Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn bút-ngữ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn bút-ngữ. Hiển thị tất cả bài đăng

26/01/2017

Trở lại câu chuyện cụ Bùi Viện gặp tổng thống Mĩ : sự thực và huyền thoại (bài Trần Giao Thủy)

Trở lại với câu chuyện này, bởi gần đây, khi hầu chuyện với một người thầy viết văn là nhà văn Bút Ngữ (sinh năm 1931), được nhận cuốn Cử nhân Bùi Viện (Tiểu thuyết lịch sử, Nxb Hội Nhà văn 2004, 310 trang). Đã điểm qua ở đây.

Để viết cuốn trên, nhà văn Bút Ngữ chủ yếu dựa vào cuốn đã xuất bản năm 1945 của Phan Trần Chúc và ghi chép trong Đại Nam thực lục chính biên, cùng một số tài liệu mới bằng tiếng Việt gần đây (kỉ yếu hội thảo năm 1992 tại Thái Bình, sách của nhóm Thế Văn,...).

Bây giờ, là một bài của Trần Giao Thủy (bài đã lên mạng từ 2012, và vừa được bổ sung vào tháng 1/2017). Như một tài liệu tham khảo nên đọc khi suy nghĩ về Bùi Viện.

06/01/2017

Khai bút 2017 : Hầu chuyện người thầy viết văn, tác giả chùm ca dao trong sách giáo khoa

Do mình mải du lãng, còn thầy một dạo vào nam với người con trai, nên tới cả hai mươi năm, hai thầy trò không có điều kiện gặp nhau.

Ông là thế hệ đàn em, đồng thời cũng là bạn thân thiết của cả Tô Hoài (Hà Nội) và Chu Văn (Nam Định).

Đó là Bút Ngữ, tác giả của bài ca dao mới in trong sách giáo khoa cấp 1 ngày trước và tiểu học bây giờ. Bài ấy có tiêu đề là Làm mưa, như sau:

16/07/2014

Nhớ về cha đẻ của chú Dế Mèn : nhật kí thăm Liên Xô

Có một cuốn sách của Tô Hoài được in với số lượng rất lớn, tới hàng vạn bản, nhưng không biết có được bao nhiêu người nhớ đến nó khi nhắc đến cha đẻ của chú Dế Mèn. Có thể là rất ít.

Không thấy những cây bút gạo cội như Vương Trí Nhàn hay Đặng Tiến nhắc đến cuốn sách trên (dù Đặng Tiến thì viết cả một bài là "tổng quan về hồi kí Tô Hoài").

04/07/2013

Lê Quí Đôn : Bảng Đôn không biết thì hỏi người đời (bài Bút Ngữ)

Câu chuyện dưới đây kể về việc sứ thần Lê Quí Đôn giải thích hai câu thơ "Trương phàm khuyến tửu chi ca/Phụ mễ hà biên chi thán" (Lời ca đương buồm chuốc rượu. Lời than gánh gạo bên sông) trong thời gian đoàn sứ bộ của ông trên đường đi tuế cống nhà Thanh. Đây là một giai thoại đi sứ, được nhà văn Bút Ngữ viết lại. 

Bài viết gọn đúng như phong cách Bút Ngữ, mang đến những gợi ý thú vị về câu ca dao lưu truyền bấy lâu nay: "Con cò lặn lội bờ sông/Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non".

Gần đây, tôi mới vỡ lẽ về cái gọi là "nỉ non" trong lời ca dao.

Từ đây trở xuống là bài của Bút Ngữ (bài đã đăng trên Hồn Việt).