Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

24/08/2013

Trần Đại Sỹ và tác phẩm : 6 - Học thuyết biên giới (với Nguyễn Bá Mão và Đào Tam Tỉnh)

Tôi chưa có bài của tác giả Nguyễn Bá Mão đã đăng trên tạp chí Văn hóa Nghệ An, tựa như là vào năm 2007-2008 gì đó. Theo giới thiệu của Đào Tam Tỉnh ở dưới đây, thì bài đó của Nguyễn Bá Mão thực hiện việc tóm tắt tư liệu mà ông Trần Đại Sỹ cung cấp. Đào Tam Tỉnh không cho biết số tạp chí đã đăng bài của Nguyễn Bá Mão (số mấy, tháng mấy năm nào). 


Trần Đại Sỹ và tác phẩm : 5 - Học thuyết biên giới đã đến được với giới khoa học Việt Nam (bà Băng Thanh ở Viện Văn học)

Cuối bài (trên Kiến thức, và các nơi khác), thấy có ghi tên tác giả là "Băng Thanh". Cộng thêm cách viết, có thể đoán là bài của cô Trần Thị Băng Thanh - nhà nghiên cứu chuyên mảng văn học cổ vốn thuộc Viện Văn học, và là phu nhân của Sái phu Nguyễn Khắc Mai (Giám đốc Trung tâm Minh Triết Việt Nam). 

23/08/2013

Tiểu thuyết ngàn trang ĐẠI GIA của Thiên Sơn chính thức nhập kho

Nhập kho là nói vui từ "bị thu hồi về kho" của công ty cổ phần sách.

Là người cầm bút, nhà văn Thiên Sơn xem mình đã hoàn thành công việc. Quan trọng là cuốn tiểu thuyết đã được in, bằng cách này hay cách khác, nó đến với bạn đọc. Công việc của nhà văn, vì vậy, coi như xong. Từ đó trở đi, là thuộc cái ngoài nhà văn.

Năm 1974 ngẫu nhiên tìm được những thước phim từ năm 1945 : Lời kể của Phạm Kỳ Nam

Không rõ tác giả Lê Lân (bài báo dưới đây) đã nghe đạo diễn Phạm Kỳ Nam kể chuyện vào khi nào. Ở một vài chỗ khác, cũng thấy có lời kể, nhưng nội dung lại hơi khác. Không biết có tư liệu nào do chính đạo diễn họ Phạm tự viết hay không ?

Trần Đại Sỹ và tác phẩm : 4 - Học thuyết biên giới đã đến được với giới khoa học Việt Nam (luận văn sau đại học)

Tác phẩm của Trần Đại Sỹ trong thư mục một cuốn luận văn sau đại học ở Việt Nam

21/08/2013

Một cuốn thơ nhập đồng có khả năng chữa bệnh : Nguyễn Thị Huệ và "Việt Nam bốn ngàn năm"


Cuốn sách đã được Nxb Văn hóa thông tin ấn hành năm 2011. Nó đang được xem như là kì thư, ở hai điểm sau:

(1).Tác giả, là nhà ngoại cảm Nguyễn Thị Huệ, đã viết lịch sử dân tộc Việt trong bốn ngàn năm, qua thơ, và trong trại giam (không có bất cứ sách vở tham khảo nào trong lúc viết, nhưng lại khớp hoàn toàn với chính sử). Tựa như có ai giáng linh vào bà, để bà viết ra thơ. Có người nói là hồn thiêng sông núi gửi tâm sự qua ngòi bút của thi nhân.

(2). Hiện tại, chúng ta mới biết đến một cuốn thơ nhập đồng của thơ nhân Hoàng Quang Thuận. Nhưng cuốn ấy không có khả năng trị bệnh.

Việt Nam bốn ngàn năm của bà Nguyễn Thị Huệ được nhiều người đã có trải nghiệm, cho biết: khi bệnh tật, đau ốm, người ta đọc thơ ấy (hoặc ngâm nga, hoặc gối đầu khi ngủ) thì sẽ có tác dụng trị liệu.

Trần Đại Sỹ và tác phẩm : 3 - Học thuyết biên giới đã đến được với giới khoa học Việt Nam (Nguyễn Văn Vịnh)

Phát hiện đáng kinh ngạc của bác sĩ Trần Đại Sỹ xem ra có sức hấp dẫn với giới khoa học đất Việt, chứ không phải chơi đâu. Chẳng hạn, có một vị là Nguyễn Văn Vịnh có bài trên báo VTC, từ năm 2012, nhắc đến tên của bác sĩ Trần và Viện Pháp Á của ông với những kết luận khoa học liên quan đến ADN.




20/08/2013

Năm 2013, kỉ niệm 420 năm ngày sinh của giáo sĩ Đắc Lộ, mong không còn ai bị chửi nữa !

Hồng Nhuệ Nguyễn Khắc Xuyên, là cái tên rất quen thuộc, với giới khoa học xã hội nước Việt. Ông được xem là một trí thức công giáo uyên bác, lịch lãm rất mực. Bản thân tôi, từ thời đại học, cũng rất thích những tác phẩm của ông.

Nhưng hôm nay, đọc một bài báo, ông đã cho xuất bản ở hải ngoại, vào năm 1993 (tức 20 năm trước, lúc kỉ niệm 400 năm ngày sinh Đắc Lộ), tôi hết sức ngạc nhiên. Lẽ nào ông chửi người ta đến mức như vậy, cho dù người ta có sai nhầm ? Lẽ nào đó là Hồng Nhuệ đích thực, hay ai đó mạo danh ông ?

Bàn Tân Định vs Trần Đại Sỹ (2002)

Tôi không để ý, nên tưởng chuyện vừa xảy ra mới đây, nhưng theo chỉ dẫn xác thực của Mr. Khoằm, mới biết là hơn 10 năm rồi. Quãng những năm 2002-2003, đã xuất hiện bài phản luận của bác Bàn Tân Định cho "học thuyết biên giới" của bác Trần Đại Sỹ

Đại khái, trang Giao điểm đã lên bài của Bàn Tân Định từ 2002:


Bàn Tân Định, hiện chúng tôi không rõ là ai, có thể là bút danh. Nhưng thấy bác tranh luận cùng bác sĩ Trần Văn Tích (Việt kiều ở Đức), là thấy vui rồi. Lâu nay, bác sĩ Tích không còn xuất hiện nữa, nếu ông có góp ý/nhận định về học thuyết của bác sĩ Sỹ, thì hay biết mấy. Cùng là bác sĩ Đông - Tây y kết hợp, biết đâu, ông có cái nhìn đồng cảm với bác Trần Đại Sỹ, hay là có kiến giải hoàn toàn khác người không phải bác sĩ.

19/08/2013

Bạn đọc phản luận về phát hiện của bác sĩ Trần Đại Sỹ (vấn đề biên giới thời cổ)

Lời dẫn: Bây giờ, không tìm lại được đường link đầu tiên dẫn đến bài trích dưới đây (chỉ trích một đoạn trong bài có tên "Giữa sự thật và tin đồn : Vấn đề lũng đoạn thông tin", trong liên quan đến ông Trần). Có vẻ bài đã xuất hiện trên mạng từ năm 2009.

Phát hiện đáng kinh ngạc về biên giới cổ Việt Nam của bác sĩ Trần Đại Sỹ

Lời dẫn: Bài ở dưới đây của Trần Đại Sỹ, "tương truyền" trên mạng là được chấp bút bằng tiếng Pháp. Rồi sau đó, ông Tăng Hồng Minh (một vị tự giới thiệu là người gốc Hoa) dịch ra tiếng Việt.

Nên công bằng với nhà Mạc (bài Tạ Ngọc Liễn, 2012)

Bài đã xuất bản trên tờ Thanh Niên từ năm 2012.

Trần Đại Sỹ và tác phẩm : 2 - Hảo Liên/Hao Ling gắn với tên tuổi ông Trần trong giới thiệu của công ty Pháp

Trong trang giới thiệu sản phẩm của một công ty chuyên kinh doanh trà của Pháp, có phần dành cho Hảo Liên/Hao Ling

Trong đó, ông Trần (tức Trần Đại Sỹ) được ghi nhận là Giám đốc của ARMA (một hội nghiên cứu y dược phương Đông, chắc nên gọi tắt là Hội Á y), đã lãnh đạo một nhóm y bác sĩ tiến hành điều tra công dụng của trà Hảo Liên trong phạm vi người sử dụng châu Âu.

Loại trà Hảo Liên/Hao Ling phải đun sôi 90 phút