Ở đây là một sưu tập.
Thứ tự tin được xếp ngược. Bổ sung dần.
---
Xem tiếp sưu tập ở entry bổ sung, tại đây.
33.
32.
Tất Định Thứ Năm, ngày 17/03/2016 15:54 PM (GMT+7)
(Dân Việt) Nguyên Phó chủ tịch HĐND TP Hà Nội cho rằng nên loại bỏ những người thất nghiệp ra khỏi danh sách ứng cử ĐBQH khoá tới.
Uỷ ban bầu cử TP Hà Nội thông qua đã thông qua danh sách sơ bộ những người ứng cử ĐBQH khoá XIV
Sáng này 17.3, Uỷ ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam TP Hà Nội tổ chức Hội nghị hiệp thương lần thứ hai để thoả thuận lập danh sách sơ bộ những người ứng cử đại biểu quốc hội khóa XIV.Hội nghị đã thông qua biên bản và danh sách sơ bộ 87 người ứng cử đại biểu Quốc hội, trong đó 39 hồ sơ được các cơ quan, tổ chức giới thiệu ứng cử và 48 người tự ứng cử.
Có một số ứng viên đại biểu Quốc hội được nhiều người biết tới, như: tiến sĩ Trần Đăng Tuấn, nguyên Phó tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam; nghệ sĩ ưu tú Minh Ánh, Hiệu trưởng Cao đẳng nghệ thuật Hà Nội; nghệ sĩ ưu tú Kim Tiến, nguyên phát thanh viên, biên tập viên Đài truyền hình Việt Nam, nghệ sĩ hài Công Vượng, thầy giáo Đỗ Việt Khoa…
Người ứng cử ĐBQH trẻ nhất sinh năm 1993, hiện đang làm phóng viên một tờ báo ở Hà Nội. Trong số danh sách ứng cử sơ bộ ở Hà Nội có một số người là lao động tự do, “không có nơi làm việc cố định” .
Ông Trương Tùng, Nguyên Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân TP Hà Nội nêu ý kiến: “Tôi cho rằng không nên đưa những người thất nghiệp vào Quốc hội. Bởi ngay cả bản thân mình họ còn không lo được, nói gì đến chuyện lo cho dân cho nước”.
Theo ông Tùng, những người không có nơi làm việc cố định, “nay đây mai đó” khó có thể làm tròn trách nhiệm mà người dân giao phó, đóng góp ý kiến cho Quốc hội.
Ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội lại cho rằng danh sách sơ bộ người ứng cử thể hiện rõ sự dân chủ trong bầu cử.
“Người được cơ quan, tổ chức giới thiệu thì đương nhiên tôi rất tin tưởng. Người tự ứng cử, đó là quyền của người ta. Danh sách lần này thể hiện rõ sự cởi mở dân chủ trong bầu cử. Chúng ta không thể gạt bỏ họ được mà hãy để cử tri tự quyết. Trừ trường hợp phát hiện người ứng cử vi phạm pháp luật, còn lại không phân biệt ngành nghề”, ông Liên nói.
Theo ông Đào Văn Bình, Phó chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, danh sách sơ những người ứng cử ĐBQH của Hà Nội đảm bảo tính dân chủ, quyền tự ứng cử của mọi công dân.
“Tất cả hồ sơ nhận người tự ứng cử, người được cơ quan tổ chức giới thiệu nên trình bày tập thể, nguyên văn. Người tự ứng cử nộp hồ sơ đúng luật thì chúng ta phải đồng ý đưa vào danh sách rồi thực hiện các bước tiếp theo. Kể cả người được giới thiệu lẫn tự ứng cử đều bình đẳng như nhau”, ông Bình nói.
Ông Vũ Hồng Khanh, Chủ tịch Uỷ ban MTQ Việt Nam TP Hà Nội cho hay, bước quan trọng tiếp theo sau khi lập danh sách sơ bộ là lấy ý kiến cử tri nơi làm việc và nơi cư trú về người ứng cử. Tại hội nghị hiệp thương lần thứ ba, các đại biểu sẽ được thể hiện ý kiến về từng người ứng cử.
Tại hội nghị hiệp thương lần 1, tổng số đại biểu Quốc hội dự kiến phân bổ cho Hà Nội là 30, số người giới thiệu ứng cử là 60, trong đó 5 người tự ứng cử (trong phân bổ không có cơ cấu cho đại biểu tự ứng cử). Đến ngày 27/4, danh sách ứng cử viên sẽ được công bố.
31.
Đó là ý kiến của tướng Trần Ngọc Thổ tại hội nghị hiệp thương lần thứ hai để lập danh sách sơ bộ người ứng cử ĐBQH khóa 14 do Ủy ban MTTQ VN TP.HCM tổ chức chiều 17.3.
Dự cả hai lần hội nghị hiệp thương, khi được mời góp ý, thiếu tướng Trần Ngọc Thổ - nguyên Tham mưu trưởng Quân khu 7 – nói: “Vừa rồi họp ở địa phương, tôi cũng nói việc lựa chọn ĐBQH hết sức cẩn thận. Nhìn vào danh sách ứng cử ĐBQH thì thấy ngoài Đảng quá nhiều, tự ứng cử quá nhiều. Đây là tổ chức thứ tư (ý ông Thổ nói MTTQ VN - PV) của Đảng sau Chính phủ, Nhà nước, Quốc hội chứ có phải ai muốn vào thì vào, ai muốn ra thì ra”.
Ông Thổ nói tiếp: “Ở phường tôi có mấy ông tự ứng cử, tôi nói ngay dự kiến TP.HCM bầu 30 ĐBQH mà T.Ư đề cử 14 người, thành phố chỉ có 16 người thôi. Mà toàn thành phố có gần 50 ông ứng cử thì nhiều quá. Người ta biết ông là ai đâu. Tự ứng cử quá nhiều và ứng cử viên nữ cũng thế. Quy định chỉ trên 20% mà danh sách hơn 30% là nữ”.
Ông Thổ và một số đại biểu ở hội nghị cũng góp ý danh sách tự ứng cử cần phải làm thật kỹ, rõ ràng từng đề mục, nhất là ghi tín nhiệm người tự ứng cử ở địa phương. Về điều này, ông Nguyễn Hoàng Năng – Chủ tịch Ủy ban MTTQ VN TP.HCM – lý giải với người được các cơ quan, đơn vị giới thiệu thì trước đó đã lấy tín nhiệm ở nơi làm việc nên có ghi trong danh sách. Còn với người tự ứng cử, sau hội nghị hiệp thương thứ hai, Ủy ban MTTQ VN TP.HCM sẽ lấy ý kiến cử tri, tín nhiệm của người tự ứng cử cả nơi ở và làm việc.
Chiều 17.3, hội nghị hiệp thương lần hai đã biểu quyết thông qua danh sách sơ bộ 90 người ở TP.HCM ứng cử ĐBQH khóa 14, trong đó có 48 người tự ứng cử (chiếm 53,3%), 44 người ngoài Đảng (48,8%), 30 nữ (33,3%).
Trung Hiếu
http://thanhnien.vn/thoi-su/thieu-tuong-tran-ngoc-tho-tu-ung-cu-qua-nhieu-681984.html30.
Thứ Sáu, ngày 18 tháng 3 năm 2016
Dưới gác Khuê Văn, biểu tượng của văn hiến dân tộc và nho sĩ Bắc Hà xưa.
Ảnh: Thịnh Nguyễn.
GIỮ CHO ĐƯỢC VĂN HÓA DÂN TỘC
Nguyễn Xuân Diện
Cho phép tôi được giới thiệu về bản thân mình. Tôi là Nguyễn Xuân Diện, năm nay 46 tuổi, hiện công tác tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm VN. Tôi có vợ và hai con nhỏ, hiện chúng tôi sống tại phường Kim Liên, Quận Đống Đa, TP Hà Nội.
Quê tôi là Làng cổ Đường Lâm (Đường Lâm cổ ấp), một ấp sinh hai vua là những vị anh hùng của dân tộc đó là Ngô Quyền và Phùng Hưng. Nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu vinh danh Ngô Quyền là “vị tổ trung hưng lần thứ nhất” của dân tộc. Nhân dân tôn vinh Phùng Hưng là Bố CáiĐại vương (Đức vua cha mẹ của dân).
Cũng là quê của hai nhà khoa bảng nổi tiếng. Đó là Thám hoa Giang Văn Minh, trưởng đoàn Ngoại giao VN trong chuyến đi sứ năm 1637. Và Phó bảng Kiều Oánh Mậu, nhà khoa bảng yêu nước, nhà báo, học giả chú giải Truyện Kiều.
Cảnh quan làng cổ, phong khí của mảnh đất quê hương đã hun đúc và nuôi dưỡng tâm tính của tôi, khiến tự tôi quyết định mình trở thành một người nguyện suốt đời phụng sự cho văn hóa dân tộc. Quê tôi, hình ảnh hai vua là biểu trưng cho sự tự chủ, chủ quyền quốc gia. Còn Thám hoa Giang Văn Minh là biểu tượng của ngoại giao Đại Việt. Kiều Oánh Mậu là hình ảnh một chí sĩ yêu nước bắt đầu bước ra khỏi khuôn khổ Nho giáo để tiến vào hội nhập với thời cuộc. Ông là bạn thân của nhà tư sản Bạch Thái Bưởi. Ông cổ xúy cho thực học, cổ súy cho việc dịch sách về tính dục và vệ sinh để truyền bá.
Tôi làm việc ở Viện Hán Nôm đã 23 năm, trong đó có gần 20 năm làm việc tại Thư viện Viện Hán Nôm, là nơi lưu trữ các văn bản cổ của tổ tiên chúng ta. Nơi đây có hàng vạn thác bản văn bia, gia phả của hàng trăm dòng họ, thần tích của hàng ngàn làng quê và những thi tập của các nhà thơ.
10 năm làm Phó Giám đốc Thư viện, lầm lũi bên kho sách, chắt chiu từng trang tư liệu, tôi nhận thức rằng, nếu không dịch thuật quảng bá, giới thiệu thì những thông điệp của tổ tiên ko thể đến được với con cháu hôm nay và mai sau.
Lời dặn của cha ông về Hoàng Sa, được viết trên một tờ lệnh cấp cho những ngư dân đi Hoàng Sa năm 1834 rằng "Đường biển ấy là nơi quan yếu, các ngươi phải dốc sức thừa hành để được mười phần trọn vẹn, nếu có điều gì sơ xuất là phạm trọng tội" vẫn là lời nhắc nhở đến hôm nay và muôn đời sau.
Lời dặn của người xưa về chống tham nhũng, tiến cử hiền tài, giáo dục đạo đức gia đình, phép tắc từ trong nhà ra đến họ mạc, xóm làng đều cần được chuyển tải đến hôm nay.
Tôi yêu thích ca trù từ nhỏ, và đến năm 2007 đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ về ca trù. Đây cũng là luận án Tiến sĩ đầu tiên về Ca trù tại Việt Nam.
Vài tháng sau khi bảo vệ, luận án đã được in thành sách. Luận án 250 trang cũng được Bộ Văn hóa VN cho vào hồ sơ trình UNESCO để vinh danh Ca trù là Di sản thế giới. Tôi cũng là 1 trong 8 thành viên chuẩn bị hồ sơ khoa học về ca trù.
Công việc hiện nay của tôi là nghiên cứu về văn chương của các cụ viết bằng chữ Hán Nôm. Tôi hiện là Phó trưởng phòng văn bản Văn học của Viện Nghiên cứu Hán Nôm.
Tôi là hội viên của Hội Văn Nghệ Dân gian VN, hội của những người sưu tầm, phổ biến, truyền dạy văn hóa văn nghệ dân gian.
Trước tình hình đáng báo động của văn hóa nước nhà hiện nay, tôi quyết định ra ứng cử ĐBQH. Vào Quốc hội là để đem trí tuệ và thực thi “quyền lực” của một đại biểu Quốc hội để trước các vấn đề lớn của đất nước trước các thách thức của thời cuộc. Tôi muốn cất lên tiếng nói của người dân, trong đó có cử tri nơi tôi ứng cử tại Quốc hội Việt Nam.
Cho phép tôi được giới thiệu về bản thân mình. Tôi là Nguyễn Xuân Diện, năm nay 46 tuổi, hiện công tác tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm VN. Tôi có vợ và hai con nhỏ, hiện chúng tôi sống tại phường Kim Liên, Quận Đống Đa, TP Hà Nội.
Quê tôi là Làng cổ Đường Lâm (Đường Lâm cổ ấp), một ấp sinh hai vua là những vị anh hùng của dân tộc đó là Ngô Quyền và Phùng Hưng. Nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu vinh danh Ngô Quyền là “vị tổ trung hưng lần thứ nhất” của dân tộc. Nhân dân tôn vinh Phùng Hưng là Bố CáiĐại vương (Đức vua cha mẹ của dân).
Cũng là quê của hai nhà khoa bảng nổi tiếng. Đó là Thám hoa Giang Văn Minh, trưởng đoàn Ngoại giao VN trong chuyến đi sứ năm 1637. Và Phó bảng Kiều Oánh Mậu, nhà khoa bảng yêu nước, nhà báo, học giả chú giải Truyện Kiều.
Cảnh quan làng cổ, phong khí của mảnh đất quê hương đã hun đúc và nuôi dưỡng tâm tính của tôi, khiến tự tôi quyết định mình trở thành một người nguyện suốt đời phụng sự cho văn hóa dân tộc. Quê tôi, hình ảnh hai vua là biểu trưng cho sự tự chủ, chủ quyền quốc gia. Còn Thám hoa Giang Văn Minh là biểu tượng của ngoại giao Đại Việt. Kiều Oánh Mậu là hình ảnh một chí sĩ yêu nước bắt đầu bước ra khỏi khuôn khổ Nho giáo để tiến vào hội nhập với thời cuộc. Ông là bạn thân của nhà tư sản Bạch Thái Bưởi. Ông cổ xúy cho thực học, cổ súy cho việc dịch sách về tính dục và vệ sinh để truyền bá.
Tôi làm việc ở Viện Hán Nôm đã 23 năm, trong đó có gần 20 năm làm việc tại Thư viện Viện Hán Nôm, là nơi lưu trữ các văn bản cổ của tổ tiên chúng ta. Nơi đây có hàng vạn thác bản văn bia, gia phả của hàng trăm dòng họ, thần tích của hàng ngàn làng quê và những thi tập của các nhà thơ.
10 năm làm Phó Giám đốc Thư viện, lầm lũi bên kho sách, chắt chiu từng trang tư liệu, tôi nhận thức rằng, nếu không dịch thuật quảng bá, giới thiệu thì những thông điệp của tổ tiên ko thể đến được với con cháu hôm nay và mai sau.
Lời dặn của cha ông về Hoàng Sa, được viết trên một tờ lệnh cấp cho những ngư dân đi Hoàng Sa năm 1834 rằng "Đường biển ấy là nơi quan yếu, các ngươi phải dốc sức thừa hành để được mười phần trọn vẹn, nếu có điều gì sơ xuất là phạm trọng tội" vẫn là lời nhắc nhở đến hôm nay và muôn đời sau.
Lời dặn của người xưa về chống tham nhũng, tiến cử hiền tài, giáo dục đạo đức gia đình, phép tắc từ trong nhà ra đến họ mạc, xóm làng đều cần được chuyển tải đến hôm nay.
Tôi yêu thích ca trù từ nhỏ, và đến năm 2007 đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ về ca trù. Đây cũng là luận án Tiến sĩ đầu tiên về Ca trù tại Việt Nam.
Vài tháng sau khi bảo vệ, luận án đã được in thành sách. Luận án 250 trang cũng được Bộ Văn hóa VN cho vào hồ sơ trình UNESCO để vinh danh Ca trù là Di sản thế giới. Tôi cũng là 1 trong 8 thành viên chuẩn bị hồ sơ khoa học về ca trù.
Công việc hiện nay của tôi là nghiên cứu về văn chương của các cụ viết bằng chữ Hán Nôm. Tôi hiện là Phó trưởng phòng văn bản Văn học của Viện Nghiên cứu Hán Nôm.
Tôi là hội viên của Hội Văn Nghệ Dân gian VN, hội của những người sưu tầm, phổ biến, truyền dạy văn hóa văn nghệ dân gian.
Trước tình hình đáng báo động của văn hóa nước nhà hiện nay, tôi quyết định ra ứng cử ĐBQH. Vào Quốc hội là để đem trí tuệ và thực thi “quyền lực” của một đại biểu Quốc hội để trước các vấn đề lớn của đất nước trước các thách thức của thời cuộc. Tôi muốn cất lên tiếng nói của người dân, trong đó có cử tri nơi tôi ứng cử tại Quốc hội Việt Nam.
Hà Nội, ngày 18 tháng 3 năm 2016
Nguyễn Xuân Diện
29.
14:44 ngày 17 tháng 03 năm 2016
TPO - “Khi xem danh sách tự ứng cử, tôi biết một số người không đủ tiêu chuẩn, phẩm chất ứng cử”, đại biểu Đinh Hạnh nhận định.
Đại biểu Nguyễn Danh Liên phát biểu tại Hội nghị hiệp thương lần hai ngày 17/3. Ảnh LD
Ngày 17/3, Uỷ ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị Hiệp thương lần thứ hai để lập danh sách sơ bộ những người ứng cử đại biểu Quốc hội khoá XIV, nhiệm kỳ 2016-2021.
Trong số những người tự ứng cử, có nhiều thành phần, trong đó có cả người lao động tự do, người đã về hưu, không có công ăn việc làm ổn định… Trước thực tế này, có đại biểu đề nghị không nên đưa vào danh sách bầu những người này, vì không có công ăn việc làm, bản thân họ không tự lo được cho mình, cho gia đình thì sẽ không thể gánh vác công việc của xã hội.
Tuy nhiên, đại biểu Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội cho rằng: Quyền tự ứng cử là quyền của mỗi người, còn quyền của cử tri là lựa chọn. Ông đề nghị chỉ trừ trường hợp phát hiện ra những người tự ứng cử vi phạm pháp luật thì mới loại bỏ, còn các yếu tố liên quan đến nghề nghiệp cần tôn trọng.
Mặc dù vậy, ông Liên cũng đề nghị cần loại bỏ tình trạng “nghị gật” trong hội trường. “Người hiền lành nhưng cả kỳ họp không góp ý phát biểu lần nào thì cũng không thể chấp nhận được. Tôi mong rằng, nhiệm kỳ mới sẽ lựa chọn được những đại biểu ưu tú và sẽ hạn chế được tình trạng này”, một đại biểu cho hay.
Đại biểu Đào Hương tỏ ra khá tin tưởng đối với hàng ngũ các ứng cử viên được giới thiệu ứng cử, bởi họ đều đã được xem, biết mặt, tên tuổi rõ ràng. Phần lớn những người tự ứng cử rất xứng đáng, rất tâm huyết, có những đóng góp nhất định. Tuy nhiên, đối với những người tự ứng cử, theo cảm giác của đại biểu Hương thì “họ chỉ chơi chơi thôi”. “Vì dân chủ, họ nộp hồ sơ chúng ta tôn trọng, còn việc ai bị loại, ai ở lại thì đến vòng ba sẽ cần trí tuệ của chính chúng ta”, đại biểu Hương nói.
Vừa đứng lên phát biểu, đại biểu Đinh Hạnh đã khẳng định: “Khi xem danh sách, tôi biết một số người không đủ tiêu chuẩn, phẩm chất ứng cử. Tuy nhiên, khi đưa ra thì còn phường, tổ dân phố nơi họ sinh sống nhận xét, đánh giá, bỏ phiếu. Đây là một bước rất quan trọng”, đại biểu Hạnh đề nghị cần cung cấp đầy đủ hồ sơ, lý lịch của các ứng cử viên để phường, tổ dân phố biết để lấy ý kiến rộng rãi của các cử tri.
Cũng theo đại biểu Hạnh, trong khoá trước, có những đại biểu làm chuyên trách nhưng khi đưa ra tổ dân phố thì không được đồng tình, dù lý lịch rất tốt. Để chọn được người xứng đáng, hoàn thành trách nhiệm đại diện cho nhân dân, đại biểu đề nghị cần làm kỹ từ địa phương chứ không chỉ dựa vào lý lịch.
Ông Đào Văn Bình, Phó Chủ tịch Uỷ ban bầu cử thành phố Hà Nội thông tin, ý kiến đề nghị giảm số lượng đại biểu Trung ương về Hà Nội tại phiên hiệp thương lần một không được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội chấp thuận. Qua đó, thành phần đại biểu từ Trung ương vẫn là 14 người và đại biểu được bầu ở Hà Nội 16 người, trên tổng số 30 đại biểu Quốc hội đoàn Hà Nội.
Tân Chủ tịch Uỷ ban MTTQ thành phố Hà Nội Vũ Hồng Khanh cho rằng, cần rà soát, đối chiếu lại toàn bộ nội dung thông tin lần cuối trước khi tiến hành chuyển hồ sơ.
Tuy nhiên, đây cũng mới chỉ là danh sách sơ bộ, còn cần phải lấy ý kiến cử tri ở cả nơi cư trú, nơi làm việc của người ứng cử. Đến phiên hiệp thương lần ba tới, các đại biểu sẽ thể hiện chính kiến cụ thể.
Hội nghị đã biểu quyết thông qua danh sách 87 người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV thuộc địa bàn Hà Nội.
28.
Thứ năm, 17/3/2016 | 16:03 GMT+7
Danh sách sơ bộ 90 ứng cử viên đại biểu Quốc hội TP HCM
Người được giới thiệu ứng cử
1/ Đinh La Thăng, Bí thư Thành ủy TP HCM
2/ Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch HĐND TP HCM
3/ Phan Nguyễn Như Khuê, Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao TP HCM
4/ Trần Thị Diệu Thúy, Bí thư Quận ủy Gò Vấp
5/ Triệu Lệ Khánh, Phó chủ tịch UBMTTQ TP HCM
6/ Vũ Thị Mỹ Ngọc, Chủ tịch UBMTTQ Quận 3
7/ Tô Thị Bích Châu, Chủ tịch Hội LHPN TP HCM
8/ Nguyễn Văn Chương, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh TP HCM
9/ Trần Kim Yên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP HCM
10/ Nguyễn Thị Thanh Hằng, Phó chủ tịch Công đoàn Công ty Dệt may Gia Định
11/ Lâm Đình Thắng, Phó bí thư Thành đoàn TP HCM
12/ Vương Thanh Liễu, Trưởng ban Thiếu nhi – Thành đoàn TP HCM
13/ Đoàn Văn Thành, Phó chủ tịch Hội Nông dân TP HCM
14/ Phan Minh Tân, Giảng viên ĐH Bách khoa TP HCM
15/ Trịnh Bích Ngân, Nhà văn
16/ Đỗ Thị Lan Anh, TBT Tạp chí Xây dựng Đảng
17/ Nguyễn Thị Hồng Diễm, Phó chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị
18/ Nguyễn Đức Sáu, Phó chủ tịch thường trực Hội Luật gia TP HCM
19/ Trương Trọng Nghĩa, Luật sư, Phó chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP HCM
20/ Ngô Minh Châu, Phó giám đốc Công an TP HCM
21/ Ngô Tuấn Nghĩa, Phó Chính ủy Bộ tư lệnh TP HCM
22/ Trịnh Ngọc Thúy, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ - TAND TP HCM
23/ Dương Ngọc Hải, Phó viện trưởng VKSND TP HCM
24/ Phan Thị Bình Thuận, Phó giám đốc Sở Tư pháp
25/ Nguyễn Việt Dũng, Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ TP HCM
26/ Văn Thị Bạch Tuyết, Giám đốc Sở Du Lịch TP HCM
27/ Phạm Khánh Phong Lan, Phó giám đốc Sở Y tế TP HCM
28/ Nguyễn Thị Gái, Phó chủ tịch Công đoàn Giáo dục TP HCM
29/ Lương Thị Tới, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ , Sở Lao động Thương binh và Xã hội TP HCM
30/ Huỳnh Thành Đạt, Phó giám đốc thường trực ĐHQG TP HCM
31/ Ngô Thị Phương Lan, Phó hiệu trưởng ĐHKH KHXH và NV TP HCM
32/ Trần Hoàng Ngân, Hiệu trưởng Học viện Cán bộ TP HCM
33/ Trần Anh Tuấn, Quyền viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển TP HCM
34/ Diệp Dũng, Chủ tịch HĐQT Liên hiệp HTX thương mại TP HCM
35/ Trần Ngọc Hưng, Phó chủ tịch Liên minh HTX TP HCM
36/ Phạm Phú Quốc, Tổng giám đốc Công ty Tài chính TP HCM
37/ Đặng Thị Thùy Dung, Phó tổng giám đốc Công ty Dệt may Gia Định
38/ Trương Quốc Hưng, Phó tổng giám đốc Công ty TNHH PT Phú Mỹ Hưng
39/ Trần Việt Anh, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty CPXNK Nam Thái Sơn
40/ Lã Thị Lan, Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP HCM
41/ Linh mục Trần Vinh Quang, Chánh xứ Thuận Phát, Quận 7, TP HCM
42/ Nguyễn Thị Yên, Nữ tu Phật giáo Tịnh xá Ngọc Phương
Người tự ứng cử
43/ Lâm Thiếu Quân, Tổng giám đốc Công ty Tiên Phong
44/ Nguyễn Thị Hồng Chương, Giáo viên trường PTTH Tân Túc, Bình Chánh
45/ Trần Văn Phương, Nhân viên kỹ thuật điện lạnh
46/ Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Công ty TNHH Thương hiệu vận tải Ba Thành
47/ Trần Giáng Hương, Trưởng Văn phòng Luật sư Tam Đa
48/ Hồ Trúc Anh Thủy, Tổng giám đốc công ty CP Nghệ thuật Việt
49/ Nguyễn Trung Hiếu, Giám đốc điều hành Công ty CP TMDV Vận tải 80
50/ Võ Hoàng Duy, Kỹ sư tại Công ty TNHH AMCC Việt Nam
51/ Phạm Minh Hùng, Cử nhân CNTT, Trưởng dự án An ninh mạng máy tính A15
52/ Vũ Hải Hà, Giám đốc, Công ty TNHH Hàng Hải Dầu Khí SOPAS
53/ Võ Văn Thôn, Cán bộ hưu trí
54/ Vũ Quang Trung, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Bảo vệ Đại Trung
55/ Sủ Hồng Kiệt, Thạc sỹ Kỹ thuật Điện tử.
56/ Bùi Anh Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH Tantrasway
57/ Nguyễn Văn Trường, nghề nghiệp tự do
58/ Phạm Hồng Sơn, Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư JC
59/ Phan Tín Dũng, cử nhân luật
60/ Nguyễn Tín Dũng, Công ty TNHH Tư vấn thiết kế xây dựng Điện Nam Việt
61/ Nguyễn Văn Hòe, cử nhân Đại học SP Kỹ thuật
62/ Lê Khánh Luận, Giảng viên đại học
63/ Hoàng Văn Dũng, lao động tự do
64/ Hoàng Hữu Phước, Công ty CP TMDV TVĐT Doanh thương Mỹ Á
65/ Lại Thu Trúc, Công ty CP TMDV TVĐT Doanh thương Mỹ Á
66/ Nguyễn Văn Trứ, Công ty cổ phần phần mềm thông tin kinh doanh INFOBUS
67/ Hoàng Văn Phúc, Ban quản lý các dự án đường thủy – Bộ GTVT
68/ Lê Thị Thu Hà, Công ty TNHH TMDV&XD Hà Lê
69/ Nguyễn Tiến Dũng, Công ty TNHH TMXD Lê Hải
70/ Nguyễn Quốc Kỳ, đại học thể dục thể thao, Công ty cổ phần du lịch và tiếp thị GTVT VN
71/ Đặng Thành Tâm, cử nhân luật, Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn
72/ Nguyễn Bách Phúc, TS điện, năng lượng, Viện điện tử - tin học TPHCM
73/ Nguyễn Việt Xô, cử nhân kiến trúc
74/ Lê Minh Tuyền
75/ Nguyễn Trường Sa, TS Giáo dục, ĐH Công nghiệp TPHCM
76/ Châu Huy Quang, Thạc sĩ luật, giảng viên,
77/ Nguyễn Văn Hùng, cử nhân kinh tế, Công ty cổ phần tư vấn và đầu tư Đất Vàng
78/ Trần Thị Hoàng Hiệp, cử nhân luật, Công ty luật TNHH Hoàng Thành Hưng
79/ Lê Đình Hùng, diễn viên, Công ty TNHH Kinh doanh vàng Tân Cửu Long
80/Trần Phước Tấn, kỹ sư thủy lợi, Công ty TNHH AMCC Việt Nam
81/ Mai Thanh Hà, cử nhân ngoại ngữ, Viện nghiên cứu đào tạo hướng nghiệp và giáo dục truyền thông
82/ Nguyễn Xuân Sanh,
83/ Lâm Ngân Mai, diễn viên, Công ty TNHH Hãng phim Phương Sáng
84/ Nguyễn Thành Cả, Kỹ sư, Đại học Kinh tế
85/ Đỗ Văn Thắng, TS Kinh tế, Công ty cổ phần Tập đoàn Mai Linh Việt Nam
86/ Võ Ngọc Du, cử nhân kinh tế,
87/ Nguyễn Thị Kim Hoa, cử nhân quản trị kinh doanh, Tổng Công ty hàng không Việt Nam
88/ Nguyễn Trang Nhung, Thạc sĩ tài chính ngân hàng, Công ty TNHH LogiGear Việt Nam
89/ Chu Văn Thân, nghiên cứu sáng chế
90/ Nguyễn Chí Trung, buôn bán
- 50 người tự ứng cử đại biểu Quốc hội tại TP HCM (14/3)
- 50% người ứng cử đại biểu Quốc hội ở TP HCM là người ngoài Đảng(16/3)
- Hà Nội thông qua danh sách 87 ứng viên Quốc hội (17/3)
- Đà Nẵng có 4 người tự ứng cử đại biểu Quốc hội và HĐND (9/3)
- 47 người tự ứng cử đại biểu Quốc hội tại Hà Nội (13/3)
http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/ong-dang-thanh-tam-hoang-huu-phuoc-tu-ung-cu-dai-bieu-quoc-hoi-3371536-p2.html
27.
Đề nghị làm rõ người tự ứng cử được phản động hậu thuẫn
17/03/2016 14:40(NLĐO)- Thành viên MTTQ Việt Nam ngày 17-3 đề nghị làm rõ thông tin ai là người tự ứng cử được tổ chức phản động nước ngoài hậu thuẫn, vì nói chung chung sẽ ảnh hưởng đến những người tự ứng cử.
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ VN Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại hội nghị
Sáng nay 17-3, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trần Tổ quốc Việt Nam (MTTQ VN) đã tổ chức Hội nghị hiệp thương lần thứ hai bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐB QH) khóa XIV.
Tại hội nghị, nhiều đại biểu cũng đã bày tỏ ý kiến về các vấn đề kê khai tài sản, đề nghị cần có cơ quan để xác minh việc kê khai của những người ứng cử; đồng thời đề nghị làm rõ thông tin ai là người tự ứng cử được tổ chức phản động nước ngoài hậu thuẫn, không thể nói chung chung vì sẽ ảnh hưởng đến những người đang tự tham gia ứng cử.
Ông Nguyễn Túc, Uỷ viên Đoàn chủ tịch Uỷ ban trung ương MTTQ VN, bày tỏ: “Tôi nghĩ rằng, trong bất cứ việc làm gì của chúng ta thì kẻ thù, những phần tử chống đối và những người không thích chế độ tìm mọi cách để phá. Chuyện đó là chuyện rất bình thường nhưng phá được hay không là do chúng ta. Tôi cho rằng việc đưa thông tin đó sẽ làm hạn chế tinh thần của những người có tâm, có đức ra ứng cử. Chúng ta có thể biết và phòng ngừa còn không nên đặt vấn đề ra. Bởi trong hơn 90 triệu dân của chúng ta thì lực lượng chống đối chỉ rất nhỏ”.
“Chúng ta có đủ sức mạnh của nhân dân để chiến thắng điều đó. Chúng ta đứng trên thế thắng của những người chính nghĩa thì chúng ta đâu có ngại những điều đó" - ông Túc nói.
Vì vậy, ông Túc cho rằng việc thông tin người tự ứng cử có tài trợ của phản động là không nên và nhiều người tự ứng cử cảm thấy bị xúc phạm.
Thiếu tướng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Lê mã Lương, Uỷ viên Đoàn chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam, nguyên Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam, cho rằng không đồng ý lắm khi vừa rồi có ý kiến nói có thế lực thù địch ủng hộ, hậu thuẫn đứng sau những người tự ứng cử. “Tôi cho rằng không nên nói chung chung như thế, nếu có phải chỉ rõ, làm rõ bởi nếu không nó phương hại, ảnh hưởng đến nhiều người đang tham gia tự ứng cử” - tướng Lương bày tỏ.
Trước đó, tại buổi làm việc của đoàn giám sát công tác bầu cử do Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu với TP Hà Nội sáng 15-3, một số đại biểu đã nêu ý kiến về các trường hợp tự ứng cử ĐBQH.
Tiểu ban an ninh, trật tự, an toàn xã hội của Hội đồng bầu cử Quốc gia, cho biết trong số 47 người tự ứng cử đại biểu Quốc hội tại Hà Nội, một số người có sự ủng hộ của tổ chức phản động trong nước, nước ngoài, thậm chí còn được cung cấp tài chính để vận động, tranh thủ số phiếu của cử tri.
http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/de-nghi-lam-ro-nguoi-tu-ung-cu-duoc-phan-dong-hau-thuan-20160317142340215.htm
26.
Thứ năm, 17/3/2016 | 13:02 GMT+7
Hà Nội thông qua danh sách sơ bộ 87 ứng viên Quốc hội
Danh sách 87 ứng viên Quốc hội khóa 14 tại Hà Nội
Người được giới thiệu ứng cử
1/ Hoàng Trung Hải, Bí thư Hà Nội, Phó thủ tướng Chính phủ
2/ Nguyễn Thị Bích Ngọc, Chủ tịch HĐND Hà Nội
3/ Ngọ Duy Hiểu, Bí thư huyện Phúc Thọ
4/ Bùi Huyền Mai, Phó trưởng ban Pháp chế HĐND Hà Nội
5/ Trần Thị Phương Hoa, Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ Hà Nội
6/ Bạch Tố Uyên, Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ xã Ba Trại, Ba Vì
7/ Vũ Kim Tiến, Hội thánh tin lành Hà Nội
8/ Nguyễn Doãn Anh, Thiếu tướng, Tư lệnh Bộ tư lệnh thủ đô
9/ Nguyễn Khắc Nhân, Chính ủy Sư đoàn bộ binh 301, Bộ tư lệnh Thủ đô
10/ Ngô Quốc Chính, Chủ tịch Công đoàn Công an Hà Nội
11/ Đào Thanh Hải, Phó giám đốc công an Hà Nội
12/ Nguyễn Hữu Chính, Chánh án Tòa án nhân dân Hà Nội
13/ Đào Tú Hoa, cán bộ Tòa án nhân dân Hà Nội
14/ Phan Thanh Chung, Chủ tịch công đoàn, Tổng công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội
15/ Phạm Quang Thanh, Tổng giám đốc Tổng công ty du lịch Hà Nội
16/ Dương Quang Thành, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn điện lực Việt Nam
17/ Nguyễn Văn Thắng, Chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP công thương
18/ Nguyễn Phi Thường, Tổng giám đốc Tổng công ty vận tải Hà Nội
19/ Phạm Xuân Anh, Hiệu phó Đại học Xây dụng
20/ Hoàng Văn Cường, Hiệu phó Đại học Kinh tế quốc dân
21/ Nguyễn Thị Diễm Hằng, Trưởng phòng Nghiên cứu phát triển đô thị, Viện nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội Hà Nội
22/ Nguyễn Thị Lan, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
23/ Lê Quân, Phó giám đốc Đại học Quốc gia
24/ Phạm Thị Thu Thủy, Đại học Thương mại
25/ Bùi Thị An, Chủ tịch Hội hóa học Hà Nội
26/ Trần Danh Lợi, Tổng thư ký Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Hà Nội
27/ Nguyễn Thị Bích, giáo viên Trung học phổ thông dân tộc nội trú Ba Vì
28/ Lê Thị Oanh, Hiệu trưởng THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam
29/ Dương Minh Ánh, Hiệu trưởng Cao đẳng nghệ thuật Hà Nội
30/ Nguyễn Thị Bích Ngọc, Trưởng phòng Tổ chức biểu diễn, Nhà hát múa rối Thăng Long
31/ Lê Phương Linh, Bệnh viện đa khoa Đống Đa
32/ Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Viện Tim Hà Nội
33/ Tạ Văn Thảo, Giám đốc trung tâm dịch vụ việc làm số 2 Hà Nội
34/ Nguyễn Thị Thanh, Phó giám đốc trung tâm giáo dục lao động xã hội số 2 Hà Nội
35/ Nguyễn Quốc Bình, Phó chủ tịch thường trực hội liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài TP Hà Nội
36/ Nguyễn Văn Chiến, Phó chủ nhiệm Đoàn luật sư Hà Nội
37/ Trần Thị Thanh Nhàn, Hội luật gia thành phố Hà Nội
38/ Nguyễn Hồng Sơn, Chủ tịch Hội doanh nghiệp TP Hà Nội
39/ Lê Vĩnh Sơn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP quốc tế Sơn Hà
Người tự ứng cử:
1/ Nguyễn Quang A, chuyên gia độc lập về tin học, kinh tế, tài chính, nhà báo tự do
2/ Cao Hải Anh, thợ nấu ăn chế biến thực phẩm, khách sạn Mường Thanh 78 phố Thợ Nhuộm, Hà Nội
3/ Phan Vân Bách, lao động tự do
4/ Nguyễn Cảnh Bình, nhà nghiên cứu, doanh nhân, Giám đốc trung tâm hợp tác trí tuệ Việt Nam
5/ Vũ Ngọc Bình, chuyên gia nghiên cứu tư vấn độc lập về quyền con người và bình đẳng giới
6/ Nguyễn Xuân Diện, Phó trưởng phòng nghiên cứu văn bản văn học, Viện nghiên cứu Hán nôm
7/ Nguyễn Tất Đạt, Phó trưởng khoa Tổ chức xây dựng chính quyền ĐH Nội vụ Hà Nội
8/ Trần Minh Đạo, Phó giám đốc công ty CP du lịch thương mại Mỹ Kinh
9/ Nguyễn Quang Điệp, Chủ tịch công ty TNHH MTV dịch vụ bảo vệ Thăng Long - Hà Nội
10/ Nguyễn Đình Hà, lao động tự do
11/ Nguyên Thúy Hạnh, đại diện thường trú Hà Nội, Công ty TNHH KCP Việt Nam
12/ Đinh Văn Hiến, Tổng giám đốc công ty TNHH cơ điện đo lường tự động hóa DKNEC tnhh đo lường tự động hóa
13/ Đỗ Minh Hiền, lắp điện nước dân dụng
14/ Đinh Trung Hiếu, quản lý dự án, Công ty TNHH Anheuser BuschinBec, quận 1 TP HCM
15/ Trần Thị Hoa, Công ty CP y tế Nhật Tân, Bệnh viện Đa khoa Đông Anh
16/ Trần Mạnh Hồng, sinh viên ĐH Luật Hà Nội, Bí thư chi đoàn thanh niên tổ dân phố số 8 phường Nguyễn Trãi, Thanh Xuân
17/ Nguyễn Quảng Huân, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP đầu tư và tư vấn Hà Long
18/ Nguyễn Tiến Hưng, Phó ban quản lý dự án Cổ Nhuế - Xuân Đỉnh
19/ Vương Xuân Hưng, hưu trí
20/ Hoàng Văn Hướng, Trưởng văn phòng luật sư Hoàng Hưng
21/ Đỗ Việt Khoa, giáo viên trường THPT Thường Tín
22/ Đào Ngọc Lý, Giám đốc công ty TNHH Đào Ngọc Lý
23/ Ninh Văn Minh, lao động tự do
24/ Nguyễn Kim Môn, nghỉ ở nhà
25/ Nguyễn Đình Nam, Chủ tịch hội đồng quản trị, Giám đốc công ty CP VP9 Việt Nam
26/ Nguyễn Hải Nam, Quản lý sản xuất và dự án, Chủ tịch Hội đồng thành viên Hợp tác xã chăn nuôi bò sữa Quyết Thắng Phù Đổng Gia Lâm
27/ Nguyễn Hoài Nam, lao động tự do
28/ Bùi Bá Nghiêm, Trưởng phòng, Vụ thương mại Biên giới và miền núi, Bộ Công Thương
29/ Nguyễn Văn Nhơn, Thành viên Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng xã
30/ Nguyễn Hữu Ninh, Chủ tịch hội đồng quản lý trung tâm nghiên cứu, giáo dục môi trường và phát triển thuộc Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Hà Nội
31/ Phan Văn Phong, Giám đốc công ty TNHH nông sản Hoa Kỳ
32/ Tạ Hồng Phúc, cố vấn phát triển thị trường, công ty Elsevier (Hà Lan)
33/ Đặng Bích Phượng, hưu trí
34/ Nguyễn Hồng Sơn, thiếu úy công an Văn phòng Bộ Công an
35/ Phan Đình Thái, Chủ nhiệm hợp tác xã quản lý và cung cấp dịch vụ nhà ở Thụy Điển
36/ Phạm Chí Thành, nghỉ hưu
37/ Nguyễn Trọng Thắng, nhân viên kinh danh công ty Lâm sản Giáp Bát
38/ Đỗ Văn Thắng, Ủy viên thanh tra nhân dân xã Đức Thượng, Hoài Đức
39/ Lương Thị Phương Thảo, lao động tự do
40 Thích Minh Thịnh, Trụ trì chùa Diên Phúc, xã Mai Lâm, Đông Anh
41/ Nguyễn Tường Thụy, bộ đội nghỉ hưu
42/ Nguyễn Văn Tín, học viên cao học Đại học Khoa học Tự nhiên
43/ Nguyễn Anh Trí, Bí thư Đảng ủy Viện Huyết học - Truyền máu TƯ
44/ Nguyễn Hữu Trịnh, giảng viên Đại học Bách khoa
45/ Nguyễn Doãn Trung, phóng viên Báo Đời sống và Pháp luật
46/ Trần Đăng Tuấn, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Cty cổ phần sản xuất chương trình An Viên; Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ xã hội - Từ thiện “trò nghèo vùng cao”
47/ Phạm Văn Việt, lao động tự do
48/ Nguyễn Công Vượng, lao động tự do
http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/ha-noi-thong-qua-danh-sach-87-ung-vien-vao-quoc-hoi-3371392-p3.html
Cần xóa cơ chế "Đảng cử dân bầu"
TTO - Đó là kiến nghị của trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng Huỳnh Nghĩa tại phiên thảo luận Luật tổ chức Quốc hội (sửa đổi) ngày 16-6.
Đầu tư công: nhiều nơi dân không được biết Đầu tư sai, có buộc được quan to bồi thường?Phải biết xót tiền của dân
Đại biểu Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng) phát biểu thảo luận về dự thảo Luật đầu tư công - Ảnh: TTXVN |
Ông Nghĩa cho rằng phần lớn công việc của Quốc hội đều do đại biểu Quốc hội chuyên trách thực hiện, còn các đại biểu khác chỉ tham gia ở mức độ nhất định.
Do đó, để tiến tới chuyên nghiệp hóa hoạt động của Quốc hội, việc quy định nâng tỉ lệ đại biểu chuyên trách lên đến 50% là cần thiết.
“Lúc đó chúng ta có khoảng 250 đại biểu chuyên trách, một nửa số này hoạt động ở các cơ quan của Quốc hội, còn lại 63 đoàn đại biểu Quốc hội chỉ có hai đại biểu chuyên trách là không nhiều, bảo đảm hợp lý. Nếu công tác chọn lựa tốt thì tôi nghĩ chỉ cần một nửa số đại biểu Quốc hội mỗi năm tham gia giám sát đến cùng một vụ khiếu nại, tố cáo kéo dài thì cả nước có đến 250 vụ oan sai được giải quyết, chắc rằng cảnh "con ong, cái kiến kêu gì được oan" mà Nguyễn Du than thở sẽ vắng hẳn trong đời sống hiện nay” - ông Nghĩa nói.
Đại biểu Trần Du Lịch (TP.HCM) bình luận: “Nói nôm na Quốc hội vẫn còn cơ chế mặt trận, chưa có cơ chế khác. Như vậy làm sao số đại biểu chuyên trách này không còn là mặt trận nữa mà là những người chuyên nghiệp?”.
Ủng hộ quan điểm của ông Nghĩa về việc tăng đại biểu chuyên trách, ông Lịch lên tiếng: “Cử tri kỳ vọng với tỉ lệ chuyên trách này, số này không mặt trận nữa mà là những người chuyên nghiệp, có trách nhiệm rõ ràng và không hành chính hóa theo kiểu một ủy ban có ba loại chuyên trách, trừ ông chủ nhiệm, phó chủ nhiệm, thường trực, không thường trực, dân bầu giống nhau nhưng đẳng cấp khác nhau”.
“Cần xây dựng cho được cơ chế giải pháp hữu hiệu mang tính khả thi cao, nhằm xóa bỏ mặc định Đảng cử dân bầu vốn trở thành nguyên tắc lâu nay. Cần đổi mới căn bản việc đề cử và tự ứng cử để tìm người hiền tài ra gánh vác việc nước. Phải sửa đổi ngay cơ chế quá nặng về cơ cấu, nặng theo hướng giảm đến mức tối đa cán bộ chủ chốt cơ quan Đảng, chính quyền tham gia Quốc hội, nhằm tạo điều kiện để các đồng chí lãnh đạo yên tâm chỉ đạo điều hành hoạt động của ngành, địa phương, không ngại vất vả, dự họp Quốc hội hàng tháng trời, không để ghế trống trong hội trường khi họp Quốc hội” - đại biểu Huỳnh Nghĩa kiến nghị.
Ông Nghĩa cho rằng dự thảo luật quy định tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội vẫn còn thiếu một phẩm chất rất quan trọng, đó là tư duy phản biện.
“Thực tế cho thấy khá nhiều cán bộ, công chức của chúng ta hiện nay hình như thiếu tư duy phản biện, dễ chấp nhận những kết luận, nhận định vuông vức, tròn trịa, êm thuận mà cấp trên đưa ra, dù trong thực tế cuộc sống còn đầy những gai góc, gập ghềnh. Đây không phải là chuyện "bới bèo ra bọ" mà là thái độ khoa học cần thiết phản biện là dân chủ. Vì người phản biện chỉ có thể giành phần thắng khi chân lý thuộc về họ, chứ không vì chức vụ quan trọng mà người ấy nắm giữ” - ông nói.
Ủng hộ quan điểm của các đại biểu Trần Du Lịch và Huỳnh Nghĩa, đại biểu Trần Khắc Tâm (Sóc Trăng) nói: “Từ thực tiễn cuộc sống cảm nhận được, tôi tha thiết đề nghị ban soạn thảo khi thiết kế các điều luật cần làm bật lên vai trò trung tâm của đại biểu, thông qua việc gắn bó mật thiết với cử tri như một trong những điều kiện tối thiểu mà người đại biểu phải đáp ứng. Cần tăng cường hơn nữa đại biểu chuyên trách cùng sống, cùng ăn, cùng làm với nhân dân, cử tri, doanh nghiệp thì mới có thể nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng hay những hiến kế đa dạng, phong phú trong nhân dân”.
“Tôi nghĩ sức sống của hoạt động nghị trường chính nằm ở sự gắn bó mật thiết này và có mang được nhiều hơn hơi thở của đời sống dân sinh, sinh hoạt làm ăn của các tầng lớp nhân dân, doanh nghiệp vào hoạt động nghị trường hay không cũng chính nằm ở điều cốt yếu này” - ông Tâm nói thêm.
24.
Thứ Tư, ngày 16 tháng 3 năm 2016
TS. NGUYỄN XUÂN DIỆN ĐỀ NGHỊ HỘI ĐỒNG BẦU CỬ QG LÀM RÕ
Ông Nguyễn Xuân Diện, một trong 47 người tự ứng cử ĐB QH khóa 14 tại Hà Nội.
.
.
THƯ NGỎ
V/v: Đề nghị làm rõ thông tin
Kính gửi:
- Ông Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thành phố Hà Nội, Chủ tịch Ủy ban Bầu cử Thành phố Hà Nội;
- Ông Nguyễn Văn Phong, ủy viên ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, ủy viên Ủy ban Bầu cử Thành phố Hà Nội;
- Hội đồng Bầu cử Quốc gia;
- Ủy ban Bầu cử Thành phố Hà Nội.
Tôi là Nguyễn Xuân Diện; CMND: 011293117, do Công an Hà Nội cấp ngày 16/5/2012; địa chỉ: 201, B8 TT Kim Liên, Quận Đống Đa, TP Hà Nội; một trong 47 người tham gia tự ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV, nhiệm kỳ 2016-2021.
Tôi ứng cử đại biểu Quốc hội với mong muốn cống hiến sức lực và trí tuệ của mình vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước theo hướng trở thành một quốc gia tự do, dân chủ, xã hội công bằng và văn minh.
V/v: Đề nghị làm rõ thông tin
Kính gửi:
- Ông Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thành phố Hà Nội, Chủ tịch Ủy ban Bầu cử Thành phố Hà Nội;
- Ông Nguyễn Văn Phong, ủy viên ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, ủy viên Ủy ban Bầu cử Thành phố Hà Nội;
- Hội đồng Bầu cử Quốc gia;
- Ủy ban Bầu cử Thành phố Hà Nội.
Tôi là Nguyễn Xuân Diện; CMND: 011293117, do Công an Hà Nội cấp ngày 16/5/2012; địa chỉ: 201, B8 TT Kim Liên, Quận Đống Đa, TP Hà Nội; một trong 47 người tham gia tự ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV, nhiệm kỳ 2016-2021.
Tôi ứng cử đại biểu Quốc hội với mong muốn cống hiến sức lực và trí tuệ của mình vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước theo hướng trở thành một quốc gia tự do, dân chủ, xã hội công bằng và văn minh.
“Theo một thành viên đoàn giám sát, Tiểu ban an ninh, trật tự, an toàn xã hội của Hội đồng bầu cử Quốc gia nhận định kỳ bầu cử lần này phức tạp hơn, đã hình thành phong trào tự ứng cử. Trong 47 người tự ứng cử tại Hà Nội, "một số người có sự ủng hộ của tổ chức phản động trong nước, nước ngoài đứng ra vận động bầu cho họ, thậm chí cung cấp tài chính để vận động", ông cho hay, tuy nhiên ông không nêu cụ thể trường hợp nào”. (hết trích)
Là một trong 47 người tự ứng cử tại Hà Nội, tôi rất bức xúc khi đọc các thông tin trên. Tôi tự hỏi, vì sao việc “hình thành phong trào tự ứng cử” lại có thể bị thành viên của Hội đồng Bầu cử Quốc gia nhận định như thể khiến cho “kỳ bầu cử lần này phức tạp hơn”, trong khi đó là một việc rất tốt, rất cần được khuyến khích, bởi nó mở rộng quyền tự do của người dân, đặc biệt là quyền tham gia chính trị?
Tôi cũng tự hỏi, “một số người có sự ủng hộ của tổ chức phản động trong nước, nước ngoài”, là thế nào vậy? Tổ chức phản động đó là tổ chức nào, và một số người có sự ủng hộ đó là những ai?
Trên phương diện luật pháp, điều khoản nào trong luật định nghĩa một tổ chức là phản động? Có những căn cứ pháp lý nào để xếp loại, đánh giá một tổ chức là phản động?
Tôi thật sự không thể hiểu nổi thành viên nọ có động cơ gì khi phát biểu những điều trên với báo chí, một cách hết sức hàm hồ, vô căn cứ, vô luật pháp. Đây là điều không thể chấp nhận được ở một người có vai trò “thành viên đoàn giám sát, Tiểu ban an ninh, trật tự, an toàn xã hội của Hội đồng Bầu cử Quốc gia”.
Cách phát biểu hàm hồ như vậy khiến tôi có suy nghĩ: Phải chăng vì e ngại các ứng cử viên độc lập có thể trở thành đại biểu Quốc hội, mà thành viên nọ tìm cách dựng chuyện, chụp mũ chung chung cho các ứng viên, để giảm thiểu khả năng trúng cử của họ.
Với những tâm tư đó, tôi đề nghị Tiểu ban an ninh, trật tự, an toàn xã hội của Hội đồng Bầu cử Quốc gia nêu ra và chỉ rõ:
- Ai, cá nhân nào “có sự ủng hộ của tổ chức phản động trong nước, nước ngoài đứng ra vận động bầu cho họ, thậm chí cung cấp tài chính để vận động” theo như bài báo của VnExpress nêu?
- Tổ chức phản động trong nước, nước ngoài đó là tổ chức nào? Căn cứ vào đâu, cơ sở pháp lý nào mà họ bị đánh giá là “phản động”?
Nhằm đảm bảo thông tin thông suốt, “đảm bảo các điều kiện thuận lợi để mọi công dân thực hiện đầy đủ quyền ứng cử, bầu cử”, “kiên quyết đấu tranh chống mọi luận điệu xuyên tạc, âm mưu, hoạt động phá hoại cuộc bầu cử”... như Chỉ thị 51-CT/TW ngày 04-01-2016 của Bộ Chính trị đã nêu rõ, tôi rất mong đề nghị trên đây của tôi được đáp ứng.
Nếu được, điều đó cũng sẽ giúp tôi vững lòng tin vào tính chất dân chủ và tự do của cuộc bầu cử Quốc hội khóa XIV sắp tới.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 16 tháng 3 năm 2016
Nguyễn Xuân Diện
http://xuandienhannom.blogspot.com/2016/03/ts-nguyen-xuan-dien-e-nghi-hoi-ong-bau.html
23.
'Tổ chức phản động đứng sau một số người tự ứng cử'
15/03/2016 16:00 GMT+7
- Đoàn giám sát của Hội đồng bầu cử quốc gia do Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - Phó chủ tịch thường trực Hội đồng dẫn đầu sáng nay làm việc với TP Hà Nội về kết quả triển khai công tác bầu cử.
Một thành viên trong đoàn giám sát nói: Kỳ bầu cử đại biểu QH và HĐND lần này so với năm 2011 phức tạp hơn rất nhiều, đã hình thành phong trào tự ứng cử. Theo thông tin của tiểu ban an ninh, đứng sau người tự ứng cử có một số tổ chức phản động trong nước và nước ngoài hỗ trợ, thậm chí cung cấp tài chính để vận động, tranh thủ số phiếu của cử tri.
Một số đối tượng tự ứng cử sử dụng công nghệ để tuyên truyền vận động. Trên một số mạng internet có lượng độc giả đông đảo mấy ngày nay xuất hiện bài ca ngợi, cổ vũ và khuyến khích những trường hợp tự ứng cử, nhất là trên trang cá nhân, có những bài hô hào, ủng hộ bỏ phiếu cho họ.
Báo cáo việc triển khai công tác bầu cử trên địa bàn thành phố, Chủ tịch Ủy ban bầu cử TP Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết: Đến 17h ngày 13/3, Ủy ban bầu cử TP nhận được 87 hồ sơ ứng cử ĐBQH, trong đó có 40 người do cơ quan, tổ chức giới thiệu ứng cử, 47 người tự ứng cử. Có 205 hồ sơ ứng cử đại biểu HĐND TP, trong đó có 9 người tự ứng cử.
Ảnh: Hồng Nhì |
Đối với 40 người được các cơ quan, tổ chức đơn vị giới thiệu ứng cử ĐBQH, có 17 người là nữ (42,5%), 3 người ngoài Đảng (7,5%), 3 người dưới 35 tuổi (7,5%), 2 người là dân tộc thiểu số (5%), 1 người là thành viên Ban đối ngoại Hội thánh Tin lành (2,5%), 6 người là ĐBQH khóa trước (15%).
Đối với 196 người do các cơ quan, đơn vị, tổ chức giới thiệu ứng cử đại biểu HĐND TP, có 79 người là nữ (40,3%), 31 người ngoài Đảng (15,8%), 33 người dưới 35 tuổi (16,8%), 3 người là dân tộc thiểu số (1,53%), 4 người theo các tôn giáo (2,04%), 8 người là ĐBQH các khóa (4,08%), 35 người là đại biểu HĐND TP (17,98%).
Những công việc chính thời gian tới cũng được Ủy ban bầu cử đặt ra. Ủy ban bầu cử TP cũng đề nghị sau hội nghị hiệp thương lần thứ 3, Hội đồng bầu cử quốc gia sớm gửi danh sách và hồ sơ những người được TƯ giới thiệu về ứng cử ĐBQH tại TP Hà Nội, để lập danh sách những người ứng cử tại từng đơn vị bầu cử QH kịp thời.
Nhiều nhân sĩ, trí thức
Sau khi nghe báo cáo của Ủy ban bầu cử TP cũng như của một số đơn vị cụ thể, Phó chánh văn phòng Hội đồng bầu cử quốc gia Lê Minh Thông lưu ý, Hà Nội cần phải đảm bảo quyền bầu cử của cử tri theo đúng luật. Trong đó đặc biệt chú ý đến một số đối tượng trước đây không có quyền bầu cử như người bị tạm giam hay vừa được tha 24 giờ trước cuộc bầu cử thì theo luật mới, họ có quyền tham gia bầu cử.
Ông cũng nhận định, bắt đầu từ đây có thể công tác khiếu nại tố cáo sẽ rất nhiều, chính vì vậy Hà Nội cần nâng cao trách nhiệm để giải quyết tốt việc này.
Chủ tịch Ủy ban bầu cử TP Nguyễn Thị Bích Ngọc cho hay, khi tiếp nhận triển khai cuộc bầu cử này, Thành ủy xác định Hà Nội có những đặc điểm riêng so với các TP khác như dân cư đông, cử tri thì có sự đặc biệt khi đã có thêm khoảng 2 triệu người luân chuyển về TP.
Bà cho hay, cuộc bầu cử năm nay có điểm mới là trong hiệp thương cơ cấu số lượng lần này phải chỉ định ngay ra đơn vị bầu cử là bao nhiêu, từng sở có bao nhiêu, con số nữ chiếm bao nhiêu...
"Thành ủy dành 2 phiên để nghe xem chất lượng sở nào như nào, nhìn vào con người để cơ cấu cho phù hợp. Với HN đã dự báo và chúng tôi sẽ cố gắng thực hiện cuộc bầu cử", bà Ngọc nói.
Cũng theo bà, trong số 47 ứng viên tự ứng cử ĐBQH lần này có nhiều nhân sĩ trí thức, tiêu biểu của TP tham gia, đây là điều đáng mừng của đất nước ta khi nhân dân quan tâm vấn đề xã hội, loại trừ một số đối tượng đặc biệt khác.
Mở rộng dân chủ nhưng phải đảm bảo chất lượng
Sau khi nghe ý kiến các đại biểu, để thực hiện tốt công tác bầu cử, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lưu ý Hà Nội một số vấn đề liên quan như người Việt Nam ở nước ngoài về nước, số lượng học sinh sinh viên trên địa bàn, bảo đảm số lượng, chất lượng, cơ cấu đại biểu.
Ông yêu cầu Hà Nội cần khẩn trương theo dõi, xử lý kịp thời các vướng mắc phát sinh. Vấn đề nào chưa xử lý được thì báo cáo cấp có thẩm quyền cho ý kiến, trả lời. TP cần làm tốt hơn công tác tuyên truyền về bầu cử, thực sự là ngày hội toàn dân với các đối tượng khác nhau.
"Về nội dung và hình thức tuyên truyền, đây là ngày hội của toàn dân chứ không phải hô hào loa yêu cầu đi bỏ phiếu, người dân nô nức đi bỏ phiếu thì cuộc bầu cử mới thành công", Phó Thủ tướng nói.
Ngoài ra, Hà Nội cũng cần tập trung làm tốt công tác tiếp dân, xử lý khiếu nại tố cáo, không để khiếu kiện đông người kéo đến các cơ quan TƯ. UBND TP phối hợp chặt chẽ với Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an, các cơ quan có liên quan, xử lý kịp thời, không để điểm nóng phát sinh.
Ngoài ra, Hà Nội cũng cần tập trung làm tốt công tác tiếp dân, xử lý khiếu nại tố cáo, không để khiếu kiện đông người kéo đến các cơ quan TƯ. UBND TP phối hợp chặt chẽ với Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an, các cơ quan có liên quan, xử lý kịp thời, không để điểm nóng phát sinh.
"Việc ứng cử, đề cử, mở rộng dân chủ nhưng phải đảm bảo chất lượng đại biểu. Tôi đề nghị Thành ủy, Hội đồng bầu cử của TP xem xét, xử lý theo đúng quy định pháp luật, tạo không khí dân chủ cởi mở, theo hướng chất lượng đại biểu tốt, đại diện cho nhân dân.
Ngoài ra không để bị động, bất ngờ, không để xảy ra cháy nổ, tai nạn, tội phạm trong quá trình bầu cử", Phó Thủ tướng yêu cầu.
Hồng Nhì
http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/294231/to-chuc-phan-dong-dung-sau-mot-so-nguoi-tu-ung-cu.html
22.
"
1.Nguyễn Quang A
2.Nguyễn Thị Kim Anh
3.Phan Văn Bách
4.Nguyễn Xuân Diện
5.Hoàng Văn Dũng
6.Nguyễn Đình Hà
7.Nguyễn Thúy Hạnh
8.Nguyễn Việt Hưng
9.Lê Văn Luân
10.Đỗ Việt Khoa
11.Đỗ Nguyễn Mai Khôi
12.Nguyễn Kim Môn
13.Nguyễn Đình Nam
14.Nguyễn Trang Nhung
15.Phan Văn Phong
16.Ngô Xuân Phúc
17.Đặng Bích Phượng
18.Bùi Minh Quốc
19.Kim Tiến
20.Nguyễn Văn Thạnh
21.Nguyễn Tường Thụy
22.Đỗ Anh Tuấn
23.Trần Đăng Tuấn
24.Phạm Văn Việt
25.Nguyễn Công Vượng
Danh sách trên là do Page Vận Động Ứng Cử Đại Biểu Quốc Hội 2016 cập nhật được vào 17h ngày 13/3/2016. Danh sách gồm 25 người tự ứng cử đại biểu Quốc hội trên cả nước (Hà Nội, Sài Gòn, Đồng Nai, Đà Nẵng, Đà Lạt...), tên các ứng viên được xếp theo thứ tự alphabet. Đây tất nhiên là danh sách không đầy đủ, so với con số 47 người tự ứng cử ở Hà Nội và 48 ở Sài Gòn.
* * *
Page cũng xin lưu ý bạn đọc: Khi nói tới “ứng viên độc lập”, “người tự ứng cử”, chúng ta cần hiểu là lâu nay, có hai loại ứng viên độc lập vào Quốc hội Việt Nam:
- Loại 1 là loại thuần túy độc lập, nghĩa là họ tự quyết định ứng cử, và ứng cử với tư cách độc lập thật sự, không qua đề cử, giới thiệu của cơ quan, đơn vị, tổ chức nào.
- Loại 2 là loại đóng vai độc lập, tức là loại ứng viên được “trên” chỉ đạo cho ứng cử với tư cách độc lập. Nói cách khác, đây là kiểu ứng viên “quân xanh”.
Kỳ bầu cử Quốc hội lần này được chính Tiểu ban an ninh, trật tự, an toàn xã hội của Hội đồng Bầu cử Quốc gia nhận định là “phức tạp hơn, đã hình thành phong trào tự ứng cử”. Điều đó có nghĩa là ứng viên độc lập loại 1 đã đông hơn hẳn so với các kỳ bầu cử Quốc hội trước đây. Tuy nhiên, nó cũng chưa nói lên được gì về tính chất dân chủ, tự do của cuộc bầu cử này, vì hiện giờ, tất cả mọi người chỉ mới nộp xong hồ sơ và đang phải chờ kết quả Hội nghị hiệp thương lần thứ hai (do Mặt trận Tổ quốc tự tổ chức với nhau trong các ngày 16-18/3/2016).
Chúng ta hãy cùng chờ xem có ứng viên ĐBQH thuần túy độc lập nào sẽ lọt được vào vòng trong không.
Ảnh: Poster tranh cử của ứng viên Hoàng Văn Dũng.
"
https://www.facebook.com/daibieuQH/photos/a.1030669923663055.1073741828.1030627020334012/1051790628217651/?type=3&theater
21.
Thầy giáo Đỗ Việt Khoa tự ứng cử đại biểu QH lần hai
14/03/2016 21:13 GMT+7
- Thầy giáo Đỗ Việt Khoa, giáo viên trường THPT Thường Tín (Hà Nội) - người tích cực chống tiêu cực, gian lận thi cử đã quyết định nộp đơn ứng cử làm đại biểu QH khóa 14.
Tối 14/3, trao đổi với VietNamNet, ông Đỗ Việt Khoa cho biết ông từng ứng cử ĐBQH năm 2007 và bị 0% phiếu tín nhiệm tại nơi làm việc (trường THPT Vân Tảo).
Thầy giáo Đỗ Việt Khoa. Ảnh: VietNamNet |
Năm nay, ông đắn đo mãi đến phút chót mới nộp hồ sơ. Cũng theo ông Khoa, việc nộp đơn của ông rất thuận lợi. Lãnh đạo các cấp đã biết và rất quan tâm.
"Từ đó đến nay đã gần 10 năm. Mục đích của tôi là muốn có tiếng nói sâu sát về thực trạng của nền giáo dục hiện tại. Tiêu cực thi cử, tình hình lạm thu qua nhiều năm nhưng vẫn còn nhiều bức xúc, nhức nhối. Phải là giáo viên đứng lớp mới hiểu nỗi khổ của giáo viên, học sinh" - ông Khoa chia sẻ.
Ông Đỗ Việt Khoa sinh năm 1968, quê quán xã Vân Tảo, huyện Thường Tín Hà Nội. Ông tốt nghiệp ĐH Tổng hợp Hà Nội với chuyên ngành Địa lý-Địa chất. Ông cũng đã tốt nghiệp Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐHQG Hà Nội) chuyên ngành Toán Tin.
Từ năm 1994 đến năm 1999, ông là giáo viên trường THPT Đồng Quan, huyện Phú Xuyên, Hà Nội. Từ năm 1999 đến 2010, ông là giáo viên trường THPT Vân Tảo. Hiện ông là giáo viên trường THPT Thường Tín, Hà Nội.
Thời còn làm giáo viên dạy Toán và Địa lý tại Trường THPT Vân Tảo, huyện Thường Tín ông đã tố cáo hành vi tiêu cực thi cử trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2006 bằng những video tự quay.
Lần đầu tiên, một vụ việc cực kỳ nghiêm trọng trong thi cử của ngành giáo dục đã bị thầy Khoa đứng ra tố cáo. Ông từng được Bộ GD-ĐT tặng bằng khen và Đài THVN tôn vinh trong chương trình "Người đương thời".
Ông Khoa cũng được coi là nhân tố điển hình trong cuộc vận động "nói không với tiêu cực thi cử" của ngành giáo dục.
Sự việc tiêu cực thi cử ở kỳ tốt nghiệp THPT năm 2012 ở Trường THPT Đồi Ngô, huyện Lục Nam, Bắc Giang cũng được ông và một số người công khai khiến dư luận sửng sốt.
Trên Facebook cá nhân, ông Khoa tâm sự ông mong "muốn làm được như ĐBQH Nguyễn Minh Thuyết, Trương Trọng Nghĩa, Bộ trưởng Nguyễn Quang Vinh, Đinh La Thăng... và hơn nữa là phấn đấu cho 1 nền giáo dục không phải đóng học phí, cấm mọi khoản thu...".
Văn Chung
20.
Nhà báo Trần Đăng Tuấn tự ứng cử đại biểu QH
14/03/2016 07:45 GMT+7
- Nguyên Phó tổng giám đốc VTV Trần Đăng Tuấn đã tới Ủy ban bầu cử TP Hà Nội nộp hồ sơ tự ứng cử đại biểu QH.
Trên trang facebook cá nhân của mình, nhà báo Trần Đăng Tuấn vừa cho biết, ông đã quyết định tự ứng cử ĐBQH.
Ông chia sẻ: “Lý do duy nhất cho quyết định này là tôi thấy: Đúng là không cần vị trí nào vẫn có thể làm điều hữu ích. Nhưng nếu là đại biểu Quốc hội, sẽ có nhiều điều kiện để làm những điều đúng, điều hữu ích cho cộng đồng hiệu quả hơn”.
Ông chia sẻ: “Lý do duy nhất cho quyết định này là tôi thấy: Đúng là không cần vị trí nào vẫn có thể làm điều hữu ích. Nhưng nếu là đại biểu Quốc hội, sẽ có nhiều điều kiện để làm những điều đúng, điều hữu ích cho cộng đồng hiệu quả hơn”.
Nhà báo Trần Đăng Tuấn. Ảnh: Tiền Phong |
Nhà báo Trần Đăng Tuấn lý giải vì sao ông quyết định tự ứng cử: "Tôi không quá thiếu thực tế. Kể cả nếu sau hiệp thương, tên tôi có trong danh sách để bầu, thì cơ hội trúng cử của tôi, một người tự ứng cử, khách quan mà nhìn nhận, là không nhiều.
Dù vậy, tôi quyết định tự ứng cử, vì giờ đây tôi nghĩ rằng: Lấy lý do xác suất thành công quá nhỏ mà không làm điều gì đó cần làm, thường chỉ là cách biện hộ cho sự yếu đuối.
Hướng đến mục tiêu trúng cử, nhưng tôi không để chuyện trúng hay không trúng cử thành áp lực. Tôi quyết định không bỏ qua cơ hội nhỏ làm những việc hữu ích lớn. Nếu cơ hội nhỏ đó không thành hiện thực, thì tôi sẽ vẫn luôn có những cơ hội lớn để làm các việc hữu ích nhỏ".
Ông cho rằng: "Cơ hội bao giờ cũng có, quan trọng là thái độ của chúng ta với các cơ hội mà thôi".
Nhà báo Trần Đăng Tuấn sinh năm 1957, là tiến sĩ chuyên ngành Truyền hình.
Nhà báo Trần Đăng Tuấn sinh năm 1957, là tiến sĩ chuyên ngành Truyền hình.
Ông từng đảm nhiệm các vị trí như: Trưởng Ban Biên tập kênh giải trí VTV3, Trưởng Ban Thư ký Biên tập Đài Truyền hình Việt Nam (VTV), Giám đốc Hãng phim truyền hình, Phó Tổng giám đốc VTV, Tổng giám đốc AVG - Truyền hình An Viên...
Ông cũng là một nhà từ thiện nổi tiếng với chương trình tiêu biểu là "Bữa cơm có thịt".
Trước đó, người phụ nữ có “giọng nói huyền thoại” chinh phục bao thế hệ khán giả truyền hình là NSƯT Kim Tiến cũng được Hội thánh Tin lành Hà Nội đề cử ĐBQH khóa mới.
Bà là một trong những phát thanh viên đầu tiên của Ban thời sự VTV và cũng là một trong những người dẫn chương trình truyền hình đầu tiên kể từ khi VTV lên sóng.
Bà là một trong những phát thanh viên đầu tiên của Ban thời sự VTV và cũng là một trong những người dẫn chương trình truyền hình đầu tiên kể từ khi VTV lên sóng.
Hồng Nhì
Chủ nhật, 13/3/2016 | 21:57 GMT+7
47 người tự ứng cử đại biểu Quốc hội tại Hà Nội
Trong tổng số 87 hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội khóa 14 tại thủ đô có hơn một nửa ứng viên tự ứng cử
16h45 chiều 13/3, bộ hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội cuối cùng được tiếp nhận, kết thúc gần một tháng thành phố Hà Nội tổ chức nhận hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội khóa 14 và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021.
Theo thống kê của Ủy ban bầu cử Hà Nội, số hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội là 87, trong đó 40 hồ sơ được các cơ quan, tổ chức giới thiệu ứng cử và 47 người tự ứng cử. Số hồ sơ ứng cử đại biểu HĐND thành phố là 205, trong đó 196 người được các cơ quan, tổ chức giới thiệu và 9 người tự ứng cử.
Nghệ sĩ ưu tú Kim Tiến là một trong các ứng viên đại biểu Quốc hội khóa 14. Ảnh:Kim Ngân.
|
Một cán bộ tiếp nhận hồ sơ cho hay, những ngày đầu trung bình có 4-5 hồ sơ ứng cử mỗi ngày. Gần hết hạn thu nhận (10-11/3), số lượng người đến nộp tăng cao. Chiều cuối cùng nộp hồ sơ, cả 5 ứng viên đều là tự ứng cử.
Có một số ứng viên đại biểu Quốc hội được nhiều người biết tới, như: tiến sĩ Trần Đăng Tuấn, nguyên Phó tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam; nghệ sĩ ưu tú Minh Ánh, Hiệu trưởng Cao đẳng nghệ thuật Hà Nội; nghệ sĩ ưu tú Kim Tiến, nguyên phát thanh viên, biên tập viên Đài truyền hình Việt Nam…
Tại hội nghị hiệp thương lần 1, tổng số đại biểu Quốc hội dự kiến phân bổ cho Hà Nội là 30, số người giới thiệu ứng cử là 60, trong đó 5 người tự ứng cử (trong phân bổ không có cơ cấu cho đại biểu tự ứng cử).
Theo quy định, đến ngày 18/3 Mặt trận tổ quốc các cấp sẽ tổ chức hội nghị hiệp thương lần hai để giới thiệu người ra ứng cử đại biểu Quốc hội và HĐND. Đến ngày 27/4, danh sách ứng cử viên sẽ được công bố.
Tại Đà Nẵng, Phó chủ tịch Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam Nguyễn Đăng Hải thông tin, thành phố có 15 ứng viên đại biểu Quốc hội, trong đó có 3 người tự ứng cử. Số hồ sơ ứng cử đại biểu HĐND là 98, 5 hồ sơ tự ứng cử.
Sở Nội vụ Nghệ An thông tin, có 38 người ứng cử đại biểu Quốc hội, trong đó có 5 hồ sơ tự ứng cử. Tổng số hồ sơ ứng cử đại biểu HĐND là 150.
Giám đốc Sở Nội vụ Quảng Nam Nguyễn Hữu Sáng cho biết, tỉnh có 15 hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội, trong đó 3 hồ sơ tự ứng cử; HĐND tỉnh có 104 hồ sơ, 3 người tự ứng cử.
Ủy ban bầu cử Hà Tĩnh đã tiếp nhận 16 hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội, trong đó có một người tự ứng cử.
|
Nhóm phóng viên
http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/47-nguoi-tu-ung-cu-dai-bieu-quoc-hoi-tai-ha-noi-3369172.html18.
Thứ Bảy, ngày 12/03/2016, 06:3
Để xác nhận một sơ yếu lý lịch tôi đã cần đến gần 4 ngày, một việc có thể làm trong 10 phút.
0 |
Một bộ hồ sơ đăng ký ứng cử quốc hội gồm bốn tài liệu phải điền theo mẫu: 1) Đơn ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV; 2) Sơ yếu lý lịch; 3) Tiểu sử tóm tắt; 4) Bản kê khai tài sản, thu nhập; kèm 3 chiếc ảnh 4 x 6 và tài liệu khác (nếu có). Phải nộp cho Ủy Ban Bầu Cử (UBBC) hai bộ hồ sơ đăng ký như vây. Hai cơ quan hành chính liên quan ở đây là UBBC và UBDN phường nơi mình có hộ khẩu.
Điền hồ sơ là một công việc khá vất vả và nhiều khả năng xảy ra lỗi. Tôi đã dành cả tuần lễ để vật lộn với việc này. Rất cần đơn giản hóa bản thân các mẫu hồ sơ. Nhưng ở đây chúng ta chưa bàn đến nội dung của các tài liệu, đến việc có cần hồ sơ này hay hồ sơ nọ, đến có cần kê khai chi tiết như mẫu yêu cầu hay không. Ở đây chỉ bàn về các thủ tục liên quan đến nộp hồ sơ đăng ký mà thôi.
Theo mẫu, sơ yếu lý lịch (do người ứng cử tự khai và phải chịu trách nhiệm về nội dung khai) phải được UBND Phường nơi cư trú xác nhận. Việc xác nhận chỉ là xác nhận về người khai, tức là xác nhận ông/bà X có CMTND số Y (có thể thêm có hộ khẩu Z) là người khai và ký bản sơ yếu lý lịch này, rồi phường đóng dấu vào ảnh, giáp lai và ký tên đóng dấu sự xác nhận. Việc này có thể chỉ cần không quá 10 phút hoặc tối đa 1-2 giờ nếu Chủ tịch UBND phường có quá nhiều hồ sơ phải ký.
Tôi mang sơ yếu lý lịch của mình xin xác nhận sáng ngày 1.3.2016 và khá nhanh tôi nhận được xác minh của phường. Tôi rất hài lòng. Tuy nhiên, buổi chiều khi mang đến UBBC để nộp thì họ nói tôi phải xin lại xác nhận của phường vào đúng chỗ như ở trong mẫu chứ không phải xác nhận ở một tờ riêng (dù có đóng dấu giáp lai cả tờ xác nhận và các trang sơ yếu lý lịch). Thế là mất toi một ngày. Để tránh sai sót tôi yêu cầu UBBC xem các hồ sơ tôi định nộp và hướng dẫn tôi sửa chi tiết (từng chấm, phảy) theo đúng cách hiểu của UBBC. Tôi đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình và chu đáo của UBBC.
Về nhà sửa lại đúng như hướng dẫn của UBBC, sáng hôm sau 2.3.2016 tôi mang lại phường để xin lại xác nhận. Suốt một buổi sáng hỏi đi hỏi lại và đôi khi tranh luận với phường về bản xác nhận. Tôi nói lại yêu cầu của UBBC là phường xác nhận vào đúng chỗ theo mẫu. Phường bảo họ làm đúng luật còn UBBC chỉ là cơ quan nhất thời nên có thể họ không hiểu quy định. Tôi đồng ý phường cứ làm đúng như quy định của Nghị định mà phường dẫn ra và tôi ghi hình cuộc trao đổi để đưa ra công khai xem phường đúng hay UBBC đúng.
Theo đúng hẹn, 8 giờ sáng 4.3.2016 tôi lại đến phường để lấy chữ ký xác nhận. Vì bản hôm trước đã ghi ngày 2.3.2016, nên tôi phải sửa và in lại thành ngày 4.3.2016. Đợi suốt từ 8 giờ sáng đến gần 11 giờ trưa mới lấy được xác nhận. Giữa chừng nhân viên hộ tịch chạy lên chạy xuống chắc để xin chỉ thị về việc ghi xác nhận ra sao. Có 2 camera dường như ghi hình hoạt động khác nhưng đôi khi chĩa chẳng vào tôi gây cảm giác khá khó chịu. Cuối cùng họ cũng ghi vào đúng chỗ trên sơ yếu lý lịch, thêm một câu vô nghĩa: “Hiện không ăn ở thường xuyên tại phường…” nhưng tôi thấy nó không mâu thuẫn với điều tôi đã khai nên không tranh cãi và vui vẻ chấp nhận. Như thế để xác nhận một sơ yếu lý lịch tôi đã cần đến gần 4 ngày, một việc có thể làm trong 10 phút.
Chiều 4.3 tôi mang toàn bộ hồ sơ đến UBBC, tất nhiên phải in lại toàn bộ cho đúng ngày 4.3 thay cho ngày 2.3 của bản cũ. Cán bộ của UBBC tận tụy xem lại và phát hiện ra 2 lỗi nhỏ: trong sơ yếu lý lịch tôi ghi CMTND…. Nơi cấp: Công an Hà Nội, song ở 2 bản khác chỉ ghi nơi cấp: Hà Nội, nên lại phải xuống in lại thêm 2 chữ Công an. Theo hướng dẫn cần 2 ảnh rời, nhưng hóa ra là cần 3 và lại phải đi làm cho đủ 6 chiếc. Tôi hoàn tất việc nộp hồ sơ vào lúc gần 16h ngày 4.3.2016.
Có thể thấy có thể cải thiện rất nhiều trong thủ tục để phục vụ tốt hơn cho nhân dân, cũng có thể thấy năng lực của công chức còn chưa được như mong đợi. Cả hai việc đều có thể được cải thiện dễ dàng và tôi hy vọng thủ tục phải được đơn giản hóa cho các kỳ bầu cử sau.
Nguyễn Quang A
17.
Ông Dương Trung Quốc được giới thiệu ứng cử ĐBQH khóa XIV
Hoàng Đan |
Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đã họp và thống nhất tiếp tục giới thiệu ông Dương Trung Quốc, Tổng Thư ký của Hội tiếp tục ứng cử ĐBQH khóa XIV.
Theo thông tin của chúng tôi, mới đây, Ban Thường vụ Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đã tiến hành họp và thống nhất giới thiệu ôngDương Trung Quốc tiếp tục ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa XIV (nhiệm kỳ 2016 - 2021).
Xác nhận thông tin này, ông Dương Trung Quốc cho hay, cá nhân ông cũng muốn rút để những người mới trẻ hơn có thể tham gia ứng cử, tuy nhiên, Ban Thường vụ Hội đã họp, thống nhất, quyết định tiếp tục giới thiệu ông.
Ông Quốc bày tỏ, với trách nhiệm của mình, khi ra ứng cử nếu trúng cử, ông sẽ tiếp tục cố gắng, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, phản ánh những vấn đề, kiến nghị của cử tri đến cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước.
Nhà sử học Dương Trung Quốc sinh năm 1947, ông quê gốc ở Bến Tre nhưng sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Ông là Đại biểu Quốc hội các khóa XI, XII, XIII, đồng thời, hiện đang là Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam.
Ông nổi tiếng với nhiều phát ngôn cũng như chất vấn thẳng thắn trước Quốc hội.
Trước đó, theo thông tin của chúng tôi, Hòa thượng Thích Chơn Thiện, Phó Pháp chủ kiêm Phó Chủ tịch TT Hội đồng Trị sự GHPGVN cũng đã được giới thiệu tái cử Đại biểu Quốc hội khóa XIV.
Hòa thượng Thiện là đại biểu Quốc hội khóa XI, XII, XIII.
Còn tại Hà Nội, Trung ương Giáo hội PGVN cũng tiếp tục giới thiệu Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm, Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng ban Trị sự GHPGVN TP Hà Nội ứng cử ĐBQH. Hòa thượng Nghiêm là ĐBQH khóa XIII.
Cũng trong ngày 3/3, Hội đồng bầu cử quốc gia đã thông qua Nghị quyết số 53/NQ-HĐBCQG về số đơn vị bầu cử, danh sách các đơn vị bầu cử và số lượng ĐBQH được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Theo Nghị quyết này, tổng số đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV trong cả nước là 184. Nhiều nhất là Hà Nội và TP.HCM, mỗi địa phương có 10 đơn vị bầu cử.
Do số lượng người ứng cử thuộc cơ cấu trung ương giới thiệu là 198 ứng cử viên nên 15 đơn vị bầu cử có hai ứng cử viên là người được trung ương giới thiệu.
Theo thông tin sơ bộ, đến thời điểm này đã có khoảng 50 hồ sơ tự ứng cử ĐBQH được nộp về các địa phương, trong đó, nhiều nhất là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
http://soha.vn/xa-hoi/ong-duong-trung-quoc-duoc-gioi-thieu-ung-cu-dbqh-khoa-xiv-20160306091430323.htm
16.
Thứ Sáu, ngày 04 tháng 3 năm 2016
>> Tiêu chí xếp 20 phụ nữ ảnh hưởng nhất VN?
>> Ứng viên độc lập 'bị sách nhiễu đồng loạt'
>> Tâm lý dân tộc với cuộc cải cách hành chính hiện nay
>> Từ sĩ quan an ninh trở thành người chỉ trích chính quyền
>> Vượng râu lên tiếng vì bị xúc phạm khi ứng cử Đại biểu Quốc hội
FB Luân Lê
THƯ ĐỀ NGHỊ
>> Ứng viên độc lập 'bị sách nhiễu đồng loạt'
>> Tâm lý dân tộc với cuộc cải cách hành chính hiện nay
>> Từ sĩ quan an ninh trở thành người chỉ trích chính quyền
>> Vượng râu lên tiếng vì bị xúc phạm khi ứng cử Đại biểu Quốc hội
FB Luân Lê
THƯ ĐỀ NGHỊ
V/v: Yêu cầu báo PetroTimes gỡ bỏ bài viết và xin lỗi công khai vì đã đăng bài bịa đặt, vu khống đối với cá nhân tôi với nội dung “tôi tham gia ứng cử là do tổ chức “phản động Việt Tân xúi giục” và để phá hoại cuộc bầu cử đại biểu quốc hội khóa 14 sắp tới”.
Hà Nội, ngày 03 tháng 03 năm 2016
Kính gửi: Ông NGUYỄN NHƯ PHONG
Tổng Biên tập báo PetroTimes (Năng Lượng Mới)
Địa chỉ: Tầng 4, tòa nhà Viện Dầu khí Việt Nam, số 167 Trung Kính, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Kính chào Quý báo và ông Tổng biên tập,
Thật hãnh diện cho tôi được diện kiến tới ông một lần nữa:
Tôi là: Luật sư Lê Văn Luân
SĐT: 0914.888.102 Email: luatsuleluan@gmail.com
Địa chỉ: VPLS Hưng Đạo Thăng Long, số 01 Vũ Phạm Hàm, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội.
Lời đầu tiên tôi xin gửi tới ông lời chào trân trọng, lời chúc sức khỏe và cũng là lời mở đầu cho việc trao đổi công việc cụ thể dưới đây, mà tôi bất đắc dĩ đã trở thành đối tượng có chủ đích của quý báo.
Ngày hôm qua, 02/03/2016, Tôi có đọc được bài viết của một tác giả ký tên “Đại Anh”, đăng trên bản điện tử của quý báo PetroTimes với tiêu đề: “Quốc hội không phải là phường chèo!”
Bài báo được đăng vào lúc 15:12 ngày 02/03/2016, (đường dẫn link bài viết: http://petrotimes.vn/quoc-hoi-khong-phai-la-phuong-cheo-390…).
Đặc biệt nghiêm trọng, là trong bài báo nêu trên, có nhiều nội dung mang tính chất công kích cá nhân, quy chụp, hoàn toàn bịa đặt và vu khống về việc “tôi tham gia ứng cử là do có sự xúi giục, giật dây của tổ chức “phản động Việt Tân”, và nhằm mục đích phá rối cuộc bầu cử quốc hội khóa 14”.
Xin xem ảnh chụp từ bài báo của nhà báo Đại Anh viết ngay dưới đây.
(Ảnh trích xuất từ bài báo vu khống của quý báo)
Rõ ràng, đây là hành vi vu khống và bịa đặt trắng trợn hoàn toàn, không có bất cứ chứng cứ có giá trị nào để chứng minh mà chỉ là những câu từ đơn phương mang tính cáo buộc vô căn cứ, bất chấp sự thật cũng như pháp luật, và dẫn tới sự bất hợp pháp đối với những cáo buộc về việc làm được Hiến định tại Điều 27 Hiến pháp 2013.
Có hai vấn đề mà bài báo đăng đã vi phạm nghiêm trọng:
1. Về pháp luật: việc bịa đặt một cách trắng trợn nêu trên là hành vi đã đủ dấu hiệu vi phạm đến các tội danh hình sự:
Cụ thể:
Tội vu khống – Điều 122 Bộ luật Hình sự 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009:
1. Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm; và,
Tội xâm phạm quyền bầu cử, quyền ứng cử của công dân – Điều 126 Bộ luật Hình sự 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009:
1. Người nào lừa gạt, mua chuộc, cưỡng ép hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở việc thực hiện quyền bầu cử, quyền ứng cử của công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.
Và đồng thời các hành vi trên đã vi phạm đến: “trách nhiệm của báo chí” tại Điều 6 và “Những điều cấm không được thông tin trên báo chí” tại Điều 10 Luật Báo chí 1989, sửa đổi bổ sung năm 1999.
2. Về đạo đức nghề nghiệp: Với nội dung bài báo với tính quy chụp, vu khống và bịa đặt nêu trên là những hành vi thể hiện một lối viết của một con người thiếu hụt nhân cách, sự tôn trọng về sự thật, xâm hại quyền và lợi ích chính đáng của người khác, coi thường nghề nghiệp, việc làm hợp pháp của người khác và mang tính tâm lý hằn học, mạt sát, miệt thị, chửi rủa vô văn hóa đối với yêu cầu về một tâm hồn, lối sống trong sáng của một người viết báo như đã quy định trong “Bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam”.
Việc đăng bài với nội dung như nêu trên đã kích động sự chia rẽ giữa nhân dân với chính sách đoàn kết của Đảng và nhà nước ta đang thực hiện; Đi ngược lại luật pháp hiện hành một cách công khai và có chủ đích; coi thường nhân phẩm, danh dự và quyền lợi hợp pháp của người khác, chà đạp lên sự thật khách quan; cố tình đổ tội cho người dân khi thực hiện các quyền năng hiến định, và được luật pháp bảo vệ.
Với sự am hiểu của một người làm nghề luật với tư cách một luật sư, với sự chuyên nghiệp của một con người văn minh, cấp tiến, với sự tôn trọng người khác từ trong nhận thức và nếp nghĩ, tôi đã phải cấp bách viết ngay thư yêu cầu này để đề xuất tới ông Tổng biên tập báo Petrotimes một vài yêu cầu chính đáng và hợp pháp như sau:
1. Buộc gỡ bỏ bài báo với các nội dung trực tiếp xâm hại đến tôi về những cáo buộc vô căn cứ, bất hợp pháp một cách trắng trợn như đã viết mà nhà báo nào đó có bút danh “Đại Anh” đã mạnh dạn và liều lĩnh vu khống tôi; hoặc nếu các ông đủ tự tin về các chứng cứ cho những cáo buộc vô pháp đó thì hãy cung cấp cho tôi trong thời hạn từ hôm nay, ngày 03/03/2016, cho đến hết 12h trưa thứ 7, ngày 05/03/2016, để tôi tin rằng đó là sự cáo buộc có căn cứ và hợp pháp đối với tôi;
2. Nếu không thể cung cấp chứng cứ cho những cáo buộc trong bài báo đã viết, tôi xin đề nghị tức thì tới các ông và quý báo ngay sau khi nhận được Thư đề nghị kiêm thông báo này, hãy đăng bài xin lỗi tôi một cách công khai, chính thức như cách các ông đã làm với tôi trên mặt báo của mình. Tôi đang sử dụng sự tương tác tích cực nhất tới quý báo để tránh những sự việc đáng tiếc cho chính quý báo và cũng là để ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật tiếp theo mà có thể xảy ra với bất kỳ ai. Pháp trị là phải dùng pháp luật để sống và hành xử với nhau, để tôn trọng và không được xâm phạm đến những giá trị chính đáng của các cá nhân khác.
Tôi hy vọng rằng, với hoạt động trong ngành lâu năm, với sự lão làng về tuổi đời của mình, với chức vị cao nhất của một tờ báo nhà nước, tôi sẽ không phải thất vọng mà nhận được hồi đáp của ông Tổng Biên tập và/hoặc đại diện có thẩm quyền của PetroTimes trong thời gian từ ngày 03/03/2016 đến hết 12h ngày 05/03/2016. Nếu qua thời gian này, PetroTimes không liên lạc lại với tôi hoặc từ chối thực hiện yêu cầu số 1, tôi sẽ chuẩn bị các thủ tục cần thiết để thực hiện phương án giải quyết tranh chấp số 2 nêu trên.
Trân trọng và Kính thư,
Luật sư Lê Văn Luân.
15.
Friday, March 4, 2016
Ứng viên độc lập bị sách nhiễu đồng loạt
Trong vài ngày đầu tuần qua, gần như tất cả các ứng viên độc lập vào Quốc hội khóa 14 đều đã và đang bị chính quyền cản phá quyết liệt bằng nhiều hình thức, từ gây khó khăn ở khâu hồ sơ đến viết bài bôi nhọ trên báo chí chính thống, từ đe dọa tại địa phương đến quay clip xâm hại uy tín trên mạng xã hội.
Không cơ quan nào xác minh lý lịch
Ông Lã Văn Thảo, cán bộ nhận hồ sơ tại UB bầu cử TP. Hà Nội Ảnh: xaluan.com |
Sau khi đã rất vất vả mới lấy được chữ ký xác nhận lý lịch ở phường Thành Công, sáng thứ ba (1/3), bà Đặng Bích Phượng, 56 tuổi, mang hồ sơ đến Ủy ban Bầu cử TP. Hà Nội thì đến xế chiều, người của Ủy ban gọi điện yêu cầu bà phải xác minh lại lý lịch tại UBND phường nơi bà đang cư trú là phường Dịch Vọng, chứ không phải phường Thành Công là nơi bà có hộ khẩu thường trú.
Bà Phượng lại mang hồ sơ tới phường Dịch Vọng. Tuy nhiên, một nữ cán bộ tư pháp ở đây bảo bà: “Phường không có cơ sở để xác minh lý lịch cho chị”.
Bà Phượng tức tốc rút điện thoại, gọi cho một người ở Ủy ban Bầu cử tên Thảo. Ông Thảo bảo bà đưa máy cho cán bộ tư pháp phường Dịch Vọng để ông nói chuyện, nhưng cô này từ chối nghe.
Bà Phượng hỏi lại ông Thảo và nhận được câu trả lời: “Tùy chị thôi!”.
Cực chẳng đã, ngày 2/3, bà Đặng Bích Phượng đã làm đơn gửi Ủy ban Bầu cử TP. Hà Nội và phường Dịch Vọng yêu cầu giải thích bằng văn bản xem “UBND phường nào có thẩm quyền xác minh lý lịch ứng cử đại biểu Quốc hội cho tôi?”.
Khi bà mang đơn đến trụ sở thường trực của Ủy ban Bầu cử thì đã thấy công an thường phục, nhân viên an ninh... có mặt ở đó khá đông.
Sau một hồi đôi co, cuối cùng, điều duy nhất bà Phượng đạt được cho đến lúc này là Ủy ban Bầu cử đã tiếp nhận đơn “đề nghị giải thích” của bà (nhưng không nói đến khi nào sẽ giải thích).
Bị xác nhận kiểu “phá đám”
Khá gần với “cảnh ngộ” của bà Đặng Bích Phượng, ứng cử viên Nguyễn Tường Thụy, 64 tuổi, cũng bị UBND xã Vĩnh Quỳnh gây khó khăn ở khâu hồ sơ.
Cụ thể, xã yêu cầu ông Thụy phải khai ở mục Kỷ luật rằng ông từng bị công an quận Hoàn Kiếm cảnh cáo hai lần vì đi biểu tình chống Trung Quốc. Tuy nhiên, tương tự như trường hợp bà Phượng, sự việc này của ông Thụy đã xảy ra từ cách đây 4-5 năm chứ không phải “trong thời gian 01 năm tính đến ngày làm hồ sơ ứng cử”, cho nên đúng ra thì ông không cần khai; nếu ông ghi, hồ sơ sẽ bị coi là không hợp lệ.
Ngoài ra, bản thân ông Nguyễn Tường Thụy cũng không hề biết ông từng bị cảnh cáo hai lần, và chưa từng nhận được văn bản nào của cơ quan chức năng liên quan đến việc này.
Sau ba lần đến UBND xã, ngày 2/3, ông Thụy được Phó Chủ tịch UBND xã, Nguyễn Đình Hiếu, ký xác nhận vào lý lịch rằng ông “trong thời gian sống tại xã, không tham gia sinh hoạt bất kỳ các tổ chức chính trị xã hội nào của xã”, “hai lần bị Công an Quận Hoàn Kiếm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính”, “có lời nói và việc làm không ủng hộ chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước”.
Thực ra, khi xác nhận lý lịch cho công dân, UBND xã, phường chỉ có chức năng xác nhận chữ ký và hộ khẩu thường trú chứ không có quyền nhận xét.
Ngày 3/3, ông Nguyễn Tường Thụy đã gửi đến Hội đồng Bầu cử Quốc gia và Ủy ban Bầu cử TP. Hà Nội một lá đơn “tố cáo hành vi cản trở quyền ứng cử của công dân”.
Chiến dịch “bôi nhọ” trên truyền thông
Nghệ sĩ chèo Nguyễn Công Vượng, ứng viên độc lập. |
Những ngày qua tại Hà Nội, một nhóm người tự nhận là “dư luận viên”, biên tập viên của Viet Vision (một kênh Youtube chuyên về đưa tin chống lại giới hoạt động dân chủ-nhân quyền ở Việt Nam), đã tổ chức quay và phát một số clip có nội dung xuyên tạc, công kích và gây hiểu lầm về TS. Nguyễn Quang A - một trong các ứng viên đại biểu Quốc hội độc lập.
Tuy nhiên, hành động phỉ báng công khai nhất đối với các ứng viên độc lập là một bài viết có tựa đề “Quốc hội không phải là phường chèo”, đăng tải trên trang Petro Times (phiên bản điện tử của báo Tin Nhanh Năng Lượng Mới) hôm thứ tư, 2/3.
Bài báo trực tiếp đả kích nghệ sĩ chèo Nguyễn Công Vượng bằng những từ như “chém gió”, “đốt đền hòng nổi danh”, “lộng ngôn”, “gây sốc”, “kẻ khùng”...
Một loạt cá nhân khác cũng bị bài báo dùng các từ ngữ nặng nề để mạt sát, như các ứng viên Nguyễn Quang A, Nguyễn Tường Thụy, Đặng Bích Phượng cùng một số luật sư, và các nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Lân Thắng, Nguyễn Chí Tuyến...
Được biết, ông Nguyễn Công Vượng và luật sư Lê Văn Luân đang dự định sẽ có hành động pháp lý đối với tờ Petro Times.
Và... công an vào cuộc
Một ứng cử viên đại biểu Quốc hội khác ở Hà Nội, ông Phan Văn Bách (hành nghề lái xe taxi cho hãng Mai Linh), cho biết ông cũng vừa bị công an ập vào nhà kiểm tra hành chính đột xuất, tối 2/3, không rõ lý do.
Trong ngày 2/3, một trong các gương mặt nổi bật ứng cử đại biểu Quốc hội độc lập kỳ này, luật sư Võ An Đôn, đưa “tin khẩn cấp” trên mạng xã hội rằng ông đã nhận được giấy mời của Công an tỉnh Phú Yên, yêu cầu ông ngày 7/3 có mặt tại Phòng An ninh Chính trị nội bộ Công an tỉnh.
Ông Đôn đặt câu hỏi có phải chuyện này là do ông vừa nộp đơn ứng cử đại biểu Quốc hội và viết bài nói lên tâm tư của mình về việc ứng cử.
http://www.bbc.com/vietnamese/forum/2016/03/160303_ung_vien_doc_lap_bi_sach_nhieu_dong_loat?ocid=socialflow_facebook
http://www.bbc.com/vietnamese/forum/2016/03/160303_ung_vien_doc_lap_bi_sach_nhieu_dong_loat?ocid=socialflow_facebook
Bài liên quan: Ứng viên độc lập gặp khó từ khâu hồ sơ
14.
Phân biệt đối xử với người tự ứng cử là phạm luật
TTO - Phó chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Văn Pha khẳng định như vậy khi trả lời câu hỏi của phóng viên Tuổi Trẻ sáng 3-3.
Ông Nguyễn Văn Pha trả lời phỏng vấn báo chí sáng 3-3 - Ảnh: Lê Kiên |
Ông Nguyễn Văn Pha nhấn mạnh: các cơ quan có trách nhiệm trong công tác bầu cử không được phân biệt đối xử, cố tình gây trở ngại cho những người tự ứng cử.
Ông Pha cho biết tính đến thời điểm hiện tại, Ủy ban bầu cử TP Hà Nội đã nhận được hơn mười hồ sơ của người tự ứng cử đại biểu Quốc hội Khóa XIV, thông tin từ các địa phương khác cũng cho thấy đã có người tự ứng cử đến nộp hồ sơ.
Người tự ứng cử có thể lấy mẫu hồ sơ trên trang web của Hội đồng bầu cử quốc gia, hoặc mua hồ sơ tại Ủy ban bầu cử ở địa phương, khai nội dung theo mẫu và nộp hồ sơ đến Ủy ban bầu cử các tỉnh, thành phố.
Hồ sơ của những người tự ứng cử, cùng với những người ứng cử được các cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu được gửi đến MTTQ VN để tiến hành hiệp thương một cách bình đẳng, không phân biệt.
* Thưa ông, nhưng nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội Khóa XIV rất rõ ràng như tỷ lệ nữ bao nhiêu, trẻ bao nhiêu, dân tộc thiểu số bao nhiêu… Vậy người tự ứng cử thuộc cơ cấu nào trong nghị quyết này?
- Đúng là nghị quyết không quy định về cơ cấu tỷ lệ người tự ứng cử, nhưng trong quá trình tiến hành công tác bầu cử thì luôn xuất hiện những người tự ứng cử.
Việc không quy định cơ cấu tỷ lệ người tự ứng cử trong nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội không ảnh hưởng gì tới việc tự ứng cử. Bởi người tự ứng cử tham gia như một thành phần bình đẳng trong quá trình bầu cử, nếu trúng cử thì họ đương nhiên thuộc vào cơ cấu, thành phần nào đó (ví dụ như trẻ, nữ, dân tộc thiểu số…) trong Quốc hội.
Hơn nữa, cơ cấu, thành phần quy định trong nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội là cơ cấu định hướng chứ không phải cơ cấu bắt buộc.
* Mặc dù vậy, một số người có ý định tự ứng cử vẫn lo ngại rằng, khi nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã định hướng cơ cấu như vậy rồi, thì đến hiệp thương vòng 3 MTTQ VN sẽ lấy lý do đảm bảo tính ổn định của cơ cấu để loại người tự ứng cử. Ông nói gì để đảm bảo rằng người tự ứng cử sẽ không bị phân biệt đối xử?
- Các cơ quan có trách nhiệm trong công tác bầu cử, đặc biệt là MTTQ VN, không được phân biệt đối xử, không được để xảy ra tình trạng phân biệt đối xử với những người tự ứng cử. Bất cứ hành vi phân biệt đối xử nào đều vi phạm pháp luật. Tôi mong báo chí, cử tri, bản thân người tự ứng cử giám sát quá trình này để tránh xảy ra những thiếu sót, vi phạm đáng tiếc.
Theo quy định của pháp luật, người được các cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu ứng cử và người tự ứng cử bình đẳng như nhau trước cử tri.
Hơn nữa, theo quy định thì mỗi đơn vị bầu cử phải có số dư ít nhất là hai người, do đó người tự ứng cử cạnh tranh bình đẳng với những người ứng cử khác, và cuối cùng cử tri sẽ lựa chọn những người xứng đáng nhất.
Chỉ có điều, qua tham gia công tác bầu cử nhiều năm nay, bản thân cũng là một đại biểu Quốc hội, tôi khuyên những người đã có ý định tự ứng cử phải xác định đây là chuyện nghiêm túc. Đừng tham gia ứng cử với tâm lý để “thử xem thế nào” hoặc là tham gia “để cho vui”.
Tôi nghĩ, những người tự ứng cử có trình độ, có đạo đức, có uy tín cao, một lòng vì nước vì dân, được đông đảo cử tri tin yêu, tín nhiệm, thì có hội trúng cử sẽ cao.
LÊ KIÊN13.
"
Cảm ơn bài báo của Petrotime của ô nguyễn như phong làm sáng nay Mr. Râu đang diễn cũng phải cháy máy vì các cuộc phỏng vấn của nhà báo trong Nước và Quốc Tế!
Cùng các cuộc điện thoại của một số luật sư danh tiếng.
Dù rất vui nhưng Mr. Râu vẫn gửi thông báo Petrotime xin lỗi gỡ bài trong 48h
Và sau đó sẽ kiện về tội vu khống:
- 01. Vu vạ cho Mr. Râu thuộc hội nọ hội kia...
- 02 Vi phạm hiến pháp và Pháp luật trong tự do Bầu Cử
- 03. Xúc phạm nhân phẩm!? Phần này thôi vì tầm đại bàng chưa đủ để viết nên tha!ー
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1001483076585159&set=a.543603949039743.1073741829.100001704273864&type=3&theater
Ngày 3 Tháng 3, 2016 | 11:20 AM
GiadinhNet - Mới đây, nghệ sĩ Nguyễn Công Vượng (tức Vượng râu) được xuất hiện trong một bài báo với những lời lẽ khá nặng nề xung quanh việc anh muốn ra ứng cử Đại biểu Quốc hội.
Để làm rõ hơn vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với nghệ sĩ Nguyễn Công Vượng.
Tôi đâu có tranh vợ cướp chồng hay lừa đảo như Liên Kết Việt mà mạt xát?
Vốn quen với những bài báo “dĩ hòa vi quý”, giờ đọc bài viết ngược nhiều hoàn toàn thế này, cảm giác của anh có bị “nóng mặt” không?
Không hề chứ. Tôi cười từ qua đến giờ đây. Thế mới biết được bản lĩnh của Vượng râu là thế nào chứ. Bởi vì tôi biết khi mình ra ứng cử đại biểu Quốc hội thì chẳng chóng thì chầy cũng sẽ có những ý kiến trái chiều.
Từ xưa đến nay đâu hiếm những bài viết mạt xát người ra ứng cử như vậy, thế nên tôi cũng không phải là ngoại lệ. Hỏi tôi có buồn, có “sốc” không thì xin nhắn gửi đến người viết bài báo đó thế này: Vượng râu vẫn đang cười rất tươi, vẫn đi diễn hàng đêm và chờ xem ai mới là người bị tẩy chay.
Tôi có xem các diễn đàn thì thấy nhiều độc giả và các nhà báo khá bất bình với những luận điệu quy chụp, xúc phạm của họ.
Vượng râu gây xôn xao khi ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa XIV tới.
Vì sao anh quyết định ứng cử đại biểu quốc hội? Điều gì khiến anh tự tin đến thế?
Trước hết, tôi phải khẳng định rằng, việc mọi người dân tự ứng cử tham gia đại biểu quốc hội là quyền tự do dân chủ và được khuyến khích.
Tôi không đi cặp bồ, tranh vợ cướp chồng như ai đó, cũng không lừa đảo như Liên Kết Việt... Vậy thì họ nhân danh điều gì để xúc phạm điều đã được quy định bằng luật pháp, cũng như mạt xát tư cách, nhân phẩm của một nghệ sĩ chỉ vì họ làm điều pháp luật không cấm ấy?
Còn tất nhiên, khi đã quyết định ứng cử thì bản thân tôi phải tự tin vào khả năng của mình chứ. Tôi có sự hiểu biết về văn hóa nói chung, đi nhiều nơi, muốn được đóng góp một phần để phục hưng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc; khắc phục những lỗ hổng về quản lý lễ hội, văn hóa ứng xử hiện nay trong xã hội...
Nếu tôi nói có hiểu biết về kinh tế thì mới nói tôi huênh hoang được chứ, đằng này, là một nghệ sĩ có nhiều năm trong nghề, chả nhẽ tôi cứ phải khiêm tốn “em còn non lắm” thì mới được khen à?
Hãy uống một ly cà phê với Vượng râu...
Đây là quyết định của anh hay được sự tư vấn từ ai đó? Trước khi ứng cử, anh có bàn với ai không?
Không, hoàn toàn là tự tôi thôi. Gần 40 tuổi rồi chứ có bé mọn gì nữa đâu mà phải xin ý kiến từ người khác. Tôi đủ tự tin, đủ bản lĩnh để làm điều đó, bất chấp là dư luận sẽ chê bai.
Nhiều nghệ sĩ cũng có những hiểu biết về nghề, có quan hệ rộng, tạo dựng được uy tín trong giới, nhưng họ không muốn liên quan đến chính trị để chuyên sâu vào nghề. Đóng góp cho văn hóa cũng có nhiều cách, bằng tác phẩm của mình chứ không nhất thiết phải tham gia Quốc hội...
Chính vì suy nghĩ ấy mà nhiều người có khả năng không dám tự tin ứng cử. Tôi muốn thay đổi quan niệm ấy và hô hào những người giỏi hãy ra giúp dân giúp nước. Đừng có sợ dư luận phán xét như vậy.
Nhưng dù sao, những định kiến về nghệ sĩ làm chính trị là có thật. Anh có sợ là sau hành động đó, người ta sẽ gán cho anh biệt danh mới là “khùng”, “hâm”...
- Tôi không biết công chúng có làm thế không, nhưng ít nhất, hành động này sẽ ghi dấu ấn của Vượng râu ở thời điểm này.
Những ai chưa gặp Vượng râu mà chỉ đọc các bài báo, Facebook thì sẽ có cái nhìn phiến diện, tiêu cực vì tôi nói khó lọt tai mọi người. Nhưng hãy có gặp, đi uống với tôi một ly cà phê, họ sẽ yêu mến và trân trọng tôi.
Tôi có “kinh nghiệm” trong việc bị hiểu lầm thế này rồi. Như hồi năm 2011, có bài báo nói tôi là danh hài số 2 đất Bắc, tôi cũng đâu có thanh minh gì, trừ một bài trên Báo Gia đình & Xã hội.
Tôi cứ để vậy và tự công chúng có cái nhìn khách quan, thông qua những sản phẩm hài hàng năm của tôi thôi.
"Cát - xê của tôi sau vụ này sẽ tăng cao"
Anh nghĩ khả năng được vào Quốc hội của anh là mấy phần?
À, cái này phải nói rõ nhé. Việc tôi tự ứng cử là thể hiện sự tự tin, dân chủ, nó khác với việc “phải được gì mới vào” nhé. Đây cũng giống như đi thi thôi, được thì vui không được cũng vui. Ai có tâm, có hiểu biết thì ra ứng cử chứ có phải “đóng thuế” đâu mà không dám thể hiện.
Khi mình làm điều chưa ai dám làm thì bản thân sẽ được học hỏi nhiều hơn, được tiếp xúc với nhiều luật sư, những nhà trí thức để mở mang kiến thức. Hay ít ra cũng được “đánh động” từ dư luận.
Như sau vụ này, chắc chắn là cat-xê của Vượng râu sẽ tăng cao đấy. Cứ chờ đó mà xem. Đã có bầu show đang mời tôi diễn rồi. Còn nói là đắt mấy cũng phải mời Vượng râu bằng được, dù chỉ để xem dân tình người ta chửi thế nào...
Cảm ơn nghệ sĩ!
Thanh Hà (thực hiện)/Báo Gia đình & Xã hội
12.
15:12 | 02/03/2016
Quốc hội không phải là phường chèo!
Thời gian gần đây, không thấy Vượng Râu – tức diễn viên hài Nguyễn Công Vượng xuất hiện trên sân khấu mà lại nổi tiếng trên một địa hạt khác: Những phát ngôn gây sốc về tình hình chính trị, những đàm luận liên quan đến “Dư luận viên”, “Biển Đông”, chống “Tàu” và gần đây nhất là tham gia cùng nhóm “xã hội dân sự” cùng những gương mặt như Nguyễn Quang A, Nguyễn Tường Thụy và một số luật sư để tự ứng cử đại biểu Quốc hội.
Cũng “chém gió, đốt đền” hòng nổi danh
Sẽ không có gì đáng bàn nếu những người ứng cử đó thực sự thực hiện quyền ứng cử để mang tài đức tham gia cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước, góp phần vì dân, vì nước. Nếu nhìn theo khía cạnh ấy và xem xét những suy nghĩ, phát ngôn và hành động của Nguyễn Công Vượng gần đây thì sẽ thấy ngay việc làm của anh ta vì ai, hướng tới những mục tiêu gì?
Nguyễn Công Vượng |
Trong một bài “trả lời phỏng vấn” của một trang mạng gồm tập hợp các bài viết tự phát, cổ súy cho những nhân vật “vận động tự ứng cử” gần đây, Nguyễn Công Vượng đã có nhiều từ ngữ lộng ngôn, chém gió, hô hào “đập bỏ cái cũ, thay cái mới”. Vượng cũng tự phụ cho rằng mình là “nghệ sĩ nổi tiếng”, “có quyền sinh quyền sát trong nghệ thuật” và không giấu giếm ý định ứng cử vào Quốc hội vì có hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, sẽ giúp làm tốt nhiều công việc như bảo tồn bảo tàng, chấn chỉnh văn hóa và giáo dục chỉ sau 1 năm đến 3 năm, hơn hẳn nhiều đại biểu Quốc hội hiện nay.
Khoan chưa bàn đến những ý kiến nêu trên. Trước hết, xin được điểm lại đôi chút thông tin về người tự ứng cử trên lĩnh vực văn hóa nghệ thuật này. Nguyễn Công Vượng sinh năm 1980, quê ở xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định trong một gia đình như Vượng trả lời báo chí thì có bố là giám đốc, mẹ là giáo viên đều đã nghỉ hưu và đều là đảng viên. Lớn lên, Vượng theo học lớp diễn viên kịch tại Trường Đại học Sân khấu điện ảnh Hà Nội và theo nghiệp diễn từ đầu những năm 2000 đến nay. Theo chính Vượng tự nhận khi trả lời phỏng vấn báo chí thì Vượng bắt đầu có chút tiếng tăm từ năm 2005 nhờ một số bầu sô mời diễn sau nhiều năm cộng tác với trung tâm sản xuất phim của Đài truyền hình Việt Nam. Sau đó, Vượng ít nhiều xuất hiện trong một số chương trình hài, tiểu phẩm truyền hình.
Nhưng, khác với nhiều nghệ sĩ hài khác, Công Vượng ít được tham gia các chương trình lớn, các sân khấu tầm cỡ quốc gia hay thường xuyên xuất hiện trên truyền hình Việt Nam như Xuân Bắc, Tự Long, Xuân Hinh, Vân Dung, Quang Thắng…Và dường như để “bù” lại, mấy năm gần đây, Vượng liên tục gây sự chú ý của công luận bằng những phát ngôn và hành vi gây sốc, thậm chí phản cảm.
Đầu tiên phải kể đến vào đầu năm 2011, trả lời báo chí, Vượng hàm hồ cho rằng mình là danh hài “đứng thứ hai ở đất Bắc. “Tôi kiêu có cơ sở!”. Vượng chém gió: “Trận lớn nhất hàng 10 nghìn người ở Sân vận động Thành phố Vinh. Những ngôi sao lúc ấy đang nổi, đang hot nhưng đến khi tôi bước ra một cái là phát ngất. Lúc đó không phải từ già, không phải lớp trẻ mà cả già cả trẻ. Mà tôi ra, chưa mở câu nào đã vỗ tay rào rào, những ca sỹ lúc đấy ra không bằng...”. “Rạp tháng 8 Hải Phòng đất Bắc là rất chơi, Rạp 3/2 Nam Định… năm nào cũng mời Vượng "râu" diễn khai rạp, nhưng Vượng râu có nhận lời hay không là cả vấn đề”. Tuyên bố trên của Vượng đã khiến không ít nghệ sĩ bất bình, nhiều người tỏ ý coi thường, không chấp vì Vượng thích tự nhận mình xếp thứ mấy là việc của Vượng, vì nói như một vài nghệ sĩ thì hài của Vượng “không thuộc thể loại nào cả”.
Đầu xuân 2012, Vượng xuất hiện trên mặt báo với câu chuyện lái ô tô đi vào đường cấm, lại mang theo dùi cui điện trên xe, bị công an Hà Nội đưa về phường và xử phạt. Ngay sau đó ít lâu, Vượng lại lên báo mạng với hàng loạt bài tung ra phát ngôn kênh kiệu như: “Mỗi năm tôi đều đốt tiền tỷ để làm đĩa hài”.
Nhạt nhòa dần trên sân khấu với những màn hài nhạt nhẽo, nhiều bạn đọc phản hồi trên báo Giáo dục Việt Nam nhận xét về Vượng như vậy. Các đĩa hài Tết thì năm nào cũng bị ế nhưng như một kẻ khùng, Vượng chia sẻ với báo chí là vẫn dồn hết cát xê cả năm vào một vụ đĩa dù biết là lỗ chỉ vì “sống chết với nghề”.
Vai hề trên sân khấu chính trị
Sang đến năm 2014, Vượng ít xuất hiện trên sân khấu hài nhưng lại thường xuyên có mặt trên các sô diễn “hầu đồng” ở các chùa chiền lớn. Đặc biệt, cái tên Vượng râu bắt đầu “hot” trên mạng xã hội với hàng loạt bài chửi bới các “dư luận viên” bằng những lời lẽ thô tục, vô văn hóa. Vượng gọi họ là “Dì Lìn Vào, Dâm Lòi Vú”, là “những con tinh trùng khuyết tật”. Trên face book cá nhân, Vượng tung hình giao du với các “nhà dân chủ” như Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Chí Tuyến, tụng ca Nguyễn Lân Thắng, hết lời khen những kẻ trong nhóm No – U, một hội nhóm trá hình của tổ chức phản động Việt Tân. Vượng đã chuyển dần từ các vai diễn hề trên sân khấu sang những vai tuồng trên sân khấu chính trị của cái gọi là các tổ chức xã hội dân sự.
Nhận xét về Vượng, trong một bài viết trên mạng xã hội, tác giả Tọa Sơn viết: “Cũng từ đó, Vượng hăng say một cách lạ thường. Vượng quan tâm đến chính trị nhiều hơn, nói cạnh khóe nhiều hơn và cũng nhiễm nhiều thứ bệnh của đám “rân chủ” nhiều hơn. Ngay như vụ Chí Tuyến sống bẩn sống thỉu, bị người đời đánh nhẹ cho một cái mà nhà hắn cũng mất hẳn 3 bát tiết canh lợn để ăn vạ, Vượng cũng đã hùa theo, không bằng, không chứng vu vạ hết cho chính quyền rồi đến công an. Và như thế, sự hư hỏng của Vượng bắt đầu được định hình rõ hơn. Trong không ít bài viết và comment trên mạng, Vượng công khai tỏ thái độ, quan điểm phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam; chê bai, chửi bới Đảng, Nhà nước; vu khống Đảng, Nhà nước “hèn với giặc, ác với dân”, “dâng biển đảo cho giặc”…
Trao đổi với người viết bài này, Vượng cứ khăng khăng vỗ ngực mình là yêu nước; Đảng, Nhà nước là xấu xa. Hỏi Vượng: Chỉ rõ xem Đảng dâng đảo, bán đảo ở chỗ nào, đảo nào thì không nói được, một kiến thức sơ đẳng về Trường Sa cũng không biết nhưng Vượng lại đòi yêu nước theo kiểu đòi ra Trường Sa hát cho bộ đội và nhân dân nghe. Rồi, Vượng ra sức tán dương, ngợi ca Nguyễn Lân Thắng – một kẻ vĩ cuồng phỉ báng cả bàn thờ tổ tiên, làm ô danh dòng họ Nguyễn Lân nhưng được Vượng ca tụng là yêu nước chân thành, có chí khí. Vượng còn thanh minh là Thắng nghèo lắm, nghèo đến cùng kiệt, nghèo đến lê tấm thân gầy guộc mà đi đấu tranh cho nhân quyền.
“Ít học nhưng…đi nhiều”
Trong bài trả lời phỏng vấn một trang mạng xã hội, Vượng có rất nhiều phát ngôn huênh hoang như: “Tôi tốt nghiệp hai bằng cử nhân nhưng không làm Nhà nước mà vẫn sống được, mà “sống khỏe” nên tôi không vào Quốc hội để oai hơn vì hiện đã rất “oai” rồi. Tôi có “quyền sinh quyền sát” trong mảng nghệ thuật của tôi nhưng tôi vào Quốc hội vì đây là trách nhiệm của tôi”. “Tôi đi nhiều, biết nhiều về văn hóa, giải trí, lễ hội, đền chùa, miếu mạo, tôi nắm rất rõ vì tôi được “lộc” đi rất nhiều nên vào Quốc hội thì tôi điều hành về mảng văn hóa sẽ rất tốt”. “Nếu để tôi bảo tồn bảo tàng di tích thì sẽ tốt hơn rất nhiều. “Không thể nghiệp dư cũng gọi là nghệ sĩ”. “Người ta học đủ bằng cấp mới lên được đại biểu Quốc hội thì đi thực tế rất ít, còn tôi ít học nhưng đi thực tế rất nhiều. “Bất cập lễ hội chỉ trong 1 năm thì giải quyết xong, bất cập giáo dục thì 3 năm giải quyết xong. Đấy, đại biểu Quốc hội phải như thế chứ không phải về hưu rồi nó vẫn như cái chợ vỡ”. “Tôi là người rất bận về thời gian. Tôi làm tự do nên bận hơn cả những người làm ở cơ quan Nhà nước…”.
Với những phát ngôn trên cũng đủ thấy cái “tầm” của Vượng đến đâu, một kẻ vừa ba hoa, thiếu khiêm tốn vừa không có chút kiến thức tối thiểu về Hiến pháp, pháp luật. Vượng nên phân biệt rõ vai trò của cơ quan lập pháp và hành pháp. Giải quyết những vấn đề bất cập về văn hóa, giáo dục phải thông qua thay đổi hoạt động của cơ quan hành pháp bằng hệ thống chính sách, pháp luật và sự giám sát của Quốc hội chứ không phải mỗi đại biểu Quốc hội vào làm một tháng hay một năm như Vượng nghĩ.
Mặt khác, cũng nên biết rằng một trong những năng lực quan trọng nhất của đại biểu Quốc hội là am hiểu pháp luật và có khả năng xây dựng pháp luật chứ không phải “ít học nhưng thực tiễn nhiều” như Vượng nghĩ. Một khía cạnh nữa, theo Luật tổ chức Quốc hội thì một trong 5 tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội là phải “có điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội”. Nếu Vượng kêu mình làm tự do nhưng còn bận mải hơn cả người làm trong cơ quan Nhà nước (có lẽ bận do chạy sô, hầu đồng) thì tốt nhất Vượng nên ở nhà đi hát, đi hầu đồng kiếm tiền, đừng ảo tưởng vào Quốc hội!
Cũng cần phải nói thêm rằng, việc Nguyễn Công Vượng tham gia tự ứng cử và tung clip trả lời phỏng vấn cho trang “Vận động ứng cử đại biểu Quốc hội 2016” là một việc làm bất bình thường. Bởi lẽ, việc làm này của Vượng đã được nhiều trang mạng hải ngoại tung hô cùng với trên hai chục trường hợp tự ứng cử được các đài, báo hải ngoại gọi bằng các danh từ mỹ miều như TS Nguyễn Quang A, luật sư Lê Văn Luân, nhà báo “độc lập” Nguyễn Tường Thụy, “nhà hoạt động địa phương” Đặng Phương Bích, Nguyễn Thúy Hạnh v.v... Hoạt động của những đối tượng này cùng với Nguyễn Công Vượng đều được đưa lên các trang mạng xã hội, được cho là có bàn tay của tổ chức phản động Việt Tân đứng sau nhằm phá hoại cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIV.
Thiết nghĩ, với những thông tin nêu trên cũng đủ nói lên nhận thức, nhân cách của Nguyễn Công Vượng, một kẻ mang danh nghệ sĩ nhưng “nghệ” thì ít mà “sỹ” lại quá nhiều và những việc làm tiếm danh yêu nước của anh ta chẳng qua chỉ là những trò lố có thể do người khác giật dây vì những mưu đồ đen tối!
Đường dẫn bài viết: http://petrotimes.vn/quoc-hoi-khong-phai-la-phuong-cheo-390311.html
11.
Sunday, February 28, 2016
Ứng viên độc lập gặp khó từ khâu hồ sơ
Bà Đặng Bích Phượng, một trong các ứng cử viên tự do ở Hà Nội, thuật lại khó khăn “trời ơi đất hỡi” mà bà gặp phải khi làm hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa 14 này.
Câu chuyện rất đơn giản: việc đầu tiên của quá trình ứng cử là bà phải làm hồ sơ, gồm đơn ứng cử, sơ yếu lý lịch, tiểu sử tóm tắt, bản kê khai tài sản và thu nhập. Sau đó, bà phải đi xin dấu xác nhận lý lịch tại ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã, phường nơi bà đăng ký hộ khẩu thường trú.
Ngày 22/2/2016, UBND phường Thành Công đã xác nhận lý lịch cho bà Phượng. Tuy nhiên, ba hôm sau, khi bà Phượng đến nộp hồ sơ ứng cử, thì được cán bộ tiếp dân yêu cầu khai lại một số mục khai chưa đúng theo mẫu. Ví dụ, phải ghi trình độ văn hóa 10/10 phổ thông (bà Phượng chỉ khai 10/10 – thiếu chữ “phổ thông”).
Sau khi khai lại đầy đủ, bà Phượng đến UBND phường Thành Công để xin xác nhận lại lý lịch. Nhưng lần này thì đến lượt Chủ tịch UBND phường Thành Công, ông Nguyễn Huy Toản, nói chưa thể xác nhận lý lịch cho bà, lấy lý do bà khai “chưa trung thực” phần kỷ luật.
“Kỷ luật” vì biểu tình
Bà Đặng Bích Phượng đã không khai trong hồ sơ là bà từng một lần bị bắt giam 5 ngày ở Hỏa Lò (từ ngày 21 đến 25/8/2011) vì đi biểu tình chống Trung Quốc nhân sự kiện Trung Quốc cắt cáp dầu khí của Việt Nam, nhưng bị công an quy vào tội “gây rối trật tự công cộng”.
Lần khác, bà bị UBND phường Dịch Vọng ra quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại phường trong thời hạn 6 tháng (từ ngày 12/9/2012 đến ngày 12/3/2013) cũng vì nhiều lần bị bắt khi tham gia biểu tình chống Trung Quốc.
Tuy nhiên, tạm chưa bàn tới tính hợp pháp của các quyết định tạm giữ và áp dụng biện pháp giáo dục, thì những hình thức xử lý công dân nói trên chỉ là xử lý vi phạm hành chính và chỉ có giá trị 1 năm là hết hiệu lực, không cần ghi vào lý lịch.
Thêm nữa, chính phần hướng dẫn khai hồ sơ cũng nêu rõ:
“Trường hợp bị kỷ luật đảng, kỷ luật hành chính trong thời gian 01 năm tính đến ngày làm hồ sơ ứng cử thì ghi rõ tên cơ quan ra quyết định kỷ luật, thời gian bị kỷ luật, lý do bị kỷ luật, hình thức kỷ luật”,
“Nếu không có hoặc đã bị xử lý nhưng không thuộc các trường hợp kể trên thì ghi “Không bị kỷ luật, không có án tích””.
Do bà Đặng Bích Phượng bị xử lý vi phạm hành chính đã cách đây đến 4-5 năm, nên bà ghi “không bị kỷ luật, không có án tích” trong hồ sơ, đúng như hướng dẫn.
Điều bà không ngờ là ghi chính xác như hướng dẫn thì lại bị từ chối xác nhận hồ sơ.
Bà Đặng Bích Phượng tại Trụ sở Thường trực của Ủy ban Bầu cử Thành phố Hà Nội,
cơ quan thuộc Hội đồng Bầu cử Quốc gia, ngày 25/2/2016.
Đá đi, đá lại
Bà Đặng Bích Phượng bèn quay lại nơi tiếp nhận hồ sơ ứng cử để đề nghị hướng dẫn lại. Tại đây, bà Phượng được ông Lưu Tiến Minh, cán bộ tiếp nhận hồ sơ, giải thích đúng như ghi chú trên mẫu hồ sơ: “Nếu bác có bị kỷ luật hành chính cách đây vượt quá một năm, mà bác vẫn khai vào đây, thì tôi phải nói là bác khai không đúng”.
Có nghĩa là, nếu bà Phượng ghi hai lần bị xử lý vi phạm của mình vào hồ sơ, thì chính khi đó, hồ sơ mới trở thành không hợp lệ (vì ghi sai yêu cầu).
Như vậy là bà Phượng bị kẹt giữa UBND phường Thành Công và Ủy ban Bầu cử Thành phố Hà Nội. Không khai thì UBND phường Thành Công không chịu xác minh lý lịch. Mà khai thì Ủy ban Bầu cử Thành phố Hà Nội lại cho là hồ sơ không hợp lệ. Vậy phải ghi như thế nào bây giờ?
Đó là chưa kể, đúng ra trách nhiệm của UBND phường chỉ là xác nhận chữ ký và hộ khẩu thường trú. Còn tất cả các phần khác trong lý lịch, cá nhân người khai phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Bà Phượng có hộ khẩu thường trú tại phường Thành Công, nhưng bà sống tạm cư tại phường Dịch Vọng từ cách đây 8 năm.
Thời gian đi biểu tình phản đối Trung Quốc cắt cáp tàu dầu khí trong vùng biển của Việt Nam, bà bị công an quận Hoàn Kiếm bắt giữ, và UBND phường Dịch Vọng ra quyết định “giáo dục” bà tại địa phương.
Điều này hoàn toàn không nằm trong phạm vi quản lý của UBND phường Thành Công.
Phối hợp gây khó khăn?
Tuy nhiên, một nguồn tin cho bà Phượng hay, cơ quan an ninh đã cung cấp hồ sơ của bà cho UBND phường Thành Công, để gây khó dễ.
Bà Phượng cố gắng giải thích với chính quyền phường sở tại: “Nếu các hình thức kỷ luật diễn ra trong vòng 1 năm tính đến ngày làm hồ sơ, thì tôi mới phải kê khai. Nếu không nằm trong khung đó mà vẫn khai thì bên Ủy ban Bầu cử sẽ coi hồ sơ là không hợp lệ”.
Tuy nhiên, UBND phường vẫn dứt khoát bắt bà phải kê khai vụ bị bắt tạm giữ năm 2011 và bị ép giáo dục cải tạo năm 2013.
Cũng nguồn tin nọ cho biết, UBND phường đang bị “bên an ninh” nhắc nhở lưu ý về trường hợp bà Phượng.
Bà Phượng và những cử tri đi cùng thực sự ngạc nhiên và bức xúc trước việc an ninh can thiệp thông qua UBND phường và nhất là lại cứ cố ép bà phải khai hồ sơ không hợp lệ.
Phải chăng cơ quan an ninh đang gây khó khăn cho phường Thành Công, hay là họ đang phối hợp với phường gây khó khăn cho ứng cử viên tự do?
Bà Phượng quyết định sẽ làm đơn yêu cầu UBND phường xác nhận lý lịch cho bà và trả lời bằng văn bản, để bà còn kịp hoàn thành bộ hồ sơ ứng cử ĐBQH khóa 14.
'Cho xin một bộ'
Cũng trong những ngày vừa qua, công an khu vực ở một số nơi trên địa bàn Hà Nội đã đến “tiếp xúc, tìm hiểu thông tin” ở vài ứng cử viên tự do khác, chẳng hạn hỏi họ đã làm hồ sơ chưa, bao giờ xong thì cho xin một bộ...
Cuộc bầu cử Quốc hội khóa 14 (nhiệm kỳ 2016-2021) sẽ diễn ra vào ngày 22/5 tới.
Đây là lần đầu tiên, bầu cử Quốc hội có một số lượng đông đảo ứng cử viên tự do (15-20 người trên cả nước, nhất là Hà Nội), và phần lớn đều tích cực sử dụng mạng xã hội Facebook để vận động tranh cử.
Bà Đặng Bích Phượng, sinh năm 1960, là một trong số rất ít gương mặt nữ ứng cử độc lập. Chương trình hành động của bà xoay quanh vấn đề đất đai và sửa đổi luật đất đai theo hướng bảo đảm các quyền căn bản của người nông dân, như quyền có thông tin, quyền được tham vấn, hỏi ý kiến, và quyền được thương lượng, đàm phán theo giá thị trường.
10.
Thứ tư, 24/2/2016 | 17:03 GMT+7
Bắt đầu giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội
Việc giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội của các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương được tiến hành từ ngày 24/2 đến 10/3, thực hiện theo 3 bước.
Ngày 24/2, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức hội nghị hướng dẫn cách tiến hành giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương.
Phó chủ tịch Nguyễn Văn Pha cho biết, việc giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội của các cơ quan được tiến hành từ ngày 24/2 đến 10/3, thực hiện theo 3 bước. Bước 1, ban lãnh đạo cơ quan họp dự kiến người được giới thiệu ra ứng cử đại biểu Quốc hội. Cơ quan ở Trung ương chỉ giới thiệu một người, không bắt buộc phải là người đứng đầu mà có thể cấp phó hoặc người tiêu biểu đại diện cho tổ chức đó (các cơ quan Đảng, Nhà nước đa phần giới thiệu người đứng đầu).
Ông Nguyễn Văn Pha. Ảnh: PT
|
Bước 2, tổ chức hội nghị lấy ý kiến nhận xét của cử tri tại cơ quan, tổ chức, đơn vị đối với người được dự kiến giới thiệu ứng cử. Nơi nào có dưới 100 cử tri thì tổ chức hội nghị toàn thể, nhưng phải bảo đảm có 2/3 người tham dự. Trên 100 cử tri thì tổ chức hội nghị cử tri đại diện nhưng phải bảo đảm 70 người tham dự.
Bước cuối cùng là trên cơ sở ý kiến nhận xét và tín nhiệm tại hội nghị cử tri nơi công tác, nơi làm việc, ban lãnh đạo cơ quan tổ chức hội nghị mở rộng để thảo luận, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội. Căn cứ vào kết quả hội nghị ban lãnh đạo mở rộng, người được lựa chọn giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội sẽ được hướng dẫn làm hồ sơ ứng cử theo quy định.
Trong hồ sơ ứng cử phải có bản kê khai tài sản. Ông Pha thông tin, bất cứ ai khi đã kê khai những vấn đề liên quan đến mình, trong đó có tài sản, phải chịu trách nhiệm về bản kê khai đó. "Không phải kê khai xong rồi là xong, mà bản kê khai sẽ theo người đó đến hết nhiệm kỳ, nên phải chịu trách nhiệm pháp lý về nội dung bản kê khai đó. Nếu có khiếu nại tố cáo của cử tri về người đó thì Mặt trận sẽ yêu cầu xác minh theo đúng quy trình pháp luật", ông Pha cho hay.
Lịch trình bầu cử Quốc hội (xem chi tiết).
|
Chậm nhất là ngày 13/3, người ứng cử phải hoàn thành việc nộp hồ sơ ứng cử để đến ngày 15/3, đưa vào danh sách hiệp thương. Hội nghị hiệp thương lần thứ hai được tổ chức trong khoảng thời gian từ 16 đến 18/3.
Theo Nghị quyết 1140, dự kiến cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội khóa 14 và số lượng người của các cơ quan ở Trung ương được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa 14 là 198 (39,6%). Trong đó, các cơ quan Đảng 11; cơ quan Chủ tịch nước 3; các cơ quan của Quốc hội 114; Chính phủ, cơ quan thuộc Chính phủ là 18 đại biểu.
Bộ Quốc phòng (gồm Bộ trưởng và các quân khu, quân chủng) 15 đại biểu; Bộ Công an (gồm cả Bộ trưởng Công an) 3; Tòa án nhân dân tối cao 1; Viện Kiểm sát nhân dân tối cao 1; Kiểm toán Nhà nước 1; Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên 31 đại biểu.
Lan Hạ
http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/bat-dau-gioi-thieu-nguoi-ung-cu-dai-bieu-quoc-hoi-3359815.html9.
Nhà thơ Bùi Minh Quốc ứng cử quốc hội
http://truongduynhat.org/18445-2/
8.
"
"
https://www.youtube.com/watch?v=acRT_JrOhlo
7. Một trang trên Fb:
Vận Động Ứng Cử Đại Biểu Quốc Hội 2016
https://www.facebook.com/daibieuQH/
6.
Ngày càng nhiều người tự ứng cử Quốc hội
- 10 tháng 2 2016
Nhiều công dân Việt Nam công bố sẽ tự ứng cử vào vị trí đại biểu Quốc hội, ngay sau khi Tiến sĩ Nguyễn Quang A nói ông sẽ ra tranh cử Quốc hội khóa 14.
Luật sư Phạm Quốc Bình thuộc Đoàn luật sư Hà Nội là một trong những người đầu tiên trong giới luật sư nêu ý kiến cân nhắc xem ông có tham gia tranh cử lần này hay không.
Trả lời BBC, ông Bình nói ông vẫn “chưa có quyết định cuối cùng”.
Nhưng ông Bình cũng cho biết, việc có các luật sư, người ngoài Đảng, người dân tham gia tự ứng cử là “quá trình tiến tới nền dân chủ thực sự”.
Theo ông Bình, các đoàn luật sư có thể cũng sẽ ủng hộ một số luật sư muốn tham gia tự ứng cử.
Ông Bình nhận định khi hành nghề, luật sư nhận thấy quá trình xây dựng pháp luật của các cơ quan thuộc Quốc hội hoặc chính phủ “không ổn”.
“Nhiều luật không đi vào cuộc sống, nhiều dự án luật cần thiết phải xây dựng để phù hợp với sự phát triển xã hội thì chưa được quan tâm nhiều. Do đó chúng tôi mong muốn nhiều luật sư được tham gia làm đại biểu quốc hội. Họ có thể tham gia làm công tác luật chuyên trách. Họ cũng được đào tạo bài bản, có quá trình hành nghề luật có thực tiễn cao. Khi họ tham gia diễn đàn Quốc hội, họ có thể đóng góp xây dựng văn bản luật thực tế hơn.” – Ông Bình giải thích nguyên nhân ông ủng hộ các luật sư ứng cử.
"Còn nhiều vấn đề"
Trả lời BBC Tiếng Việt từ Hà Nội, luật sư Lê Văn Luân nói lý do ông tự ứng cử là vì ông “mong muốn góp công sức vào một xã hội dân chủ và văn minh hơn, và theo lời của Tổng bí thư, là "dân chủ đến thế là cùng", hi vọng là mọi công dân VN đều có quyền và nghĩa vụ đóng góp sự phát triển đó của đất nước”.
Ngay trong ngày 10/2, luật sư Luân đã có một bài diễn thuyết tên “Tôi có mặt ở đây” như một trong những tuyên bố đầu tiên ông sẽ tham gia tranh cử.
Ông Luân viết: “Tôi đến đây, để nói về công việc của các vị, để giải quyết nó, nếu tôi được bầu, vì lúc đó tôi tin rằng mình đã đủ thẩm quyền thiết thực, hợp pháp và hành động đúng như tôi đã luôn nghĩ đến khi đứng ở đây. Vì có các vị mới có tôi ở vị trí đó để làm việc, và đại diện cho chính quý vị.”
Tuy nhiên, những người tự ứng cử sẽ phải làm việc “rất gấp” vì đến tháng 5/2016 đã bước vào kỳ bầu cử mà thời gian nộp hồ sơ có thể kéo dài đến 70 ngày.
Luật sư Lê Văn Luân nói cho dù ông thất bại thì cũng là “thành công về mặt chứng minh thực tiễn” và có thể “chứng minh về cơ hội của những người ngoài Đảng khi tham gia ứng cử, và một cuộc bầu cử minh bạch còn nhiều vấn đề.”
Trước đó, ông Nguyễn Quang A - người đầu tiên tuyên bố ra tranh cử - cũng nói với BBC: “Tôi không đặt việc trúng cử, hay vào sâu các vòng sau là mục tiêu chính. Tôi muốn dấy lên một phong trào để người dân học hỏi, các cơ quan nhà nước cũng phải học hỏi, từ đó tác động thay đổi nhận thức một cách từ từ.”
Trên mạng xã hội tại Việt Nam, đã có một trang tên “Vận động ứng cử đại biểu Quốc hội 2016” liên tục cập nhật danh sách những gương mặt tự ứng cử. Hiện nay đã có tám người tuyên bố mình sẽ ra tranh cử, gồm Tiến sĩ Nguyễn Quang A, ông Nguyễn Tường Thụy, bà Nguyễn Thúy Hạnh, bà Đặng Bích Phượng, ông Hoàng Cường, ông Nguyễn Đình Hà, ông Phạm Văn Thành, ông Lê Văn Luân.
5.
Phong trào tự ứng cử vào Quốc hội tại Việt Nam
17.02.2016
Trong sinh hoạt chính trị tại Việt Nam, bầu cử Quốc hội là cuộc bầu cử duy nhất người dân được cầm lá phiếu để chọn lựa những người đại diện cho mình trong một tổ chức được xem là có quyền lực cao nhất nước. Quốc hội khoá thứ 14 (nhiệm kỳ 2016-2021) sẽ được bầu vào ngày 22 tháng 5 tới. Người ta dự kiến sẽ có 500 đại biểu được bầu từ 896 ứng cử viên. Trong các đại biểu ấy, người ta cũng dự kiến sẽ có 198 người thuộc trung ương (bao gồm 80 uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương đảng và một số người thuộc các cơ quan chính phủ và Quốc hội) và 302 đại biểu thuộc địa phương. Để có vẻ dân chủ, người ta cũng dự kiến sẽ có khoảng từ 25 đến 50 người ngoài đảng.
Cách thức tổ chức bầu cử Quốc hội như vậy đã có từ lâu. Lần nào người ta cũng cho là “đúng qui trình” và “đúng bài bản”. Tuy nhiên kỳ bầu cử Quốc hội này có một đặc điểm nổi bật chưa từng có trong các cuộc bầu cử khác: đó là sự xuất hiện của cả một phong trào tự ứng cử của một số trí thức đối kháng hoặc độc lập trong nước.
Hiện tượng tự ứng cử, thật ra, không mới. Trước đây, đã từng có một số người tự ứng cử. Việc ứng cử dễ dàng đến độ, nói theo lời đại biểu Trần Du Lịch thuộc thành phố Hồ Chí Minh, “thậm chí một người mới từ bệnh viện tâm thần xuất viện cũng ứng cử được.” Thật ra, ông Trần Du Lịch ít nhiều phóng đại. Việc tự ứng cử ở Việt Nam không dễ dàng đến vậy, Hơn nữa, ở Việt Nam, từ việc tự ứng cử đến việc được đề cử để được chính thức trở thành một ứng cử viên là một quá trình cam go và rất phức tạp.
Điều đặc biệt trong cuộc bầu cử Quốc hội năm nay là: Một, một số ứng cử viên tự xin ứng cử thuộc thành phần trí thức khá cao; hai, mục đích tự ứng cử của họ không phải là để tìm kiếm quyền lợi cho bản thân mà là muốn đẩy mạnh quá trình dân chủ hoá tại Việt Nam; và ba, họ khuyến khích nhau cùng ra ứng cử, qua đó, tạo thành một cái gọi là “phong trào”, khởi đầu là Tiến sĩ Nguyễn Quang A, sau, thêm nhiều người khác, khá đông đảo, trong đó, có một số luật sư từ lâu nổi tiếng là những nhà hoạt động xã hội tích cực.
Nếu ở Tây phương, đối diện với một phong trào như thế, người ta sẽ đặt câu hỏi: Những người đó có hy vọng gì thắng cử không? Riêng ở Việt Nam, câu hỏi đầu tiên phải là: Những người đó có hy vọng gì được đề cử không?
Theo luật ở Việt Nam, mọi công dân trên 21 tuổi trở lên đều được quyền ứng cử; tuy nhiên, để chính thức trở thành một ứng cử viên, người ta phải được địa phương giới thiệu qua các cuộc “hội nghị” hay “hiệp thương” do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức. Từ trước đến nay, các cuộc “hội nghị” hay “hiệp thương” như vậy trở thành những màn đấu tố đối với những người tự ứng cử, cuối cùng, tất cả những người nằm ngoài danh sách do Mặt trận Tổ quốc đưa ra đều bị loại.
Trong cuộc bầu cử lần này, chắc chắn chính quyền Việt Nam lại sử dụng thủ đoạn tương tự. Không hy vọng gì những người như Tiến sĩ Nguyễn Quang A hay bất cứ người nào khác, có thể thoát khỏi cửa ải “hội nghị” hay “hiệp thương” kia. Mà chắc chắn họ thừa biết điều đó. Nhưng vấn đề là: tại sao đã biết trước vậy mà người ta vẫn quyết định tự ứng cử, hơn nữa, cổ vũ nhau ứng cử? Trả lời một cuộc phỏng vấn trên BBC, Tiến sĩ Nguyễn Quang A phát biểu: “Tôi không đặt việc trúng cử, hay vào sâu các vòng sau là mục tiêu chính. Tôi muốn dấy lên một phong trào để người dân học hỏi, các cơ quan nhà nước cũng phải học hỏi, từ đó tác động thay đổi nhận thức một cách từ từ.”
Nói cách khác, những người tự ứng cử ở Việt Nam năm nay muốn hai điều. Một, họ muốn thách thức chính quyền, cụ thể hơn, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người mới đây từng tuyên bố: “dân chủ đến thế là cùng”. Nếu ông giữ lời hứa, ông sẽ tổ chức một cuộc bầu cử công bình và minh bạch; nếu không, mọi người dân sẽ thấy rõ là ông và đảng của ông chỉ nói những điều dối trá. Hai, người ta muốn, qua phong trào tự ứng cử như vậy, dần dần thay đổi cách nhận thức của quần chúng về quyền hạn của mình trong việc bầu cử và ứng cử. Quá trình làm thay đổi nhận thức ấy cũng là một quá trình cách mạng tiệm tiến.
Một chủ trương như thế không phải không có những điểm khả thủ. Muốn có dân chủ, người ta cần có nhiều điều kiện, nhưng điều kiện căn bản và quan trọng nhất là mọi người phải có ý thức dân chủ. Biểu hiện của ý thức dân chủ ấy, ở giới cầm quyền, là việc tôn trọng những sự khác biệt; ở những người bị trị, là ý thức về những cái quyền bất khả xâm phạm của mình với tư cách một con người cũng như với tư cách một công dân. Một phong trào tự ứng cử đông đảo của những trí thức độc lập hoặc đối kháng sẽ góp phần xây dựng ý thức dân chủ ấy. Việc thay đổi cách nhìn của giới cầm quyền có lẽ rất khó và còn lâu lắm. Nhưng sự thay đổi cách nhìn của dân chúng có lẽ khả thi hơn.
Chứng kiến những hành động tự ứng cử của một số trí thức, người dân sẽ nhận thấy ít nhất hai điều: Một, họ biết trong xã hội vẫn có những người thiết tha với dân chủ, bất chấp những khó khăn và thử thách, sẵn sàng tranh đấu cho dân chủ; và hai, khác hẳn với những lời lẽ tuyên truyền về dân chủ, nhà cầm quyền tìm mọi cách để trù dập những người can đảm ấy, và những cuộc bầu cử được gọi là tự do của họ, thật ra, chỉ là những trò diễn dân chủ nhằm đánh lừa dư luận mà thôi.
Tuy nhiên, phong trào tự ứng cử ấy, dù sao, cũng có ít nhất hai giới hạn:
Thứ nhất, giống như mọi cuộc bầu cử ở Việt Nam, những người tự ứng cử sẽ không bao giờ có cơ hội để tiến hành các cuộc vận động tranh cử. Họ sẽ không được gặp quần chúng, không được trình bày các chính sách của mình, cũng không được phê phán các chính sách của người khác hay của đảng Cộng sản. Bởi vậy, ảnh hưởng của các cuộc tự ứng cử ấy đối với nhận thức của dân chúng, nếu có, chắc chắn là sẽ rất ít ỏi.
Thứ hai, người ta phải chấp nhận hiến pháp và luật pháp của chế độ Cộng sản. Cụ thể hơn, tham gia vào cuộc bầu cử do đảng Cộng sản lãnh đạo, người ta phải chấp nhận hai điều: Một là sự thống trị của đảng Cộng sản; hai là các luật chơi trong cuộc bầu cử ấy. Chấp nhận hai điều đó, đặc biệt, luật chơi bầu cử, là chấp nhận khá nhiều rủi ro. Bởi bầu cử ở Việt Nam không những thiếu tự do mà còn thiếu hẳn sự minh bạch: Chính quyền vừa giới thiệu ứng cử viên vừa tổ chức bầu cử lại vừa đếm phiếu và kiểm tra phiếu. Việc gian lận, do đó, rất dễ thực hiện. Chính quyền nếu không ngăn chận được phong trào tự ứng cử, họ cũng dễ dàng đánh rớt những người ấy ở giai đoạn đếm phiếu. Cho nên, việc ứng cử không có chút hy vọng nào cả. Hơn nữa, nó có thể tạo ra một cái cớ để chính quyền chứng tỏ với thế giới là họ tôn trọng dân chủ thật.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
http://www.voatiengviet.com/content/phong-trao-tu-ung-cu-vao-quoc-hoi-vietnam/3193450.html4.
Vì sao Xã hội dân sự cần ứng cử vào Quốc hội Việt Nam?
16.02.2016
Bốn chục năm sau chiến thắng ngủ quên 1975, một phần tư thế kỷ sau chính biến và cách mạng dân chủ ở Liên Xô và Đông Âu, chỉ vài tuần sau khi Đại hội XII của đảng cầm quyền “thành công rực rỡ” với một nhân chứng ra đi vĩnh viễn là Cụ Rùa Hồ Gươm và rồi tuyết rơi trắng xóa như chưa bao giờ ở vùng ngoại vi thủ đô, lực lượng bảo vệ cho quan điểm “Cương lĩnh đảng quan trọng hơn hiến pháp” phải đối diện với một phong trào chính trị - xã hội chưa từng có tiền lệ trên rẻo đất “thơ tôi khóc lệ rơi hình chữ S”: Tự ứng cử.
Lần này và khác hẳn với những lần trước, dường như đang bắt đầu một chiến dịch ứng cử cho cuộc bầu cử quốc hội Việt Nam vào tháng 5/2016, dành cho Xã hội dân sự hoàn toàn dị biệt với tư thế cúi rúc “còn đảng còn mình”.
Nếu Quốc hội Việt Nam đã ngày càng chứng tỏ là một tổ chức ngược chiều với quyền lợi của đại đa số cử tri bầu nên nó, Xã hội dân sự Việt Nam - dù mới chỉ trứng nước - vẫn cần thắp lên một que diêm cho tinh thần của dân, do dân và vì dân theo nguyên nghĩa của cụm từ này.
Sát tết nguyên đán 2016, Tiến sĩ Nguyễn Quang A ở Hà Nội là người khởi phát phong trào ứng cử độc lập. Là một nhà hoạt động nhân quyền có uy tín và cũng là một trí thức được khá nhiều người dân cùng giới trí thức Hà Nội biết đến, ông Nguyễn Quang A có hy vọng sẽ thắng cử nếu cuộc bầu cử diễn ra sòng phẳng mà không bị các cơ quan tổ chức bầu cử của chính quyền can thiệp thô bạo hoặc chơi xấu.
70 năm vật trang trí rẻ rúng
Trong suốt 70 năm qua ở Việt Nam, quyền tự ứng cử của công dân vẫn chỉ là một vật trang trí bị rẻ rúng. Lúc cần thì mang ra bài trí cho “dân chủ cơ sở”, nhưng thực chất là bóp nghẹt ngay tức khắc những ai muốn tự mình cất lên tiếng nói lương tâm.
Một minh chứng rất rõ cho tình trạng bóp nghẹt đó là hình thức ứng cử thông qua tổ chức, cơ quan, đơn vị giới thiệu luôn áp đảo so với việc ứng cử của bất kỳ cá nhân nào. Cứ gần đến mỗi kỳ bầu cử, các cấp từ quận huyện, tỉnh thành đến trung ương đều ra sức “vận động” và cả đe dọa những người tự ứng cử, kể cả đảng viên, để rút tên.
Những kỳ bầu cử Quốc hội trước đây, chỉ có rất ít ứng cử viên độc lập tham dự. Kết quả ba cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội gần đây đã cho ra những con số quá thấp về tự ứng cử. Quốc hội khóa XI cả nước có 67 người tự ứng cử, kết quả chỉ có 2 người trúng cử. Quốc Hội khóa XII cả nước có 238 người tự ứng cử, chỉ duy nhất 1 người trúng cử. Còn đến Khóa XIII, dù không khí phản biện đã dâng cao trong dân chúng, công tác vận động của đảng vẫn “thành công” đến mức số người tự ứng cử chỉ còn có 15, trúng cử chỉ 4 người.
Với rất nhiều lý do, trong đó tận dụng các tiểu xảo về thủ tục ứng cử, cơ quan tổ chức bầu cử đã cố gắng loại ứng cử viên độc lập “từ vòng gửi xe”. Thậm chí một số ứng cử viên độc lập như Cù Huy Hà Vũ, Lê Quốc Quân, Lê Thăng Long… sau khi tự ứng cử đã tiến thẳng vào nhà tù.
Tuy vậy, đó là dĩ vãng. Còn hiện tại, bầu không khí sôi trào phản ứng xã hội cùng dư luận phản tỉnh của người dân cho thấy nếu một cuộc bầu cử tự do được chấp thuận, các ứng cử viên độc lập và trên hết là người có tinh thần yêu nước sẽ có thể chiến thắng.
Những người chân đất
Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị năm 1966, tại Điều 25 ghi rõ: Bầu cử và ứng cử trong các cuộc bầu cử định kỳ chân thực, bằng phổ thông đầu phiếu, bình đẳng và bỏ phiếu kín nhằm đảm bảo cho cử tri tự do bày tỏ ý nguyện của mình.
Tuyên ngôn Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc năm 1948 cũng nhấn mạnh: Ý chí của nhân dân phải là cơ sở của quyền lực của nhà nước. Ý chí này thể hiện qua các cuộc bầu cử định kỳ và chân thực, tổ chức theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu, bình đẳng và bỏ phiếu kín hoặc bằng những tiến trình bầu cử tự do tương đương.
Vào lúc Nhà nước Việt Nam đã là một thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, tự ứng cử đã trở thành một trong những quyền chính trị cơ bản và thiêng liêng nhất của một con người cần phải tôn trọng triệt để. Cùng với quyền bầu cử, quyền ứng cử phải được thực hiện như một trong những quyền cơ bản nhất của con người mà thể chế cần bảo đảm. Bầu cử chỉ thực sự tự do và công bằng khi mọi công dân thực thi quyền tự ứng cử mà không bị cản trở trong bất kỳ trường hợp nào.
Tại cuộc bầu cử Quốc hội vào tháng 5/2016, nếu đảng cầm quyền dự kiến gần 900 ứng viên, trong đó có 80 trung ủy (một cách gọi đối với ủy viên Trung ương) được cơ cấu theo cách “luật của đảng”, thì Xã hội dân sự cũng có đến vài chục người có thể ra ứng cử độc lập.
Nhìn từ góc độ dân sinh và tất cả những gì thiết thân nhất với người dân thấp cổ bé miệng, quyền bảo vệ đất đai và bảo vệ môi trường sống là trên hết. Những năm qua, không phải 500 hội đoàn nhà nước cấp trung ương mà chính những thành viên của Xã hội dân sự mới là những thành tố năng nổ và nhiệt thành nhất trong phong trào bảo vệ dân oan đất đai.
Có nhiều cái tên đặc biệt có ý nghĩa trong phong trào hoạt động nhân quyền về dân oan đất đai ở Hà Nội: Nguyễn Tường Thụy, Trương Dũng, JB Nguyễn Hữu Vinh, Phan Cẩm Hường… Đó đều là những người hoàn toàn có tiếng nói mạnh mẽ và chẳng thiếu lý lẽ trong Quốc hội Việt Nam nếu trúng cử.
Bên cạnh đó, giới trí thức độc lập, mặc dù còn tồn tại một số quan điểm và cách nhìn khác nhau, vẫn có thể đóng vai trò là nhân tố đại diện cho tầng lớp dân đen để gióng lên tiếng nói trong nghị trường. Trường hợp những nhà đấu tranh dân chủ được nhiều người dân địa phương biết đến và mến mộ như Bùi Minh Quốc và Tiêu Dao Bảo Cự ở Đà Lạt là một ví dụ.
Trong một bài viết mới đây của mình, Tiến sĩ Nguyễn Quang A đã đưa ra những kêu gọi rất đáng tham khảo với không chỉ Xã hội dân sự mà cả những ứng viên độc lập khác ở Việt Nam:
- Hãy tự ứng cử và vận động những người có đủ tiêu chuẩn ra ứng cử;
- Hãy giúp việc thực hiện các quy định hiện hành (dẫu còn rất thiếu sót) một cách công khai, minh bạch và đúng quy định;
- Những người tự ứng cử (không phải do đảng Cộng sản Việt Nam đề cử) hãy tập hợp thành Nhóm ứng viên ngay từ bây giờ cho đến 13-3-2016 để giúp nhau trong quá trình ứng cử; cho đến 22-5-2016 trong quá trình chuẩn bị bầu cử và giám sát quá trình hiệp thương, quá trình bầu cử và giám sát kiểm phiếu; cho đến ngày Quốc hội mới họp trong việc khiếu nại liên quan đến ứng cử, bầu cử.
Nhân dân tỉnh thức
Ngay trước mắt là thời điểm “chốt” danh sách ứng cử vào ngày 13/3/2016. Ngay sau Tết nguyên đán, nhiều khả năng chiến dịch tranh cử độc lập của Xã hội dân sự sẽ chính thức tiến hành. Một số hội đoàn dân sự độc lập như Diễn đàn Xã hội dân sự, Hội nhà báo độc lập Việt Nam… sẽ giới thiệu những ứng cử viên độc lập.
Nhưng cũng nhiều khả năng, chính quyền các cấp và nhiều địa phương sẽ “quán triệt” về cung cách thanh loại ứng cử viên độc lập như họ đã từng làm quá nhiều lần trước đây. Họ có thể lặp lại lối mòn cũ là áp đặt cơ chế “đảng cử dân bầu”, và sẽ hạn chế đến mức tối thiểu những người tâm huyết muốn tự ứng cử để gánh vác việc nước và giương cao ngọn cờ phản biện.
Tuy nhiên một đảng không phải là tất cả. Vào kỳ bầu cử Quốc hội Việt Nam lần này, mối quan tâm của giới quan sát phân tích và báo chí quốc tế là đậm đà hơn hẳn những lần trước. Sau thắng lợi áp đảo của đảng Liên đoàn quốc gia vì dân chủ của Aung San Suu Kyi ở Miến Điện, sau Đại hội XII của đảng cầm quyền với quá nhiều kịch tính xung đột, rất nhiều dư luận trong nước và thế giới đang chú tâm vào những thay đổi bắt buộc của đảng và chính quyền Việt Nam, nếu thể chế đó còn muốn tồn tại.
Thực vậy, từ nhiều năm qua, nhiều dư luận trong nhân dân Việt Nam đã cho rằng Quốc hội không còn là một cơ quan “của dân, do dân và vì dân” nữa. Nói khác đi, Quốc hội đang là tổ chức của những nhóm lợi ích về kinh tế và nhóm thân hữu về chính sách. Bản Hiến pháp 2013 đầy bất công về “sở hữu đất đai toàn dân” được thông qua với tỉ lệ cực kỳ áp đảo đã cho thấy các nhóm lợi ích và bảo thủ trong Quốc hội ghê gớm như thế nào.
Các nhóm lợi ích kinh tế chiếm một phần trong Quốc hội với tư cách kiêm nhiệm, còn các nhóm thân hữu chính sách cũng thế. Cho dù đã có nhiều đề nghị phải nâng tỉ lệ đại biểu chuyên trách lên 30% hoặc 50% và giảm số đại biểu là đảng viên, nhưng cho tới nay số kiêm nhiệm lẫn “người của đảng” vẫn còn quá nhiều theo cách “vừa đá bóng vừa thổi còi”.
Nhưng nhiều người dân còn cho rằng không chỉ có thế, các nhóm lợi ích đang hành xử theo lối “vừa ăn cướp vừa la làng” ngay trong nghị trường, xóa lấp những tổn hại và di hại mà họ gây ra đối với dân chúng. Ví dụ điển hình nhất chính là dự án sân bay Long Thành mà các nhóm tài phiệt và chính sách “vẽ” đến 15 tỉ USD, chủ yếu vay mượn từ nguồn ODA, bất kể tương lai đổ nợ lên đầu con cháu như thế nào.
Còn Quốc hội chỉ biết cúi đầu bấm nút…
Đã đến lúc người dân cần nhận ra một sự thật quá cám cảnh: Quốc hội Việt Nam đã “gật” quá dễ dãi và quá nhiều dành cho các nhóm lợi ích - một trong những con đường ngắn nhất dẫn đến đất nước rơi vào cảnh tàn mạt về kinh tế và đạo đức xã hội như ngày hôm nay.
Sau Đại hội XII, bầu cử Quốc hội và cân nói “dân chủ đến thế là cùng” của nó chính là một trong ít phép thử cuối cùng của đảng cầm quyền.
Những thời khắc cuối cùng của bóng tối nhiệm kỳ…
Đất nước đã bước vào thời khắc mà Quốc hội không thể tiếp tục đi ngược với xu thế chung. Quốc hội và Bộ Chính trị đảng không thể mãi lũng đoạn quyền tự ứng cử của công dân. Họ cần và phải tự thay đổi. Nếu không muốn bị giải tán theo quá nhiều kinh nghiệm lịch sử ở các nước trên thế giới, họ phải để cho người dân tự ứng cử, để nhân dân tự cứu mình và cứu vãn đất nước mà không thể trông chờ vào một chế độ điều hành quá yếu kém và đầy rẫy tham nhũng.
*Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
http://www.voatiengviet.com/content/vi-sao-xa-hoi-dan-su-can-ung-cu-vao-quoc-hoi-viet-nam/3193226.html
Thứ Ba, ngày 16 tháng 2 năm 2016
Cơ hội để những người tự ứng cử vào được Quốc Hội là ... cực thấp!
BLA: Mấy ngày qua, mạng xã hội đưa tin nhiều vị là nhân sỹ trí thức, luật sư ... đã tuyên bố sẽ ra ứng cử (để được người dân bầu) là đại biểu Quốc Hội. Đây là một tin đáng phấn khởi, thể hiện khát vọng dân chủ, bình đẳng - nhưng e không dễ hồ hởi. Đơn giản là vì theo "nguyên tắc" hiện tại, Đảng "khống chế" và quyết định toàn bộ cơ cấu về tỷ lệ và số lượng các "nhóm" đại biểu Quốc Hội. Nói tóm gọn là theo nguyên tắc Đảng cử (giới thiệu) và dân bầu. Theo đó, những người tự ứng cử sẽ có rất ít cơ hội (cực thấp) để có thể trở thành đại biểu QH vì tỷ lệ đại biểu QH dạng này được Đảng chấp nhận là ... rất rất thấp. Về lý thuyết, Quốc Hội là cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước, có quyền lập pháp và giám sát tối cao. Tuy nhiên trong chế độ xã hội chủ nghĩa như ở nước ta, thì dù ai và quyền lực thế nào, thì cũng phải tuân thủ sự lãnh đạo của Đảng, do Đảng quyết định. Quốc Hội có trách nhiệm "thể chế hóa" đường lối, chính sách của Đảng. Chính vì vậy, "bắt buộc" QH phải có tỷ lệ đại biểu là đảng viên từ khoảng 75% trở lên, để có thể "thông qua" những quyết sách của mình. Bài viết dưới đây - đăng trên báo Pháp luật TP. HCM ngày 16-2-2016, cho chúng ta thấy rõ điều này. Ngoài ra, BLA blog cũng đăng lại 2 bài trên báo Vietnamnet năm 2011, là thời điểm chuẩn bị bầu cử QH khóa trước, để chứng minh cho những bàn luận ở trên.
Ảnh: Các đại biểu QH đang bấm nút biểu quyết thông qua một bộ luật - thể chế hóa đường lối, chính sách của đảng cầm quyền (ảnh minh họa, báo Công Lý)
---------
Cơ cấu đại biểu Quốc hội ở trung ương ra sao?
CHÂN LUẬN - Thứ Ba, ngày 16/2/2016 - 09:19
(PLO)- Sáng 16-2-2016, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV. Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân chủ trì hội nghị.
Bà Nguyễn Thị Nương, Trưởng ban Công tác đại biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cho hay cơ cấu đại biểu Quốc hội ở trung ương dự kiến có 198 đại biểu, được phân bổ như sau:
Các ban Đảng 11 đại biểu.
Cơ quan của Chủ tịch nước: 3 đại biểu
Quốc hội và đại biểu chuyên trách 114;
Chính phủ: 18 đại biểu
Bộ Quốc phòng, bao gồm bộ trưởng và đại diện các quân khu: 15 đại biểu;
Bộ Công an, bao gồm cả bộ trưởng: ba đại biểu;
TAND Tối cao: một đại biểu; VKSND Tối cao: một đại biểu;
Kiểm toán nhà nước: một đại biểu,
MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên: 31 đại biểu. Trong đó, phấn đấu có 20% đại biểu là phụ nữ và đại biểu dân tộc thiểu số. Đặc biệt, số lượng đại biểu Quốc hội thuộc MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên có đại biểu phụ nữ và dân tộc thiểu số, đại biểu trẻ dưới 40 tuổi, đại biểu tôn giáo, đại biểu ngoài đảng, đại biểu tái cử, nhân sĩ, trí thức, doanh nhân.
Nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Duy Thường cho rằng cần phải có số dư đối với các ứng cử viên đại biểu Quốc hội. Ngay cả tỉ lệ 30% đại biểu nữ và 18% đại biểu dân tộc thiểu số cũng cần có số dư. “Dân quyết định chứ chúng ta không quyết định được” - ông Thường nói.
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân đề nghị các đại biểu tham dự hội nghị thảo luận thẳng thắn nhằm đi đến thống nhất cao trong công tác bầu cử.
-------------
Thông tin tham khảo về bầu cử QH khóa trước (2011):
Báo điện tử Vietnamnet ngày 10/2/2011:
Tối đa 20% đại biểu Quốc hội là người ngoài Đảng
10/02/2011 13:21 GMT+7
Trao đổi bên hành lang Hội nghị triển khai công tác bầu cử ĐBQH và HĐND khóa mới hôm nay (10/2/2011) tại Hà Nội, Tổng thư ký Hội đồng bầu cử Phạm Minh Tuyêncho biết số lượng đại biểu là người ngoài Đảng ở Quốc hội khóa tới sẽ giao động từ 15 - 20%, so với 18% hiện tại.
Về tiêu chuẩn lựa chọn ĐBQH, đặc biệt với các đại biểu chuyên trách, ông Tuyên cho hay, ngoài tiêu chuẩn chung, lần này nhấn mạnh thêm các tiêu chuẩn khác như lòng yêu nước, trung thành, trung thực, là những người thực sự tiêu biểu, gương mẫu, được nhân dân tín nhiệm và có năng lực để tham gia đảm nhận các công việc chuyên môn tại các ủy ban và hội đồng dân tộc.
Ông Phạm Minh Tuyên: Cơ cấu đa dạng tạo sức mạnh cho Quốc hội. Ảnh: LN
Một mặt nêu cao yêu cầu tiêu chuẩn nhưng cũng không thể bỏ đi được cơ cấu vì cơ cấu hợp lý giúp đảm bảo có đủ tiếng nói đại diện các thành phần xã hội, các dân tộc khác nhau.
Không giảm tỷ lệ đại biểu cơ quan hành pháp
Ông có nói đến việc nhiệm kỳ khóa XIII nhấn mạnh thêm một số tiêu chuẩn cho ĐB chuyên trách như tính trung thực, trung thành… Tiêu chuẩn cụ thể hơn là gì, thưa ông?
- Với ĐB chuyên trách ở địa phương, phải chọn người có năng lực chuyên môn tương đương hoặc đang được quy hoạch vào các vị trí ủy viên thường vụ tỉnh ủy, phó chủ tịch HĐND và phó chủ tịch UBND.
Với các ĐB chuyên trách trung ương, đó phải là người đã và đang làm vụ trưởng, hoặc tương đương và am hiểu hoạt động QH.
Các yêu cầu này ở kỳ bầu cử trước cũng đã đề cập đến nhưng lần này nêu ra chặt hơn và buộc phải thực hiện nghiêm hơn.
Hoặc về cơ cấu lãnh đạo các tỉnh tham gia vào QH. Số lượng cụ thể, Ban Tổ chức Trung ương sẽ cân nhắc để phân bố. Chẳng hạn sẽ có khoảng 20 bí thư hoặc 10 chủ tịch tỉnh, khoảng 30 vị là phó bí thư..
Còn tỷ lệ chuyên trách dưới địa phương thì ngoài Hà Nội, TP.HCM có 2 đại biểu chuyên trách, còn lại các tỉnh thành khác chỉ bố trí 1 người. Mục đích là dồn số ĐB chuyên trách vào các cơ quan TƯ như Ủy ban và Hội đồng dân tộc.
Còn về tiêu chuẩn học vấn?
- Tiêu chuẩn của ĐBQH quy định vẫn như cũ, tùy từng thời kỳ được nâng lên. Nhưng trong điều kiện hiện nay, trình độ học vấn của người được giới thiệu cũng sẽ nâng lên.
Có chủ trương giảm số ĐBQH đang tham gia các cơ quan hành pháp để giảm tình trạng đại biểu "vừa đá bóng ,vừa thổi còi" không, thưa ông?
- Chủ trương chung là không giảm tỷ lệ những người đang công tác ở các cơ quan chính quyền địa phương và Trung ương.
Còn việc có người nói đại biểu vừa đá bóng, vừa thổi còi thì theo tôi, trong điều kiện và đòi hỏi hiện nay thì tỷ lệ lãnh đạo tham gia hoạt động trong Quốc hội là cần thiết. Nên phải đa dạng cơ cấu các thành phần là các nhà khoa học, các nhà lãnh đạo, quản lý… Cơ cấu đa dạng tạo sức mạnh cho Quốc hội.
Đảng viên có quyền ứng cử theo luật
Tỷ lệ nữ, trẻ và đại diện doanh nghiệp trong Quốc hội có gì mới?
- Tỷ lệ nữ vẫn quy định cố gắng đạt 30% nhưng qua các kỳ bầu cử vừa rồi đều không đạt. Hy vọng lần này quyết tâm làm để đạt tỷ lệ. Vấn đề là quá trình giới thiệu phải đảm bảo sự tín nhiệm của nhân dân.
Với ĐB trẻ, phải có năng lực, am hiểu và đảm nhận vai trò ĐBQH, nếu không sẽ làm giảm chất lượng. Tỷ lệ trẻ cũng khoảng dưới 30%, tính từ độ tuổi 40 trở xuống. Nghĩa là cũng đang ở độ chín.
Thưa ông, có điểm nào mới trong quy định về đảng viên tự ứng cử không?
- Với những quy định hiện nay, đảng viên hoàn toàn có quyền ứng cử theo luật. Nhưng mỗi người tham gia một tổ chức phải tuân thủ quy định của tổ chức.
Đảng cộng sản VN là đảng duy nhất nên cán bộ của Đảng khi ứng cử phải được sự phân công của tổ chức Đảng. Ở bất kỳ nước nào, tổ chức nào khi giới thiệu người tham gia tổ chức chính trị, xã hội cũng như vậy thôi, cũng tuân thủ những quy định mang tính chất dân chủ, trách nhiệm, đảm bảo có sự lựa chọn trách nhiệm.
Riêng quy định về minh bạch tài sản vẫn giữ theo như quy định của Thanh tra Chính phủ và như cách làm lâu nay.
Về tỷ lệ ĐB ngoài Đảng?
- Tỷ lệ giao động từ 15 - 20%. Khóa XII đạt tỷ lệ khoảng 18%.
Sẽ có bao nhiêu ĐB khóa XII tái cử?
- Phấn đấu khoảng 40%. Còn khóa trước (khóa XI - PV) tái cử vào khóa XII trên 30%.
Có cơ chế nào ràng buộc trách nhiệm ĐB với cử tri và cử tri giám sát được ĐB?
- Mối quan hệ gắn bó trách nhiệm lâu nay vẫn phải là thường xuyên gắn bó với cử tri.
Thứ nhất là các ĐB phải am hiểu luật pháp để lý giải với cử tri. Mặt khác, ĐB phải hiểu tâm tư nguyện vọng, tiếng nói của cử tri để phát hiện vấn đề bất cập trong đời sống, phản ánh đầy đủ nguyện vọng cử tri.
Quy trình vận động bầu cử lần này có điểm gì thực sự mới?
- Hiện vẫn thực hiện theo luật định vì luật chưa sửa đổi. Vận động tranh cử trong bầu cử hiện nay, khái niệm còn ý kiến khác nhau, nhưng vận động tranh cử là được pháp luật cho phép. Quan trọng nhất là khi vận động, anh muốn thực hiện những gì phải trong luật pháp quy định. Mà yêu cầu đầu tiên là thể hiện sự gắn bó, trách nhiệm với người dân.
..................
Phó Ban Tổ chức Trung ươngNguyễn Văn Quynh:
Về độ tuổi: Với cán bộ chuyên trách Trung ương, trên 50% những người được bầu phải đủ tuổi đảm nhận công việc cho hai nhiệm kỳ trở lên, số còn lại phải đủ tuổi tham gia 1 nhiệm kỳ (sinh từ tháng 5/1956 trở lại đây). Trường hợp khác thì báo cáo Bộ Chính trị.
Với đại biểu địa phương: Phải đủ tuổi tham gia một nhiệm kỳ.
Tiêu chuẩn ĐB Hội đồng nhân dân: Đáp ứng các tiêu chuẩn cần thiết, có khả năng đoàn kết, tập hợp nhân dân… và các tiêu chuẩn khác.
Về nguyên tắc phát huy dân chủ và tập trung dân chủ trong giới thiệu ĐBQH và ĐB Hội đồng nhân dân các cấp: Tổ chức Đảng chỉ giới thiệu một đại biểu đại diện cho tổ chức Đảng cùng cấp tham gia ứng cử vào một chức danh lãnh đạo trong QH, HĐND.
Đảng viên tự ứng cử phải là người có đủ điều kiện tiêu chuẩn, chấp hành đúng quy định và được tổ chức Đảng quản lý trực tiếp đồng ý.
--------------
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Không vì cơ cấu mà quên tiêu chuẩn
10/02/2011 19:02 GMT+7
Kết thúc ngày làm việc đầu tiên của Hội nghị triển khai kế hoạch bầu cử đại biểu QH và HĐND, 10/2/2011, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhắn nhủ: “Quy trình bầu cử phải thật dân chủ, đúng pháp luật, không nên để dư luận cho rằng việc bầu chỉ là hình thức vì đã chọn trước cả rồi”.
Trong buổi sáng, các thành viên Hội đồng bầu cử lần lượt trình bày chỉ thị của Bộ Chính trị và các văn bản liên quan đến công tác bầu cử nhiệm kỳ mới. Buổi chiều, Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng (Phó Chủ tịch Hội đồng bầu cử) đã điều hành phiên thảo luận.
Tổng Bí thư: Tránh dư luận nhân dân cho rằng có thể đi bầu hộ...
Phụ trách công tác bầu cử ở các địa phương nhiều năm qua, nhưng nhiều đại biểu dự Hội nghị vẫn còn không ít thắc mắc quanh chuyện đảm bảo cơ cấu, tự ứng cử…
Nhiều ý kiến chỉ ra mâu thuẫn giữa “cơ cấu” và chất lượng - những vấn đề liên quan đến hiệu quả hoạt động và tính đại diện của Quốc hội.
Ngay các thành viên Hội đồng bầu cử như Bộ trưởng Nội vụ Trần Văn Tuấn, Trưởng Ban công tác đại biểu Phạm Minh Tuyên cũng đều “than”: Rất khó để thiết kế được một cơ cấu hợp lý, đáp ứng đủ các tiêu chuẩn.
“Chẳng hạn để cơ cấu một nữ đại biểu vừa trẻ, lại vừa ngoài Đảng, là người dân tộc nữa là rất khó”, Bộ trưởng Trần Văn Tuấn nói. Ông Tuấn cũng hứa sẽ sớm soạn thảo trình Chính phủ các quy định cụ thể về tiêu chuẩn, cơ cấu để tiện cho địa phương áp dụng.
Trưởng Ban công tác đại biểu Phạm Minh Tuyên cho rằng, đây vẫn là cái khó từ nhiều nhiệm kỳ trước. Nào cơ cấu nữ, trẻ, rồi tỷ lệ ứng viên Trung ương…
“Bộ Công an, Bộ Quốc phòng hay một số bộ ngành khác trong chỉ tiêu cứng cũng không thể tìm ra được cán bộ nữ hoặc người trẻ. Nên bây giờ, tiêu chuẩn về độ trẻ cũng phải nâng lên thành 40 tuổi. Rồi số ứng viên do Trung ương giới thiệu về địa phương thì đề nghị ở dưới quán triệt để bầu tập trung”, ông Tuyên nói.
Thừa nhận tìm ra một ứng viên vừa trẻ, vừa là nữ, lại là người dân tộc và không phải đảng viên là rất khó, nhưng theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, dù tiêu chuẩn, cơ cấu hay bất kỳ vấn đề gì thì trọng tâm vẫn phải là tìm được ứng viên đại diện cho người dân.
“Con người là khâu trung tâm. Nên kết hợp thật hợp lý giữa tiêu chuẩn và cơ cấu. Từ tiêu chuẩn mà xây dựng cơ cấu. Chứ không nên quá chú trọng cơ cấu mà quên tiêu chuẩn”, ông Trọng nhắn nhủ.
Tân Tổng Bí thư nhấn mạnh, trong hoạt động nghị trường, các dân biểu thuyết phục nhau không phải từ vị trí công tác, chức vụ mà bằng tài năng, kinh nghiệm, lý lẽ. Người được giới thiệu ứng cử phải hội đủ phẩm chất, năng lực trình độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ của người đại biểu nhân dân.
“Nói như vậy nhưng cũng không được quên yếu tố cơ cấu, để đảm bảo tính đại đoàn kết toàn dân. Vì Quốc hội vừa là cơ quan quyền lực cao nhất, nhưng cũng là cơ quan đại diện cao nhất”, ông Trọng khẳng định.
Như vậy, các vòng hiệp thương phải được tổ chức chặt chẽ, dân chủ, tránh bệnh hình thức.
“Để cuộc bầu cử phải diễn ra dân chủ, đúng pháp luật. Tránh dư luận nhân dân cho rằng có thể đi bầu hộ, một người bầu cho cả gia đình, hoặc chuyện đi bầu chỉ là hình thức vì đã chọn sẵn từ trước”, Tổng Bí thư lưu ý.
Theo dự kiến, Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất sẽ diễn ra ngày 26/2. Hội nghị sẽ thỏa thuận về cơ cấu, thành phần và số lượng những người ứng cử. Hội nghị lần hai sẽ diễn ra sau đó một tháng.
Cũng trong chiều nay, nhiều vấn đề khác đưa ra tranh luận nhưng chưa ngã ngũ.
Chẳng hạn, liên quan đến quy trình, thủ tục cho người tự ứng cử, đại diện của TP.HCM nêu ý kiến, do địa bàn thành phố luôn có số người tự ứng cử cao nên nếu quy định chưa thực sự hợp lý sẽ rất khó cho người làm tổ chức. Chẳng hạn, người tự ứng cử nếu vắng mặt đột xuất (do bệnh nặng hoặc do đột xuất bị cử đi công tác) thì có quyền ủy nhiệm cho người khác thay mình đi dự hội nghị cử tri để trình bày chương trình hành động (với một số thủ tục ủy nhiệm bắt buộc).
Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Pha, đại diện MTTQ giải thích, quy định vậy thôi nhưng chẳng mấy khi áp dụng bởi nếu ứng viên đã bỏ công sức ra vận động ứng cử thì không dại gì lại ủy quyền cho người khác đi tiếp xúc cử tri hộ.
Cho rằng đây là một “ưu đãi” với người tự ứng cử, một đại biểu Hà Nội đề xuất, mọi ứng viên đáng lý đều phải được hưởng quyền lợi này. Không chỉ người tự ứng cử mà mọi ứng viên đều nên được phép ủy quyền cho người khác đến dự hội nghị cử tri (nếu bận).
Do các ý kiến quanh vấn đề này còn khác nhau, nên Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng “chốt” lại, sẽ tiếp tục nghiên cứu để báo cáo với Hội đồng bầu cử.
Như vậy, sau hội nghị toàn quốc hôm nay, tiến trình bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 sẽ bắt đầu.
Cho đến nay, Hội đồng bầu cử đã thành lập ba tiểu ban: tiểu ban tuyên truyền, tiểu ban chỉ đạo giải quyết khiếu nại tố cáo, tiểu ban an ninh trật tự, an toàn xã hội.
Ngày 27/4, Hội đồng Bầu cử lập và công bố danh sách những người ứng cử theo từng đơn vị bầu cử trong cả nước theo danh sách chính thức do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ủy ban Bầu cử gửi đến.
Ngày 12/5, Hội đồng Bầu cử và Ủy ban Bầu cử ngưng xem xét, giải quyết mọi khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về người ứng cử và việc lập danh sách người ứng cử.
Cuộc bầu cử đại biểu QH và HĐND diễn ra cùng một ngày (22/5) sẽ có quy mô lớn nhất từ trước đến nay.
-------------------
Tham khảo:
Chỉ thị của Bộ Chính trị về lãnh đạo cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIII và bầu cử Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016
Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 05/01/2011 về lãnh đạo cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIII và bầu cử Đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016. Sau đây là toàn văn Chỉ thị:
Cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIII và bầu cử Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 sẽ được tiến hành vào cùng một ngày trong năm 2011.
Cuộc bầu cử diễn ra trong thời điểm Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng vừa kết thúc thắng lợi; toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đang ra sức phấn đấu triển khai thực hiện các nhiệm vụ mà Cương lĩnh chính trị và Nghị quyết Đại hội XI đã đề ra. Công cuộc đổi mới toàn diện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội đã và đang thu được những thành tựu quan trọng nhưng cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Bối cảnh quốc tế và khu vực có những thuận lợi và khó khăn đan xen; các thế lực thù địch chưa từ bỏ âm mưa chống phá chế độ, cản trở sự nghiệp đổi mới của nhân dân ta. Tình hình đó đòi hỏi toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta phải ra sức phấn đấu, đoàn kết thống nhất, chung sức đồng lòng, tận dụng mọi thời cơ, thuận lợi, vượt qua khó khăn, thách thức, đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững.
Cuộc bầu cử lần này là dịp để tiếp tục xây dựng, củng số và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Vì vậy, việc lựa chọn, bầu ra những người tiêu biểu về đức, tài, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân trong Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ mới là một nhiệm vụ trọng tâm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong năm 2011.
Để cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 đạt kết quả cao, Bộ Chính trị yêu cầu các cấp ủy, các tổ chức đảng lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt những yêu cầu, nhiệm vụ sau đây:
1. Có kế hoạch lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể việc chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức thắng lợi cuộc bầu cử; bảo đảm cuộc bầu cử được tiến hành dân chủ, bình đẳng, đúng pháp luật, an toàn tiết kiệm và thực sự là ngày hội của toàn dân.
2. Lãnh đạo tốt công tác nhân sự, bảo đảm phát huy dân chủ và sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của Đảng trong công tác cán bộ, gắn kết quả nhân sự của đại hội đảng các cấp với quy hoạch cán bộ với công tác chuẩn bị nhân sự để giới thiệu những người tiêu biểu, đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội và hội đồng nhân dân. Người được giới thiệu vào danh sách ứng cử để bầu làm đại biểu Quốc hội và hội đồng nhân dân cần phải có năng lực và điều kiện thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân, thường xuyên liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe và tôn trọng ý kiến của nhân dân, không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, luôn bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, được nhân dân yêu mến, tín nhiệm.
3. Trên cơ sở bảo đảm tiêu chuẩn, coi trọng tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, có quan điểm quần chúng, có đủ năng lực và điều kiện thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân. Đồng thời có cơ cấu hợp lý về số đại biểu là người đang công tác ở cơ quan đảng, nhà nước, lực lượng vũ trang, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân bảo đảm số lượng đại biểu chuyên trách theo đúng quy định của pháp luật; có tỷ lệ hợp lý đại biểu của các dân tộc thiểu số, các tôn giáo, đại biểu nữ, đại biểu trẻ tuổi, đại biểu là các nhà khoa học, trí thức, văn nghệ sĩ, đại biểu xuất thân từ công nhân, nông dân, doanh nhân tiêu biểu thuộc các thành phần kinh tế. Việc lựa chọn, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu hội đồng nhân dân phải bảo đảm theo đúng quy trình đã được pháp luật quy định và hướng dẫn của các cơ quan Trung ương có thẩm quyền.
4. Lãnh đạo, chỉ đạo tốt việc tổ chức hiệp thương giới thiệu người ra ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc lựa chọn, giới thiệu ngưới ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu hội đồng nhân dân các cấp; bảo đảm các điều kiện thuận lợi để mọi công dân thực hiện đầy đủ quyền ứng cử, bầu cử theo quy định của pháp luật.
5. Chỉ đạo tốt công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân về ý nghĩa và tầm quan trọng của cuộc bầu cử; các quy định của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội, Luật Bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân; về vị trí, vai trò của Quốc hội và hội đồng nhân dân trong bộ máy nhà nước; về vị trí, vai trò của người đại biểu nhân dân; về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của công dân trong việc xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch vững mạnh, có hiệu lực, hiệu quả. Động viên mọi cử tri tự giác, tích cực và chủ động tham gia bầu cử; mỗi cán bộ, đảng viên phải gương mẫu, đề cao trách nhiệm, tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia bầu cử.
6. Chỉ đạo việc xây dựng các phương án bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các khiếu nại, tố cáo của công dân; ngăn chặn mọi hành vi lợi dụng dân chủ, vi phạm pháp luật về bầu cử. Kiên quyết đấu tranh chống mọi luận điệu xuyên tạc, những âm mưu, hành động phá hoại cuộc bầu cử, lợi dụng bầu cử để gây rối. Có các phương án chủ động đối phó với những tình huống thiên tai có thể xảy ra trong thời gian tiến hành bầu cử.
7. Các tỉnh ủy, thành ủy thành lập ban chỉ đạo để lãnh đạo toàn diện công tác bầu cử, chỉ đạo giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh trong quá trình chuẩn bị và tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội, bầu cử địa biểu hội đồng nhân dân các cấp ở các địa phương.
8. Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ, Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội đồng Bầu cử Trung ương, cấp ủy, tổ chức đảng các cấp có kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện Chỉ thị này, bảo đảm để cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân các cấp thành công tốt đẹp.
Ban Tổ chức Trung ương có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Chỉ thị này.
http://dandensg.blogspot.com/2016/02/co-hoi-e-nhung-nguoi-tu-ung-cu-vao-uoc.htmlẢnh: Các đại biểu QH đang bấm nút biểu quyết thông qua một bộ luật - thể chế hóa đường lối, chính sách của đảng cầm quyền (ảnh minh họa, báo Công Lý)
---------
Cơ cấu đại biểu Quốc hội ở trung ương ra sao?
CHÂN LUẬN - Thứ Ba, ngày 16/2/2016 - 09:19
(PLO)- Sáng 16-2-2016, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV. Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân chủ trì hội nghị.
Bà Nguyễn Thị Nương, Trưởng ban Công tác đại biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cho hay cơ cấu đại biểu Quốc hội ở trung ương dự kiến có 198 đại biểu, được phân bổ như sau:
Các ban Đảng 11 đại biểu.
Cơ quan của Chủ tịch nước: 3 đại biểu
Quốc hội và đại biểu chuyên trách 114;
Chính phủ: 18 đại biểu
Bộ Quốc phòng, bao gồm bộ trưởng và đại diện các quân khu: 15 đại biểu;
Bộ Công an, bao gồm cả bộ trưởng: ba đại biểu;
TAND Tối cao: một đại biểu; VKSND Tối cao: một đại biểu;
Kiểm toán nhà nước: một đại biểu,
MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên: 31 đại biểu. Trong đó, phấn đấu có 20% đại biểu là phụ nữ và đại biểu dân tộc thiểu số. Đặc biệt, số lượng đại biểu Quốc hội thuộc MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên có đại biểu phụ nữ và dân tộc thiểu số, đại biểu trẻ dưới 40 tuổi, đại biểu tôn giáo, đại biểu ngoài đảng, đại biểu tái cử, nhân sĩ, trí thức, doanh nhân.
Nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Duy Thường cho rằng cần phải có số dư đối với các ứng cử viên đại biểu Quốc hội. Ngay cả tỉ lệ 30% đại biểu nữ và 18% đại biểu dân tộc thiểu số cũng cần có số dư. “Dân quyết định chứ chúng ta không quyết định được” - ông Thường nói.
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân đề nghị các đại biểu tham dự hội nghị thảo luận thẳng thắn nhằm đi đến thống nhất cao trong công tác bầu cử.
-------------
Thông tin tham khảo về bầu cử QH khóa trước (2011):
Báo điện tử Vietnamnet ngày 10/2/2011:
Tối đa 20% đại biểu Quốc hội là người ngoài Đảng
10/02/2011 13:21 GMT+7
Trao đổi bên hành lang Hội nghị triển khai công tác bầu cử ĐBQH và HĐND khóa mới hôm nay (10/2/2011) tại Hà Nội, Tổng thư ký Hội đồng bầu cử Phạm Minh Tuyêncho biết số lượng đại biểu là người ngoài Đảng ở Quốc hội khóa tới sẽ giao động từ 15 - 20%, so với 18% hiện tại.
Về tiêu chuẩn lựa chọn ĐBQH, đặc biệt với các đại biểu chuyên trách, ông Tuyên cho hay, ngoài tiêu chuẩn chung, lần này nhấn mạnh thêm các tiêu chuẩn khác như lòng yêu nước, trung thành, trung thực, là những người thực sự tiêu biểu, gương mẫu, được nhân dân tín nhiệm và có năng lực để tham gia đảm nhận các công việc chuyên môn tại các ủy ban và hội đồng dân tộc.
Ông Phạm Minh Tuyên: Cơ cấu đa dạng tạo sức mạnh cho Quốc hội. Ảnh: LN
Một mặt nêu cao yêu cầu tiêu chuẩn nhưng cũng không thể bỏ đi được cơ cấu vì cơ cấu hợp lý giúp đảm bảo có đủ tiếng nói đại diện các thành phần xã hội, các dân tộc khác nhau.
Không giảm tỷ lệ đại biểu cơ quan hành pháp
Ông có nói đến việc nhiệm kỳ khóa XIII nhấn mạnh thêm một số tiêu chuẩn cho ĐB chuyên trách như tính trung thực, trung thành… Tiêu chuẩn cụ thể hơn là gì, thưa ông?
- Với ĐB chuyên trách ở địa phương, phải chọn người có năng lực chuyên môn tương đương hoặc đang được quy hoạch vào các vị trí ủy viên thường vụ tỉnh ủy, phó chủ tịch HĐND và phó chủ tịch UBND.
Với các ĐB chuyên trách trung ương, đó phải là người đã và đang làm vụ trưởng, hoặc tương đương và am hiểu hoạt động QH.
Các yêu cầu này ở kỳ bầu cử trước cũng đã đề cập đến nhưng lần này nêu ra chặt hơn và buộc phải thực hiện nghiêm hơn.
Hoặc về cơ cấu lãnh đạo các tỉnh tham gia vào QH. Số lượng cụ thể, Ban Tổ chức Trung ương sẽ cân nhắc để phân bố. Chẳng hạn sẽ có khoảng 20 bí thư hoặc 10 chủ tịch tỉnh, khoảng 30 vị là phó bí thư..
Còn tỷ lệ chuyên trách dưới địa phương thì ngoài Hà Nội, TP.HCM có 2 đại biểu chuyên trách, còn lại các tỉnh thành khác chỉ bố trí 1 người. Mục đích là dồn số ĐB chuyên trách vào các cơ quan TƯ như Ủy ban và Hội đồng dân tộc.
Còn về tiêu chuẩn học vấn?
- Tiêu chuẩn của ĐBQH quy định vẫn như cũ, tùy từng thời kỳ được nâng lên. Nhưng trong điều kiện hiện nay, trình độ học vấn của người được giới thiệu cũng sẽ nâng lên.
Có chủ trương giảm số ĐBQH đang tham gia các cơ quan hành pháp để giảm tình trạng đại biểu "vừa đá bóng ,vừa thổi còi" không, thưa ông?
- Chủ trương chung là không giảm tỷ lệ những người đang công tác ở các cơ quan chính quyền địa phương và Trung ương.
Còn việc có người nói đại biểu vừa đá bóng, vừa thổi còi thì theo tôi, trong điều kiện và đòi hỏi hiện nay thì tỷ lệ lãnh đạo tham gia hoạt động trong Quốc hội là cần thiết. Nên phải đa dạng cơ cấu các thành phần là các nhà khoa học, các nhà lãnh đạo, quản lý… Cơ cấu đa dạng tạo sức mạnh cho Quốc hội.
Đảng viên có quyền ứng cử theo luật
Tỷ lệ nữ, trẻ và đại diện doanh nghiệp trong Quốc hội có gì mới?
- Tỷ lệ nữ vẫn quy định cố gắng đạt 30% nhưng qua các kỳ bầu cử vừa rồi đều không đạt. Hy vọng lần này quyết tâm làm để đạt tỷ lệ. Vấn đề là quá trình giới thiệu phải đảm bảo sự tín nhiệm của nhân dân.
Với ĐB trẻ, phải có năng lực, am hiểu và đảm nhận vai trò ĐBQH, nếu không sẽ làm giảm chất lượng. Tỷ lệ trẻ cũng khoảng dưới 30%, tính từ độ tuổi 40 trở xuống. Nghĩa là cũng đang ở độ chín.
Thưa ông, có điểm nào mới trong quy định về đảng viên tự ứng cử không?
- Với những quy định hiện nay, đảng viên hoàn toàn có quyền ứng cử theo luật. Nhưng mỗi người tham gia một tổ chức phải tuân thủ quy định của tổ chức.
Đảng cộng sản VN là đảng duy nhất nên cán bộ của Đảng khi ứng cử phải được sự phân công của tổ chức Đảng. Ở bất kỳ nước nào, tổ chức nào khi giới thiệu người tham gia tổ chức chính trị, xã hội cũng như vậy thôi, cũng tuân thủ những quy định mang tính chất dân chủ, trách nhiệm, đảm bảo có sự lựa chọn trách nhiệm.
Riêng quy định về minh bạch tài sản vẫn giữ theo như quy định của Thanh tra Chính phủ và như cách làm lâu nay.
Về tỷ lệ ĐB ngoài Đảng?
- Tỷ lệ giao động từ 15 - 20%. Khóa XII đạt tỷ lệ khoảng 18%.
Sẽ có bao nhiêu ĐB khóa XII tái cử?
- Phấn đấu khoảng 40%. Còn khóa trước (khóa XI - PV) tái cử vào khóa XII trên 30%.
Có cơ chế nào ràng buộc trách nhiệm ĐB với cử tri và cử tri giám sát được ĐB?
- Mối quan hệ gắn bó trách nhiệm lâu nay vẫn phải là thường xuyên gắn bó với cử tri.
Thứ nhất là các ĐB phải am hiểu luật pháp để lý giải với cử tri. Mặt khác, ĐB phải hiểu tâm tư nguyện vọng, tiếng nói của cử tri để phát hiện vấn đề bất cập trong đời sống, phản ánh đầy đủ nguyện vọng cử tri.
Quy trình vận động bầu cử lần này có điểm gì thực sự mới?
- Hiện vẫn thực hiện theo luật định vì luật chưa sửa đổi. Vận động tranh cử trong bầu cử hiện nay, khái niệm còn ý kiến khác nhau, nhưng vận động tranh cử là được pháp luật cho phép. Quan trọng nhất là khi vận động, anh muốn thực hiện những gì phải trong luật pháp quy định. Mà yêu cầu đầu tiên là thể hiện sự gắn bó, trách nhiệm với người dân.
..................
Phó Ban Tổ chức Trung ươngNguyễn Văn Quynh:
Về độ tuổi: Với cán bộ chuyên trách Trung ương, trên 50% những người được bầu phải đủ tuổi đảm nhận công việc cho hai nhiệm kỳ trở lên, số còn lại phải đủ tuổi tham gia 1 nhiệm kỳ (sinh từ tháng 5/1956 trở lại đây). Trường hợp khác thì báo cáo Bộ Chính trị.
Với đại biểu địa phương: Phải đủ tuổi tham gia một nhiệm kỳ.
Tiêu chuẩn ĐB Hội đồng nhân dân: Đáp ứng các tiêu chuẩn cần thiết, có khả năng đoàn kết, tập hợp nhân dân… và các tiêu chuẩn khác.
Về nguyên tắc phát huy dân chủ và tập trung dân chủ trong giới thiệu ĐBQH và ĐB Hội đồng nhân dân các cấp: Tổ chức Đảng chỉ giới thiệu một đại biểu đại diện cho tổ chức Đảng cùng cấp tham gia ứng cử vào một chức danh lãnh đạo trong QH, HĐND.
Đảng viên tự ứng cử phải là người có đủ điều kiện tiêu chuẩn, chấp hành đúng quy định và được tổ chức Đảng quản lý trực tiếp đồng ý.
Lê Nhung (ghi)
--------------
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Không vì cơ cấu mà quên tiêu chuẩn
10/02/2011 19:02 GMT+7
Kết thúc ngày làm việc đầu tiên của Hội nghị triển khai kế hoạch bầu cử đại biểu QH và HĐND, 10/2/2011, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhắn nhủ: “Quy trình bầu cử phải thật dân chủ, đúng pháp luật, không nên để dư luận cho rằng việc bầu chỉ là hình thức vì đã chọn trước cả rồi”.
Trong buổi sáng, các thành viên Hội đồng bầu cử lần lượt trình bày chỉ thị của Bộ Chính trị và các văn bản liên quan đến công tác bầu cử nhiệm kỳ mới. Buổi chiều, Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng (Phó Chủ tịch Hội đồng bầu cử) đã điều hành phiên thảo luận.
Tổng Bí thư: Tránh dư luận nhân dân cho rằng có thể đi bầu hộ...
Phụ trách công tác bầu cử ở các địa phương nhiều năm qua, nhưng nhiều đại biểu dự Hội nghị vẫn còn không ít thắc mắc quanh chuyện đảm bảo cơ cấu, tự ứng cử…
Nhiều ý kiến chỉ ra mâu thuẫn giữa “cơ cấu” và chất lượng - những vấn đề liên quan đến hiệu quả hoạt động và tính đại diện của Quốc hội.
Ngay các thành viên Hội đồng bầu cử như Bộ trưởng Nội vụ Trần Văn Tuấn, Trưởng Ban công tác đại biểu Phạm Minh Tuyên cũng đều “than”: Rất khó để thiết kế được một cơ cấu hợp lý, đáp ứng đủ các tiêu chuẩn.
“Chẳng hạn để cơ cấu một nữ đại biểu vừa trẻ, lại vừa ngoài Đảng, là người dân tộc nữa là rất khó”, Bộ trưởng Trần Văn Tuấn nói. Ông Tuấn cũng hứa sẽ sớm soạn thảo trình Chính phủ các quy định cụ thể về tiêu chuẩn, cơ cấu để tiện cho địa phương áp dụng.
Trưởng Ban công tác đại biểu Phạm Minh Tuyên cho rằng, đây vẫn là cái khó từ nhiều nhiệm kỳ trước. Nào cơ cấu nữ, trẻ, rồi tỷ lệ ứng viên Trung ương…
“Bộ Công an, Bộ Quốc phòng hay một số bộ ngành khác trong chỉ tiêu cứng cũng không thể tìm ra được cán bộ nữ hoặc người trẻ. Nên bây giờ, tiêu chuẩn về độ trẻ cũng phải nâng lên thành 40 tuổi. Rồi số ứng viên do Trung ương giới thiệu về địa phương thì đề nghị ở dưới quán triệt để bầu tập trung”, ông Tuyên nói.
Thừa nhận tìm ra một ứng viên vừa trẻ, vừa là nữ, lại là người dân tộc và không phải đảng viên là rất khó, nhưng theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, dù tiêu chuẩn, cơ cấu hay bất kỳ vấn đề gì thì trọng tâm vẫn phải là tìm được ứng viên đại diện cho người dân.
“Con người là khâu trung tâm. Nên kết hợp thật hợp lý giữa tiêu chuẩn và cơ cấu. Từ tiêu chuẩn mà xây dựng cơ cấu. Chứ không nên quá chú trọng cơ cấu mà quên tiêu chuẩn”, ông Trọng nhắn nhủ.
Tân Tổng Bí thư nhấn mạnh, trong hoạt động nghị trường, các dân biểu thuyết phục nhau không phải từ vị trí công tác, chức vụ mà bằng tài năng, kinh nghiệm, lý lẽ. Người được giới thiệu ứng cử phải hội đủ phẩm chất, năng lực trình độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ của người đại biểu nhân dân.
“Nói như vậy nhưng cũng không được quên yếu tố cơ cấu, để đảm bảo tính đại đoàn kết toàn dân. Vì Quốc hội vừa là cơ quan quyền lực cao nhất, nhưng cũng là cơ quan đại diện cao nhất”, ông Trọng khẳng định.
Như vậy, các vòng hiệp thương phải được tổ chức chặt chẽ, dân chủ, tránh bệnh hình thức.
“Để cuộc bầu cử phải diễn ra dân chủ, đúng pháp luật. Tránh dư luận nhân dân cho rằng có thể đi bầu hộ, một người bầu cho cả gia đình, hoặc chuyện đi bầu chỉ là hình thức vì đã chọn sẵn từ trước”, Tổng Bí thư lưu ý.
Theo dự kiến, Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất sẽ diễn ra ngày 26/2. Hội nghị sẽ thỏa thuận về cơ cấu, thành phần và số lượng những người ứng cử. Hội nghị lần hai sẽ diễn ra sau đó một tháng.
Cũng trong chiều nay, nhiều vấn đề khác đưa ra tranh luận nhưng chưa ngã ngũ.
Chẳng hạn, liên quan đến quy trình, thủ tục cho người tự ứng cử, đại diện của TP.HCM nêu ý kiến, do địa bàn thành phố luôn có số người tự ứng cử cao nên nếu quy định chưa thực sự hợp lý sẽ rất khó cho người làm tổ chức. Chẳng hạn, người tự ứng cử nếu vắng mặt đột xuất (do bệnh nặng hoặc do đột xuất bị cử đi công tác) thì có quyền ủy nhiệm cho người khác thay mình đi dự hội nghị cử tri để trình bày chương trình hành động (với một số thủ tục ủy nhiệm bắt buộc).
Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Pha, đại diện MTTQ giải thích, quy định vậy thôi nhưng chẳng mấy khi áp dụng bởi nếu ứng viên đã bỏ công sức ra vận động ứng cử thì không dại gì lại ủy quyền cho người khác đi tiếp xúc cử tri hộ.
Cho rằng đây là một “ưu đãi” với người tự ứng cử, một đại biểu Hà Nội đề xuất, mọi ứng viên đáng lý đều phải được hưởng quyền lợi này. Không chỉ người tự ứng cử mà mọi ứng viên đều nên được phép ủy quyền cho người khác đến dự hội nghị cử tri (nếu bận).
Do các ý kiến quanh vấn đề này còn khác nhau, nên Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng “chốt” lại, sẽ tiếp tục nghiên cứu để báo cáo với Hội đồng bầu cử.
Như vậy, sau hội nghị toàn quốc hôm nay, tiến trình bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 sẽ bắt đầu.
Cho đến nay, Hội đồng bầu cử đã thành lập ba tiểu ban: tiểu ban tuyên truyền, tiểu ban chỉ đạo giải quyết khiếu nại tố cáo, tiểu ban an ninh trật tự, an toàn xã hội.
Ngày 27/4, Hội đồng Bầu cử lập và công bố danh sách những người ứng cử theo từng đơn vị bầu cử trong cả nước theo danh sách chính thức do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ủy ban Bầu cử gửi đến.
Ngày 12/5, Hội đồng Bầu cử và Ủy ban Bầu cử ngưng xem xét, giải quyết mọi khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về người ứng cử và việc lập danh sách người ứng cử.
Cuộc bầu cử đại biểu QH và HĐND diễn ra cùng một ngày (22/5) sẽ có quy mô lớn nhất từ trước đến nay.
Lê Nhung
-------------------
Tham khảo:
Chỉ thị của Bộ Chính trị về lãnh đạo cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIII và bầu cử Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016
Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 05/01/2011 về lãnh đạo cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIII và bầu cử Đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016. Sau đây là toàn văn Chỉ thị:
Cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIII và bầu cử Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 sẽ được tiến hành vào cùng một ngày trong năm 2011.
Cuộc bầu cử diễn ra trong thời điểm Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng vừa kết thúc thắng lợi; toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đang ra sức phấn đấu triển khai thực hiện các nhiệm vụ mà Cương lĩnh chính trị và Nghị quyết Đại hội XI đã đề ra. Công cuộc đổi mới toàn diện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội đã và đang thu được những thành tựu quan trọng nhưng cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Bối cảnh quốc tế và khu vực có những thuận lợi và khó khăn đan xen; các thế lực thù địch chưa từ bỏ âm mưa chống phá chế độ, cản trở sự nghiệp đổi mới của nhân dân ta. Tình hình đó đòi hỏi toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta phải ra sức phấn đấu, đoàn kết thống nhất, chung sức đồng lòng, tận dụng mọi thời cơ, thuận lợi, vượt qua khó khăn, thách thức, đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững.
Cuộc bầu cử lần này là dịp để tiếp tục xây dựng, củng số và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Vì vậy, việc lựa chọn, bầu ra những người tiêu biểu về đức, tài, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân trong Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ mới là một nhiệm vụ trọng tâm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong năm 2011.
Để cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 đạt kết quả cao, Bộ Chính trị yêu cầu các cấp ủy, các tổ chức đảng lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt những yêu cầu, nhiệm vụ sau đây:
1. Có kế hoạch lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể việc chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức thắng lợi cuộc bầu cử; bảo đảm cuộc bầu cử được tiến hành dân chủ, bình đẳng, đúng pháp luật, an toàn tiết kiệm và thực sự là ngày hội của toàn dân.
2. Lãnh đạo tốt công tác nhân sự, bảo đảm phát huy dân chủ và sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của Đảng trong công tác cán bộ, gắn kết quả nhân sự của đại hội đảng các cấp với quy hoạch cán bộ với công tác chuẩn bị nhân sự để giới thiệu những người tiêu biểu, đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội và hội đồng nhân dân. Người được giới thiệu vào danh sách ứng cử để bầu làm đại biểu Quốc hội và hội đồng nhân dân cần phải có năng lực và điều kiện thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân, thường xuyên liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe và tôn trọng ý kiến của nhân dân, không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, luôn bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, được nhân dân yêu mến, tín nhiệm.
3. Trên cơ sở bảo đảm tiêu chuẩn, coi trọng tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, có quan điểm quần chúng, có đủ năng lực và điều kiện thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân. Đồng thời có cơ cấu hợp lý về số đại biểu là người đang công tác ở cơ quan đảng, nhà nước, lực lượng vũ trang, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân bảo đảm số lượng đại biểu chuyên trách theo đúng quy định của pháp luật; có tỷ lệ hợp lý đại biểu của các dân tộc thiểu số, các tôn giáo, đại biểu nữ, đại biểu trẻ tuổi, đại biểu là các nhà khoa học, trí thức, văn nghệ sĩ, đại biểu xuất thân từ công nhân, nông dân, doanh nhân tiêu biểu thuộc các thành phần kinh tế. Việc lựa chọn, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu hội đồng nhân dân phải bảo đảm theo đúng quy trình đã được pháp luật quy định và hướng dẫn của các cơ quan Trung ương có thẩm quyền.
4. Lãnh đạo, chỉ đạo tốt việc tổ chức hiệp thương giới thiệu người ra ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc lựa chọn, giới thiệu ngưới ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu hội đồng nhân dân các cấp; bảo đảm các điều kiện thuận lợi để mọi công dân thực hiện đầy đủ quyền ứng cử, bầu cử theo quy định của pháp luật.
5. Chỉ đạo tốt công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân về ý nghĩa và tầm quan trọng của cuộc bầu cử; các quy định của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội, Luật Bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân; về vị trí, vai trò của Quốc hội và hội đồng nhân dân trong bộ máy nhà nước; về vị trí, vai trò của người đại biểu nhân dân; về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của công dân trong việc xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch vững mạnh, có hiệu lực, hiệu quả. Động viên mọi cử tri tự giác, tích cực và chủ động tham gia bầu cử; mỗi cán bộ, đảng viên phải gương mẫu, đề cao trách nhiệm, tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia bầu cử.
6. Chỉ đạo việc xây dựng các phương án bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các khiếu nại, tố cáo của công dân; ngăn chặn mọi hành vi lợi dụng dân chủ, vi phạm pháp luật về bầu cử. Kiên quyết đấu tranh chống mọi luận điệu xuyên tạc, những âm mưu, hành động phá hoại cuộc bầu cử, lợi dụng bầu cử để gây rối. Có các phương án chủ động đối phó với những tình huống thiên tai có thể xảy ra trong thời gian tiến hành bầu cử.
7. Các tỉnh ủy, thành ủy thành lập ban chỉ đạo để lãnh đạo toàn diện công tác bầu cử, chỉ đạo giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh trong quá trình chuẩn bị và tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội, bầu cử địa biểu hội đồng nhân dân các cấp ở các địa phương.
8. Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ, Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội đồng Bầu cử Trung ương, cấp ủy, tổ chức đảng các cấp có kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện Chỉ thị này, bảo đảm để cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân các cấp thành công tốt đẹp.
Ban Tổ chức Trung ương có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Chỉ thị này.
(Theo TTXVN)
2.
Quốc hội không nên là hội nghị đảng viên mở rộng
TTO - Đó là ý kiến của ông Lù Văn Que - Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về dân tộc của MTTQ VN - ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ VN - tại hội nghị hiệp thương lần thứ nhất bầu cử ĐBQH Khóa XIV.
Ông Lù Văn Que cho rằng sẽ hợp lý nếu tỷ lệ 100/500 đại biểu Quốc hội là người ngoài đảng - Ảnh: Hoàng Long |
Hội nghị được Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ VN tổ chức sáng nay 16-2.
Dự kiến 17 dân tộc không có đại biểu Quốc hội
Nghiên cứu nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội Khóa XIV, ông Lù Văn Que cho rằng “dự kiến có 35 người ngoài đảng thì ít quá, họp Quốc hội đâu phải hội nghị đảng viên mở rộng, trong khi chúng ta có nhiều người ngoài đảng ưu tú. Tôi thấy tăng lên 100 người cũng được, chúng ta hoàn toàn chọn được người đủ tiêu chuẩn. Cơ cấu trong đảng - ngoài đảng phải hợp lý, vì đảng ta có 4,5 triệu đảng viên thôi mà”.
Vẫn theo ông Que, “Khóa XIII có 78 đại biểu dân tộc ít người, nhưng có tới 24 dân tộc chưa có đại biểu trong Quốc hội. Dự kiến khóa XIV vẫn còn 17 dân tộc không có đại biểu trong Quốc hội. Tôi thấy cơ cấu cũng phải hài hòa đối với các dân tộc, ví dụ dân tộc Tày có 1,6 triệu dân, có 15 đại biểu, dân tộc Mông hơn 1 triệu dân có 7 đại biểu nhưng dân tộc Thái có 1,5 triệu dân chỉ có 5 đại biểu Quốc hội Khóa XIII”.
Trình bày nội dung nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Nương cho biết Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội Khóa XIV như sau: các cơ quan Đảng 11 đại biểu, cơ quan Chủ tịch nước 3 đại biểu, Chính phủ 18 đại biểu, các cơ quan của Quốc hội (đại biểu chuyên trách ở trung ương) 114 đại biểu.
Cũng theo nghị quyết này, có 6 địa phương có từ 10 đại biểu Quốc hội trở lên (trong đó Hà Nội, TP.HCM mỗi địa phương 30 đại biểu, Thanh Hóa 14 đại biểu, Nghệ An 13 đại biểu, Đồng Nai 12 đại biểu, An Giang 10 đại biểu), riêng Hà Nội, TP.HCM, tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An mỗi địa phương có 2 đại biểu chuyên trách.
Số đại biểu Quốc hội thuộc cơ cấu trung ương là 198, số đại biểu thuộc cơ cấu địa phương là 302 (tổng số đại biểu Quốc hội là 500 người).
Không cơ cấu đối với người tự ứng cử
Phát biểu tại hội nghị hiệp thương, nhiều thành viên Đoàn chủ tịch đề nghị cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội Khóa XIV cần tiếp tục đà thắng lợi của Đại hội Đảng lần thứ 12, đặc biệt là tinh thần dân chủ trong công tác nhân sự.
“Đại hội Đảng vừa qua công tác nhân sự làm rất kỹ nhưng lại rất dân chủ, số dư khá cao (đến 30%). Cần phát huy thắng lợi của đại hội đảng trong cuộc bầu cử lần này, trong đó phải nhấn mạnh tiêu chuẩn ứng cử viên đại biểu Quốc hội” - ông Đỗ Duy Thường nói.
Nhắc lại nghị quyết đại hội đảng về đổi mới hệ thống chính trị, ông Nguyễn Túc nhận xét: “Ngoài việc tăng 15 đại biểu chuyên trách so với nhiệm kỳ trước, các cơ cấu còn lại vẫn giữ nguyên, không có đổi mới gì. Như vậy thì có thực hiện được chủ trương của Đảng về đổi mới tổ chức, bộ máy trong hệ thống chính trị không?”.
Từng nhiều năm phụ trách công tác hiệp thương bầu cử, ông Đỗ Duy Thường nhận xét: “Quốc hội Khóa XIII có nhiều phiên đại biểu vắng họp nhiều, ghế trống nhiều quá, trong đó có những phiên các đại biểu thuộc cơ quan hành pháp nghỉ nhiều”. Ông đề nghị cần điều chỉnh giảm số lượng đại biểu thuộc cơ quan hành pháp xuống.
Ông Lê Truyền nêu ví dụ cơ quan Chủ tịch nước có 3 cán bộ chủ chốt (Chủ tịch nước, Phó chủ tịch nước, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước) nếu vào Quốc hội hết thì ai sẽ là người trực giải quyết công việc hàng ngày? - Ảnh: Hoàng Long |
Đồng tình với quan điểm này, ông Lê Truyền phân tích: “Tôi thấy trong cơ cấu này có tăng đại biểu chuyên trách (thêm 15 người so với khóa XIII), nhưng không thấy giảm đại biểu trong cơ quan hành chính (vẫn giữ nguyên như trước). Cơ quan Chủ tịch nước có 3 lãnh đạo thì vào Quốc hội hết, nếu ngồi họp Quốc hội nghiêm túc thì ai sẽ giải quyết công việc hàng ngày ở cơ quan ấy?”.
Ông Truyền đề nghị “cần chọn người đủ tiêu chuẩn trong tổ chức ấy, chứ không phải cứ chọn người đứng đầu, bởi người đứng đầu đã nhiều việc rồi mà lại vào Quốc hội thêm nhiều việc nữa thì làm sao mà hoàn thành tốt nhiệm vụ”.
Cụ thể hơn, ông Trần Hoàng Thám “đề nghị giảm đại biểu hành pháp xuống nữa, bởi vì cơ quan hành pháp rất là bận, trong Chính phủ mà 18 người tham gia Quốc hội thì nhiều quá, tôi đề nghị chỉ cần 9 người tham gia Quốc hội thôi. Nên khuyến khích những người tự ứng cử, và điều này phải được thể hiện trong cơ cấu này, chứ chưa thấy cơ cấu cho người tự ứng cử. Nếu mình định ra cơ cấu người tự ứng cử thì sẽ tạo không khí dân chủ, phấn khởi trong nhân dân”.
Phát biểu kết luận hội nghị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ VN, Phó chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia Nguyễn Thiện Nhân khẳng định nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội là dự kiến, vì vậy sau hội nghị này, tiếp thu ý kiến của Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ VN, cần tiếp tục điều chỉnh cho phù hợp.
“Đề nghị Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghiên cứu tăng số lượng đối với cơ cấu đại biểu Quốc hội là người ngoài đảng; đảm bảo hài hòa số lượng - tỷ lệ đại biểu là người dân tộc, tôn giáo; giảm tỷ lệ đại biểu thuộc các cơ quan hành chính…” - ông Nhân nói.
Các kiến nghị từ hội nghị hiệp thương này sẽ được báo cáo lên Bộ Chính trị, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng bầu cử quốc gia xem xét, điều chỉnh. Dựa vào cơ cấu điều chỉnh lần cuối, hội nghị hiệp thương lần thứ hai sẽ quyết định nhân sự cụ thể.
http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20160216/quoc-hoi-khong-nen-la-hoi-nghi-dang-vien-mo-rong/1052254.html
1.
TUYÊN BỐ CỦA CÔNG DÂN NGUYỄN TƯỜNG THỤY VỀ VIỆC TỰ ỨNG CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHÓA 14
Tôi: Nguyễn Tường Thụy;
Sinh năm 1952 (năm sinh theo hồ sơ về hưu là 1950 do cơ quan tôi công tác làm. Tôi phải ghi chú điều này vì nó mâu thuẫn với bằng đại học của tôi)
(Có hình kèm theo)
Số nhà 11 Tổ Quỳnh Lân, xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì, Hà Nội;
Điện thoại: 0983485952;
Cựu chiến binh (đã rời khỏi Hội Cựu chiến binh Việt Nam);
Cử nhân kinh tế;
Công việc hiện nay: Làm thơ, viết văn, viết báo tự do;
Phó Chủ tịch Hội Nhà báo độc lập Việt Nam.
Khi Tiến sĩ Nguyễn Quang A tuyên bố ra ứng cử vào Quốc hội khóa 14, ngay sau đó, ngày 5/2/2016, tôi cũng đã bày tỏ ý định của mình trên mạng internet sẽ ra ứng cử đại biểu Quốc hội. Nay tôi chính thức tuyên bố về việc tự ứng cử vào Quốc hội khóa 14 như sau:
1. Điều 27, Hiến pháp năm 2013 nêu rõ: “Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân”. Nhìn vào tâm huyết và khả năng của nhiều đại biểu quốc hội trong 13 khóa qua, tôi thấy mình cần phải vào Quốc hội để nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội. Tôi biết việc công dân tự ứng cử, khả năng trúng cử là rất thấp, tỉ lệ từ 0,2 đến 0,8%. Những con số đó khác không (0) và như vậy, khả năng trúng cử của người tự ứng cử vẫn có và tôi hy vọng sẽ trúng cử.
Tôi không ứng cử để chơi, để “cọ xát” mà là một việc làm nghiêm túc, với mong muốn có thêm cơ hội để cống hiến cho Đất nước, cho Dân tộc. Nếu không trúng thì cũng không thể gọi là thất bại. Nó có tác dụng đánh thức người dân vốn xưa nay bàng quan với chính trị biết được quyền và nghĩa vụ công dân, biết được thực trạng dân chủ ở Việt Nam hiện nay.
2. Với việc tự ứng cử, tôi không có ý định gây khó hay thách thức ai. Những ai cảm thấy bị gây khó hay thách thức không phải là người đàng hoàng mà là những kẻ có lòng dạ đen tối vì quyền tự ứng cử là quyền cơ bản của con người đã được Hiến pháp ghi nhận.
3. Việc ứng cử vào Quốc hội không có nghĩa là tôi chấp nhận sự lãnh đạo của Đảng CSVN (thể hiện trong điều 4 Hiến pháp) cũng như những điều khoản bất cập khác. Vì trên thực tế, mỗi khi thông qua Hiến pháp, vẫn còn những đại biểu không đồng ý điều này điều khác. Sự không đồng ý ấy không có nghĩa là những đại biểu đó phải rời khỏi Quốc hội, cũng như việc công dân không đồng ý điều này điều khác của Hiến pháp không có nghĩa là công dân ấy phải ra nước ngoài ở.
4. Thực trạng chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước lúc này rất đáng lo ngại. Tham nhũng vẫn là một vấn nạn nhức nhối, ngang nhiên thách thức nhân dân, thách thức sự phát triển xã hội. Tệ quan liêu, cửa quyền, hách dịch với dân không được cải thiện. Lối làm việc vô cảm, xa rời thực tế, sống xa rời dân đã phân hóa xã hội thành hai tầng lớp: kẻ thống trị và người bị trị. Việc chà đạp lên pháp luật, bao che cho nhau từ trung ương đến cơ sở, ức hiếp dân lành đã gây nên nỗi thống khổ cho biết bao người lương thiện. Hệ thống chính trị nát từ trên xuống dưới, ngôi nhà dột ngay từ nóc đã lâu. Biển đảo luôn luôn bị Trung Cộng uy hiếp, ngư dân mất ngư trường, bị bắt cóc, bị đòi tiền chuộc, bị đánh đập thậm chí bị bắn giết. Nợ công lên tới mức nguy hiểm. Nền kinh tế mục ruỗng có thể sập bất cứ lúc nào, Việt Nam đang ở vào vùng trũng của thế giới về tiêu chí tổng hợp và về mọi mặt.
Quốc hội được coi là “vật trang trí” (chữ dùng của ông Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch Quốc hội khóa 7). Tỉ lệ đảng viên trong Quốc hội tới 90%, cộng với lối bầu cử theo hình thức đảng cử dân bầu nên được coi là Quốc hội của Đảng CSVN chứ không phải của dân. Hoạt động của Quốc hội nặng về hình thức, chất lượng phản biện, chất lượng chất vấn rất kém. Không chỉ quan chức, đại biểu quốc hội cũng rất xa rời dân.
Hiện thực ấy khiến tôi càng nôn nóng muốn cống hiến cho dân cho nước được nhiều hơn. Vì vậy tôi muốn làm đại biểu quốc hội có thêm cơ hội cất lên tiếng nói của dân, giám sát hoạt động của các cơ quan Nhà nước và Chính phủ, góp phần khắc phục thực trạng xã hội mà tôi vừa nêu trên.
5. Luật Tổ chức Quốc hội qui định tiêu chuẩn của đại biểu quốc hội như sau:
1. Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
2. Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
3. Có trình độ văn hóa, chuyên môn, có đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội.
4. Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm.
5. Có điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội.
Căn cứ vào tiêu chuẩn nêu trên, tôi thấy mình hoàn toàn đáp ứng được để trở thành đại biểu quốc hội:
Về tiêu chuẩn thứ nhất: Tôi luôn luôn chấp hành pháp luật và chỉ làm những gì luật pháp không cấm, đồng thời tuyên truyền cho người khác về tinh thần này. Tuy tôi bị công an bắt hơn 10 lần trong đó có 2 lần xông vào nhà bắt, phá cửa, còn lại là do tôi đi biểu tình chống Trung Quốc xâm lược nhưng đó là công an vi phạm pháp luật chứ không phải là tôi nên họ phải thả tôi về. Tôi đã có những việc làm cụ thể và viết bài cổ vũ cho tinh thần yêu nước, cho hòa giải hòa hợp dân tộc; chống những hành vi cản trở sự phát triển của đất nước.
Về tiêu chuẩn thứ hai: Tôi là người cha có trách nhiện với gia đình, hết lòng thương yêu vợ con. Tôi không làm điều gì vi phạm pháp luật. Tôi đã tố cáo và viết nhiều bài báo lên án những hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức của những cán bộ, nhân viên cơ quan công quyền cũng như lối sống phi đạo đức khác.
Về tiêu chuẩn thứ ba: Tôi đã tốt nghiệp Đại học kinh tế Quốc dân. Tôi luôn luôn tự nâng cao kiến thức về các lĩnh vực khác như pháp luật, báo chí để làm việc có hiệu quả hơn. Sức khỏe vẫn đang cho phép tôi làm việc với cường độ cao. Tôi có khả năng sử dụng kiến thức pháp luật để phản biện những quyết định sai trái của cơ quan nhà nước, hướng dẫn người khác biết quyền và nghĩa vụ công dân. Một ví dụ là năm 2003, tôi đại diện cho bà con nơi tôi ở căn cứ vào các qui định của pháp luật khiếu nại từ cơ sở đến trung ương về việc chính quyền thông báo cưỡng chế không đền bù 15 mét hai bên đường, trong đó có 7 nhà bị giải tỏa hoàn toàn. Cuối cùng, chính quyền đã chấp nhận ý kiến của dân xóm tôi nên hủy bỏ kế hoạch cưỡng chế. Trong khi đó nhiều nơi trong huyện đã bị giải tỏa một cách không thương tiếc, không điều kiện, đặc biệt là đoạn Văn Điển – Ngọc Hồi trên Quốc lộ số 1.
Tôi đã trải qua nhiều lĩnh vực công tác khác nhau: phục vụ trong quân ngũ từ khi đi bộ đội đến khi về hưu, đã từng làm việc ở các công ty thương mại, xây dựng, Đài Tiếng nói Việt Nam nên tích lũy được nhiều kinh nghiệm công tác.
Về tiêu chuẩn thứ tư: Tôi luôn bênh vực những người dân thấp cổ bé họng, nạn nhân của sự bất công bị oan ức, ăn hiếp, lên tiếng giúp họ về tinh thần, vật chất có hiệu quả.
Về tiêu chuẩn thứ năm: Tôi là cựu chiến binh đã về hưu. Mặc dù bận nhiều việc do bản thân mình đặt ra, tôi sẽ gác bớt những việc này lại để hoàn thành tốt nhiệm vụ mà cử tri ủy thác.
6. Tôi yêu cầu những người liên quan đến việc tổ chức bầu cử không biến buổi lấy ý kiến cử tri tại tổ dân phố thành buổi đấu tố. Không dùng thủ đoạn để gạt những người không ưa như gợi ý cử tri, xuyên tạc về ứng cử viên, gian lận trong kiểm phiếu, đưa ứng cử viên ứng cử ở địa phương xa một cách có chủ ý, loại ứng cử viên trong các vòng hiệp thương mà không có cơ sở.
7. Về tài sản của tôi chỉ có ngôi nhà chật hẹp đang ở, xây theo giấy phép xây dựng của huyện Thanh Trì cấp, vài gian nhà cấp 4 cùng với mấy thứ vật dụng thông thường đã quá đát. Ngoài ra tôi không có tài sản gì khác. Nếu làm đại biểu quốc hội, tài sản của tôi chỉ vơi đi chứ không tăng lên. Nếu cử tri phát hiện thấy tôi giàu lên bất thường, tôi sẽ tự nguyện để nhân dân xử và tự miễn nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội của mình.
Tôi hứa sẽ không “chạy” vào Quốc hội và như vậy không cần lo thu hồi vốn.
8. Tôi nguyện trung thành với lợi ích của Nhân dân Việt Nam, Tổ quốc Việt Nam. Nếu lợi ích của các hội nhóm mà tôi đang sinh hoạt mẫu thuẫn với lợi ích của Đất nước, của Dân tộc, tôi sẽ rời bỏ hội nhóm ấy.
9.Tôi mong bạn bè, bà con trong nước và hải ngoại lên tiếng ủng hộ tôi tự ứng cử đại biểu Quốc hội. Anh chị nào có điều kiện hãy tổ chức lấy chữ ký ủng hộ để cổ vũ cho tôi. Tôi xin cảm ơn.
Làm tại Hà Nội ngày 16/2/2016
Nguyễn Tường Thụy
16/02/2016
Tôi, Nguyễn Quang A (xem tóm tắt tiểu sử đính kèm), tự ứng cử vào Quốc hội khóa 14 xin nêu vắn tắt cương lĩnh tranh cử của tôi trước các cử tri.
Tôi đã, đang và sẽ phấn đấu liên tục để đóng góp cho việc xây dựng
- một nước Việt Nam nơi người dân thực sự tham gia vào công việc quản lý đất nước; nơi nhân quyền được bảo đảm; nơi không một ai, một tổ chức nào được đứng trên pháp luật;
- một nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh lành mạnh, công bằng, phát huy mọi nguồn lực phát triển, nâng cao sức cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế sâu rộng với thế giới nhằm tạo điều kiện cho nhân dân có cuộc sống sung túc, giữ môi trường trong sạch cho mọi người và con cháu mai sau;
- một bộ máy hành chính ổn định, chuyên nghiệp, tận tụy, được tuyển chọn theo năng lực và phẩm chất; chống sự tha hóa, sự mua quan bán tước, tham nhũng trong bộ máy nhà nước;
- một xã hội văn minh, nhân bản nơi người dân có thể sống an bình, an toàn, phát huy văn hóa phong phú, đa dạng, không mê tín dị đoan, đồng cảm và chia sẻ nỗi đau và khó khăn của đồng loại;
- một nền ngoại giao hòa bình, xây dựng mối quan hệ láng giềng tốt với Trung Quốc và các nước Asean, các mối quan hệ tốt với các nước khác, nhất là Mỹ, Nhật Bản, Úc, Ấn Độ, Hàn Quốc, EU nhằm giữ vững sự độc lập chính trị và phát triển kinh tế;
- một nền quốc phòng vững mạnh, có khả năng đánh bại bất kể kẻ xâm lược nào để giữ vững sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia và sự độc lập chính trị.
Nếu trở thành đại biểu Quốc hội tôi có điều kiện thuận lợi hơn để đóng góp cho việc thực hiện những điều trên. Cùng với các đại biểu Quốc hội khác, tôi làm hết sức mình để:
- xây dựng thể chế tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người dân thực thi các quyền con người và các quyền hiến định của mình, cụ thể là hủy bỏ mọi điều khoản trong Hiến Pháp và luật hiện hành vi phạm các quyền con người, vi phạm các luật quốc tế mà Việt Nam đã ký kết và có nghĩa vụ thi hành; xây dựng luật về đảng, luật biểu tình, luật về quyền tự do lập hội, luật về quyền tiếp cận thông tin, luật về quyền tự do báo chí, xuất bản, tín ngưỡng, … (chứ không phải luật để quản lý, cản trở các quyền tự do đó); đảm bảo sự độc lập và kiểm soát lẫn nhau của ba nhánh quyền lực (lập pháp, hành pháp, tư pháp);
- sửa đổi các luật về kinh doanh và luật dân sự để đảm bảo tuyệt đối tôn trọng quyền sở hữu tư nhân (kể cả quyền sở hữu đất đai), tháo dỡ mọi rào cản đối với sự phát triển của các doanh nghiệp, chống độc quyền, hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa;
- sửa đổi các luật về giáo dục, y tế, an toàn thực phẩm, phúc lợi xã hội nhằm đảm bảo ai cũng được học hành, được bảo vệ sức khỏe và được hưởng phúc lợi xã hội phù hợp với sự phát triển kinh tế;
- giám sát và động viên nhân dân giám sát buộc các tổ chức và quan chức (nhất là các quan chức nhà nước) tuân thủ pháp luật;
- thường xuyên tiếp xúc với cử tri nhằm tập hợp và phản ánh trung thực ý nguyện của người dân.
TÓM TẮT TIỂU SỬ
- Họ và tên: Nguyễn Quang A
- Ngày sinh: 17-10-1946
- Nơi sinh: Bắc Ninh
- Kỹ sư điện tử viễn thông (1971), tiến sĩ (về điện tử viễn thông, 1975, Viện Hàn lâm Khoa học Hungary), tiến sĩ khoa học (về lý thuyết thông tin, 1987, Viện Hàn lâm Khoa học Hungary), cựu giáo sư Đại học Kỹ thuật Budapest - Hungary.
- Đã nghiên cứu hay làm việc tại:
+ Viện Kỹ thuật Quân sự (1976-1982)
+ Nhóm nghiên cứu công nghệ Thông tin của Viện Hàn lâm Khoa học Hungary (1983-1987) tại Đại học Kỹ thuật Budapest - Hungary
+ Tổng cục Điện tử và Tin học Việt Nam (3 tháng, 1987-88)
+ Tổng giám đốc công ty Genpacific (1988-1993)
+ Chủ tịch công ty Máy tính - Truyền Thông - Điều kiển - 3C (1989 -2012)
+ Chủ tịch Hội Tin học Việt Nam khóa 3 (1996-2000)
+ Chủ tịch VPBank (1997-2002)
+ Chủ nhiệm khoa Công nghệ Thông tin – Đại học Sư phạm Hà Nội (2002-2006)
+ Chủ tịch Hội doanh nghiệp Việt Nam - Hungary (2007-2012)
+ Viện trưởng viện Nghiên cứu Phát triển – IDS (2007-2009)
- Hoạt động báo chí
+ Viết cho Tin học và Đời sống từ 1991 (chịu trách nhiệm về tạp chí Tin học và Đời sống từ 1999);
+ Với tư cách nhà báo tự do đã viết (bình luận chính sách) thường xuyên cho Vietnamnet (2000-2011), Kiến thức(2010-2012), Lao Động Cuối tuần (2006-2014), Nông thôn Ngày nay (Dân Việt: 2011-2016), đôi khi cho Sài Gòn Tiếpthị, Tuổi trẻ và Thời báo Kinh tế Sài Gòn.
2.
Trả lờiXóaQuốc hội không nên là hội nghị đảng viên mở rộng
16/02/2016 12:17 GMT+7
TTO - Đó là ý kiến của ông Lù Văn Que - Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về dân tộc của MTTQ VN - ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ VN - tại hội nghị hiệp thương lần thứ nhất bầu cử ĐBQH Khóa XIV.
Trả lờiXóaQuốc hội không phải là phường chèo!
Thời gian gần đây, không thấy Vượng Râu – tức diễn viên hài Nguyễn Công Vượng xuất hiện trên sân khấu mà lại nổi tiếng trên một địa hạt khác: Những phát ngôn gây sốc về tình hình chính trị, những đàm luận liên quan đến “Dư luận viên”, “Biển Đông”, chống “Tàu” và gần đây nhất là tham gia cùng nhóm “xã hội dân sự” cùng những gương mặt như Nguyễn Quang A, Nguyễn Tường Thụy và một số luật sư để tự ứng cử đại biểu Quốc hội.
13.
Trả lờiXóa"
Vượng Công Nguyễn
2時間前 ·
Cảm ơn bài báo của Petrotime của ô nguyễn như phong làm sáng nay Mr. Râu đang diễn cũng phải cháy máy vì các cuộc phỏng vấn của nhà báo trong Nước và Quốc Tế!
Cùng các cuộc điện thoại của một số luật sư danh tiếng.
Dù rất vui nhưng Mr. Râu vẫn gửi thông báo Petrotime xin lỗi gỡ bài trong 48h
Và sau đó sẽ kiện về tội vu khống:
- 01. Vu vạ cho Mr. Râu thuộc hội nọ hội kia...
- 02 Vi phạm hiến pháp và Pháp luật trong tự do Bầu Cử
- 03. Xúc phạm nhân phẩm!? Phần này thôi vì tầm đại bàng chưa đủ để viết nên tha!ー
14.
Trả lờiXóaPhân biệt đối xử với người tự ứng cử là phạm luật
03/03/2016 12:21 GMT+7
TTO - Phó chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Văn Pha khẳng định như vậy khi trả lời câu hỏi của phóng viên Tuổi Trẻ sáng 3-3.
18.
Trả lờiXóaTôi đi ứng cử đại biểu Quốc hội
Thứ Bảy, ngày 12/03/2016, 06:3
Để xác nhận một sơ yếu lý lịch tôi đã cần đến gần 4 ngày, một việc có thể làm trong 10 phút.
21.
Trả lờiXóaThầy giáo Đỗ Việt Khoa tự ứng cử đại biểu QH lần hai
14/03/2016 21:13 GMT+7
- Thầy giáo Đỗ Việt Khoa, giáo viên trường THPT Thường Tín (Hà Nội) - người tích cực chống tiêu cực, gian lận thi cử đã quyết định nộp đơn ứng cử làm đại biểu QH khóa 14.
22.
Trả lờiXóa"
DANH SÁCH MỘT SỐ ỨNG VIÊN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI ĐỘC LẬP ĐÃ NỘP HỒ SƠ
1.Nguyễn Quang A
2.Nguyễn Thị Kim Anh
3.Phan Văn Bách
4.Nguyễn Xuân Diện
5.Hoàng Văn Dũng
6.Nguyễn Đình Hà
7.Nguyễn Thúy Hạnh
8.Nguyễn Việt Hưng
9.Lê Văn Luân
10.Đỗ Việt Khoa
11.Đỗ Nguyễn Mai Khôi
12.Nguyễn Kim Môn
13.Nguyễn Đình Nam
14.Nguyễn Trang Nhung
15.Phan Văn Phong
16.Ngô Xuân Phúc
17.Đặng Bích Phượng
18.Bùi Minh Quốc
19.Kim Tiến
20.Nguyễn Văn Thạnh
21.Nguyễn Tường Thụy
22.Đỗ Anh Tuấn
23.Trần Đăng Tuấn
24.Phạm Văn Việt
25.Nguyễn Công Vượng
23.
Trả lờiXóa'Tổ chức phản động đứng sau một số người tự ứng cử'
15/03/2016 16:00 GMT+7
- Đoàn giám sát của Hội đồng bầu cử quốc gia do Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - Phó chủ tịch thường trực Hội đồng dẫn đầu sáng nay làm việc với TP Hà Nội về kết quả triển khai công tác bầu cử.
27.
Trả lờiXóaĐề nghị làm rõ người tự ứng cử được phản động hậu thuẫn
17/03/2016 14:40
(NLĐO)- Thành viên MTTQ Việt Nam ngày 17-3 đề nghị làm rõ thông tin ai là người tự ứng cử được tổ chức phản động nước ngoài hậu thuẫn, vì nói chung chung sẽ ảnh hưởng đến những người tự ứng cử.
32.
Trả lờiXóa“Không nên đưa người thất nghiệp vào Quốc hội”
authorTất Định Thứ Năm, ngày 17/03/2016 15:54 PM (GMT+7)
(Dân Việt) Nguyên Phó chủ tịch HĐND TP Hà Nội cho rằng nên loại bỏ những người thất nghiệp ra khỏi danh sách ứng cử ĐBQH khoá tới.