Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

24/09/2021

Hôn lễ theo nghi thức Công giáo và Phật giáo ở Huế (ghi chép của Phan Thị Hương Thủy)

Đến gần đây, tôi mới biết luật sư Phan Thị Hương Thủy là con gái của nhà dân tộc học Phan Hữu Dật - người Việt Nam đầu tiên học dân tộc học một cách bài bản tại Liên Xô cũ, sau này là Hiệu trưởng Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. 

Trong hệ phả dân tộc học Việt Nam, thì tôi xếp Phan Hữu Dật là thế hệ thứ hai của dân tộc học Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - thế hệ thứ nhất là Lã Văn Lô (người học lí luận dân tộc học của Liên Xô gián tiếp qua sách vở và thư từ, chưa có điều kiện tới Liên Xô học trực tiếp --- đọc bài về Lã Văn Lô mới công bố của tôi, ở đây).

Bây giờ là đưa về đây một ghi chép của chị Hương Thủy về hôn lễ hiện đại ở quê chị. Bài đã được đưa lên blog PTHT từ năm 2014, có nhiều nhận xét rất thú vị.

Tháng 9 năm 2021,

Giao Blog


---

23/07/2014

Dự đám cưới được tổ chức theo nghi thức Công giáo và Phật giáo

Lần này về quê Huế còn mục đích tham dự đám cưới của người cháu của mẹ mình.

Cô dâu theo đạo nên gia đình hai bên tổ chức lễ cưới theo truyền thống Phật giáo còn theo nghi thức trong Nhà thờ Công giáo. Mình thuộc bên nhà trai trước khi vào Huế đã được dặn phải mang trang phục để dự 3 lễ : Lễ cưới trong nhà thờ, lễ Vu Quy bên nhà gái (lễ Gái xuất giá do nhà gái tổ chức) và Lễ Thành hôn tổ chức bên họ nhà trai. Trong từng lễ lại có các nghi lễ riêng đặc trưng (ví dụ Lễ Bái gia tiên, Lễ Cáo Trời Đất, Lễ Gia Tiên, Lễ Phu Thê giao bái, Lễ Thân nghinh (Rước dâu)….), mỗi nghi lễ lại được quy định bằng những nghi thức khấn vái và những điều cần phải lưu ý không nghi lễ nào giống nghi lễ nào (nhưng được chứng kiến tận mắt mới biết quả là khó nhớ).

Đây là lần đầu tiên mình được dự 1 lễ cưới được tổ chức một cách bài bản không như nhiều đám cưới diễn ra tại các nhà hàng khách sạn sang trọng ở Hà Nội. Trong không khí ồn ào, náo nhiệt, ngột ngạt của các loại âm thanh, nhiều người đến đám cưới như đi trả nợ miệng, vội vàng ăn uống trong xô bồ rồi nhanh chóng rời lễ cưới hối hả quay về cơ quan, thậm chí không biết trên sân khấu diễn ra những nghi thức thủ tục gì.

Tổ chức lễ cưới theo các nghi thức tôn giáo đều thể hiện tính văn minh của mỗi loại hình tôn giáo. Cùng với những lời thề ước, dạy bảo và chứng giám của người đại diện tôn giáo, lễ cưới theo nghi thức tôn giáo không chỉ là nét đẹp cần được tôn trọng, phát triển và giữ gìn, mà còn đặc biệt ý nghĩa với các cô dâu, chú rể có truyền thống tín ngưỡng trong gia đình.

Ý nghĩa của nghi lễ đám cưới còn mục đích để đôi vợ chồng trẻ ý thức được tầm quan trọng của hôn nhân, từ đó hướng đến cuộc sống gia đình hạnh phúc, êm ấm.

Trong bộ sách Tứ Thư Ngũ Kinh của Khổng Tử thì Kinh Lễ được coi trọng nhất vì nhờ lễ nghĩa gia đình quốc gia mới giữ được giềng mối.

Trong các trường tiểu học trẻ em khi đến trường đều nhìn thấy tấm biển treo trang trọng đề dòng chữ “Tiên học lễ , hậu học văn”.

Trong Gia lễ có Hôn lễ tức là quy cách diễn biến các thủ tục tổ chức đám cưới cùng với tổ chức các nghi thức khấn vái trong việc dựng vợ gả chồng theo truyền thống từ xa xưa của tổ tiên. Việc đặt ra hôn lễ nhằm xây dựng một mỹ tục, tạo cho đôi vợ chồng trẻ một sự ràng buộc về tinh thần, trước sự chứng kiến của trời đất, tổ tiên, gia đình, họ hàng, bạn bè, họ sẽ cảm thấy ý nghĩa thiêng liêng của lễ cưới và trách nhiệm với nhau hơn để sống đến đầu bạc răng long.

Nhiều ý kiến cho rằng đám cưới trong xã hội hiện đại ngày nay đã giảm đến mức tối thiểu những nghi lễ cưới hỏi truyền thống nên phần nào đã giảm đi ý nghĩa thiêng liêng của hôn lễ, ít nhiều làm ảnh hưởng đến tính bền vững của hôn nhân, là một trong những nguyên nhân sâu xa làm tình trạng ly hôn ở nước ta ngày càng tăng.























https://lstshuongthuy.blogspot.com/2014/07/du-am-cuoi-uoc-to-chuc-theo-nghi-thuc.html?m=1

..

Về bản thân

lstshuongthuy.blogspot.com
* Đại học ngoại ngữ Hà nội (Thanh Xuân) 1977-1978 * Đại học hóa dầu Bacu (Azerbajzan) 1978-1979 * Cử nhân Luật tốt nghiệp khoa Luật trường Đại học Tổng hợp Maxcova mang tên Lômônôxốp (Liên xô cũ) năm 1979-1984. * Tiến sỹ Luật học bảo vệ tại Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật- Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia * Đoàn luật sư Hà nội * Giám đốc công ty luật TNHH "Hoàng Long" * Chủ tịch hội đồng quản trị công ty cổ phần đấu giá bất động sản "BTQ"

..

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.