Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

15/11/2013

Thử nhìn cận cảnh các mảnh bát vỡ

Tạm thời xem trước ảnh nhỏ (post buổi sáng 15/11)
 Ảnh cỡ lớn sẽ đưa tiếp trong chính văn (ở dưới, tại mục 5) của entry này (đã post lúc 21h30 ngày 15/11)

Trong khi chờ đợi tư liệu (hình ảnh và các thứ khác) của bên Pháp y Quân đội công bố, chúng ta thử nhìn cận cảnh các mảnh bát vỡ từ chính tư liệu của Đài truyền hình Việt Nam xem sao (phim tài liệu đã phát từ năm 2008).

Một tin cũ năm 2007 trên Tiền Phong : "Nhiều nhà ngoại cảm tìm mộ liệt sĩ được khen thưởng"

Hôm nay, Tiền phong đang mừng bản báo lên 60 tuổi. Đối với đời một người thì đã là đi hết một vòng hoa giáp rồi đấy ("16/11/1953-16/11/2013, và đón nhận huân chương Lao động hạng Nhì").





14/11/2013

Trao bằng danh dự cho Giáo sư Nhật Bản vốn bị viết sai tên thành Maskawa (Nobel Vật lí 2008)


Cái tên Maskawa, thật ra là viết sai, nhưng bây giờ thành ra tên chính của ông. Tên nổi danh trên toàn cầu. Cái tên sai ấy mới đúng là làm nên tên tuổi cho cái tên chính xác là Masukawa !

Đại học Quốc gia Hà Nội mới đây đã trao bằng tiến sĩ danh dự cho ông. Trong bảng tên (quyết định và phông chữ hội trường) đếu ghi đúng bằng cái tên sai Maskawa

Chúng ta nên làm quen dần với khái niệm mới : TRƯỜNG VONG

Các Nguyên Lý Cơ Bản Của Lý Thuyết Siêu Dây Lượng Tử - ảnh lớn

Trường vong có thể hiểu một cách dân dã là "trường của các vong hồn". Người đề xướng ra nó, mà tôi đã nghe trực tiếp, là của một Giáo sư Viện sĩ nguyên Viện trưởng Viện Vật lí - cụ Đào Vọng Đức.

Lâu nay, không thấy nhà vật lí Đông A viết blog nữa (blog vẫn còn nhưng không thấy hoạt động), nếu không, sẽ đánh tiếng để bác ấy viết giúp cho về khái niệm trường vong mới được. Phải có các bác ấy thì chúng ta mới sáng ra được vấn đề, là khoa học nghiêm túc, đột phá, chứ không phải chuyện chơi đâu.

Chính VTV, với phim tài liệu sản xuất năm 2008, đã mạnh tay cấp tín chỉ cho ngoại cảm

Đó là bộ phím "Đồng chí Phùng Chí Kiên, chúng tôi tìm đến người" do VTV sản xuất và phát sóng năm 2008, như đã nói ở các entry trước. Trong phim đó, qua giọng đọc truyền cảm của Kim Tiến, nội dung đúng như thế này (chú ý gạch chân màu đỏ thứ hai) đã được phát đi:


13/11/2013

Người của Viện Pháp y Quân đội vừa lên tiếng


Ảnh của sự kiện năm  2007
(Ghi bổ sung ngày 14/11/2013: cảm giác là cái ảnh này đang bị xóa trong mấy ngày qua, hoặc máy chủ bị tắt, nên phải post lại ở dưới)




Lời dẫn: Người tiền nhiệm của anh Hòa, là ông Toàn (người mặc quân phục đứng bên cạnh Bích Hằng trong cái ảnh trên đây). Hiện đã nghỉ hưu.

Đợi anh Cát mãi không thấy, phải đề nghị anh Hòa giải thích giùm


Nguyên chú thích ảnh của Kiến thức : "Đại tá Nguyễn Văn Hòa, Viện trưởng Viện Pháp y Quân đội giải trình phần đầu LS PCK tại hội thảo"

12/11/2013

Định nghĩa về "mảnh bát vỡ"

Thế nào thì được gọi là "mảnh bát vỡ" hay "mảnh đã vỡ ra từ một hay nhiều cái bát" ? Tức là định nghĩa thế nào là "mảnh bát vỡ", xem ra, cũng không thể không nói một cách dứt khoát là không thể nói dễ, và cũng không thể không nói một cách rõ ràng là không thể nói khó.

Thôi, tốt nhất định nghĩa "mảnh bát vỡ" chính bằng "mảnh bát vỡ" vậy. Chẳng hạn:




Bằng mắt thường, làm sao mà biết được đó là mảnh bát vỡ ?


entry trước, tôi đã chỉ ra sự mong manh, hết sức mong manh, mong manh đến lạ kì, khi phải phân định giữa ma họcluật học, ở chi tiết 13 mảnh bát hay 13 mảnh sành. 

13 mảnh bát vỡ dưới mắt các nhà ma học và luật học


Trước khi xem ảnh chụp nguyên vật của 13 mảnh này, chúng ta hãy thử xem lại lời phán về chúng của các nhà ma học và luật học trong thời gian vừa qua.

11/11/2013

Thử nhìn qua văn bản cho các mảnh sành hay sứ, với 13 chiếc, xem sao



Bây giờ, tạm gác cái răng ... lợn sang một bên đã, sẽ trở lại sau, và đến với các mảnh mà người thì gọi là "mảnh bát", kẻ lại phán là "mảnh sành", rồi lại có ông bà bảo "sành và sứ ắt khác nhau" (tức chưa biết đó là 13 mảnh sành hay mảnh sứ nữa đây).

Nguyễn Hòa đặt vấn đề với Nguyễn Huệ Chi, về văn học Lý Trần - 1 (Nguyễn Hòa viết và nói)

Trên CAND (dẫn lại từ trang của Hồng Thanh Quang), mới thấy có bài Đồng hành với nhà văn. Đó là bài tựa như nói chuyện giữa Hồng Thanh Quang với Nguyễn Hòa. Trong đó, có đoạn (đoạn chữ in nghiêng là của ông Quang, còn lại là của ông Hòa):

Nhân dịp kỷ niệm 85 năm Ngày thành lập Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (01/8/1927-01/8/2012)

Sự kiện của tháng 8 năm ngoái. Đã cũ. Thấy không có nhiều báo chí tiếng Việt đưa tin, nên đưa một ít tư liệu về đây lưu.

Ảnh và tin của báo chí Trung Quốc
(越南国防部长:时刻铭记中国在越南争取独立时给予援助 )

Buổi chiều ngày 7/5/2008, trước khi trời nổi gió to mưa lớn, Đại tướng đã nói chuyện với: con trai, Bích Hằng, bí thư Ngân Sơn, thư kí Huyên

Xem phim do chính VTV sản xuất năm 2008, đoạn quay đúng thời điểm buổi chiều ngày 7/5/2008, ở trước nấm đất vừa được Bích Hằng xác định là mộ thủ cấp của tướng Phùng Chí Kiên, chúng ta hiểu thêm được tấm lòng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. 

1. Lúc đó, cụ đang ở Hà Nội, biết tin qua điện thoại di động người con trai cả (lúc đó đang đứng trước nấm mộ), liền lần lượt nói chuyện (bằng điện thoại của Võ Điện Biên chuyển cho) với: Bích Hằng, Bí thư huyện Ngân Sơn, và thư kí Nguyễn Huyên.

Đại tướng đang nói chuyện với Bích Hằng (qua điện thoại của Võ Điện Biên, do chính Võ Điện Biên  - người mặc áo sơ-mi đỏ ở bìa phải sát màn hình của một chiếc máy quay - chuyển cho)