Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn mạc-đăng-dung. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn mạc-đăng-dung. Hiển thị tất cả bài đăng

10/08/2015

Lễ đầu hàng của ông cháu Mạc Đăng Dung (bài Vũ Ngự Chiêu)

Nếu gọi đúng thì không phải bài viết, mà chỉ là bản thảo ngệch ngoạc và lười biếng.

Về chức "Giao Chỉ đô thống sứ ti"

Bài của Vũ Ngự Chiêu.

Đọc vui mấy đoạn liên tưởng kiểu cấu véo của tác giả. Chẳng hạn:

"Nhưng thật hiển nhiên là người Việt đã khẳng khái bảo vệ niềm tin “đất Việt, vua Việt ở” [Nam quốc sơn hà, nam đế cư], đã ghi trong “Sách Trời.”  Nói cách khác, chẳng bao giờ có việc dân tộc Việt cầu xin được khai hóa, hay đặt số phận mình và gia đình vào tay những tên đồ tể tham bạo, tội phạm chiến tranh của thế giới văn minh, thường huênh hoang tự so sánh to lớn như Trời Đất, cai quản “muôn dân tộc trong thiên hạ”  mà cho đến khoảng năm 1424 mới chỉ biết được tổng cộng khoảng ba chục tên nước “Tây Dương.”  "

hay như:

"
Nếu võ công Mả Viện quả thực to lớn, những người như Tiết Tông, Sĩ Tiếp hay danh nhân tị nạn ở Giao Chỉ cuối thời Đông Hán đã ít nhiều nhắc đến. Mã Viện thực ra được thần thoại hóa để biện minh [justify] cho hành động xâm lăng cổ Việt và Lâm Ấp [Lin-yi] từ đời Tùy-Đường [hoặc trước 446, khi Phạm Việp, soạn giả nguyên bản Hậu Hán Thư [Hou Hanshu] mất]. Năm 1950, khi tiếp đón những cố vấn quân sự Trung Cộng sắp sang Việt bắc, giúp sáu [6] đại đoàn Việt Minh lớn mạnh lên trong thời gian đánh Pháp, Mao Nhuận Chi (Trạch Đông, 1949-1976) cũng nhắc đến Mã Viện, nhưng thêm rằng họ đã được Linov Nguyễn Sinh Côn (1892-1969) và Đảng Cộng Sản Việt Nam mời sang; cửa Mục Nam quan (tức Trấn Nam Quan trước 1885-1897) sẽ mở rộng đời đời, không giống Mã Viện, bị lên án là xâm lược, và dính líu vào việc trộm cắp châu ngọc, sừng tê giác, v.. v... (128)
"

Và:

"Một số học giả thế giới đã giới thiệu công trình nghiên cứu của họ về giai đoạn này, nhưng tác phẩm nghiêm túc bằng tiếng Việt mới hay chữ Hán còn khá hiếm hoi. Một trong những lý do là kho tài liệu chữ Hán của các triều Nguyên-Minh-Thanh chưa được khai thác đầy đủ. Hiện trạng duy vật và chính sách xâm lược xã hội chủ nghĩa của Đảng “Cộng Sản Trung Hoa” cũng khó giúp hy vọng những tài liệu khả tín sẽ được mở ra cho giới nghiên cứu trong tương lai gần—nếu không phải sẽ bị ngụy tạo để biện minh cho những mục đích giai đoạn."

27/07/2015

Nhà Mạc với Thăng Long (bài nhóm Nguyễn Doãn Tuân, trên Nhân Dân)

Các tác giả thuộc Ban Quản lí Di tích và Danh thắng của Hà Nội. Một người vốn là Trưởng Ban. Đi du lãng các làng, các phố, các di tích Hà Nội vẫn thi thoảng thấy ông, khi trực tiếp và khi thì gián tiếp (qua văn bản kèm dấu đỏ của các cơ quan công quyền thuộc Hà Nội).

Có một vài chỗ các tác giả nhầm lẫn.

17/06/2015

Mạc Đăng Dung có dâng đất cho nhà Minh hay không ? (bài An Chi)

Bài vốn kí tên là Huệ Thiên (một bút danh khác, của bút danh An Chi).

Vốn đã in nhiều năm trước. Đại ý: "Vậy là ngay một số ghi chép trong ĐVSKTT như đã trích dẫn trên cũng đủ cho thấy hoàn toàn không có chuyện Mạc Đăng Dung cắt đất của Đại Việt để dâng cho nhà Minh. Có chăng chỉ là các sử thần Lê-Trịnh vì mục đích chính trị đã xuyên tạc sự thật lịch sử để hạ nhục nhà Mạc mà thôi".

16/06/2015

Đại gia kiêm "sử thi gia" Huỳnh Uy Dũng đánh giá về nhà Mạc

Huỳnh đại gia, như đã biết từ trước (ở đây), là không sử dụng máy tính, và chuyên soạn quốc sử bằng thơ tràng thiên. Viết tay. Phổ biến trên mạng. 

Có bộ Đại Nam văn hiến sử thi cực kì đồ sộ, được soạn ra như vậy.

Trong đó, Huỳnh đại gia viết về nhà Mạc thì hệt như một "sử thi gia" mang tinh thần Đổi Mới. Đã viết từ trước về việc này, ở đây.

Đối sách của Mạc Đăng Dung qua tường thuật của Hồ Bạch Thảo

Dân vi quí, xã tắc thứ chi, quân vi khinh
Dịch thoát ý : Dân là thứ nhất, sau đến xã tắc, và cuối cùng mới là vua 
(Mạnh tử)


Thiết nghĩ rằng thần Đăng Dung có tội, còn dân đen vô can. Thiên tử không nỡ vì lỗi của riêng thần, mà chém giết dân chúng. Thần may mắn được vì dân chúng, nên không tiếc chút hơi tàn 
(Mạc Đăng Dung)

15/06/2015

QĐND : Đặt tên phố Mạc Thái Tổ và Mạc Thái Tông, những ý kiến tâm huyết

Nguyên bài của tờ Quân đội nhân dân.

Sử gia Nguyễn Văn Siêu đã luận giải : Mạc Đăng Dung không cắt đất

Nguyên bản của Nguyễn Văn Siêu (xem ở dưới) là: "phi cát địa dĩ cầu hối dã". Dịch trực tiếp là: "không phải cắt đất để hối lộ vậy".

Về việc "cắt đất dâng Minh của Mạc Đăng Dung", thì từ lâu, đã có rất nhiều nhà sử học xem xét lại, chỉ ra rằng: đó chỉ là đối sách giả vờ mà thôi. Chứ thực ra, trên thực tế, không hề có chuyện cắt đất (ví dụ luận giải của Trần Quốc Vượng ở entry trước).

Trần Quốc Vượng (dẫn theo Đào Duy Anh) thì chỉ ra là Đại Việt sử kí toàn thư nhầm lẫn. Nếu rõ hơn nữa, thì ghi chép trong ĐVSKTT thực chất là một luận điệu vu cáo của phía Lê Trịnh. Việc vu cáo này đã được chỉ ra ở nhiều chỗ khác nhau, bởi nhiều người khác nhau. Một dạng tâm lí chiến. 

12/06/2015

10/06/2015

Đường Mạc Thái Tổ và Mạc Thái Tông ở Hà Nội

Bài ở dưới là trên ANTĐ, mang ý chính là ủng hộ. Theo bài này thì Viện Sử học đã tán thành khi được thành phố hỏi ý kiến.

Còn ý không ủng hộ thì có thể đọc lại ở đây.

02/05/2015

Tên đường ở Hải Phòng từ 2012, chính thức có tên vua Mạc

Về danh nhân thời Mạc, thì từ lâu đã thấy đường mang tên Phạm Tử Nghi ở Hải Phòng.

Đến năm 2012, thì lần đầu tiên mới có đường Mạc Đăng Doanh và một số vị nữa.

Đồng thời, lại thấy luôn cả tên đường "Vũ Thị Ngọc Toàn". Riêng cái tên này, thì quả thực, còn chưa biết rõ (Toàn, Toản, hay gì nữa, là cần phải khảo cứu thêm). Nhưng thành phố thì đặt luôn tên rồi.

06/12/2014

Tên đường phố Hà Nội : hai ông vua khai mở vương triều Mạc, và thi sĩ cách mạng Nguyễn Đình Thi

Chuyện đang thời sự. Rằng Hà Nội có nên đặt tên đường cho hai vị vua khai sáng Mạc triều là Mạc Đăng Dung (Mạc Thái Tổ) và Mạc Đăng Doanh (Mạc Thái Tông) hay không. Bạn nào có ý kiến (có, không - kèm theo là lí do) thì xin gửi vào comment.