Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn Trung-Quốc-chính-trị. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Trung-Quốc-chính-trị. Hiển thị tất cả bài đăng

10/06/2014

Bản đồ Tây Sa, và đường biên giới áp sát đảo Lý Sơn, do Bộ Ngoại giao Trung Quốc vừa công bố, trong chiến lược hù dọa láng giềng

Với sự nhập nhèm, không tử tế, không đàng hoàng như là một đại quốc trong thế giới hiện đại, phía Trung Quốc, mà đại diện là Bộ Ngoại giao, vừa công bố các tài liệu liên quan đến việc họ khẳng định chủ quyền ở Tây Sa và Nam Sa. Trong đó, có một phần là "hồ sơ" về công hàm Phạm Văn Đồng 1958 (đã nói đến ở entry hôm qua).

Ở vùng trời mạng và trời tin tức, thì ra sức tố cáo ngược (vừa đánh người vừa kêu ầm lên là tôi bị chúng nó bắt nạt !).

Ở vùng trời biển Tây Sa (tức Hoàng Sa) thì đưa giàn khoan khủng để xoắn dầu (hai ngôi sao đỏ trong bản đồ mà Bộ Ngoại giao Trung Quốc vừa công bố là chỉ 2 địa điểm đã hạ đặt giàn khoan).

Còn ở vùng trời biển Nam Sa (tức Trường Sa), thì đang "lấn biển khai hoang" ở liền mấy chỗ.

09/06/2014

Bộ Ngoại giao Trung Quốc đang chơi trò gì ?

Việc ngày hôm qua, và hôm nay, báo chí Trung Quốc đồng loạt nhắc lại bài báo trên trang nhất tờ Nhân Dân ngày 6/9/1958 (mà tôi đã đi ở entry trước), chính là từ nguồn Bộ Ngoại giao Trung Quốc.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã nhắc lại qui trình như sau, không phải ai khác, chính Bộ Ngoại giao Trung Quốc (là nguồn cho tất cả):

(1). Ngày 4/9/1958, phía Trung Quốc tuyên bố về lãnh hải 12 hải lí.

(2). Ngày 6/9/1958, trang nhất báo Nhân Dân của phía Việt Nam đã đăng toàn văn tuyên bố về lãnh hải 12 hải lí của Trung Quốc.

(3). Ngày 14/9/1958, Thủ tướng Phạm Văn Đồng kí công hàm công nhận quyết định về hải phận đó của Trung Quốc.

(4). Ngày 22/9/1958, báo Nhân Dân của phía Việt Nam đăng toàn văn công hàm Phạm Văn Đồng (theo nội dung bài báo đó, cũng biết: bản thân công hàm đã được trao ngày 21/9/1958 qua con đường ngoại giao chính qui).

24/05/2014

Thấp thoáng bóng dáng của Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng, tựa như dùng giàn khoan làm cú lật Tập Cận Bình (quan điểm của bình luận gia Thạch Bình)

Thạch Bình 石 平 là một người Trung Quốc hiện đang cư trú ở Nhật Bản. Anh là một bình luận gia chuyên về Trung Quốc, tác giả của những cuốn sách như Vì sao tôi lại từ bỏ Trung Quốc, hay 9 chính trị gia đã phá hỏng quan hệ Nhật - Trung,... Các sách đều viết bằng tiếng Nhật, xuất bản tại Nhật.

Gần đây, anh viết một bài phân tích sắc sảo mang tựa đề "Ông lớn khuất mặt của Trung Quốc nào đã gài bẫy sự kiện giàn khoan gây xung đột với Việt Nam" (toàn văn xem ở phần lưu tư liệu).

Đại ý, Thạch Bình bàn rằng, sự kiện giàn khoan hiện nay là tính toán sai lầm mọi mặt của phía Trung Quốc. Và ông lớn đứng đằng sau sự kiện này muốn tạo ra một thất bại về ngoại giao, để truy cứu người chịu trách nhiệm chính là ông Tập Cận Bình - người đang ra sức truy quét nhóm tham nhũng trong nội bộ Trung Quốc.

Nổi lên ở sau cái màn khuất mặt ấy, tựa như thấy bóng dáng ông Giang Trạch Dân và đệ tử Tăng Khánh Hồng 曾庆红 (người vốn đã từng phụ trách ngành dầu khí Trung Quốc, và từng là Phó Chủ tịch nước Trung Hoa).

Ông Tập Cận Bình và ông Tăng Khánh Hồng

21/05/2014

Đăng lại entry cũ từ 2009 (2): Trung Quốc ra yêu sách để thử lòng Nhật Bản, ông Tập Cận Bình đề nghị cho gặp Thiên Hoàng một cách phá lệ gây đại bất bình

Bài đã đăng tháng 12 năm 2009, khi ấy ông Tập Cận Bình còn chưa lên Chủ tịch nước, mà đã gây một vụ chấn động. 

Đó là: Tập Cận Bình bắt buộc phía Nhật Bản phải ngậm đắng phá lệ để cho ông gặp bằng được Thiên Hoàng Nhật Bản mà chỉ báo trước có vài ngày (thông lệ là phải báo trước 1 tháng).

Ảnh vốn của tờ Sankei (Nhật Bản) nhưng hiện nay đường link đã hỏng, phải lấy lại từ bản lưu gốc

Phong cách này, thêm một lần nữa, đã thể hiện rất rõ trong vụ giàn khoan đang mọc lên sừng sững ở Biển Đông hiện nay (tháng 5 năm 2014).

Tạm gọi là "phong cách bóp thử gân cốt đối phương" của ông Tập.

30/03/2013

Đệ nhất phu nhân Trung Quốc chỉ dùng đồ Trung Quốc

Nhiều nơi lên tiếng tẩy chay hàng Trung Quốc.

Còn với bà Bành, từ y phục đến đồ trang sức, đều là hàng hiệu Trung Quốc (xem ảnh ở dưới). 

Trong chuyến công du cùng phu quân đến Mạc-tư-khoa, ngày 22/3/2013

Phu nhân mặc bộ đồ truyền thống Trung Hoa, được xem là hàng Quảng Châu. Hoa tai và bót cầm tay cũng hàng Quảng Đông cả.

Người ta nói bản tính phu nhân vốn kết hàng sản xuất trong nước. Cũng có người nói, đó chỉ là màn trình diễn của phu nhân khi đi công du hải ngoại.



23/03/2013

Không có Đảng Cộng Sản hay là không có Quốc Dân Đảng, thì không có nước Trung Quốc

Chiều tối hôm qua (22/3), giữa bữa tiệc, có người nổi hứng bắt nhịp để cùng hát "Đông Phương hồng,..." một bài ca ngợi cụ Mao Trạch Đông. Rồi, để hướng ứng, một người lại bắt nhịp "Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng,...".

Cứ thế, không khí được hâm nóng lên.

Một ông cụ ở Thâm Quyến vừa nâng cốc vừa xướng lên lời: "Mei you Gong-Chan-dang, jiu mei you Zhong Quo 没有共产党就没有中国". Tức là "Không có Đảng Cộng sản, thì không có nước Trung Quốc".

Đây là bài hát được ra đời từ năm 1943. Được sáng tác bởi chàng thanh niên Tào Hỏa Tinh vừa mới lớn, 19 tuổi, tất nhiên đã là đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Trước khi bài hát này ra đời, ở Trung Quốc lưu truyền khẩu hiệu "Mei you Quo-Min-dang, jiu mei you Zhong Guo 没有国民党,就没有中国" (Không có Quốc Dân đảng, thì không có nước Trung Quốc).




Bây giờ, nhìn về đại cục, người ta có thể hát hai lời song song:

- Không có Quốc Dân dảng, không có Trung Quốc.
- Không có Cộng Sản đảng, không có Trung Quốc.

Chỗ thú vị là tối qua, người ta không hát "không có Trung Quốc mới", mà chỉ hát "không có Trung Quốc". Chữ "mới" được xem là do cụ Mao thêm vào khi chỉnh sửa ca từ của Tào Hỏa Tinh.

Hình ở dưới, lấy về từ đây.