Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn dịch-corona. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn dịch-corona. Hiển thị tất cả bài đăng

21/02/2020

Văn Miếu – Quốc Tử Giám và bệnh dịch hạch ở Hà Nội năm 1903 (bài Đào Thị Diến)

Bệnh dịch hạch ở đầu thế kỉ XX đã làm thế giới khiếp đảm.

Ở Hà Nội thuộc Pháp lúc đó, đại khái: "vào tháng 4-1902, Hà Nội lại có 14 người mắc bệnh dịch hạch và 8 người chết vì bệnh này. Và đầu năm 1903, bệnh dịch hạch lại bùng phát ở Hà Nội mà người đầu tiên phát hiện ra bệnh dịch hạch ở Hà Nội năm 1903 là Adrien Le Roy des Barres, bác sĩ tốt nghiệp ở Paris và làm việc tại Hà Nội từ 1902. Theo tài liệu lưu trữ, ngày 21-3-1903, bác sĩ Le Roy des Barres đi khám bệnh cho hai gái điếm ở phố Hàng Trứng tại một nhà thổ (maison de tolérance) thì phát hiện ra hai cô gái điếm này bị bệnh dịch hạch và đã quyết định giữ họ ở khu cách ly (người Pháp gọi là lazaret)."

20/02/2020

Cầu mong nữ thần Mã Tổ đẩy lùi đại dịch Covid-19, bà Thái Anh Văn đi lễ đền Từ Hựu

Tên đúng của ngôi đền là Từ Hựu cung, thuộc nước Đài Loan. Còn ở Nhật Bản, thì đã đưa tin về việc cầu Thần Phật đẩy lùi đại dịch Cô Vy, đọc lại ở đây.

Lần trước, cũng đã nói đến việc các bà Thái Anh Văn và Tô Trị Phần đi lễ đền thờ nữ thần danh tiếng Mã Tổ, đọc lại ở đây (năm 2016). 

14/02/2020

Học sinh Hà Nội tiếp tục nghỉ tuần thứ 3, vì tránh đại dịch Covid - 19

Như vậy là học sinh Hà Nội đã được nghỉ học bắt đầu từ ngày mùng 3 tháng 2, năm 2020 (đọc ở đây) - một năm Tý được dự đoán là có thể sẽ làm vỡ toang cái bình quí của ông giáo (đọc ở đây). Một năm Tý mà có giông bão, mưa đá lớn vào đêm Giao thừa, làm cho nhiều gia đình điêu đứng vào sáng Mùng Một Tết. Hiện tượng hi hữu của trời đất, làm các cụ U100 cũng công nhận là chưa từng thấy !

Bọn trẻ tiếp tục nghỉ sang tuần thứ ba.

Tộng cộng hiện là 20 ngày (03/2 - 23/2/2020).

08/02/2020

Một ca bệnh đặc biệt trong đại dịch : từ Mác đến hậu duệ 200 năm

Sắp tới, đúng chuyên môn hẹp, mình sẽ có một nhóm làm việc trong khuôn khổ giáo dục khai phóng, cùng nhau luận bàn về chủ đề "Cha đẻ ngành Văn hóa Dân gian Nhật Bản với các đồ đệ là phái theo chủ nghĩa Mác".

Các đồ đệ vốn là đảng viên Đảng Cộng sản Nhật Bản sau này đã bị hấp dẫn bởi một cây đại thụ về Văn hóa Dân gian. Họ đã đến bái sư làm đệ tử. Đúng hơn thì ông đã hút các đồ đệ ấy về bên mình. Ông đã che chở cho họ về mặt tinh thần, như là một gà mẹ xòe cánh ôm lấy lũ con lúc trời đổ mưa và bất đầu sấm chớp.

Một mối lương duyên kì lạ và thú vị.

Các thứ đó sẽ đề cập đến sau. 

Bây giờ, trong đại dịch Cô Vi 2020 (n-CoV) thì một ca bệnh đặc biệt đã được phát hiện, là chủ nghĩa Mác với hậu duệ mặt trời ở Đại Việt sau 200 năm. Trực tiếp là những thảo luận xung quanh "đảng" và "dân tộc" liên quan đến bài báo mở màn năm mới của cây lí luận lão thành đại diện cho Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay là Nhị Lê.

03/02/2020

Trùng hợp đặc biệt : học sinh thủ đô được nghỉ 1 tuần đúng từ ngày 3/2/2020

Ngày 3 tháng 2 năm 2020 là ngày kỉ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2020).

Trùng hợp ngẫu nhiên và đặc biệt: từ ngày 3/2/2020, học sinh thủ đô Hà Nội được phép nghỉ 1 tuần (từ 3 đến hết 9/2, tức từ Thứ Hai đến hết Chủ Nhật), để tránh đại dịch toàn cầu Corona.

Về ngày 3 tháng 2 năm 1930, thì đọc lại ở đây hay ở đây.

01/02/2020

Khẩn cầu thần linh đuổi đại dịch Corona, ở đền lớn tại Nara (Nhật Bản)

Việc cầu nguyện các đấng thần linh đuổi bệnh dịch, thì rất phổ biến và cũng rất đỗi bình dị ở Nhật Bản. Truyền thống này đã có hàng ngàn năm nay.

Hồi đầu thế kỉ XXI, mình ngồi tập hợp tư liệu cũ của lãnh chúa Karatsu để viết phần về "cầu đảo đuổi bệnh dịch" trong các ngôi đền lớn ở địa phương. Tư liệu của lãnh chúa khá thú vị. 

Hồi đầu thế kỉ XXI, thì mình cũng đã có khảo sát thực tế tại địa phương về việc khấn thần linh đuổi dịch SARS. Có những buổi lễ thì rất đông người tham dự, nhưng có khi chỉ có hai cha con ông thầy cúng và mình ! Mình lúc đó thành ra chân giúp việc, làm cái nọ lấy cái kia, nhưng không quên đặt máy ghi âm và chụp ảnh !

Bây giờ, đầu năm 2020, đại dịch Corona cũng đã lan đến Nhật Bản. Người bệnh đầu tiên được xác nhận là thuộc tỉnh Nara.

Ngôi đền lớn Kasuga ở Nara thì từ ngày 31/1 sẽ tiến hành cầu nguyện đuổi đại dịch. Nhà đền sẽ cầu nguyện liên tục vào sáng và tối mỗi ngày, cho đến khi đại dịch được đẩy lui hoàn toàn.

Truyền thống văn hóa lâu đời, theo đúng như lí thuyết của ngành văn hóa dân gian Nhật Bản.