Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

14/11/2013

Trao bằng danh dự cho Giáo sư Nhật Bản vốn bị viết sai tên thành Maskawa (Nobel Vật lí 2008)


Cái tên Maskawa, thật ra là viết sai, nhưng bây giờ thành ra tên chính của ông. Tên nổi danh trên toàn cầu. Cái tên sai ấy mới đúng là làm nên tên tuổi cho cái tên chính xác là Masukawa !

Đại học Quốc gia Hà Nội mới đây đã trao bằng tiến sĩ danh dự cho ông. Trong bảng tên (quyết định và phông chữ hội trường) đếu ghi đúng bằng cái tên sai Maskawa



Trong buổi nhận bằng, khi phát biểu, dĩ nhiên ông lại nói bằng tiếng Nhật (vì đã nổi tiếng là không cần biết tiếng Anh).

1. Quyết định của Đại học Quốc gia Hà Nội:




2. Một mẩu tin trên báo Nhật (hiện chưa thấy báo Việt Nam đăng tin):


ノーベル賞益川氏に名誉博士号=「学問は憧れとロマン」-ベトナム国家大


 【ハノイ時事】ベトナム国家大学ハノイ校は13日、2008年にノーベル物理学賞を受賞した益川敏英名古屋大特別教授(73)に名誉博士号を授与した。両校は全学部で学術交流する協定を結んでいる。
 学生時代にベトナム反戦運動に参加した益川教授は、ハノイ校で行われた授与式で、「(恩師の元名大教授)故坂田昌一先生から、常に平和を考えなければ一流の科学者ではないと教えられた。(米軍を破った)南ベトナム解放民族戦線の勝利に勇気をもらいながら、日本の平和について考えてきた」とあいさつした。
 ハノイ校の学生から「勉強の仕方を教えて」と聞かれると、「学問は憧れとロマン。憧れるだけでは駄目で、ロマンを感じて第一歩を踏み出し、旅に出る。若者が旅に出れば、必ず自分が想像した世界と違う何かにぶち当たる。そこで徹底的に考える」と指導した。(2013/11/13-19:00)



13日、ベトナム国家大ハノイ校で行われた名誉博士号の授与式であいさつする益川敏英名古屋大特別教授










Bổ sung 1 (14/11/2013): VNN vừa lên một bài liên quan, nên vớt vể lưu ở đây.

Bài học 'biết ơn kẻ trộm' của giáo sư Nhật



    Toshihide Maskawa, GS của Trường ĐH Nagoya (Nhật Bản) - giải thưởng Nobel năm 2008 - vừa có những chia sẻ thú vị với các sinh viên ĐHQG Hà Nội ngày 13/11, sau khi ông nhận bằng tiến sĩ danh dự của đại học này.
      giáo sư Nhật, kẻ trộm, Nobel Vật lý, Toshihide Maskawa,  ĐH Nagoya
    GS Toshihide Maskawa tại buổi nói chuyện. Ảnh: Bùi Tuấn
    Yêu với khoa học vì "ghét đường"
    Điều đặc biệt của tôi là rất ghét đường. Lí do rất đơn giản, mẹ đã cho tôi ăn cơm trộn với đường suốt cả thời thơ bé. Và có lẽ, tuổi thơ tôi đã ăn đường đủ cho cả cuộc đời. Khi vào THPT, cha tôi khuyên không nên vào ĐH mà nên nối nghiệp gia đình trong việc kinh doanh, buôn bán đường.
    Ít nhất là trong khoảng thời gian 4 năm THPT, tôi phải đấu tranh với cha để đến với đại học, nơi tôi có thể làm nghiên cứu khoa học chứ không phải là công việc kinh doanh. Chính vì thế mà tôi ghét đường, ghét việc kinh doanh buôn bán đường và đến với khoa học.
    "Biết ơn kẻ trộm"
    Một hôm, kẻ trộm đột nhập vào nhà tôi. Gia đình chúng tôi không mất nhiều đồ nhưng cảnh sát đến điều tra và thể hiện thái độ hách dịch, khiến chúng tôi rất khó chịu.
    Nhưng sau khi nhìn thấy tấm bằng tiến sĩ về hạt cơ bản của tôi thì nhóm cảnh sát đã có thái độ khác hẳn. Họ tỏ ra rất kính trọng bố tôi, bởi vì nghĩ ông là chủ nhân của tấm bằng đó.
    Trong suy nghĩ của người Nhật lúc bấy giờ, người ta luôn nghĩ rằng, người có bằng tiến sĩ phải của một cụ già có râu. Và tôi thực sự thấy hài lòng, với tấm bằng tiến sĩ đó, tôi đã tạo ra sự kính trọng của người khác với cha mẹ mình. Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu, đây là lần duy nhất tôi báo hiếu được cha mẹ mình.
    giáo sư Nhật, kẻ trộm, Nobel Vật lý, Toshihide Maskawa,  ĐH Nagoya
    GS Toshihide Maskawa: "Đối với nhà  khoa học thì điều quan trọng nhất là sự lãng mạn và lòng khao khát". Ảnh: Bùi Tuấn
    "Tôn trọng cá tính"
    Tôi không nghĩ có điều kiện vật chất và trang thiết bị hiện đại mới tạo ra những thành công trong nghiên cứu. Thời trẻ, chúng tôi đã từng thực hiện những nghiên cứu với những thiết bị thô sơ. Những thiết bị hiện đại ra đời và phát triển dựa trên ý tưởng để nghiên cứu của các nhà khoa học, phục vụ công tác nghiên cứu. Không phải cứ có một phòng thí nghiệm hiện đại là có thể xuất hiện những ý tưởng khoa học.
    Tôi có một người bạn nghiên cứu về nguyên lý phá vỡ. Anh ấy đã làm thí nghiệm rất đơn giản. Anh ấy đã thả các tấm kính và xem nguyên tắc phá vỡ của chúng. Từ đó, anh ấy đưa ra những nguyên lý liên quan đến sự phá vỡ, một trong những nguyên lý quan trọng trong nghiên cứu của chúng tôi.
    Tôi nghĩ rằng, cơ hội trong các lĩnh vực nghiên cứu rất đa dạng. Các bạn hãy tôn trọng cá tính, sở thích, hoài bão và cố gắng hết sức mình thì khả năng thành công rất cao.
    Làm khoa học cần lãng mạn và khát khao
    Tôi thường nói với các bạn sinh viên, đối với nhà  khoa học thì điều quan trọng nhất là sự lãng mạn và lòng khao khát.
    Anhxtanh khi quan sát về đồng hồ hay sự di chuyển của nó đã nhận định rằng, sự di chuyển hay đứng im không phải là hoàn toàn mà là tương đối. Nhiều người đã phản đối nhưng lòng khao khát, sự quyết tâm của ông đã giành chiến thắng. Tôi cho rằng, sự lãng mạn ở đây là khả năng sáng tạo, sự hình dung đã giúp cho Anhxtanh thuyết phục tất cả chúng ta, để giờ đây chúng ta đều tin vào thuyết tương đối.
    Tôi nghĩ việc duy trì và phát huy tính lãng mạn, lòng khao trong nghiên cứu là bước đầu tiên để tiến gần đến thành công của khoa học. Hai điều này rất quan trọng nhưng chưa đủ, để có thành công còn cần có dũng khí và quyết tâm đeo đuổi.
    Khoa học là công cụ để tồn tại và phát triển
    Tôi thấy rằng, có một nguyên tắc, trong những điều kiện cụ thể với những nỗ lực tối đa và khả năng sáng tạo của con người, chúng ta có thể khám phá thiên nhiên, thấy được những hình dáng mới mẻ của tạo hóa và có thể phát kiến ra những nguyên lý mới. Mọi khoa học đều như vậy.
    Khoa học ngày càng trở nên vĩ đại và phát triển ở tầm cao mới dù chúng ta có yêu quí hay không. Điều này không chỉ riêng với khoa học tự nhiên mà về khoa học nói chung. Khoa học là một công cụ không thể thiếu để chúng ta tiếp tục tồn tại và phát triển.
    • NgọcVũ
    GS Toshihide Maskawa (sinh năm 1940), là một trong ba nhà khoa học Nhật Bản đoạt giải Nobel Vật lý năm 2008 cho công trình “khám phá ra nguồn gốc của phá vỡ đối xứng, từ đó dự đoán sự tồn tại của các hạt quark trong tự nhiên”.
    Các giải thưởng tiêu biểu: Giải thưởng của Hội Vật lý châu Âu, Huân chương Văn hóa của Hoàng gia Nhật Bản, Giải Nobel Vật lý

    2 nhận xét:

    1. Sao bác Giao không chịu khó dịch ra mấy dòng, để bà con thấp thỏm (chờ báo Việt đăng tin?).

      Trả lờiXóa
      Trả lời
      1. Nhà báo của VNN hắn đáp ứng ngay rồi đây (mình viết lúc 1 h hơn, thì hắn đưa bài lên ngay lúc hơn 2 h):

        http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/149320/bai-hoc--biet-on-ke-trom--cua-giao-su-nhat.html

        Để tôi bổ sung lên entry.

        Xóa

    Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

    LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

    Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.