Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn lưu-hiểu-ba. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn lưu-hiểu-ba. Hiển thị tất cả bài đăng

28/07/2017

Báo Tuổi Trẻ đưa tin về lễ "hải táng" Lưu Hiểu Ba

Tờ Tuổi trẻ có lẽ là báo tiếng Việt chính thống trong nước duy nhất (hoặc rất hiếm hoi) đưa tin về sự kiện Lưu Hiểu Ba qua đời và các hoạt động liên quan vào tháng 7 năm 2017.

Chữ "hải táng" (rải tro ra biển) đã chính thức xuất hiện trên báo chí hải ngoại (ngoài Trung Quốc) từ ngày 15/7/2017. Báo chí Nhật thì dẫn theo nguồn tin từ một đoàn thể ở Hương Cảng. Xem cập nhật ở đây, tin về "hải táng" ở mục 7. Hải táng đã được thực hiện ngày 15/7.

22/07/2017

Cải cách từ dưới lên (bài Lưu Hiểu Ba 2006, bản dịch Phạm Thị Hoài)

Thêm một bản dịch từ tiếng Đức của Phạm Thị Hoài. Tức là vẫn cố gắng chuyển dịch tư tưởng của Lưu Hiểu Ba theo cách trùng dịch (Trung văn - Đức văn - Việt văn).

20/07/2017

Truy điệu Lưu Hiểu Ba (bài Shibata, ngày 20/7/2017)

Bài của Shibata 柴田 ở Học viện Aichi 愛知学院大学 (Nhật Bản), vừa lên mạng.

Shibata là người đã có thâm niên trong nghiên cứu các nhà hoạt động dân chủ ở Trung Quốc. Ông chỉ ra những chỗ độc đáo của Lưu Hiểu Ba khác với các nhà hoạt động khác. Đồng thời, Shibata cũng chỉ ra hạn chế của Hiến chương 08 do nhóm Lưu khởi xướng.

14/07/2017

Lưu Hiểu Ba, những vần thơ viết năm 1999 : Khát vọng cao chạy xa bay

"vứt bỏ đi những tuẫn nạn do mình tự tạo ra một cách hư ảo
anh muốn ngả người nằm xuống dưới đôi chân em
đó là khi ngoài một nhiệm vụ duy nhất
liên quan đến cái sống và cái chết
con tim anh như tấm gương sáng
hạnh phúc dài lâu"

(Lưu Hiểu Ba, 12/8/1999)

22/08/2016

Hội chứng HCV Olympic ở Trung Hoa đại lục (bài Lưu Hiểu Ba, bản lược dịch Phạm Thị Hoài)

Thỉnh thoảng xuất hiện bản dịch của Phạm Thị Hoài, từ tiếng Đức, một văn phẩm nào đó của Lưu Hiểu Ba. Dịch ở đây là trùng dịch (Lưu viết bằng tiếng Trung Quốc, rồi bản đó được dịch ra tiếng Đức để xuất bản ở Đức, và nữ văn sĩ dịch từ tiếng Đức ra tiếng Việt).

Lần trước là một bản dịch như vậy, trong sự cố gắng truyền tải tư tưởng của Lưu Hiểu Ba vào môi trường tiếng Việt, ở đây (năm 2013).

Bây giờ là một bản dịch mới, về hội chứng HCV ở Trung Hoa đại lục. Dĩ nhiên là từ nguyên văn đã viết trước đây nhiều năm, chứ không phải năm 2016.

13/08/2013

Khuyển nho - nhà Nho kiểu chó - và tình cảnh hiện tại của xã hội Trung Quốc : Lưu Hiểu Ba (2004) với bản trùng dịch qua tiếng Đức của Phạm Thị Hoài (2013)

Nhà văn Phạm Thị Hoài đang rất nỗ lực truyền tải tư tưởng của Lưu Hiểu Ba vào môi trường tiếng Việt. Lưu quả thực là tác giả tầm cỡ, trong khoảng 30 năm qua của trí thức Trung Quốc, và là trí thức Đại Hán tự viết phê phán về chính bản thân mình, bằng ngòi bút sắc bén, thông tuệ, mà vẫn bình dị và có sức lay động đặc biệt. Xã hội Đại Việt của chúng ta, trí thức Đại Việt của chúng ta, chưa đủ sức sản sinh ra một nhân vật như Lưu Hiểu Ba. 

Phạm Thị Hoài tiếc là không đọc được nguyên bản tiếng Trung, nên chị đành cố gắng thực hiện viêc trùng dịch qua bản tiếng Đức, để cung hiến cho đọc giả Việt ngữ những bản dịch tâm huyết. Chúng ta nên có nhiều dịch giả, đặc biệt là tiếng Trung, dành tâm huyết như vậy cho tác phẩm của Lưu Hiểu Ba.


Một bản dịch mới  trên blog Phạm Thị Hoài

24/01/2013

Lưu Hiểu Ba (1993) qua bản dịch Phạm Thị Hoài (2013)

Lời dẫn: Tôi đã đọc những bài viết ngăn ngắn như dưới đây của Lưu Hiểu Ba, qua bản tiếng Trung. Hôm nay, thấy có bản dịch qua tiếng Đức của Phạm Thị Hoài trên blog của chị.

Đoạn này được trích ra từ một cuốn sách viết về Lưu Hiểu Ba của nhà văn lưu vong người Trung Quốc là Bối Linh (Bei Ling) hiện đang cư trú tại Đức. Sách đó được Bối Linh viết theo đơn đặt hàng, để hoàn thành, rồi dịch ra tiếng Đức, ở ngay sau thời điểm Lưu Hiểu Ba được nhận Nô-ben Hòa Bình.

Sách đã xuất bản bởi nhà sách nổi tiếng Riva (chuyên về sách kí sự) từ năm 2010. Khi sách vừa ra ở Đức lúc đó, tôi nhớ, báo chí các nơi đều điểm tin cả.

Bản sách mà chị Hoài sử dụng lả bản in năm 2011. Tiếc là chị Hoài không dẫn lại tiêu đề bài viết ngắn này bằng tiếng Đức, cũng như số trang của bài trong sách. Khi có thời gian rảnh, tôi sẽ đưa một bản dịch từ tiếng Trung, để thấy tư tưởng của Lưu Hiểu Ba có được truyển tài đúng sau trùng dịch (dịch hai lần) hay không.

Từ đây trở xuống là bản dịch.

--