Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn thần-đạo. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn thần-đạo. Hiển thị tất cả bài đăng

02/07/2017

Lễ "mở cửa hang" ở ngôi đền lớn trong vùng, từ 4 h sáng

Lễ Mở cửa hang gắn với lớp truyền thuyết cổ của người Nhật Bản (về nguồn gốc tộc người), thì từ điều tra thực tế, tôi đã công bố một bài viết bằng tiếng Việt vào năm 2008 (in trong sách Nxb KHXH 2008).

Đó là lễ Mở cửa hang gắn với kịch Kagura ở một địa điểm khác, qui mô nhỏ hơn.

Còn bây giờ, là giới thiệu về Mở cửa hang ở chính ngôi đến lớn trong vùng, qui mô lớn (về ngôi đền này, đã đi một số entry, như ơ đây). Mở cửa hang được thực hiện từ lúc 4 h sáng (hôm nay, và cũng như mọi năm), với khoảng 300 quan khách xếp hàng vào lễ thần ở bên ngoài.

13/02/2017

Trường Trung học Phổ thông ở Nhật Bản : Cầu nguyện an toàn trước khi đi dã ngoại

Trường quê chuẩn bị cho học sinh đi dã ngoại ở trong nước và nước ngoài.

Từ ngày 16/2/2017, học sinh và giáo viên sẽ xuất phát.

Bởi vậy, hôm nay (13/2), nhà trường tổ chức cầu nguyện an toàn theo nghi thức thần đạo trong khuôn viên trường.

05/11/2016

Thần đạo quốc gia : Đám tang hoàng gia Nhật Bản (tháng 11/2016)

Thuật ngữ "thần đạo quốc gia" đã được nhắc tới và có bàn luận nhanh ở hội thảo hôm trước (xem lại ở đây). Có thể thấy thực tế qua đám tang hoàng gia Nhật Bản ở đầu tháng 11 này.

01/01/2015

Chúc mừng năm mới 2015

Trước cửa nhà ngày đầu năm thường là Kado-matsu hoặc Shime-nawa.

Kado-matsu thì giống như cây nêu của người Việt (nhưng là đặt ở dưới đất và không có độ cao). Còn Shime-nawa thì là dải dây bện bằng rơm, có ý nghĩa giống giống với cây nêu (khu trừ ám khí, xua đuổi tà uế, và mời gọi điều lành điều tốt đến).

Ý nghĩa tổng quát hơn cả là Chúc mừng năm mới.

Đầu năm đi lễ cầu may ở Nhật Bản (số liệu tổng quát các đền chùa đông khách nhất)

Ngôi đầu bảng là đền Minh Trị thần cung ở Tokyo. Tính riêng trong 3 ngày đầu năm, có tới hơn 3 triệu người đến lễ.