Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn miền-cửu-châu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn miền-cửu-châu. Hiển thị tất cả bài đăng

26/09/2016

Đang trông ra vườn

Đã trông ra vườn từ xa, mấy hôm trước, ở đây.

Bây giờ là thực sự đang ngồi ở đây, và trông ra vườn. Khoảng lặng của cả mười năm, đã đi qua. Cũng chỉ là một mảnh thời gian nhỏ lẻ so với tuổi cả ngàn năm của khu vườn.

01/10/2013

Về văn thư của chúa Nguyễn gửi phía Nhật Bản (bài Võ Quang Vinh)

Lời dẫn: Về văn bản cổ nhất trong quan hệ Việt - Nhật hiện còn giữ được nguyên bản, thì tôi đang viết dở, khi nào xong sẽ gửi cho tạp chí chuyên ngành. Hôm trước, trong một hội nghị, đã trình ra ảnh chụp và nói qua nội dung của nó.

Trong một bài dài dưới đây của Võ Quang Vinh, không thấy anh nhắc đến văn bản cổ nhất như tôi nói trên. Có thể anh chưa cập nhật thông tin, và chưa có tư liệu. Một điểm sáng của bài là ở chỗ lí giải nghĩa của danh hiệu Đại đô thống mà các chúa Nguyễn tự xưng. Cái này liên quan sâu đến nhà Mạc cả thời Thăng Long và thời Cao Bằng, cũng phải truy cứu thêm.

10/08/2013

Gái lấy chồng xa - 1 : Năm 1620, công chúa Đàng Trong vượt biển đi làm dâu Nhật Bản


Trong triển lãm được chuẩn bị vô cùng công phu này, có rất nhiều hiện vật của Việt Nam hay liên quan đến Việt Nam được công bố lần đầu tiên. Một trong số đó là chiếc gương của công chúa xứ Đàng Trong.Công chúa này có thể là con đẻ, mà cũng có thể chỉ là con nuôi của chúa Nguyễn, được chúa đem gả cho một thương gia ở Nagasaki. 

Chiếc gương được công chúa mang tới Nagasaki vào năm 1620, khi cô theo chồng tới làm dâu Nhật Bản.

Giới thiệu gắn ngọn của Bảo tàng Quốc lập Cửu Châu như sau (xem lại entry cũ):
安南国王女の鏡
安南国王女の鏡
ヨーロッパ(箱は日本製)17世紀
長崎歴史文化博物館所蔵
荒木宗太郎(あらきそうたろう)はみずから交趾(コウチ)へでかけて貿易に従事していた。交趾を実質支配していた阮氏の信頼を得て阮姓を授かり阮太良と名乗り、阮氏の王女王加久戸売(わかくとめ)を妻とした。彼女は長崎に移住してアニオーさんと呼ばれ、娘を一人もうけた。本鏡は、王加久戸売の持ち来たったものとして荒木家に伝えられた。

16/04/2013

Triển lãm Đại Việt Nam ở Nhật Bản (16/4-9/6/2013, Bảo tàng Quốc lập Cửu Châu)

Lời dẫn: Mấy hôm trước, người Cửu Châu gửi mail nhắc đến triển lãm Đại Việt Nam tại Cửu Châu sắp được khai mạc. Triển lãm này là một hoạt động kỉ niệm 40 năm quan hệ hữu nghị Việt - Nhật.

Hồi bảo tàng còn đang xây dựng dang dở, đã có một nhóm nghiên cứu về Việt Nam âm thầm chuẩn bị hiện vật liên quan đến Việt Nam. Một lần, tôi được mời đến để hướng dẫn cách chơi của một số trò chơi dân dã dành cho trẻ em: ô ăn quan, đánh chuyền, cá ngựa.


大ベトナム展


Lần này, có tất cả 165 hiện vật sẽ được trưng bày. Ngoài mượn từ các cơ sở công và tư ở Nhật Bản, Bảo tàng Quốc lập Cửu Châu còn mượn hiện vật từ Việt Nam và Indonexia.

Từ đây trở xuống là thông tin công khai lấy về từ website của Bảo tàng Quốc lập Cửu Châu.

---


28/03/2013

Đi gặp đại sư Kaibara ở Hakata

Hôm trước, viết vội mấy dòng về đại sư ở đây

Tôi đã gặp đại sư, qua tác phẩm mà ông để lại cho đời. Và một phần đời của tôi được đón nhận bóng đại sư đổ xuống, in dấu vào đó.

Ngay cả lúc này, đại sư lại đang bắt đầu trở thành một nguồn gợi hứng khởi cho tôi.

Chúng tôi xuất phát từ sáng sớm. Trên đường, ghé qua nhà người cháu mấy đời của đại sư. Người cháu ấy cũng là bác sĩ, đang là giám đốc một bệnh viện ở Hakata.

(Đang viết)
(Để viết tiêp sau khi đã tạm xong công việc, khi đó post cập nhật trở lại)

15/03/2013

Đá cháy được, đất cháy được, nước cháy được, băng cháy được

Trong cuốn sử cổ nhất của Nhật Bản là Nhật Bản thư kỉ ra đời vào thế kỉ thứ 7 sau công nguyên, có nhắc đến hai vật lạ, là "nước cháy được" và "đất cháy được". Chúng được nông dân tìm thấy ở địa phương mình, rồi gửi về kinh đô cho Thiên Hoàng thưởng lãm. Bởi vậy mà được ghi vào sử sách.

Đố biết "nước cháy được" và "đất cháy được" là gì ?

Khi tôi du lãng ở vùng Cửu Châu (miền nam nước Nhật), thỉnh thoảng cũng được người Nhật thế kỉ 21 chỉ cho xem hai vật thể ấy. 

Nhà Nho lớn nhất ở Cửu Châu thời cận đại là Kaibara (thế kỉ 17-18) đã đi bộ và kiệu gần khắp những thôn bản xa mà ngày nay tôi có thể đến bằng tàu điện hay ô-tô, để viết nên bộ sách đồ sộ Phong thổ kí nước Trúc Tiền. Cái ngôi làng mà tôi đã từng sống nằm ở dưới chân một quả núi, có dốc cao trước lối vào, lúc tới đó để chép việc thì Kaibara đã hơn 70 tuổi, chắc ông được đám hầu cận vác lên bằng võng hay kiệu gì đó. Ông viết trong Phong thổ kí nước Trúc Tiền mấy dòng về ngôi làng, kèm theo một câu: "vùng này người ta không dùng củi, thật thích, đúng là được tạo hóa tự nhiên ban cho một sản vật đặc biệt".

Sản vật đặc biệt của những ngôi làng thời thế kỉ 18 ấy chính là cái mà Kaibara gọi là "đá cháy được". Tất nhiên, trong làng tôi hiện nay, đôi khi vẫn thấy một ít "đá cháy được" còn sót lại.

Ngày nay, người ta đang nói đến "băng cháy được".