Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn trường-chinh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn trường-chinh. Hiển thị tất cả bài đăng

27/09/2014

Nhìn lại đêm trước Đổi Mới và Đổi Mới - 10 (tổng quát về Đại hội VI)


Nhìn lại đêm trước Đổi Mới và Đổi Mới - 9 (chương về Đổi Mới trong sách của Huy Đức)

Những gì Huy Đức trình bày trong chương này không có gì mới. Ở entry đầu tiên của loạt bài sưu tầm này, đã nhắc đến các cụ Trần Nhâm và Dương Phú Hiệp. Cụ Hiệp khi là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nhật Bản, với tư cách là một thành viên trong nhóm nghiên cứu của cố Tổng Bí thư Trường Chinh thì vào mùa thu năm 1996 đã được Đại học Quốc gia Tokyo mời đến giảng bài về Đổi Mới trong một học kì.

Nhìn lại đêm trước Đổi Mới và Đổi Mới - 8 (năm 1987 thì 1 USD bằng bao nhiêu VND ?)

Bây giờ 1 USD hình như là ăn 20.000 VND. Tức 100 USD thì đại khái đổi ra được 2.000.000 VND. Cứ tạm là như vậy, không chi li số lẻ.

Năm 2014 lùi về năm 1986 - thời điểm bắt đầu chính thức Đổi Mới - là tới những 28 năm. Một cậu bé ra đời vào năm 1986, thì năm nay đã 28 tuổi. Nếu cậu ta xây dựng gia đình sớm, chẳng hạn 22 hay 23 tuổi, và có con ngay, thì cháu bé đã khoảng 4 - 5 tuổi.

20/09/2014

Nhầm lẫn hữu ích của Trần Đĩnh trong Đèn Cù (2) : về Phan Đăng Lưu và Trường Chinh

Vẫn là trong liên quan với Phan Đăng Lưu. Dễ kiểm chứng đối với chúng tôi. Và cũng là hữu ích với chúng tôi.

Tuy nhiên, cũng nói luôn: có rất nhiều chi tiết nho nhỏ liên quan đến Phan Đăng Lưu (1902-1941) và cuộc đời hoạt động cách mạng của ông, sau nhiều tìm tòi, đến nay, chúng tôi vẫn chưa giải quyết được.

28/07/2014

Nhìn lại đêm trước Đổi Mới và Đổi Mới - 1 (vai trò của Trường Chinh, bài Trần Nhâm năm 2007)

Ghi lại để khỏi quên, nhân đang viết


Gần đây, nhân chuyện phiếm trên những chuyến cùng đi công tác ngoại tỉnh, và những buổi tham vấn tại nhà riêng, một "cố vấn" trong nhóm 12 chuyên gia của cụ Trường Chinh (ra đời tháng 5 năm 1984, trước khi cụ Lê Duẩn qua đời), là bác Dương Phú Hiệp, có nhận mạnh rất rõ về những cống hiến mở đường của lãnh tụ Trường Chinh trong Đổi Mới. Bác đã viết thành sách, mới xuất bản.

21/11/2013

Đại tướng lúc đương chức mới nhắc đến đầu của Đức Xuân, còn thủ cấp anh Kiên thì chưa lần nào

Phải đợi lễ thất tuần viên thành rồi mới có thể viết entry này, và viết rất từ từ.

Câu chuyện về cái đầu của anh Kiên đáng giá 3 tạ muối với 3 nén bạc, là do chính Đại tướng mới tâm sự, cách đây không lâu lắm (có thể là những năm đầu thế kỉ XXI, lúc cụ đã sát một trăm tuổi).


Bản đồ đại khái  về các phường ở thị xã Bắc Kạn hiện nay

Cứ phải làm việc với tư liệu dạng chính qui và có độ tin cậy cao thôi. Chớ vội vàng tin ngay các đồng chí thư kí trở thành người đại lí phát ngôn thay (ngay khi ông cụ vừa ra đi, chúng ta đã mục kích nhãn tiền việc này).

29/10/2013

Thủ cấp của anh hùng Nguyễn Huệ và các huynh đệ ở đâu, còn tìm thấy được không (1)

Đầu tiên, thử đọc lại một đoạn văn của một nhà nghiên cứu viết về sự phân kì lịch sử Việt Nam chưa từng có của đồng chí Trường Chinh vào năm 1943, như sau: "Quang Trung – Nguyễn Huệ, lãnh tụ của phong trào Tây Sơn, là tập đại thành của tinh hoa, trí tuệ, văn hóa dân tộc trong thế kỷ XVIII và có thể nói của cả ba thế kỷ liên tiếp của thời kỳ Trung đại (TK XVI, TK XVII và TK XVIII), thời kỳ mà không gian sinh tồn và hoạt động của dân tộc đã vượt qua dãy núi Hải Vân để phát triển tới tận Cà Mau, Phú Quốc. Đáng tiếc ông chỉ sống tới tuổi bốn mươi (1792), nếu không lịch sử phát triển của dân tộc có cơ may diễn theo nhịp điệu khác. Hoàn toàn không phải ngẫu nhiên mà bản Đề cương văn hóa Việt Nam (1943) của Đảng do đồng chí Trường Chinh khởi thảo lại phân kỳ lịch sử văn hóa nước nhà một thời kỳ dài từ cổ đại đến thực dân làm hai giai đoạn: Trước Quang Trungsau Quang Trung. Có thể nói đây là sự đánh giá rất cao, rất tuyệt vời và thú vị của Đảng ta cũng như của Cố Tổng Bí thư Trường Chinh đối với người anh hùng dân tộc Quang Trung va triều đại Tây Sơn." (Hà Nội, 2003, nguồn xem tiếp ở dưới).

04/10/2013

Xác nhận của nhà văn Vũ Thư Hiên về nhân vật Trần Dân Tiên

Lời dẫn: Gần đây, sau khi xuất hiện một bài ngắn của hai đồng tác giả Thái Doãn Hiếu - Nguyên Khôi đưa ra bộ tam "Vũ Đình HuỳnhTrần Huy LiệuTrường Chinh" như là thực chất của nhân vật Trần Dân Tiên, tôi đã có điểm tin, và đưa một vài điểm nghi vấn. 

Sau đó, lại đi riêng một entry nói rõ hơn, và mong được nhà văn Vũ Thư Hiên (con trai của cụ Vũ Đình Huỳnh) xác nhận giúp.

Thật nhanh chóng, đáp ứng lời ngỏ, nhà văn đã cho một comment như dưới đây. Qua đó, cũng có thể vui mừng hiểu rằng, ở tuổi 80 hiện nay, nhà văn Vũ Thư Hiên vẫn rất tráng kiện và thường ngày cập nhật thông tin qua internet. Trong cộng đồng cư dân mạng tiếng Việt, có một số nhà văn cập nhật với kĩ thuật hiện đại như vậy, ngoài Vũ Thư Hiên, chúng ta còn có thể thấy như Thế Phong (tức dịch giả Đường Bá Bổn) mà tôi đã một vài lần nhắc trên blog này.

27/09/2013

Mong nhà văn Vũ Thư Hiên xác nhận giúp : Trong nhóm Trần Dân Tiên có cụ thân sinh Vũ Đình Huỳnh, mà không có cụ Vũ Kỳ ư ?

Chuyện sẽ còn dài, như thường lệ trên blog này, quan điểm của cá nhân tôi sẽ được đưa ra ở những entry cuối cùng của loạt bài. Cho đến lúc đó, sẽ là tập hợp những cái nhìn, những quan điểm từ nhiều phía, có khi là đối chọi nhau, có khi là tương hỗ nhau. Tôi không đặt sự thiên vị vào bất cứ quan điểm nào trong thời gian tập hợp.

Entry này, tôi viết như là một lời ngỏ, để mong đến được với nhà văn Vũ Thư Hiên. Và trong điều kiện cho phép, nếu có thể, mong ông cho biết ý kiến, hoặc là bình luận, hoặc là xác nhận. Được như vậy thì thật quí.

Trần Dân Tiên thực sự là ai ? (bài của Nguyên Khôi 31/7/2013, nhưng ghi tên Thái Doãn Hiếu 26/9/2013 ở bên trên)

Lời dẫn: Lại một chuyện nghe kể. Những ông nào đó kể, rồi đến tai một ông, từ đó, ra những ông khác, rồi những ông khác nữa. 

Mở ngoặc ghi chú một cái. Mới đây, đầu tháng 9 năm 2013 này, trong một gala được gọi là gala Việt Nhật mừng kỉ niệm 40 quan hệ hai nước (nhưng thật ra chỉ thấy nghệ sĩ Việt, không thấy ca sĩ Nhật nào xuất hiện), thấy có ông chúa đảo Tuần Châu trả lời phỏng vấn của người dẫn chương trình. Ông vẫn điềm nhiên kể về cháu bé Nhật Bản lặng lẽ xếp hàng mà không ăn túi lương khô của chú cảnh sát. Từ lâu, nhiều người đã biết đó là một chú cảnh sát gốc Việt giả mạo, và câu chuyện của chú chỉ là được bịa ra hồi tháng 3 năm 2011. Vẫn cứ đinh ninh là thật (hay đành phải thế), có lẽ, chỉ còn có chúa đảo Tuần Châu. Đóng ngoặc.

Đọc bài này, đầu tiên tưởng là của bác Thái Doãn Hiếu. Nhưng đọc xuống, vỡ lẽ, lại là của, hay vốn của Nguyễn Khôi (được giới thiệu là nhà văn, nhưng tôi chưa hân hạnh được đọc một tác phẩm sáng tác nào của ông). Có sự không rõ ràng.

Mong muốn là nhà văn Nguyễn Khôi tự viết và cho đăng ở một nơi chốn chính qui nào đó. Được thế, thì hay biết bao.