Do vậy, khi viết ra (nếu là tác giả) khi nói ra (nếu là ông Dương Ngọc Dũng) tự mình phơi bày trình độ Phật học của mình còn kém lắm! Trong thuật ngữ Phật giáo không có Hoa tông mà chỉ có Hoa nghiêm tông…Do vậy, đây cũng là một danh từ Phật học cần chỉnh sửa lại.

4/ Lời kết:

Qua những phân tích nêu trên chúng ta thấy và hiểu được những lỗi sai cơ bản, sự nhầm lẫn tai hại của người hướng dẫn (hướng dẫn viên) tiến sĩ Dương Ngọc Dũng trừ phi tác giả diễn đạt sai thuật ngữ. Tuy nhiên, xét về nội dung mà ông Dũng tự nói ra thì không còn gì chối cải vì đã quá rõ ràng trên bình diện bình giải Phật học mà tôi đã trình bày. Từ đây cho thấy học vị tiến sĩ Tôn giáo học chỉ là hư danh, đôi lúc người ta quá đặt niềm tin vào học vị mà ngộ nhận tâm linh, dẫn đến hậu quả khiến dư luận hiểu sai lệch chánh pháp Phật đà, đặc biệt là chánh kiến Phật môn.
Do vậy mới biết kiến thức thế gian tích tập trong trường đại học, dù là Harvard của Mỹ chưa đủ để chứng minh trình độ tâm linh, về nhận thức đúng đắn về Phật học, vốn là phạm trù đòi hỏi thân, ngữ, tâm hợp nhất, hay nói cách khác là tri hành hợp nhất. Khi đó những gì người ta nói ra, viết ra mới đúng là chân pháp, chánh ngữ.
Lại một lần nữa, báo điện tử Zing.vn đã đăng bài sai lệch gây ngộ nhận về Phật học, ảnh hưởng đến Quốc thể vì không chỉ có người Việt mới đọc được tiếng Việt! Ngán ngẫm thay học vị tiến sĩ Tôn giáo học, Phật học! Hổ thẹn cho những ai không hiểu gì về Phật học mà đòi viết đề tài về lĩnh vực này, sẽ làm trò cười cho người trí! Lúc này tôi tự hỏi Hà Hương là tác giả bài phỏng vấn này có liên quan gì đến Thùy Trang không?
Làng Phước Thành ngày 26/05/2016
Thinley- Nguyên Thành
http://chanhtuduy.com/ngan-ngam-cho-hoc-vi-tien-si-khoa-ton-giao-hoc-qua-bai-viet-tren-zing-vn/








LIÊN HỆ



  Số điện thoại: 01657 176263                                                           Thầy Nguyên Thành
* Đạo hữu ở Thanh Hóa, Đồng Hới, Huế, Long Xuyên, Buôn Mê Thuột, Đà Lạt vui lòng cho biết pháp danh, những gì cần thiết về pháp liệu.
* Thầy mong liên hệ với đạo hữu ở  nước Anh (London), nước Nga (Moscow), Mỹ (Ailington). Quý vị cho biết nơi đó có tự viện Mật giáo không? Có chùa Mật tông không. Số điện thoại của Thầy đã nêu trên.
Kính
Admin
2/ Hoan hỷ với những đạo hữu ở Egypt, Thầy cần liên lạc với các chư vị.
Đạo hữu ở Estonia, vùng Baltic và Paris cho biết pháp danh, email để Thầy liên hệ.

THÔNG BẠCH
DANH SÁCH NHỮNG TRÒ ĐƯỢC QUÁN ĐẢNH

Quán đảnh là đặc trưng của Kim cang thừa (Mật tông Tây Tạng), Mật tông Trung Quốc gọi là Đông Mật không có nghi thức Quán đảnh. Sau một thời gian theo dõi tinh thần tu tập của các trò Mật gia Song Nguyễn và có cả trường hợp đặc biệt, Thầy chọn lựa những trò sau đây được nhận lễ Quán đảnh:
1/ Mật Diệu Hằng (Hà Nội)
2/ Tâm Châu (Hà Nội)
3/ Mật Đức (Tiền Giang)
4/ Mật Tuệ (Đà Nẵng)
5/ Mật Quốc Ninh (Huế)
6/ Mật Ba (Tiền Giang)
7/ Mật Mai (Tiền Giang)
8/ Mật Chi (Tiền Giang)
9/ Mật Diễm (Tiền Giang)
10/ Mật Lễ (Vĩnh Long)
11/ Mật Tuân (Biên Hòa)
12/ Mật Từ (Gia Lai)
13/ Mật Hà (Tiền Giang)
14/ Mật Tuệ Tín (Kiên Giang)
15/ Mật Châu (Vũng Tàu)
Những trò có tên trong danh sách y theo tinh thần Mật giáo được hướng dẫn trong trước tác “Đèn soi nẻo giác” của thánh tăng Atisha mà chuẩn bị tâm thế thọ lễ Quán đảnh. Ai không đến được trong ngày này, xem như không có duyên lành với Mật pháp, vui lòng chờ đợi cho đến khi đủ duyên.
Phước Thành ngày 05/07/2014
Đạo sư Thinley- Nguyên Thành
————————————-
Thầy hoan hỷ vì các trò ở Indonesia đọc nhiều chanhtuduy.com. Các trò vì duyên gì mà có mặt ở đất nước này? Do đâu trò ghé đến chanhtuduy.com? Hãy cho biết qua email của Thầy.
Trân trọng
10/10/14
http://chanhtuduy.com/lien-he/










Cập nhật lúc 14:25 27/05/2016 (GMT+7)
(PGVN)

Do vậy mới biết kiến thức thế gian tích tập trong trường đại học, dù là Harvard của Mỹ chưa đủ để chứng minh trình độ tâm linh, về nhận thức đúng đắn về Phật học, vốn là phạm trù đòi hỏi thân, ngữ, tâm hợp nhất, hay nói cách khác là tri hành hợp nhất. Khi đó những gì người ta nói ra, viết ra mới đúng là chân pháp, chánh ngữ.

Báo Zing.vn đăng bài “Người hướng dẫn ông Obama ở chùa Ngọc Hoàng kể gì?” vào ngày 25/05/2016, viết về tiến sĩ khoa Tôn giáo học Dương Ngọc Dũng là người hướng dẫn ông Obama ở chùa Ngọc Hoàng.

Một bạn đọc đã có bài trao đổi về nội dung bài viết trên, phatgiao.org.vn đã sửa lại tiêu đề, lược bỏ một số ý mang tính suy luận thêm, để đi thẳng vào các vấn đề trao đổi.
GS.Dương Ngọc Dũng và  tổng thống Obama tại chùa Ngọc Hoàng. Ảnh: Hải An
Gs.Dương Ngọc Dũng giải thích cho Tổng thống Obama về ý nghĩa của việc thắp ba cây nhang. Ảnh: Hải An
Chùa Ngọc Hoàng là nơi đầu tiên ông Obama ghé thăm khi đến Sài Gòn. Ảnh: Hải An
Niềm tin cầu tự ảnh hưởng nhận thức bình đẳng giới
Đọc kỹ đoạn trích trên chúng ta dễ nhận ra những điểm về tri kiến Phật học của vị tiến sĩ Tôn giáo học này. Đầu tiên ông Dương Ngọc Dũng nói : “Trước đó, đặc vụ nói nếu Tổng thống muốn thắp nhang thì có được không? Tôi nói, Tổng thống là người theo đạo Tin lành, cho nên việc thắp nhang không tốt sau này cho ông ấy. Nguyên tắc Tin lành không thờ ai ngoài Thiên Chúa” (trích nguyên văn từ bài viết của tác giả).

Điều này có nghĩa ông Dũng hiểu rằng niềm tin của người Tin lành chỉ một chúa Trời, không chấp nhận luận thuyết, giáo lý đạo khác, thì tại sao ông Dũng lại đưa vấn đề cầu tự (cầu để được sinh con trai kế tự thuộc về đạo Phật trong thời điểm ông nói) với ông Obama vì rằng chùa này linh thiêng, chẳng khác nào rao truyền mê tín, ảnh hưởng đến nhận thức và giáo dục bình đẳng giới mà Nhà nước đang chủ trương vận động tuyên truyền?

Mặt khác, nếu nói chùa Ngọc Hoàng linh thiêng lẽ nào gián tiếp cho rằng Quán Âm Bồ Tát không linh ứng sao bởi lẽ ông Dũng cho rằng ở chùa Ngọc Hoàng này mới được linh thiêng?

Ba cây nhang tượng trưng cho “tinh, khí, thần”?
Tôi trích nguyên văn đoạn này “Tôi nói: Nhang là tượng trưng cho tinh, khí và thần. Phải giữ lửa liên tục như là nguồn sống, do đó, đền chùa thường phải đốt nhang cả ngày…” (hết trích).

Đây là sự giải thích trái với giáo lý Phật đà, cụm từ “tinh, khí, thần” là học thuật của Đạo giáo (gọi là Tiên đạo), chỉ cho đạo sinh tu luyện theo diễn trình bế tinh, giữ khí, sau đó mới đạt thần, là quang sắc, là “biểu trạng của người tu Tiên đạo chứng quả vì hành vi thân, ngữ, tâm liên tục “không dừng nghỉ” mà đức Phật đã nêu đặc điểm tu tiên trong kinh “Thủ Lăng Nghiêm”.Cần nhấn mạnh rằng trong thuật ngữ đạo Phật không có cụm từ “tinh, khí, thần” mà chỉ phổ biến trong Tiên đạo (Đạo giáo).

Do vậy, thắp 3 cây nhang không phải tượng trưng cho “tinh, khí, thần” mà người học Phật ai cũng biết đó là tượng trưng cho Tam Bảo (3 báu của đạo Phật) là "Phật bảo, Pháp bảo, Tăng bảo".

Vì vậy cho nên ở chùa thường thắp nhang thường xuyên (không phải liên tục) để tỉnh giác (nhắc nhở) cho mình và chúng sinh về hoạt dụng của đạo Phật là luôn tinh tấn dùng trí tuệ diệt 3 độc nguy hại cho huệ mạng của người tu Phật là tham, sân, si.

Ngoài ra nên hiểu “cây nhang thứ nhất tượng trưng cho Phật bảo là tượng trưng cho Bồ đề tâm; cây nhang thứ hai là Pháp bảo tượng trưng cho Trí tuệ tánh không (khởi đầu là chánh kiến); cây nhang thứ 3 là Tăng bảo tượng trưng cho Xả ly (tức là người tu phải ly xuất khỏi 3 nhà lửa “thế sự gia”, “phiền não gia”, “tam giới gia”. 

Cho nên luận điểm của ông Dương Ngọc Dũng là thắp nhang liên tục để giữ mạch sống (nguồn sống) là sai hoàn toàn với tinh thần đạo Phật vốn luôn quán Vô thường!

Trên thực tế vào thời đức Phật tại thế không có vụ thắp nhang, do thời đại, quốc độ, và dân tộc nên người theo Phật thêm vào những chi tiết lễ nghi để cho phần Giáo nghi Phật môn thêm long trọng, trang nghiêm và ý nghĩa.

Còn nhang hay hương tỏa mùi thơm thoang thoảng trong tự viện, chùa chiền chỉ là nguyên tố thô, còn đức Phật sách tấn đồ chúng nên thắp lên 5 loại hương sau đây: Giới hương, Định hương, Huệ hương, Giải thoát hương, Giải thoát Tri kiến hương.

Phái Hoa tông
Đây là từ dùng hoàn toàn sai đối với thuật ngữ Phật đà. Đã viết từ “Phái” thì không thể viết từ “Tông” bởi vì trong tông có phái.

Thí dụ: Phật giáo Mật tông, dòng phái Ninh Mã, Pháp hệ Quán Thế Âm.

Trong thuật ngữ Phật giáo không có Hoa tông mà chỉ có Hoa Nghiêm tông…

Lời kết
Qua những phân tích nêu trên chúng ta thấy và hiểu được những lỗi sai cơ bản, sự nhầm lẫn tai hại của người hướng dẫn (hướng dẫn viên) tiến sĩ Dương Ngọc Dũng trừ phi tác giả diễn đạt sai thuật ngữ.

Làng Phước Thành, ngày 26/05/2016
Thinley - Nguyên Thành

Chú thích: (*) Tiêu đề do BBT đặt, nội dung bài trao đổi là cách hành văn, và diễn đạt cách nhìn nhận riêng của tác giả
http://phatgiao.org.vn/y-kien/201605/Vai-loi-trao-doi-cung-tien-si-ton-giao-hoc-duong-Ngoc-dung-22587/

3 nhận xét:

  1. Cám ơn Giao về thông tin.
    Qua lời thuật của ông Dương Ngọc Dũng, cho thấy báo chí đã viết sai về vị sư trụ trì chùa. Ông ấy không hỏi tổng thống Obama có muốn cầu con trai không, và không có chuyện Tổng thống từ chối.
    Về đối luận giữa Nguyễn Công Lí và ông Nguyên Thành, tôi thấy ông Nguyên Thành lập luận chặt chẽ, viện dẫn cụ thể. Tuy có làm cho ông Công Lí khó chịu nhưng...có lẽ cần phải thé chăng? Thiển ý của tôi, nếu "tông" phê bình giảm nhẹ hơn, vẫn có thể đạt mục đích!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vâng, nếu tông phê bình giảm nhẹ hơn, mà vẫn có thể đạt mục đích đó bác ạ. Bởi vậy, trang của Giáo hội Phật giáo có lấy về và chỉnh sửa lại (bài này cháu đặt ở cuối entry).

      Có một video vừa được bổ sung mới ở mục 1 bác Vũ Nho ạ.

      Xóa
  2. 7. Trả lời của bác Dương Ngọc Dũng và bàn luận tiếp tục của Nguyên Thành

    ĐỐI LUẬN VỚI TIẾN SĨ DƯƠNG NGỌC DŨNG

    Thưa các bạn đọc chanhtuduy.com!
    Bài viết của tôi tựa đề “Ngán ngẫm cho học vị tiến sĩ Tôn giáo họcDương Ngọc Dũng qua bài viết trên Zing.vn” đăng ngày 26/05/2016, đến hôm nay ngày 04/06/2016, Tiến sĩ Dương Ngọc Dũng viết phản hồi. Tôi trích nguyên văn..
    Dương Ngọc Dũng

    Trả lờiXóa

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.