Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

18/05/2014

Biểu tình phản đối Trung Quốc trên 22 tỉnh thành, phương hướng của chính phủ đã thay đổi, và Trung Quốc đưa 5 tàu tới Hà Tĩnh đón người về nước

Theo báo chí Đài Loan, thì tính đến hôm nay, trên toàn lãnh thổ Việt Nam đã có 22 tỉnh thành nổ ra biểu tình phản đối Trung Quốc.

Phóng viên của tờ Sankei (Nhật Bản) cho biết: bắt đầu từ hôm nay, ngày 18/5, nhà đương cục Việt Nam đã thay đổi phương hướng đối với biểu tình phản đối Trung Quốc. Những hôm đầu thì vẻ như thừa nhận ngầm (vì pháp luật không thừa nhận biểu tình), nhưng do sự cố đáng tiếc tại Bình Dương - Đồng Nai - Hà Tĩnh, nên hiện đã cứng rắn trở lại.


Nguyên chú của BBC Hoa ngữ (tạm dịch): Cảnh sát phong tỏa khu vực gần Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội, cấm quay phim chụp ảnh
河內警方封鎖中國使館附近街道並禁止拍攝

3 ngàn người Trung Quốc đã về nước dưới sự giúp đỡ của Đại sứ quán Trung Quốc (Việt Nam bảo không, Trung Quốc bảo có)

Liên quan đến tin này, hôm qua, báo chí Việt Nam đã đưa. Phía Việt Nam phủ nhận thông tin. Cụ thể như sau (báo Kiến thức):

"Vào 17h chiều nay 17/5, Bộ Ngoại giao Việt Nam tổ chức cuộc họp báo quốc tế về tình hình an ninh trật tự tại Bình Dương, Hà Tĩnh. Chủ trì cuộc họp báo có: ông Lê Hải Bình, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam; ông Đỗ Nhật Hoàng, Cục trưởng Cục đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Trung tướng Hoàng Kông Tư, Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an); ông Đặng Minh Khôi, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao; ông Trần Văn Nam, phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương; ông Đặng Quốc Khánh, phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh.

(...)

Ngoài ra, tại cuộc họp báo, nhiều thông tin sai sự thật cũng đã bị phản bác công khai như thông tin Tổng Bí thư Việt Nam đề nghị sang gặp gỡ với Tổng Bí thư Trung Quốc nhưng đã bị từ chối hay thông tin Trung Quốc đưa công nhân về hoặc thông tin cho rằng lực lượng công an đã bị động, chậm chạp trong việc giải quyết sự việc…" (Ngày đăng : 18:27 17/05/2014 (GMT+7)).

Tin nhắn truyền đạt yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ: "biểu tình" và "biểu tình trái pháp luật"

Động thái dưới đây cho chúng ta thấy một nhận thức rõ ràng: Việt Nam nên sớm có Luật Biểu tình. Một trong những nguyên nhân của bạo loạn liên tiếp tại Bình Dương, Đồng Nai, Hà Tĩnh mấy ngày qua, nên được xem là: chưa có Luật Biểu tình.

Từ ngày 15/5 đến 17/5/2014, có 3 tin nhắn vào điện thoại di động của tôi. Đều là tin do nhà mạng gửi (199).

Đầu tiên, là nhắn tin không dấu, vào 15/5 (thứ Năm, lúc 9 h 42 khuya):

17/05/2014

Video biểu tình ở Hà Tĩnh (tin của các đài truyền hình Nhật Bản : TBS, NHK)

Hai đoạn video của NHK và TBS.

Để tham khảo : Thiệt hại của các công ty, cơ quan Nhật Bản do bị đập phá các năm 2010 và 2012, không được Trung Quốc đền bù nghiêm túc

Trung Quốc và Đài Loan đều cùng đưa ra yêu cầu phía Việt Nam phải đền bù cho những thiệt hại mà khối doanh nghiệp của hai nước này đã hứng chịu do bị đập phá thời gian vừa qua (ở Bình Dương, Đồng Nai, Hà Tĩnh,...). 

Trung Quốc vẫn chỉ coi Đài Loan là một tỉnh của mình, tức tỉnh Đài Loan, chứ không công nhận là quốc gia ngang cấp, nên mọi phát ngôn chính thức của Trung Quốc vẫn tỏ vẻ khinh miệt. Chẳng hạn, nếu gọi ai đó là Bộ trưởng của Bộ gì đó thuộc Đài Loan thì Trung Quốc đều "dìm hàng" bằng cách cho luôn vào trong ngoặc kép (như "Bộ trưởng Bộ Ngoại giao", "Thứ trưởng Bộ Ngoại giao",...).

Phía Nhật Bản, tựa như mách nước cho Việt Nam, đã đưa một vài nét chính về việc Trung Quốc chầy bửavô trách nhiệm trong đền bù cho Nhật Bản do cũng đập phá tương tự vào năm 2010 và 2012. Nguyên nhân các vụ đập phá kinh hoàng đó cũng bắt đầu từ tranh chấp biển đảo giữa Nhật Bản và Trung Quốc.

Đập phá ở Bình Dương (5/2014)
Rất đau lòng là chúng ta cũng chỉ luẩn quẩn hệt như những chàng AQ bên làng Mùi mà thôi. Không hơn gì. Đáng hổ thẹn.

Nhưng trót ra rồi. Thì đành thế thôi. Phải đền bù là đáng rồi.

Tuy vậy, Nhật Bản tỏ ra bất bình (xem bài báo dưới đây, của tờ Sankei), ở chỗ: Trung Quốc đã vô trách nhiệm và chầy bửa với các thiệt hại lớn hơn nhiều lần do dân chúng Trung Quốc gây ra vào năm 2010 và 2012, thì bây giờ, cũng chính là Trung Quốc ấy lại lên mặt, cao giọng hùng ngôn liên tục, suốt mấy ngày qua, đòi Việt Nam đền bù.

Người hùng Bến Thượng Hải vừa bị dân phòng Bắc Kinh bắt tại trận khi đang mua dâm (tối 15/5/2014)

Người hùng Bến Thượng Hải đó là Đinh Lực - đàn em kết nghĩa, sau này thành kẻ tử thù, của đại ca Hứa Văn Cường trong bộ phim nổi tiếng của điện ảnh Trung Quốc là Tân bến Thượng Hải (Bến Thượng Hải mới).

Hai anh em Hứa Văn Cường và Đinh Lực (Hoàng Hải Ba đóng) trong Tân bến Thượng Hải
Tôi thường chỉ nhớ tên anh ấy là Đinh Lực - theo tên nhân vật. Chứ rất ít khi nhớ đến tên thực, là Hoàng Hải Ba (黄海波).

16/05/2014

Quân đội Trung Quốc phủ nhận tin đang động binh ở hai tỉnh giáp biên giới Việt Nam (Quảng Tây và Vân Nam)

Sáng sớm hôm nay, 16/5/2014, tờ Hoàn Cầu đã đi bài có tựa đề (tạm dịch): Phía quân đội Trung Quốc phủ nhận tin bộ đội biên phòng Trung Quốc ở giáp biên giới Trung Việt hoãn nghỉ để bước vào chiến đấu

Tuy vậy, bài báo này, đưa thêm một cái hình xe tăng chình ình như thế này:

Theo nguyên chú của tấm ảnh, thì biết đây là hình xe tăng ở Quân khu Lan Châu (Trung Quốc), tức là quân khu ở phía các tỉnh Tân Cương, Cam Túc, Thanh Hải,....

Bùa cứu mệnh lúc này: "Tôi là người Đài Loan"

Theo tin của tờ Jiji (Nhật Bản), mới lên mạng lúc hơn 7 h tối qua (15/5/2014), thì: Bộ Ngoại giao của Đài Loan cho biết, họ đã chế tác những miếng dính ghi dòng chữ bằng tiếng Việt Nam "Tôi là người Đài Loan" để phân phát cho người Đài Loan đang ở Việt Nam.

14/05/2014

Các nhà thực nghiệp và thương gia Đài Loan phải bỏ chạy về nước, vì sợ bạo loạn của công nhân tỉnh Bình Dương

Đến giờ này, 10 h kém sáng 14/5/2014, chưa thấy tin của báo chí Trung Quốc đại lục. Nhưng báo chí Đài Loan thì đã xuất hiện tin về bạo loạn của công nhân tỉnh Bình Dương. Một số người Đài Loan đã bỏ chạy về nước, hoặc vội vã lánh sang Nam Vang (Cam-bốt).



Chưa rõ thực hư ra sao, nhưng bài báo dưới đây cho rằng, có tin đồn là đã có 7 cán bộ người Trung Quốc đại lục bị chết.

Tựa như báo Thanh Niên đã vừa xóa bay mất bài "Hàng ngàn công nhân nghỉ làm, tuần hành phản đối Trung Quốc gây hấn" ?

Đang thấy nhiều địa chỉ trên mạng đưa tin về sự quá khích của hàng ngàn công nhân Việt Nam tại Bình Dương: tự hè nhau xông vào đập phá trong các công ty liên quan đến Trung Quốc hay Đài Loan - vốn chính là nơi làm việc của họ. 

Xem thêm ở đây

Hiện chưa biết đó có phải là sự thực hay không ?

Nếu đúng như vậy, thì thật sự đáng phê phán. Hành động của đội ngũ công nhân Việt Nam này có thể làm hỏng hết mọi cố gắng lúc này của Việt Nam, và cho thế giới thấy: Việt Nam không khác gì Trung Quốc !

13/05/2014

Người phản luận về công hàm Phạm Văn Đồng năm 1958 là Ngô Viễn Phú (cựu lưu học sinh Đại học Quốc gia Hà Nội) đi đâu mất rồi ?

Lời dẫn: Năm 2012, trên blog Yahoo, tôi đã đề cập đến một bài viết của ông Ngô Viễn Phú - học giả Trung Quốc, chuyên về luật Việt Nam, từng là du học sinh ở Việt Nam. Bây giờ, blog ấy, như nhiều người đã biết, đã bị bay mất do hệ thống blog Yahoo bị đóng cửa.

May tìm lại được bài cũ của tôi lưu trên blog Những viên phấn màu. Xin chép lại về blog tôi.

Tuy nhiên, kiểm tra lại các đường link cũ của Ngô Viễn Phú thì đã không còn. Tựa như Ngô Viễn Phú đã tự xóa bỏ, hay sao đó tôi không rõ.

Xã luận với giọng điệu quen thuộc của tờ Phượng Hoàng và Hoàn Cầu (Trung Quốc): Tây Sa (Hoàng Sa) là lãnh thổ thần thánh từ cổ chí kim của Trung Quốc, và trước 1975 thì Hà Nội đã công nhận thuộc Trung Quốc

Hai tờ Phượng HoàngHoàn Cầu của Trung Quốc vẫn quen với giọng điệu như vậy trong bài xã luận vừa lên sáng nay, 13/5/2014.

Bài xã luận đó mang tiêu đề (tạm dịch): Chủ quyền không thể tranh cãi của Trung Quốc đối với Tây Sa, Việt Nam đừng tự đem đầu ra hứng nhục (xem toàn văn ở dưới). Từ đầu chí cuối, đậm đặc giọng điệu như vậy.

Nguyên văn câu "Tây Sa là lãnh thổ thần thánh từ cổ chí kim của Trung Quốc": 西沙是中国自古以来的神圣领土.

Nguyên văn câu "trước năm 1975, Hà Nội đã từng tuyên bố rằng quần đảo Tây Sa là thuộc Trung Quốc": 河内曾在1975年以前公开声明西沙群岛属于中国.

12/05/2014

Quan điểm, và tiết lộ, của phía Trung Quốc : Công ty Trung Quốc đã bắt đầu làm việc ở khu vực đó từ 10 năm trước, tháng 5 năm 2013 đã cho thăm dò

Báo chí Trung Quốc đã đưa tin về việc Việt Nam trong mấy ngày qua, trên cả nước, liên tục xuống đường phản đối hành động của Trung Quốc tại Biển Đông.

Nguyên chú (Giao dịch): Dân chúng Việt Nam giương cao biểu ngữ thể hiện sự bất bình đối với hoạt động tranh chấp của Trung Quốc ngoài biển
高舉標語的越南民眾,對中國在爭議海域的活動表示不滿
Quan điểm của Trung Quốc được nêu trong bài báo là (dẫn lại quan điểm của Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm trước): vùng biển đó chỉ cách đảo chính của quần đảo Tây Sa của Trung Quốc 17 hải lí, nên nghiễm nhiên thuộc lãnh hải Trung Quốc ! 

Đồng thời, báo giới Trung Quốc cũng tiết lộ rằng: công ty khai thác dầu của Trung Quốc đã bắt đầu tới vùng biển đó từ 10 năm trước. Đến tháng 5 và 6 năm ngoái, tức khoảng 1 năm trước, đã bắt đầu thăm dò dầu. Giàn khoan lần này ra khoan thử là tiếp tục công việc đang triển khai !