Tác giả Nguyễn Quốc Phong vào năm 2015, sau khoảng 5 năm cân nhắc, đã công bố chính thức trên tạp chí Xưa & Nay của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam một đoạn tư liệu (nguồn chính là từ băng ghi âm cụ Vũ Kỳ, với sự đồng ý của hai người bạn Nguyễn Thị Tình - Nguyễn Văn Đoàn). Bài đó đã được đưa về blog này vào cùng năm, đọc lại ở đây (Giao Blog ngày 31/10/2015).
1. Theo giới thiệu của Nguyễn Quốc Phong, thì bà Nguyễn Thị Tình nguyên là Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh. Phu quân của bà là ông Nguyễn Văn Đoàn từng là một trong những chiến sĩ cận vệ của Hồ Chủ tịch, sau này từng là Giám đốc Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch.
2. Bài đó của Nguyễn Quốc Phong, tới tháng 12 năm 2015, đã nhận được một nhận xét rất xác đáng từ cụ Song Thành (nguyên Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh), nguyên văn như sau (toàn văn xem ở đây):
"...Về sự kiện Paul Thành tình nguyện đăng lính tại Anh
Với đa số bạn đọc trẻ, sự kiện này có vẻ lạ, hơi “giật gân”, nhưng trong giới nghiên cứu, không cần đến lời “trối trăng” của ông Vũ Kỳ với nguyên Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Tình mới được biết, mà họ đã biết từ lâu, do chính Cụ Hồ viết ra. Vấn đề là còn phải tìm hiểu, xác minh xem việc tình nguyện đăng lính đó có trở thành hiện thực hay không.
Trong bản thảo đầu tiên của cuốn Tiểu sử Hồ Chủ tịch (tiền thân của cuốn Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch công bố sau này), ở trang bìa ghi là do Xuân Hiên dịch, dự đoán là được khởi thảo khoảng năm 1947 (vì ở trang 5 có câu: Chủ tịch sinh năm Tân Mão, nghĩa là năm 1891, năm nay là năm Đinh Hợi, vậy Chủ tịch đã 56 tuổi). Ở trang 22 (bản thảo đánh máy này gồm 126 trang khổ A4, hiện lưu tại Viện Lịch sử Đảng), có viết về sự việc nhập ngũ này....".
3. Như vậy, có nghĩa là: những gì mà nhóm Nguyễn Quốc Phong - Nguyễn Thị Tình - Nguyễn Văn Đoàn đã công bố năm 2015, thì như nhận xét của cụ Song Thành là "không cần đến lời trăng trối của ông Vũ Kỳ với nguyên Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Tình mới được biết, mà họ đã biết từ lâu, do chính Cụ Hồ viết ra".
Chú thích: Tổng Biên tập Xưa & Nay Dương Trung Quốc trong lần tiếp xúc vợ chồng ông bà Đoàn – Tình để xác minh thêm tính xác thực của tư liệu.
4. Gần đây, tháng 5 năm 2017, ông Nguyễn Quốc Phong đưa thêm một đoạn tư liệu nữa. Nhưng là qua hệ thống mạng xã hội.
Dưới đây là bản chép nguyên, ngày 20/5/2017.
---
"
https://www.facebook.com/binh.thanh.963/posts/1273113992807235
---
Ông Nguyễn Văn Đoàn, người đứng góc trái ảnh, sau Bộ trưởng Công an Trần Quốc Hoàn cùng các vị trong Bộ Chính trị lúc Bác chuẩn bị trút hơi thở cuối cùng. Ảnh tư liệu Bảo tàng Hồ Chí Minh |
"
9時間前 ·
Cám
ơn nhà báo Quoc Phong nguyên PTBT báo thanh niên về stt này. Ghi chép lại
về đời tư của Bác của thư ký Bác lúc trọng bệnh. Bác là con người thật việc thật,
thật giản dị, trong khi một số thông tin thần thánh hóa lên. Có lẽ nhiều người
hết cuộc đời họ vẫn không biết được những câu chuyện như thế này!
******************************
Tôi nghĩ, rồi những chuyện sau, cũng sẽ có lúc chúng ta nên công khai về đời tư
của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà không nên thần thánh hoá. Người là một vị lãnh tụ
vĩ đại của dân tộc VN . Cũng vì sự nghiệp giải phóng dân tộc và đấu tranh cho tự
do, độc lập mà Người đã phải hy sinh , thiệt thòi .
Nên hiểu điều đó sao cho đúng mà từ đó càng thấy thương Người, cảm phục Người
hơn bội phần.
Dưới đây là 1 trong 2 câu chuyện được ông
Vũ Kỳ , Thư ký riêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh kể lại lúc 15h chiều 24/6/ 2004 tại
Bệnh viện Hữu nghị, Hà Nội. Khi đó, ông Vũ Kỳ đã rất yếu rồi . Người được ông mời
đến để ghi âm lại những chuyện mà ông kể ra sau đây là bà Nguyễn Thị Tình, khi
đó là Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh cùng một cán bộ chuyên môn của Viện.
Sau đây là phần bóc băng của Bảo tàng HCM
và họ đã chép lại . Để giữ tính trung thực, nó vẫn chưa hề được biên tập gì (
nguyên từ bản bóc băng chép tay của bà Tình. Bản trong băng, tôi- người gõ lại
sau đây - cũng chưa được nghe băng trực tiếp. Thực ra, đến nay cuốn băng đã bị
hư . Tuy nhiên, ngay sau khi ghi âm, lãnh đạo Bảo tàng Hồ Chí Minh đã chuyển
ngay cuốn băng lên Lãnh đạo Bộ Văn hoá Thông tin ( ông Phạm Quang Nghị ) và Ban
Bảo vệ Chính trị nội bộ Trung ương( ông Nguyễn Đình Hương) để xin ý kiến. Sau
đó, Bộ Văn hoá TT đã có quyết định cử cán bộ của Viện bảo tàng HCM sang các nước
châu Âu nghiên cứu sưu tầm tư liệu thêm.
Do đây là văn nói, lại không được nghe băng trực tiếp nên có những câu không rõ
nghĩa nên vẫn để dấu (?) bên cạnh . Tôi đã hỏi chị Tình nhưng chị nói cũng
không rõ vì khi đó, ông Vũ Kỳ cũng đã rất yếu .để khách quan, tôi không sửa gì
hết.
Nhân ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh năm nay, tôi mạn phép trích ra 1 trong
2 nội dung nói trên để mọi người ghé đọc và hiểu thêm về một nhân vật vĩ đại của
dân tộc Việt Nam. Có một nội dung, đó là chuyện Người đi lính 4 năm cho Pháp
trong Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất ( 1914-1918). Nội dung này tôi cũng đã
viết trên Tạp chí Xưa & Nay đăng vào tháng 10 năm 2015 nên xin không nhắc lại
). Ông Vũ Kỳ kể :
Vấn đề thứ nhất : ( tôi không ghi lại )
Vấn đề thứ hai :
Từ trước tới nay, trong các sách về tiểu sử Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa đề cập đến
được , tức là vấn đề cuộc đời riêng tư của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tức là cái này
cũng có lúc Bác công bố là Bác không có gia đình. Con cháu của Bác là con cháu
chung của đất nước. Thế mà có nhiều chuyện cũng xảy ra điều này điều khác.
Nhưng theo tôi, ở gần Bác thì thấy cuộc đời riêng tư rất là trong sáng, theo
cách nói của Trung Quốc là rất minh bạch.
Khi Bác về tới đất nước, Bác đã 55 tuỏi.
Lúc bấy giờ Bác yếu, gầy yếu. Công việc của kháng chiến lúc đó nhiều quá, không
có thì giờ nào suy nghĩ đến chuyện riêng. Cho đến khi có điều kiện, đặt vấn đề
với Bác. Các Đ/c Bộ Chính trị và thêm một số đ/c Trung ương rất gần với Bác như
các đ/c : Trường Chinh, Phạm Văn Đồng rồi các đồng chí khác : Nguyễn Lương Bằng,
Trần Đăng Ninh, chị Chủ tịch Phụ nữ Nguyễn Thị Thập có chính thức đặt vấn đề với
Bác Hồ là Bác nên có gia đình để cho Bác có hạnh phúc, cho yên ổn cả hai ( việc
nước và việc riêng).
Bác nói : Rất cám ơn các đồng chí. Không phải
Bác không muốn đâu. Bác muốn. Nhưng vì Bác là Chủ tịch nước nên Bác cũng phải
có" Điều kiện" với các cô chú .
Bác có 3 " điều kiện" :
-Một là , Bác lấy vợ thì phải chọn cho Bác người phụ nữ trẻ , đẹp( điều kiện đó
cũng dễ thôi ).
- Hai là ,Trình độ Văn hoá, trình độ chính trị thì vừa phải ( cái này cũng dễ
quá ).
- Ba là ,Đạo đức phải tốt.
Ba điều kiện tưởng là dễ tìm. Nhưng vào
trong một con người nên lại khó tìm. Vì trẻ đẹp thì khó có đạo đức , nếu tách
ra thì dễ. Anh chị em tìm và gửi ảnh đến cho Bác. Bác tủm tỉm cười. Bác nói với
tôi : Các chú lại gửi ảnh thì làm sao mà Bác chọn được. Ảnh người ta chụp, nhỡ
chột 1 mắt, chụp 1 bên thì chọn thế nào ? Chú nói với các chú là nếu tìm đúng
yêu cầu thì gửi đến cho Bác...
Bác xem mặt do ảnh gửi đến nhiều lắm !
Chủ tịch Phụ nữ Nghệ An, điều kiện tốt, chính trị tốt, đạo đức tốt nhưng lại
không được trẻ , đẹp.
Ông Trần Đăng Ninh, dễ dãi hơn thì chọn : người trẻ đẹp, trình độ văn hoá khá
nhưng đạo đức thì lại lung tung. Cho nên lúc bấy giờ ở trên gọi là " cây
đa nước chảy"(?). Có mấy cô ông ấy chọn tới.
Lúc bấy giờ có người phụ nữ khá( sau này làm tới chức thứ trưởng) thế nhưng
cũng không ổn.
Như vậy,trong cả 3 cái tiêu chuẩn Bác đưa ra,cứ không đồng nhất với nhau. Nên cứ
chọn người một thời gian giúp Bác, cứ " Bác Bác cháu cháu" , giúp Bác
đánh máy , phục vụ Bác... Đến ở được một thời gian chừng độ một tháng . Có người
ở tới 3 tháng nhưng cứ " Bác Bác cháu cháu", cừ dần ngọt( ?). Trong số
đó có một người, cũng có sắc đẹp, có trình độ, đạo đức tương đối, là cán bộ của
Phụ nữ Nam Bộ.,những người này tôi không muốn nói tên là vì họ còn sống. Ra một
thời gian, ở gần Bác thì Bác thấy cũng được , giúp Bác phục vụ đánh máy. Nhưng
thế nào đạo đức lại không giữ được. Lúc bấy giờ có ông cán bộ cao cấp từ miền
Nam ra. Vào làm việc với Bác, lại quan hệ với bà này , có thai( thế mới hết hơi
).
Vì có thai, ông Lê Văn Lương, lúc ấy vừa là Trưởng ban Tổ chức, vừa là Chánh
Văn phòng Trung ương lo quá. Người phụ nữ đưa ra là để phục vụ cho Bác, lại có
thai thì phải lo đưa xuống Vĩnh Phúc để mà sinh đẻ ở đấy. Chứ nếu để ở đấy thì
mang tiếng cho Bác.
Do ông Lương đưa đi thành ra ông Lương cũng bị mang tiếng là ông Lương
" tằng tịu" thế nào đấy mà ra. Bà này sau sinh ra một đứa con trai,
Gia đình người ta nuôi lớn nhưng bà ta nhất định không nhận. Ông cán bộ cao cấp
kia sau phải nhận, nhờ anh con trai có ơn với gia đình người nuôi. Ông kia cũng
phải đào tạo thành cán bộ này khác. Nhưng bà kia thì nhất định không nhận. Thí
dụ như đấy là một cái người gần như chắc chắn đấy, thế mà rồi cũng không được.
Sau đến năm 50, ông Trần Đăng Ninh có đưa
vào một cô không đẹp, không xấu, nhưng có duyên, người dân tộc Tày ở Cao Bằng.
Cô này lại phải cái lý lịch không tốt, là " me lai", là Đại Hoàng.
Dân tộc Tày là hơi tự do. Vấn đề này không thành vấn đề. Cô này đến làm phục vụ
cơm nước hàng ngày, có khi cùng ngồi ăn, có khi đi chăn trâu cho cơ quan Văn
phòng... Và coi như người trong cơ quan. Do hoàn cảnh của phụ nữ, ở người phụ nữ,
ở với Bác nhưng cứ" Bác Bác cháu cháu", cô này cũng không chịu được.
Do sự tấn công của cánh anh em cảnh vệ bảo vệ Bác , cô này lại bị có mang. Sau
Bác thấy thương( vì cô này là người dân tộc ), nên giao cho gia đình dân tộc,
cán bộ dân tộc phụ trách.
Thế nhưng cái ông này lại muốn " tranh thủ". Khi cơ quan gửi như vậy,
phải đưa tiền cho ông ấy hàng tháng để nuôi, thế mà ông ấy kiểu như muốn tuyên
truyền đây là con Bác Hồ để lắm cán bộ lợi dụng.
Khi có cán bộ báo cáo Bác rõ sự việc, Bác bảo thôi, rút về để anh Cả ( Nguyễn
Lương Bằng) nuôi. Anh Cả nuôi một thời gian, lại có tiếng đồn này ,tiếng đồn
khác cho anh Cả, Bác lại bảo giao cho tôi ( Vũ Kỳ) .
Tôi nói tôi đã có 3 con trai, tôi không thiếu con. Nếu giao cho tôi thì phải
giao hẳn, coi như con tôi thật sự.
Tôi sẽ làm giấy khai sinh để khi còn chiến tranh sẽ tham gia chiến đấu , trở
thành bộ đội, khi không chiến đấu thì trở thành công nhân. Sau đó trở thành con
tôi và bây giờ trở thành con tôi. Nó đàng hoàng. Chủ nhật, thứ bảy nó về ở cùng
anh em, chụp ảnh với nhau từ nhỏ. Nó coi tôi như bố mẹ. Nó xin phép tôi lên Cao
Bằng tìm hiểu về người mẹ.
Tôi đồng ý đưa đi Cao Bằng. Người mẹ nó sau này cũng tai tiếng nói nọ nói kia,
thế nọ thế kia như thế nào đó. Và người em đến nuôi con cũng bị như thế. Vì vậy
nó tìm được 1 ngôi mộ cùng tên mẹ ở Bất Bạt, hàng năm Thanh minh thì lên Thanh
minh với bà mẹ đẻ ra mẹ tôi. Mộ cũng để ở trên đó, lên thăm coi như con tôi hết.
Cái chuyện này thì cả Hoa Kỳ họ cũng đặt vấn đề mà một số vấn đề như là Vũ Thư
Hiên, như Nguyễn Minh Cần cũng đã nói. Nhưng thực sự là Bác đàng hoàng. Bác
thương người con gái - nó tốt, nhưng nó trẻ người non dạ như vậy. Nó không giữ
được ( trước một anh cận vệ) như vậy, bây giờ chú quan tâm tới. Tức là bây giờ
đặt tên.
Con đầu là Vũ Lê Dung
Con thứ hai là Vũ Quang
Con thứ ba là Vũ Trung (*)
Con thứ tư là Vũ Vinh
Con thứ 5 là Vũ Minh
Coi như chính thức Vũ Trung là con trai tôi. Thứ 7, Chủ Nhật đến nhà ăn uống.
Cái vấn đề này, không những một số người tung ra nói lung tung nhưng mà Hoa Kỳ
họ cũng đề cập đến nó. Nhưng sự thật là như vậy chứ không phải là con Bác Hồ. Số
cảnh vệ, số bảo vệ họ lung tung. Cô này nó vất vả. Thế đấy, đó là ở trong nước.
Còn ở nước ngoài ?
Lúc bấy giờ , ở nước ngoài, Liên Xô cũng đè cập đến, nhưng 2 nước đề cập đến
nhiều là Trung Quốc mà chủ động là Thủ tướng Chu Ân Lai và Triều Tiên , mà người
chủ động là Chủ tịch Kim Nhật Thành. Họ đều nói là nếu trong nước không giải
quyết được thì chúng tôi sẽ giúp đỡ.
Bác Hồ tủm tỉm cười và chỉ nói : Rất cám ơn các đồng chí !
Bên kia, ông Kim Nhật Thành trực tiếp đứng ra, bên này thì ông Chu Ân Lai (
gián tiếp thôi)nhưng ông Chu giao cho 2 người là vợ ông ấy, bà Đặng Dĩnh Siêu
và một cán bộ phụ nữ quen biết Bác ở Quảng Đông là bà Âu Mận Giác. Hai người đi
tìm. Thấy người này thì gửi sang. Tôi không muốn nói tên người này vì hiện còn
sống, nên tôi không muốn . Hai người gửi người này sang ở với Bác chừng độ 1 tuần
hay là hơn 10 ngày, cũng " Bác Bác cháu cháu " . Thế rồi , sau đó người
này cũng xin phép về, thế là không đạt.
Thế rồi , đấy mới là cái chuyện công khai sau này.
Thế còn những chuyện bí mật. Cái hồi hoạt động bí mật thì phải nói Bác cũng là
con người, một thanh niên đẹp trai và nếu mà biết tiếng Pháp thì gọi là"
cơ rê găng" , tức là galant, biết chiều phụ nữ. Thế Bác đi hoạt động, lại
trẻ, đi đến đâu cũng từng có người yêu. Đến Boston cũng có người yêu, sau này
bà này có nói đấy. Đến Nga, à, đến Pháp, có bà gọi là bà Rô Dơ ( Hoa hồng )
.
Ở Boston, tôi không rõ lắm . Bác sống bằng nghề làm bánh ở đấy, cũng nghe nói
có người thế nào đấy, sau này có một bà kể chuyện về việc này. Bà ấy nói công
khai khi 100 năm ngày sinh Bác Hồ.
Còn bà Rô dơ ở Pháp, đấy là một phụ nữ đẹp. Rô dơ là hoa hồng. Bác sang năm 19
23, Bác có chương trình bí mật sang Liên Xô, thế là đánh lạc hướng bọn mật thám
theo dõi. Bác viết thư cho cô Rô dơ. Cô Rô dơ cũng viết thư tình với Bác. Hai
người trao đổi thư tình. Đến một thời gian Pháp tưởng bình thường, thế nên Bác
lên miền Nam nước Pháp.
Đến 1925, sử sách Pháp mới nói là Nguyễn Ái Quốc đang ở Mạc Tư Khoa. Thế là
đánh lạc được hướng bọn mật thám theo dõi hàng ngày. 2 năm sau thì nó mới thấy
Bác đã sang đó từ 1923. Cô Rô dơ , sau năm 1957, Bác đi thăm các nước XHCN. Bác
đến Béc Linh , khi xuống máy bay, Bác chạy ngay ra ôm cô Rô dơ này. Cô Rô dơ
cũng đi đến Béc Linh đón Bác.
Vì tuổi lúc đó già rồi, chỉ coi như tình bạn ngày xưa. Nhớ lại chuyện cũ thì
Bác đều nói rõ : tôi rất cảm ơn cái tấm lòng, tình cảm của bạn đối với tôi.
Nhưng tôi mà thành lập gia đình thì tôi không hoạt động được, tôi trân trọng
tình cảm đó. Xin nói để biết như vậy.
Có thể có quan hệ này khác nhưng cũng không
có con. Bác vẫn không có gia đình. Bác đi sang đến Mạc Tư Khoa, Bác cũng có.
Sau này sang Trung Quốc thì lại có tương đối nhiều. Người đầu tiên mà nói là,
cô gì mà Hoàng Tranh đưa ra đấy - Tăng Tuyết Minh. Công khai vào ở và làm việc
với Bác, ở cùng với Bô rô đin có công khai cưới.
Bà Đặng Dĩnh Siêu và một số vị đi dự. Thế tức
là tương đối công khai. Hai người chắc cũng có quan hệ gì đấy. Theo tôi hiểu
không đặt vấn đề, vẫn đặt vấn đề hình thức thế thôi, vì lúc đó là năm 1943, bản
thân tôi khi hoạt động ở Hà Nội thì 3 nơi ngoại thành thì có đến 3 người đóng
làm vợ tôi , một người là ở Khương Thượng, tức là vợ đồng chí Phan Trọng Tuệ
đóng vai vợ tôi. Đồng chí Phan Trọng Tuệ đóng vai anh vợ , đồng chí Hoàng Văn
Thụ đóng vai chú vợ. Còn một người nữa , cùng một lúc, , ở Yên Phụ , đóng vai vợ
tôi. Lúc bấy giờ, cô này chưa có chồng . Nhưng mà sau lấy một đồng chí cán bộ
làm công an. Nay thì đã hưu rồi( làm thứ trưởng Công An). Còn một người nữa ở
Nghi Tàm,cũng vào vai vợ tôi. Lúc bấy giờ cô này chưa có gia đình. Sau khi tôi
bị bắt, lấy một đồng chí làm xứ uỷ Bắc Kỳ, sau này là trong BCH Tổng Công đoàn
Việt Nam.
Thế tôi suy nghĩ, cỡ tép riu như tôi mà một
lúc cũng có 3 người đóng vai vợ tôi để hoạt động bí mật thì cũng có khả năng là
đồng chí Tăng Tuyết Minh cũng đóng vai, nhưng mà công khai như vậy ?
Năm 1927 thì Quốc dân Đảng làm phản, tiêu
diệt Cộng sản . Bác Hồ phải tránh. Sau đó không gặp nữa. Năm 1931 Bác Hồ bị bắt
ở Hồng Công.
Người ta nói rằng bà Tăng Tuyết Minh có đến dự, trông thấy Bác ở trên. Nghe nói
là bà này có thai nhưng mà bà làm sao đó lại không giữ được thai, không nuôi được.
Đồng chí Nguyễn Ái Quốc từ năm 1927 đã không găp lại nữa.
Hai người có thể có mối tình rất đẹp, nhưng vẫn chưa trở thành vợ chồng chính
thức. Theo tôi hiểu , cuộc sống của Bác hồ lúc bấy giờ là rất trong sáng, rất
minh bạch chứ không phải là úp úp mở mở. Tức là rất đàng hoàng.
Cho nên bây giờ, khi ta nghiên cứu phải nghiên cứu những cái chính mà tôi nói về
trước từ Bộ Chính trị đến các đồng chí trong Trung ương Hội Phụ nữ chính thức đặt
vấn đề với Bác, cũng đã cố gắng tìm nhưng cũng không đạt được; Quốc tế cũng cố
gắng tìm cũng không đạt và cái hoạt động lúc bí mật bên Quảng Đông, Quảng Tây với
đồng chí Tăng Tuyết Minh có thể có thai nhưng bà kia lại không giữ được cái
thai nữ nhi đó.
Sau này , cô kia cũng vì hoàn cảnh gia đình bố mẹ nọ kia. Là người có hiếu có
tình nên cũng chỉ gặp Bác thế thôi. Mối tình rất đẹp.
Theo tôi,vì là một người sống gần Bác, đi
cùng với Bác nên hiểu,nó chỉ là như vậy. Có thể , Bác nói : Tôi không có gia
đình, con cháu tôi là thanh niên Việt Nam,các cháu nhi đồng, thanh niên thế giới...
cũng có ý đó. Rất là trong sáng !
Sau này, theo tôi, thể công khai thành một
bài viết hẳn hoi. Viết lại cho nó gọn gàng, nhất là chỗ bà Tăng Tuyết Minh, nên
sử dụng những chỗ tốt của anh Hoàng Tranh viết . Họ nói có ý tốt cả đấy chứ
không phải là có ý xấu đâu, nhưng mà ra không đúng đúng lúc ( phát hành vào
ngày sinh của Bác, không chờ Việt Nam có ý kiến trước) cho nên bị động. Còn nội
dung, không phải là chuyện không có thật, mình đàng hoàng, công khai thế.
Chú nghĩ ( ý ông Vũ Kỳ khi nói với người kế nhiệm, bà Nguyễn Thị Tình), đứng về
( góc độ ?) người phụ nữ, nên viết thế nào, có thể trao đởi với chú cho kín kẽ
trước khi đăng.
Đấy là 2 vấn đề hôm nay chú đề cập để cơ quan báo cáo lại tổ chức.
------
Chú thích :
- Anh Hoan nói ngày 5/6/2007: " Người phụ nữ Trung ương có ý định giới thiệu
với Bác ( người Thanh Hoá), là Thứ trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ."
Anh Hoan nói đã gặp và hỏi . Bà Mai nói : " Không ai nói với tôi là có ý định
giới thiệu với Bác nhưng đúng là có bố trí để tôi tiếp cận. Nhưng vì tôi trẻ
quá, nên ngay từ những ngày đầu gặp Bác, Bác đã gọi tôi bằng cháu ".
( anh Hoan ở trên tức Nguyễn Huy Hoan, phó Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh , đã mất
năm 2012)
https://www.facebook.com/binh.thanh.963/posts/1273113992807235
---
Những entry liên quan đã đi trên blog này:
- Trần Dân Tiên là ai ? (bài Nguyễn Xuân Ba), năm 2015
- Đã đến lúc cần công bố những đoạn Trần Dân Tiên viết về vai trò của người Mĩ trong Cách mạng Tháng Tám
- Hồ Chủ tịch có chống gậy trong ngày quốc khánh khai sinh ra nước Việt Nam mới (02/9/1945), hay không ?
- Về một thời gian trống trong tiểu sử Chủ tịch Hồ Chí Minh (bài Nguyễn Quốc Phong, 2015)
- Hồ Chủ tịch có chống gậy trong ngày quốc khánh khai sinh ra nước Việt Nam mới (02/9/1945), hay không ?
- Về một thời gian trống trong tiểu sử Chủ tịch Hồ Chí Minh (bài Nguyễn Quốc Phong, 2015)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.
LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.
Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.